Thursday, July 13, 2017

Plato – Republic (04)

Plato
The Republic 

(Πλάτων - Πολιτεία)







QUYỂN 2

(Giản lược)

Không hài lòng với thành quả đã có được ở cuối Quyển 1, Glaucon và Adeimantus đổi mới luận điểm của Thrasymachus. Để đáp lại, Socrates phải cho thấy rằng công lý là xứng đáng được lựa chọn (a) vì chính nó, và (b) vì những hậu quả của nó (357a-358a). Socrates không hoàn tất luận điểm (a) của mình cho cho đến cuối Quyển 9.

Socrates chuyển tranh luận từ công lý cá nhân sang công lý chính trị. Ông mô tả một thành phố lý tưởng, hay thành phố tốt đẹp hoàn toàn – Kallipolis. Sau khi định chỗ của công lý trong nó, ông sẽ tìm công lý trong hồn người. Thành phố đầu tiên ông mô tả bị Glaucon sa thải bởi như chỉ phù hợp cho những con lợn, không cho dân chúng Athens lịch lãm. Thành phố thứ hai thì sang trọng hơn. Tuy nhiên, trong nó có sự hiện diện của những thèm muốn nhiều hơn những nhu cầu cần thiết được cung cấp trong thành phố đơn giản hơn trước đây của nó, dẫn đến phe phái dân sự và chiến tranh. Để ngăn chặn những điều này đừng phá hủy thành phố, cần có quân đội cảnh sát. Đây là những người giám hộ. Sở hữu tự nhiên và giáo dục cần thiết cho họ sẽ được mô tả tiếp theo. Vì huấn luyện âm nhạc bắt đầu trước huấn luyện thể dục, nội dung của giáo dục âm nhạc, đặc biệt những loại câu chuyện nào mà những người giám hộ tương lai nên nghe về những vị gót và anh hùng là đề mục đầu tiên của chuyện dạy dỗ này (377e).

Tóm tắt chi tiết quyển II
(357a-368c)
Socrates tin rằng ông đã trả lời Thrasymachus đầy đủ, và xong xuôi với thảo luận về công lý, nhưng những người có mặt khác đã không hài lòng với kết luận đi đến. Glaucon, một trong những bạn đồng hành trẻ của Socrates, giải thích những gì họ muốn ông làm. Glaucon tuyên bố rằng tất cả những sự tốt lành có thể được chia thành ba lớp (class) – hay hạng: những điều mà chúng ta mong muốn chỉ vì những hậu quả của chúng, chẳng hạn như huấn luyện thể dục và điều trị y tế, những điều mà chúng ta mong muốn chỉ vì lợi ích riêng của chính chúng, chẳng hạn như niềm vui và, lớp cao nhất, những điều chúng ta mong muốn vừa vì lợi ích riêng của chúng vừa vì những gì chúng ta nhận được từ chúng, chẳng hạn như kiến ​​thức, thị giác, và sức khỏe. Glaucon và những người còn lại mong muốn Socrates chứng minh rằng công lý không chỉ đáng mong muốn, nhưng nó thuộc về lớp cao nhất của những điều đáng mong muốn: những điều mong muốn vì cả hai, vì lợi ích riêng của chúng và hậu quả của chúng.

Glaucon chỉ ra rằng phần đông người ta xếp công lý vào lớp thứ nhất. Họ xem công lý như là một điều ác cần thiết, mà chúng ta để cho mình phải chịu để tránh tà ác lớn hơn sẽ xảy đến với chúng ta nếu chúng ta dứt bỏ hết công lý. Công lý bắt nguồn từ sự yếu đuối và dễ bị tổn thương của con người. Vì tất cả chúng ta đều có thể chịu bất công đến từ lẫn nhau, chúng ta thực hiện một hợp đồng xã hội đồng ý tất cả đều công chính với lẫn nhau. Chúng ta chỉ chịu bị đè dưới gánh nặng của công lý vì chúng ta biết chúng ta sẽ phải chịu khổ sở còn tồi tệ hơn nếu không có nó. Công lý không phải là một gì đó được thực hành vì lợi ích riêng của chính nó, nhưng một gì đó, thoát ra từ sợ hãi và yếu đuối, mà người ta tham gia vào.

Để nhấn mạnh quan điểm của mình, Glaucon gọi đến một thí nghiệm tưởng tượng. Kể lại truyền thuyết về chiếc nhẫn của Gyges. Glaucon yêu cầu chúng ta tưởng tượng có một người công chính được cho một chiếc nhẫn làm cho anh ta vô hình. Một khi đeo chiếc nhẫn này, người này thể hành động một cách bất công mà không sợ bị trả thù, trừng phạt. Không ai có thể phủ nhận, Glaucon tuyên bố, ngay cả hầu hết những người công chính nhất sẽ hành xử một cách bất công, nếu anh ta có chiếc nhẫn này. Anh ta sẽ ngụp lặn trong thỏa mãn tất cả những thúc dục vật chất, thèm khát quyền lực, và xác thịt dâm đãng của mình. Câu chuyện này chứng minh rằng người ta công chính chỉ vì họ sợ sự trừng phạt nếu làm điều bất công. Không có ai công chính vì tự thân công lý là đáng mong muốn.

Glaucon kết thúc bài phát biểu của mình với một cố gắng để chứng minh rằng không phải chỉ là người ta thích làm điều bất công chính thay vì công chính, nhưng với họ làm như vậy là hợp lý. Đời sống hoàn toàn bất công, ông lập luận, là dễ chịu nhiều hơn so với đời sống hoàn toàn công chính. Khi đưa ra tuyên bố này, ông đã vẽ hai bức chân dung chi tiết của người công chính và người bất công. Người hoàn toàn bất công, những người thỏa mãn tất cả những dục vọng của mình, được vinh dự và khen thưởng với sự giàu có. Người hoàn toàn công chính, mặt khác, bị khinh miệt và chịu khốn khổ.

Anh của Glaucon, Adeimantus chen vào và làm vững thêm những lập luận của Glaucon bằng cách tuyên bố rằng không có ai ca ngợi công lý vì lợi ích riêng của nó, nhưng chỉ vì những phần thưởng nó cho phép bạn gặt hái trong thế giới này và thế giới bên kia. Ông nhắc lại yêu cầu của Glaucon, mong Socrates cho thấy công lý được mong muốn trong sự vắng mặt của bất kỳ phần thưởng bên ngoài nào: công lý là đáng mong muốn vì lợi ích tự thân của nó, giống như niềm vui, sức khỏe, và kiến ​​thức.

(368d đến hết)
Kết quả, sau đó, là có hàng hoá phong phú hơn và phẩm chất tốt hơn được sản xuất dễ dàng hơn, nếu mỗi người làm một sự việc mà ông ta phù hợp với một cách tự nhiên, làm nó đúng lúc, và được để tự do khỏi những trói buộc phải làm bất kỳ sự việc nào của những người khác.

Socrates thì ngần ngừ phải đối phó với những thách thức rằng công lý là đáng mong muốn trong và của tự thân nó, nhưng những người khác ép ông. Ông đưa ra kế hoạch giải quyết của mình. Có hai loại: công lý chính trị – công lý thuộc về một thành phố hay nhà nước – và một thuộc về cá nhân – công lý của một người cụ thể. Vì một thành phố lớn hơn so với một người, ông sẽ tiến hành sau khi giả định rằng sẽ dễ dàng hơn nếu trước tiên tìm công lý ở mức độ chính trị thành phố và sau đó tìm hiểu xem có bất kỳ đạo đức tương tự nào được tìm thấy trong cá nhân. Để xác định vị trí công lý chính trị, ông sẽ xây dựng một thành phố toàn hảo – Kallipolis – từ số không, và sẽ dò xét xem ở chỗ nào và khi nào công lý đi vào trong nó. Dự án này sẽ chiếm trọn The Republic cho đến Quyển IV.

Socrates giới thiệu nguyên tắc nền tảng của xã hội loài người: nguyên tắc phân ngành chuyên môn (specialization). Nguyên tắc chuyên môn phát biểu mỗi người phải thực hiện vai trò mà anh ta là tự nhiên thích hợp tốt nhất và anh ta phải không dính líu xen vào với bất kỳ công việc nào khác. Thợ mộc chỉ phải làm đồ mộc, người nông dân chỉ phải làm ruộng. Đằng sau nguyên tắc này là khái niệm mà con người có những khuynh hướng tự nhiên cần được thỏa mãn. Chuyên ngành đòi hỏi không chỉ là phân công lao động, nhưng sự phân chia như thế là sự phân chia thích hợp nhất. Chỉ bằng cách này, thuyết phục Socrates là tất cả mọi sự việc có thể được thực hiện ở mức độ cao nhất có thể có được.

Sau khi tách bạch nguyên tắc nền tảng của thành phố, Socrates sẵn sàng để bắt đầu xây dựng nó. Vai trò đầu tiên được đưa vào là của những người sẽ cung cấp những nhu cầu thiết yếu cho đời sống, chẳng hạn như thực phẩm, quần áo, y tế, và chỗ trú ẩn. Thành phố công chính được những thợ thủ công, nông dân, và những y sĩ cư trú, mỗi người làm công việc của riêng mình và kiềm chế không tham gia vào bất cứ vai trò nào khác. Họ đều là thành viên của những gì Socrates xem là “giai cấp sản xuất”, vì vai trò của họ là để sản xuất những đối tượng để dùng.

Socrates cuộc gọi thành phố này “thành phố lành mạnh” vì nó chỉ được những ham muốn thiết yếu cai quản. Trong thành phố lành mạnh, chỉ có những người sản xuất, và những người sản xuất này chỉ sản xuất những gì là tuyệt đối cần thiết cho đời sống. Glaucon nhìn thành phố này ít tử tế hơn, gọi nó là một “thành phố của loài lợn”. Ông chỉ ra rằng một thành phố như vậy là không thể có được. Người ta có những ham muốn không thiết yếu cũng như những những ham muốn thiết yếu. Họ khao khát thức ăn phong phú, môi trường xung quanh sang trọng, và nghệ thuật.

Giai đoạn tiếp theo là chuyển đổi thành phố này cho sang trọng, hay “thành phố sôi động”. Một khi những xa xỉ được đặtt hành nhu cầu, những vai trò như diễn viên, nhà buôn, nhà thơ, thày dạy kèm, và những người làm đẹp được tạo ra. Tất cả sự giàu có này nhất thiết sẽ dẫn đến chiến tranh, và do đó, một giai cấp chiến sĩ là cần thiết để giữ hòa bình trong thành phố và bảo vệ nó khỏi những lực lượng bên ngoài. Những người làm những công việc sản xuất không thể hoạt động như những chiến binh cho chúng ta, vì như thế sẽ vi phạm nguyên tắc chuyên môn hóa của chúng ta.

Socrates dành phần còn lại của quyển sách này, và gần hết quyển III tiếp theo, để nói về bản chất và giáo dục của những chiến binh này, những người mà ông gọi là những “giám hộ”. Điều rất quan trọng là những giám hộ phải được phát triển cân bằng giữa sự dịu dàng và cứng rắn. Không phải là côn đồ, cũng không thể là nhu nhược và bất lực. Những thành viên của giai tầng này phải được lựa chọn cẩn thận – những người phải có đúng bản chất hay đúng tâm lý bẩm sinh thích hơp. Đặc biệt, người giám hộ nên có tinh thần, yêu danh dự, có triết học, hay yêu tri thức, và có thể chất mạnh mẽ và nhanh nhẹn.

Bản chất tự nhiên là không đủ để tạo nên những giám hộ. Tự nhiên phải được bảo vệ và tăng cường bằng giáo dục. Giáo dục cho những giám hộ sẽ bao gồm huấn luyện thể dục cho cơ thể, và huấn luyện âm nhạc, thơ ca cho hồn người. Giáo dục cho những giám hộ là khía cạnh quan trọng nhất của thành phố. Nó là quá trình thanh lọc, thông qua đó thành phố sang trọng, không lành mạnh, có thể được thanh lọc và tinh thuần. Vì giáo dục những giám hộ rất quan trọng như thế, Socrates dẫn chúng ta qua tiến trình đó hết sức chi ly tỉ mỉ.

Ông bắt đầu bằng việc mô tả loại những chuyện kể nào sẽ được cho phép trong thành phố. Những câu chuyện kể cho những giám hộ trẻ-đang-khi-huấn luyện, ông cảnh cáo, phải giám sát chặt chẽ, vì chủ yếu là những câu chuyện mà định dạng hồn người của một đứa trẻ, giống đúng như cha mẹ cho hình dạng cơ thể của con trẻ. Phần còn lại của quyển II, do đó, là một thảo luận về những chuyện về những vị gót sẽ được cho phép kể. Socrates nêu lên hai luật để quản lý sự thuật kể những câu chuyện như vậy. Trước tiên, những vị gót phải luôn luôn được thể hiện hoàn toàn đúng và chỉ chịu trách nhiệm cho những gì là tốt trong thế giới. Nếu những vị gót được trình bày khác đi (như chiến tranh, âm mưu thông đồng, nhân vật giết người như họ được mô tả trong thơ truyền thống), trẻ em chắc chắn sẽ lớn lên tin rằng những hành vi này được phép, thậm chí còn đáng ngưỡng mộ. Thứ hai, những vị gót không thể được trình bày như là những phù thủy, như những người có thể biến hóa bản thân thành những dạng khác nhau, hay như những kẻ nói dối. Nếu không, trẻ em sẽ lớn lên sẽ không có một sự tôn kính thích đáng với sự thật và sự trung thực.

Phân tích sơ khởi quyển II
(357a-368c)
Theo gót Thrasymachus đã tấn công công lý trong Quyển I, những điểm Glaucon và Adeimantus nêu lên – lý thuyết hợp đồng xã hội về công lý và ý tưởng xem công lý như một thứ tiền tệ để để mua phần thưởng trong thế giới bên kia – thúc đẩy mạnh hơn những thách thức Socrates phải đối mặt với để chứng minh giá trị của công lý. Với khá nhiều những ý tưởng khác nhau về công lý đã bị phá mất uy tín, tại sao Plato tiếp tục làm phức tạp thêm vấn đề trước khi Socrates có cơ hội để phác thảo ý tưởng của mình về công lý?

Lý do thứ nhất là phương pháp: luôn luôn là hay nhất để bảo đảm rằng vị trí bạn đang tấn công là một trong những vị trí mạnh nhất có thể có được cho đối thủ của bạn. Plato không muốn những người theo chủ nghĩa phi luân (immoralist) có thể quay trở lại và nói, “nhưng công lý chỉ là một hợp đồng xã hội” sau khi ông đã cẩn thận kéo đổ tuyên bố cho công lý là lợi thế của kẻ mạnh mẽ hơn. Ông muốn bảo đảm rằng trong việc bảo vệ công lý, ông phá vỡ vụn tất cả những luận chứng tốt nhất của những người phái phi luân.
Sự tích lũy thêm những ý tưởng nữa về công lý có thể là chủ định để chứng minh phương pháp tiếp cận mới của Plato với triết học. Trong những đàm thoại ban đầu, những trò chuyện của Socrates – thường tranh luận với những nhà Sophist, nhưng Thrasymachus là nhà sophist cuối cùng chúng ta thấy Socrates tranh cãi với. Từ giờ về sau, chúng ta không bao giờ thấy Socrates tranh luận với những người có những giá trị sai lầm khác biệt sâu xa. Có một sự tách khỏi kỹ thuật chất vấn nhưng không kết luận – elenchusaporia – để hướng về những nỗ lực xây dựng hơn trong sự tạo dựng lý thuyết.

The Republic được viết trong một giai đoạn chuyển tiếp trong chính cuộc đời của Plato. Ông đã vừa thành lập học viện Academy, nơi những người chú tâm vào học hỏi có thể rút lui khỏi đời sống công cộng và đắm mình trong nghiên cứu triết học. Trong đời ông, Plato đã từ bỏ lý tưởng – đi đến những chốn đông đảo công cộng để đặt câu hỏi với tất cả mọi người trên đường phố – của Socrates, và trong những văn bản của mình, ông đã từ bỏ những người đàm thoại sophist, và đã chuyển sang với những người tham dự đàm thoại, như Glaucon và Adeimantus, được chọn lựa kỹ càng và chuẩn bị cẩn thận. Trong những đàm thoại, họ thường là học trò của chính Socrates.

Plato đã quyết định vào thời điểm này rằng triết học chỉ có thể tiến hành nếu nó trở thành một nỗ lực hợp tác và xây dựng. Đó là tại sao trong đời sống riêng mình, ông đã thành lập Academy, và trong những tác phẩm của ông, đã kết hợp Socrates với những người trò truyện tâm đắc, thiết tha học hỏi, thành tâm đi tìm kiến thức. Glaucon và Adeimantus lặp lại những thách thức vì họ đang nhận lấy vai trò là những người đàm thoại đối diện thân hữu. Thảo luận với Thrasymachus sophist có thể chỉ dẫn đến aporia. Nhưng trò chuyện với Glaucon và Adeimantus có tiềm năng dẫn đến những kết luận tích cực.

Điều này xem có vẻ giống như một phản bội lại sứ mệnh của thày dạy của mình, nhưng Plato có lẽ có lý do tốt cho sự chuyển đổi gốc rễ này. Sự đối diện luận bàn với những kẻ thù tự nó có những giới hạn nghiêm trọng. Nếu quan điểm của bạn khác nhau hoàn toàn với những người đàm thoại với bạn, không thể có tiến bộ thực sự. Nhiều nhất, bạn chỉ có thể làm suy yếu những quan điểm của người này hay người kia khác, nhưng bạn không bao giờ có thể cùng họ xây dựng được một lý thuyết tích cực.

(368d-hết)
Nguyên tắc cơ bản của giáo dục, trong khái niệm của Plato, rằng hồn người, – hay tinh thần, hay hồn con người – giống như cơ thể, có thể có cả trạng thái lành mạnh và không lành mạnh. Giống cơ thể, tình trạng này được xác định bởi những gì hồn người tiêu thụ và những gì nó làm. Giáo dục xác định những hình ảnh nào và ý tưởng nào hồn người được phép nhận lấy, tiêu thụ và những hoạt động nào hồn người có thể và không thể tham gia. Vì hồn người luôn luôn tiêu thụ, kích thích có sẵn trong thành phố phải được kiểm soát cứng rắn. Plato so sánh hồn người với con cừu, không ngừng gặm cỏ. Nếu bạn đặt bầy cừu trong một vùng đồng cỏ bị nhiễm độc, và chúng ăn cỏ này từng chút một, cuối cùng chúng sẽ bệnh và chết. Tương tự, nếu bạn bao quanh một tâm hồn với những ảnh hưởng bất thiện, sau đó dần dần tâm hồn sẽ thấm nhiễm chúng và bệnh hoạn. Vì lý do này, Plato không tự hạn chế chỉ ra lệnh những môn học cụ thể nào sẽ được dạy cho những người giám hộ, mà còn ấn định những nội dung gì sẽ được phép đem vào đời sống văn hóa của thành phố như một toàn thể. Những giám hộ, giống như tất cả những người khác, liên tục hấp thụ những hình ảnh. Nói về mặt thực tế, có rất ít sự khác biệt giữa chương trình học chính thức và đời sống văn hóa của thành phố nói chung.

Plato quy định mệnh lệnh nghiêm khắc liên quan đến đời sống văn hóa của thành phố. Ông bác bỏ tất cả những bài thơ, với ngoại lệ của những bài gót ca (hymns) về những vị gót, và những tụng ca (eulogy) về những nhân vật nổi tiếng, và những nơi phải hạn chế về lĩnh vực hội họa và kiến ​​trúc. Mặc dù Plato tỏ ý tiếc những hy sinh này về mỹ thuật, ông cảm thấy phải thực hiện chúng, vì lợi ích của giáo dục, biến đổi thành phố sang trọng không lành mạnh thành một thành phố tinh khiết và công chính. Làm thế nào để nó làm điều này? Câu trả lời sẽ không trở thành rõ ràng cho đến khi chúng ta hiểu công lý chính trị là gì.

Chúng ta cũng có thể đặt câu hỏi ở điểm này không biết có phải chỉ giáo dục của những giám hộ là rất quan trọng hay thôi không. Nếu giáo dục định đoạt liệu một hồn người bệnh hoạn hay lành mạnh, chúng ta không quan tâm đến hồn người của những thành viên khác trong xã hội hay sao? Câu trả lời, có lẽ, chúng ta có quan tâm về giáo dục cho tất cả những hồn người, nhưng vì chúng ta đang tập trung vào xây dựng những điều tốt đẹp cho thành phố, chúng ta chỉ quan tâm đến những gì sẽ ảnh hưởng đến những thành phố như một toàn thể. Vì cách thức thành phố của chúng ta đã được thiết lập, với những tầng lớp sản xuất được loại trừ khỏi đời sống chính trị, nên giáo dục của họ không phải là quan trọng đối với lợi ích của thành phố như giáo dục của những giám hộ. Mặc dù giáo dục là quan trọng đối với tất cả mọi người, giáo dục cho những người sản xuất, sẽ tập trung phát triển những kỹ năng thích ứng cho nghề nghiệp chuyên ngành, chúng không liên quan đến lợi ích của thành phố như một toàn thể. Khi thảo luận lần lượt những câu hỏi về cá nhân, Socrates sẽ xác định một trong những mục tiêu chính của thành phố là giáo dục toàn bộ dân chúng cho đến mức dân chúng có thể giáo dục được.



QUYỂN 2

SOCRATES kể tiếp tục:
[357a]
Khi tôi đã nói điều này, tôi đã nghĩ rằng mình đã xong xuôi với thảo luận. Nhưng tất cả, như nó đã là, hóa ra chỉ một khúc dạo đầu. Bạn thấy đấy, Glaucon, người luôn luôn rất quả cảm trong mọi sự việc, trong dịp này cũng vậy, đã từ chối, không chấp nhận sự đầu hàng của Thrasymachus. Thay vào đó, anh nói:

Có phải ông muốn để có vẻ như chúng tôi đã được thuyết phục, Socrates, rằng trong mọi cách, tốt hơn là công chính chứ không là không công chính, hay có phải ông muốn để thực sự chúng tôi đã được thuyết phục về điều này?
SOCRATES: Tôi muốn để thực sự thuyết phục các bạn, nếu tôi có thể.
GLAUCON: Tốt, vậy ông chắc chắn đang không làm những gì ông muốn. Cho tôi biết, ông có nghĩ rằng có một loại tốt lành chúng ta đón chào, không vì chúng ta mong muốn những hậu quả của nó, nhưng chúng ta đón chào nó vì chính tự thân nó – lấy thí dụ, sự thích thú và tất cả những vui thú vô hại mà từ chúng không gì là kết quả sau đó vượt quá sự thích thú của có chúng?
SOCRATES: Chắc chắn, tôi nghĩ rằng có một điều loại giống như vậy.
GLAUCON: Và có phải có một loại tốt lành, chúng ta yêu thích vì chính tự thân nó, và cũng vì lợi ích từ những hậu quả của nó – sự hiểu biết, lấy thí dụ, và sự nhìn thấy, và sự được khỏe mạnh? Vì chúng ta chào đón những điều như vậy, tôi tưởng tượng, trên cả hai điều.
SOCRATES: Vâng.
GLAUCON: Và có phải ông cũng nhận ra một thể dạng [1] tốt lành thứ ba, chẳng hạn như huấn luyện thể dục, điều trị y tế khi bị bệnh, tự thân ngành y học, hay những cách kiếm ra tiền nói chung? Chúng ta sẽ nói rằng chúng là những gánh nặng phiền toái nhưng mang lại lợi ích cho chúng ta, và chúng ta sẽ không chọn chúng vì tự chính chúng, nhưng vì tự chính những tưởng thưởng của chúng và những hậu quả khác.
SOCRATES: Có, chắc chắn, cũng có loại thứ ba này. Nhưng nó là gì?
GLAUCON: Ông đặt công lý vào loại nào trong chúng?
[358a]
SOCRATES: Bản thân tôi đặt nó vào loại tốt đẹp nhất – loại mà bất cứ ai là người sẽ được hưởng may mắn với hạnh phúc phải yêu vì cả hai, vì chính tự thân nó và vì những hậu quả của nó.
GLAUCON: Đó không phải là những gì đám đông dân chúng nghĩ. Ngược lại, họ nghĩ rằng nó là thuộc loại gánh nặng: loại phải được thực hành vì lợi ích của những tưởng thưởng và được dư luận [2] biết đến như là những thành quả của một danh tiếng tốt, nhưng đó là để tránh đi như gánh nặng trong bản chất nội tại.

(Bảo vệ Công lý Thế nào)

SOCRATES: Tôi biết đó là quan điểm chung. Thrasymachus đã từng buộc tội công lý và ca ngợi bất công trên những nền tảng này trong một thời gian khá lâu. Nhưng có vẻ như là tôi là một người học hành chậm chạp.
GLAUCON: Thôi nào, vậy cũng lắng nghe những gì tôi nói, và xem liệu ông vẫn còn có vấn đề đó nữa không. Ông thấy đấy, tôi nghĩ rằng Thrasymachus đã buông bỏ trước khi ông ta phải làm thế, như thể ông ta là một con rắn đã bị ông mê hoặc. Tuy nhiên, với lối suy nghĩ của tôi, đã vẫn không có chứng minh nào đến từ hai phía cả. Vì tôi muốn nghe công lý là gì và bất công là gì, và mỗi chúng có sức mạnh nào khi chỉ có mình bản thân nó trong hồn người. Tôi muốn bỏ ra ngoài giải thích về những phần thưởng và những hậu quả của mỗi chúng.
Thế nên, nếu ông đồng ý, tôi sẽ đổi mới luận chứng của Thrasymachus. Thứ nhất, tôi sẽ phát biểu loại nào của những sự vật việc mà người ta xem là công lý, và nguồn gốc của nó là gì. Thứ hai, tôi sẽ biện luận rằng tất cả những ai thực hành nó đều làm thế một cách miễn cưỡng, như là một một gì đó cần thiết, không phải là một gì đó tốt. Thứ ba, tôi sẽ biện luận rằng họ có lý do tốt đẹp để hành động như họ hành động. Đối với đời của một người không công chính, họ nói, thì tốt hơn nhiều so với của một người công chính.
Đó không phải, Socrates, là bản thân tôi tin vào bất kỳ nào trong số chúng. Tôi bị lúng túng bối rối, thực vậy, và tai tôi như điếc hẳn sau khi nghe Thrasymachus và vô số những người khác. Nhưng tôi vẫn chưa nghe ai bênh vực công lý theo cách tôi muốn, như là thế thì tốt hơn bất công rất nhiều. Tôi muốn nghe ca ngợi nó vì chính tự thân nó, và tôi nghĩ rằng có nhiều khả năng nhất để tôi học điều này từ ông. Đó là tại sao tôi sắp sửa nói dài dòng để khen ngợi đời sống bất công: bằng cách làm thế, tôi sẽ cho ông thấy cách tôi muốn nghe ông ca ngợi công lý và tố cáo sự bất công. Nhưng xem liệu ông có muốn tôi làm những gì tôi đang nói hay không.
SOCRATES: Tôi muốn điều đó hơn hết tất nhũng gì khác. Thật vậy, còn đề tài nào một người với bất kỳ sáng suốt nào có thể thích nói và nghe nói về nó thường xuyên hơn?
GLAUCON: Những cảm hứng tuyệt vời. Bây giờ, lắng nghe những gì tôi nói tôi sắp thảo luận trước tiên – công lý là giống như những gì, và những nguồn gốc của nó là gì. Người ta nói, ông thấy, rằng làm điều bất công là tự nhiên tốt đẹp và phải chịu đựng sự bất công là xấu. Nhưng sự tệ hại từ gánh chịu nó thì vượt quá sự tốt đẹp của sự thực hành nó. Do đó, những ai là người đã làm và đã chịu bất công và những ai là người đã nếm mùi cả hai – những người không đủ quyền lực để làm nó, và để tránh khỏi đau khổ vì nó – đã quyết định rằng là điều lợi ích để đi đến một thỏa thuận cùng nhau không làm điều bất công cũng chẳng phải chịu đau khổ vì nó. Như một kết quả, họ bắt đầu làm những luật lệ và những giao ước, và những gì pháp luật ra lệnh, họ gọi là hợp pháp và công chính. Điều đó, họ nói, là nguồn gốc và hữu thể [3] đích thực của công lý. Nó thì ở giữa điều tốt nhất và điều tồi tệ nhất. Tốt nhất là làm điều bất công mà không phải chịu trừng phạt, tệ hại nhất là chịu đau khổ vì nó mà không có khả năng để trả thù. Công lý là ở giữa hai cực đoan này. Người ta yêu nó, không phải vì nó là một điều tốt, nhưng vì họ quá yếu để gây bất công mà miễn khỏi bị trừng phạt. Một ai là người có quyền lực để làm nó – tuy nhiên, một ai nào đó là một con người thực sự – sẽ không làm một thỏa thuận với bất cứ ai, không làm điều bất công, cũng chẳng phải khổ sở vì nó. Đối với người ấy, chuyện đó sẽ là điên rồ. Đó là bản chất của công lý, Socrates, theo như lập luận, và những điều đó là những nguồn gốc tự nhiên của nó.
Chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng nhất rằng những ai là người thực hành nó, đều làm thế một cách miễn cưỡng, vì họ thiếu quyền lực để làm điều bất công, nếu chúng ta tưởng tượng thí nghiệm trong tư tưởng sau đây. Giả sử chúng ta cho phép người công chính và người không công chính được tự do để làm bất cứ gì họ thích. Chúng ta sau đó có thể theo dõi cả hai, và xem những ham muốn của họ sẽ đến đâu. Và chúng ta sẽ bắt quả tang người công chính, đi cùng trên cùng một đường với người bất công. Lý do cho điều này là sự mong muốn làm cho tốt hơn [4] những người khác. Đây là những gì tất cả những hữu thể tự nhiên theo đuổi một cách tự nhiên như là tốt. Nhưng vì pháp luật [5] và sức mạnh, nó làm đi chệch khỏi con đường này và tôn vinh sự bình đẳng.
Họ đặc biệt sẽ có thứ tự do mà tôi đang nói đến, nếu như họ đã có quyền năng vốn tổ tiên của Gyges người xứ Lydia được nói là đã có [6]. Câu chuyện kể rằng ông là một người chăn cừu trong đám hầu cận của vua xứ Lydia. Có một cơn giông cuồng bạo, và một trận động đất đã phá vỡ nứt mặt đất và tạo ra một vực thẳm ngay tại địa điểm nơi ông đang chăn bầy cừu của ông. Sau khi thấy điều này, với đầy kinh ngạc, ông đã đi xuống vực này. Và ở đó, ngoài nhiều thứ tuyệt vời khác mà chúng ta được nghe câu chuyện kể lại, ông ta thấy một con ngựa bằng đồng rỗng ruột. Nó có tựa giống một cửa số mở ra, Liếc vào xem, ông thấy một xác chết, kích thước dường lớn hơn con người, không mặc gì cả, chỉ trừ một chiếc nhẫn vàng đeo trên ngón tay. Ông tháo lấy nhẫn và ra khỏi vực thẳm. Ông đeo chiếc nhẫn tại buổi họp thông lệ hàng tháng của những người chăn cừu để báo cáo với nhà vua về tình trạng đàn cừu. Và khi ông đương ngồi giữa những người khác, đã xảy ra chuyện ông xoay mặt nhẫn về phía mình, về mặt trong của bàn tay mình. Khi ông làm điều này, ông trở thành vô hình với những người ngồi gần ông, và họ đã tiếp tục nói chuyện như thể ông đã đi khỏi rồi. Ngạc nhiên trước điều này, và ông dùng ngón tay xoay lại chiếc nhẫn, quay nó hướng lại ra bên ngoài, và ông trở thành có thể được nhìn thấy. Như thế, ông đã thí nghiệm với chiếc nhẫn để xoát xem nó thực có khả năng này hay không – và nó đã có. Nếu ông quay mặt nhẫn vào bên trong, ông đã trở thành vô hình, nếu ông quay nó ra phía ngoài, ông lại trở thành hữu hình. Liền sau khi nhận ra điều này, ông đã sắp xếp để trở thành một trong những sứ giả được gửi về báo cáo với nhà vua. Khi về đến đó, ông đã quyến rũ vợ nhà vua, tấn công nhà vua với sự giúp đỡ của bà này, rồi giết chết nhà vua, và bằng cách này đã chiếm quyền trị vì vương quốc.
Chúng ta hãy giả sử, sau đó, có hai chiếc nhẫn như vậy, một được người công chính đeo, và một được người không công chính đeo. Bây giờ, có vẻ như không có ai, sẽ là thành hư hỏng quá đến độ ông ta sẽ ở lại trên con đường của công lý, hay tự giữ mình cho tránh xa với những tài sản của những người khác, và không chạm đến chúng, trong khi ông ta có thể lấy bất cứ gì ông muốn bán ngoài chợ mà không bị trừng phạt, đi vào nhà của người ta và ăn nằm với bất cứ ai ông muốn, giết chết hay phóng thích khỏi nhà tù bất cứ ai ông muốn, và làm tất cả những gì khác mà sẽ có thể làm cho ông ta giống như một vị gót giữa loài người. Và trong khi hành xử như vậy, ông sẽ không làm một cách khác biệt nào so với người không công chính, nhưng cả hai sẽ theo đuổi cùng một hành trình tương tự.
Điều này, một số người sẽ nói, là bằng chứng mạnh mẽ rằng không ai thì tự sẵn lòng là công chính, nhưng chỉ khi bị bắt buộc. Không ai tin công lý là một điều tốt khi nó bị giữ trong riêng tư, vì bất cứ khi nào một trong hai người nghĩ rằng ông ta có thể làm điều bất công mà không bị trừng phạt, thì ông ta làm. Thật vậy, tất cả mọi người tin rằng bất công thì có lợi cho bản thân hơn công lý rất nhiều. Và những gì họ tin thì đúng, những người ủng hộ lập luận này sẽ nói như thế. Đối với một người là người không muốn làm điều bất công, dù được cho cơ hội loại như thế này, và là người đã không chạm vào tài sản người khác, tất sẽ được mọi người biết được tình thế này sẽ nghĩ người ấy là kẻ khốn khổ nhất và ngu ngốc nhất của tất cả. Mặc dù, tất nhiên, họ sẽ đề cao ông ta trước công chúng, sau khi lừa dối lẫn nhau vì sợ phải chịu đựng sự bất công. Như thế đã quá nhiều cho đề tài thứ hai của tôi.
Nhìn về phần bản thân quyết định về đời sống của cả hai mà chúng ta đang thảo luận, nếu chúng ta đem tương phản những cực đoan của công lý và bất công, chúng ta sẽ có khả năng để quyết định một cách chính xác, nhưng nếu chúng ta không, chúng ta sẽ không. Vậy, sau đó, trong đầu tôi có sự tương phản gì? Nó là điều này: chúng ta sẽ không trừ bớt gì đi từ sự bất công của người bất công và không bớt gì từ công chính của một người công chính. Ngược lại, chúng ta sẽ để nhận mỗi người là toàn hảo trong việc theo đuổi của riêng họ. Đầu tiên, sau đó, chúng ta hãy để người bất công hành động như một người kỹ thuật chuyên môn thông minh. Một thuyền trưởng con tàu hay một y sĩ nổi tiếng, Lấy thí dụ, biết sự khác biệt giữa những gì kỹ năng của mình có thể và không thể làm. Ông thử làm điều đầu tiên, nhưng để cho điều thứ hai xảy ra. Và nếu như xảy ra trường hợp ông ta lỡ tay nhầm lẫn, ông ta có thể sửa sự việc thành đúng. Trong cùng một cách, nếu ông ta là hoàn toàn bất công, hãy để người bất công cố gắng làm hành vi bất công cho thật đúng bất công, và không bị khám phá. Một ai nếu có để bị bắt nên nghĩ là người vụng về. Vì cực đoan của bất công là được tin tưởng nó là công chính mà thực sự không là như vậy. Và người hoàn toàn bất công của chúng ta phải được cho bất công hoàn toàn – phải không gì bị trừ bớt khỏi từ nó. Chúng ta phải cho phép điều đó, trong khi làm sự bất công lớn nhất, ông đã dẫu sao đã đem lại cho chính mình có danh tiếng lớn nhất với công lý. Nếu như xảy ra ông phạm lầm lẫn, ông ta phải có khả năng chữa nó thành đúng, hay là qua khả năng của chính ông để nói sao cho thuyết phục nếu như có bất kỳ một hoạt động bất công nào của ông bị khám phá, hay dùng sức mạnh nếu sức mạnh là cần thiết, vì ông ta thì can đảm và mạnh mẽ và bản thân ông đã được cung cấp với giàu có và bạn hữu.
Sau khi đã giả thuyết có một người như vậy, bây giờ đặt người công chính cạnh ông ta trong lập luận của chúng ta – một người nào đó là người đơn giản và cao thượng, và một người, như Aeschylus nói, không muốn được tin tưởng để là tốt, nhưng để là như thế [7]. Chúng ta phải lấy đi danh tiếng của ông ta. Vì một sự có danh tiếng về công lý sẽ mang lại cho ông vinh dự và những phần thưởng, như thế nó sẽ không được rõ ràng không biết ông thì công chính vì chính lợi ích của công lý, hay vì lợi ích của những danh tiếng và phần thưởng. Chúng ta phải tước sạch khỏi ông tất cả mọi sự việc chỉ trừ công chính, và làm cho tình trạng của ông ngược lại với của người không công chính. Mặc dù ông không làm điều bất công, nhưng phải có tai tiếng lớn nhất về nó, như thế để ông ta có thể được thử thách về mặt công lý bằng cách xem thấy liệu không biết ông có thể chịu được hay không một tai tiếng xấu và hậu quả của nó. Hãy để ông ta lại như thế, không đổi, cho đến khi ông chết – công chính, nhưng tất cả cuộc đời của ông đã được tin là không công chính. Bằng cách này, cả hai sẽ đạt được những cực đoan, một công chính và một không công chính, và chúng ta sẽ có thể phán đoán ai trong họ thì hạnh phúc hơn.
SOCRATES: Ối chà! Glaucon thân mến của tôi, mạnh mẽ biết chừng nào bạn đã chùi sạch bóng từng người trong cuộc đọ sức của chúng ta, giống hệt như bạn sẽ làm cho hai pho tượng trong một cuộc thi tài nghệ thuật.
GLAUCON: Tôi đang cố làm tốt nhất đến mức tôi có thể. Vì cả hai là như tôi đã mô tả, trong bất kỳ trường hợp nào, nó sẽ không phải là khó khăn để hoàn thành sự giải thích về loại đời sống vốn chờ đợi với mỗi người trong họ, nhưng nó phải được thực hiện. Và nếu những gì tôi nói nghe có thô lỗ, Socrates, hãy nhớ rằng đó không phải tôi là người nói, nhưng là những người ca ngợi sự bất công với sự thua thiệt cho công lý. Họ sẽ nói rằng người công chính trong hoàn cảnh như vậy sẽ bị đem đánh bằng roi, căng dài trên giá, bị xích, bị làm mù mắt với một thanh sắt nóng đỏ, và cuối cùng, sau khi ông ta đã phải chịu đựng tấ cả mọi loại những khổ hại, ông sẽ bị đâm, và sau đó sẽ nhận ra rằng người ta không nên muốn là công chính, nhưng là được tin là công chính. Thật vậy, những lời của Aeschylus là áp dụng hết sức chính xác với người bất công. Đối với những người sẽ nói rằng nó thực sự là người không công chính mới là người không muốn được tin là không công chính, nhưng thực sự là như vậy, vì ông căn cứ thực hành của ông trên sự thật về những sự vật và không để cho danh tiếng điều chỉnh cuộc sống của mình. Ông là một trong những người “gặt hái một luống cày sâu trong não thức của mình, nơi những lời khuyên khôn ngoan đã gieo hạt giống”. Đầu tiên, ông cai trị thành phố của mình vì danh tiếng của ông với công lý. Tiếp theo, ông lập gia đình với bất kỳ gia tộc nào ông muốn, Đem gả con cái của ông với bất cứ ai ông ta muốn, tạo những hợp đồng và kết hợp quan hệ với bất cứ ai ông muốn, và, bên cạnh việc chính ông hưởng lợi trong tất cả những cách thức này, ông có lợi nhuận vì ông không có ngại ngần nào về sự làm việc bất công. Trong bất cứ cuộc thi nào, công cộng hay tư nhân, ông là người chiến thắng và làm tốt hơn hơn những kẻ địch của mình. Và bằng cách làm tốt hơn, nhiều hơn họ, ông trở nên giàu có, mang lại lợi ích cho bạn bè mình, và tác hại những kẻ địch của mình. Ông đã làm đầy đủ những lễ hiến sinh với những vị gót và thiết lập những lễ cúng kiếng lộng lẫy cho họ – và tốt hơn nhiều trong chăm sóc cho những vị gót, và thực sự, cho những người ông chuộng thích – hơn người công chính. Như thế, ông có thể có lý để có thể mong đợi rằng những vị gót, đến lượt, sẽ yêu chuộng ông ta nhiều hơn người công chính. Đó là tại sao họ nói, Socrates, rằng những vị gót và con người cung cấp một đời sống tốt cho người bất công hơn là cho một người công chính.
[362d]
Khi Glaucon đã nói điều này, tôi đã có nó trong đầu để trả lời, nhưng Adeimantus, anh của Glaucon đã chen vào:
Ông có chắc chắn không nghĩ rằng luận chứng đã được phát biểu thỏa đáng hay không?

(Không bảo vệ Công lý Thế nào)

SOCRATES: Tại sao tôi lại không?
ADEIMANTUS: Điểm quan trọng nhất đã không được đề cập đến.
SOCRATES: Tốt, sau đó, như tục ngữ nói, anh em phải bảo bọc lẫn nhau [8]. Vì vậy, nếu Glaucon đã bỏ thiếu một một gì đó, bạn phải giúp anh ta. Mặc dù, dẫu mức nào về phần tôi, những gì anh đã nói là khá đủ để ném tôi vào bức tranh và làm cho tôi không đủ khả năng để đi đến giúp đỡ cho công lý.
ADEIMANTUS: Chẳng nghĩa lý gì cả. Nhưng cũng hãy lắng nghe những gì tôi phải nói thêm nữa. Ông thấy đấy, ngõ hầu làm rõ những gì Glaucon có trong đầu, chúng ta cũng nên thăm dò đầy đủ những luận chứng vốn trái ngược với những luận chứng anh ta đã cho – những luận chứng mà ca ngợi công lý và miệt thị sự bất công.
Như ông biết, khi những người cha nói với những đứa con trai của họ, khuyên bảo chúng, họ nói rằng một người phải là công chính, làm cũng giống như tất cả ai khác nếu những con cái với trách nhiệm trông coi. Nhưng họ không ca ngợi tự thân công lý, chỉ danh tiếng tốt nó mang lại: điều xui khiến họ cho lời khuyên bảo là nếu chúng ta được nổi tiếng là công chính, sau đó, như kết quả của sự nổi tiếng của chúng ta, chúng ta sẽ nhận được những chức vụ chính trị, những hôn nhân tốt, và tất cả những những điều mà Glaucon vừa mới cho biết rằng người công chính sẽ nhận được như là kết quả của có một danh tiếng tốt.
Nhưng những người này còn thậm chí có nhiều hơn để nói về những hậu quả của danh tiếng. Vì bằng cách ném vào tư cách được những gót nghĩ hay nghĩ tốt về họ, họ có rất nhiều những điều tốt đẹp để nói về – tất cả những sự việc mà những gót được nói là đem cho những ai là người là đạo hạnh. Lấy thí dụ, những người đáng kính phục như Hesiod [9] và Homer [10] nói những sự việc như vậy. Vì Hesiod nói rằng những vị gót làm cho những cây sồi “trổ đầy quả ở trên đỉnh, đầy những ong ở giữa, và cừu xoắn lông nặng với len dày” cho những ai là người công chính, và kể nhiều những sự việc tốt khác giống như những điều này [11]. Và Homer nói cùng một điều rất giống nhau:
Khi một vị vua tốt, trong đạo hạnh của mình,
Duy trì công lý, đất đen trồi
Lúa mì và lúa mạch cho ông, và cây cối ông nặng quả,
Cừu ông sinh sản những chiên con không sai hụt, và biển ông sinh hoa lợi đầy cá. [12]
Musaeus [13] và con trai của ông tuyên bố rằng những vị gót cho những người công chính những điều tốt lành thậm chí còn thú vị hơn những điều này. Trong giải thích của họ, họ dẫn những người công chính xuống cõi âm của Hades, đặt những người này ngồi trên ghế nệm, đãi họ một tiệc rượu [14] gồm những người đạo hạnh, đội hoa kết vòng cho họ, và khiến họ dành tất cả thì giờ trong việc uống rượu – như họ nghĩ rằng say rượu bất tận là bổng lộc tốt đẹp nhất cho đức hạnh. Những người khác còn kéo dài hơn nữa những bổng lộc mà đức hạnh nhận được từ những vị gót. Vì họ nói rằng một ai đó là người kính tín và giữ những lời hứa của mình, để lại những cháu chắt và toàn thể bộ tộc của mình đằng sau người ấy.
Trong những cách này và những cách tương tự khác, họ ca ngợi công lý. Họ chôn vùi những kẻ không đạo hạnh và bất công dưới bùn trong thế giới của Hades, và họ buộc những người này phải thực hiện chuyện gánh nước bằng một cái sàng. Họ đem cho những người này tai tiếng xấu, trong khi họ vẫn còn sống. Và tất cả những hình phạt mà Glaucon đã đưa ra cho những người công chính là những người được cho là bất công, họ đem ra cho những người bất công. Nhưng họ không có gì khác để nói thêm.
Sau đó, như thế là khen ngợi và khiển trách đươc đem cho mỗi bên. Nhưng thêm nữa, Socrates, có một loại luận chứng khác về công lý và bất công cho ông xem xét – một loại được dùng những cá nhân tư nhân và những nhà thơ đem dùng. Với cùng một giọng tất cả họ đều tụng bài thánh thi rằng công lý và điều độ không rượu chè những điều tốt lành, nhưng khó khăn và phiền hà, trong khi không điều độ và bất công là ngọt ngào và dễ dàng để có, và đều chỉ đáng xấu hổ bởi tiếng tăm và quy ước. Họ cũng nói rằng những hành động bất công, đối với hầu hết phần đông, là có lợi nhuận cao hơn những hành động công chính; và trong khi họ hoàn toàn sẵn sàng ban tặng những danh dự tập thể và cá nhân cho những người xấu – miễn là họ có của cải và có những loại sức mạnh khác – và để tuyên bố họ thì hạnh phúc, họ làm ô danh và coi khinh không ra gì những ai là người xảy ra trong bất kỳ cách nào là yếu hay nghèo, mặc dù họ thừa nhận rằng những người này tốt hơn nhiều so với những người kia.

Nhưng kinh ngạc nhất trong tất cả là những giải thích mà họ đem cho về những vị gót và đức hạnh, và như thế nào mà những vị gót, cũng vậy, gán bất hạnh và một đời sống xấu cho nhiều người người tốt, và số phận ngược lại cho những đối lập của những người này. Những nhà tu đi xin ăn và những tiên tri đi đến cửa nhà của những người giàu, và thuyết phục họ rằng, qua những lễ hiến sinh và tụng những thần chú, họ đã có được một sức mạnh gót ban: nếu người giàu hay bất kỳ tổ tiên nào của người này có phạm bất công, họ có thể chữa nó với những nghi lễ thú vị. Và nếu ông ta muốn gây hại cho một kẻ thù, ông sẽ có thể gây hại cho một người công chính cũng như cho một người bất công với một ít tốn kém, vì với những phương tiện của pháp thuật và bùa chú, họ có thể thuyết phục những vị gót để làm những gì họ đặt giá.
Và những nhà thơ được đem tới như những nhân chứng cho tất cả những giải thích này. Một vài người tấu đàn harp trên sự dễ dàng của thói hư tật xấu, trên những nền tảng rằng,
Vô hạnh trong dư thừa thì dễ dàng để có,
Con đường thì êm trơn và bắt đầu ngay cạnh bạn,
Nhưng giữa chúng ta và đức hạnh, những vị gót đã buộc phải đổ-mồ-hôi.
và một con đường thì dài, gập gềnh, và dốc [15]. Những người khác trích dẫn Homer để đóng vai nhân chứng rằng những vị gót có thể bị con người gây ảnh hưởng, vì ông cũng thế, đã nói:
Ngay cả những vị gót, chính họ có thể bị lay chuyển vì cầu nguyện.
Và với những lễ hiến sinh và những lời khấn hứa êm dịu,
Hương trầm và rảy nước rượu, những con người xoay họ khỏi mục đích của họ,
Khi một kẻ nào đó đã phạm vào và bị tội lỗi [16].
Và họ trình bày một đám đông ồn ào của những quyển sách của Musaeus, và Orpheus – những người là giòng dõi, họ tuyên bố, của Selene [17] và Muses [18] – vốn những nghi lễ của họ dựa trên đó. Và họ thuyết phục không chỉ những cá nhân, nhưng cả toàn thành phố, rằng trong thực tế có những xá tội và những tẩy rửa cho những hành động bất công. Với kẻ sống, bao gồm những nghi lễ hiến sinh và những trò chơi thú vị dễ chịu. Nhưng cũng có cũng nghi thức đặc biệt cho kẻ chết. Những lễ dẫn nhập này, như họ gọi chúng, giải phóng con người khỏi những tai ác ở thế giới bên kia, trong khi những sự việc khủng khiếp chờ đợi ai là người đã không thực hiện những nghi lễ này[19].
Với quá nhiều những sự việc thuộc loại này, Socrates thân mến của tôi ơi, được nói về đức hạnh và đồi bại, và về như thế nào con người và những gót tôn vinh chúng, những tác dụng gì chúng ta cho rằng chúng có với những hồn người của những người trẻ tuổi? Tôi muốn nói những người có năng khiếu tự nhiên và có khả năng để ‘bay chuyền’, là nói như thế, từ một trong những câu nói này sang câu khác, và thu thập từ chúng một ấn tượng về loại những người nào mà họ nên là, và cách nào là hay nhất để đi trên đường đời. Người ấy chắc chắn sẽ tự hỏi mình câu hỏi của Pindar: “có phải bằng công lý hay bằng thủ thuật gian dối mà tôi sẽ trèo được bức tường cao hơn”, và như thế sống đời mơ ước của tôi được vây quanh với những bảo vệ an toàn? Và ông ta sẽ trả lời: “Về phần những gì người ta nói, họ nói rằng không có lợi thế nào trong tư cách công chính của tôi nếu như tôi cũng không được nghĩ là công chính, trong khi đó những rắc rối và những hình phạt vì tư cách công chính thì rõ ràng; nhưng những người bất công, người đã bảo đảm cho mình một danh tiếng về công chính, sống đời sống của một vị gót. Vì như, sau đó, “dư luận vượt qua sự thật bằng vũ lực”, và “điều khiển hạnh phúc”, như những người khôn ngoan nói, tôi chắc chắn phải hoàn toàn quay sang với nó [20]. Tôi nên tạo ra một bức tranh ảo tưởng của đạo đức xung quanh tôi để đánh lừa những ai là người đến gần, nhưng giữ sự tham lam và xảo quyệt loài cáo của vị khôn ngoan Archilochus đằng sau nó”[21].
“Nhưng chắc chắn,” một ai đó sẽ phản đối, “không phải là dễ dàng cho tà ác cứ mãi mãi ẩn dấu”. Chúng ta sẽ trả lời rằng không có gì lớn lao là dễ dàng cả. Và trong bất kỳ trường hợp nào, nếu chúng ta sẽ là hạnh phúc, chúng ta phải đi đến nơi những lối mòn của những luận chứng đưa đến. Để giữ không bị khám phá, chúng ta sẽ hình thành những hội bí mật và những club chính trị. Và có những giáo sư dạy về thuật thuyết phục làm chúng ta thông minh hơn trong việc đối phó với những hội đồng và những tòa án của luật pháp. Vì vậy, phần bởi thuyết phục, phần bởi sức mạnh, chúng ta sẽ xoay sở để làm tốt hơn (dành nhiều hơn) [22] những người khác, mà không phải trả giá trừng phạt.
“Nhưng chắc chắn chúng ta không thể ẩn trốn khỏi những vị gót hay chế ngự họ bằng vũ lực!” Vâng, nếu những vị gót không hiện hữu, hay họ không quan tâm với những công việc con người, tại sao chúng ta phải nên lo lắng tất cả về chuyện ẩn trốn họ? Về mặt khác, nếu họ có hiện hữu, và có quan tâm về chúng ta, chúng ta không biết gì về họ, ngoại trừ những gì chúng ta đã học được từ luật pháp và từ những nhà thơ là những người đã cung cấp những gia phả của họ. Nhưng đây là chính những người cho chúng ta biết rằng những vị gót có thể bị thuyết phục và bị ảnh hưởng bởi những lễ hiến sinh, bởi những lời cầu nguyện nhẹ nhàng, và những dâng cúng. Do đó, chúng ta nên tin họ về cả hai nội dung, hay không tin một nội dung nào cả. Nếu chúng ta tin họ, chúng ta nên là bất công và dâng cúng những lễ hiến sinh từ những hoa lợi chúng ta thu hoạch được từ sự bất công của chúng ta. Vì nếu như chúng ta công chính, lợi lộc duy nhất của chúng ta có được là không bị những vị gót trừng phạt, nhưng chúng ta sẽ bị mất những lợi nhuận từ sự bất công của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta bất công, chúng ta sẽ nhận được những lợi nhuận này, và sau đó chúng ta sẽ van nài những gót, sau khi thuyết phục họ, thoát khỏi những tội phạm của chúng ta và những phạm tội không bị trừng phạt.
 “Nhưng trong thế giới của Hades, không phải là chúng ta sẽ phải chịu trừng phạt cho những tội phạm đã làm ở đây, hoặc do chính chúng ta hoặc qua những con cháu chúng ta?” “Bạn tôi ơi”, người trẻ tuổi sẽ nói như anh ta làm bài toán hợp lý của mình, “những nghi lễ huyền bí và những vị gót của xá tội có quyền năng lớn. Những thành phố lớn nhất kể điều này cho chúng ta, cũng như những con cái này của những vị gót đã trở thành những nhà tiên tri và những nhà thơ của những vị gót, và tiết lộ điều đó nó là như thế”.
Trên cơ sở của luận chứng nào xa thêm nữa, sau đó, chúng ta có nên chọn công lý thay vì sự bất công lớn nhất? Vì nếu chúng ta có sự bất công như vậy với một mặt tiền giả dối, chúng ta sẽ làm như chúng ta có một não thức giữa những gót và người, cả hai trong khi chúng ta đang sống và khi chúng ta đã chết, như cả đám đông quần chúng lẫn người nổi tiếng lỗi lạc tuyên bố. Vì vậy, với tất cả những gì đã nói, Socrates, phương sách nào có thể đem lại cho một người nào đó với bất cứ quyền lực nào – dù của não thức, sự giàu có, thể xác, hay gia đình – để sẵn sàng làm dạng danh công lý, và không cười to khi nghe nó được ca ngợi?
Thật vậy, nếu bất cứ ai có thể cho thấy rằng những gì chúng ta đã nói là sai, và có kiến ​​thức đầy đủ rằng công lý là tốt nhất, những gì ông cảm thấy với người bất công sẽ không là sự tức giận, nhưng một mức độ lớn của sự tha thứ. Cuối cùng tất cả, ông ta biết rằng ngoại trừ từ một ai đó có nhân cách giống-gót là người phẫn nộ khi làm sự bất công, hay một người nào đó đã thu được kiến ​​thức và tránh sự bất công vì lý do đó, không một ai tự nguyện là công chính. Thông qua sự hèn nhát, hay tuổi già, hay một vài những yếu đuối khác, người ta thực sự phản đối sự bất công. Nhưng nó là hiển nhiên rằng họ làm như vậy chỉ vì họ thiếu sưc mạnh để làm sự bất công. Vì kẻ đầu tiên trong đám họ nếu đạt được quyền lực đó, là người đầu tiên để làm bất công nhiều đến mức như người ấy có thể làm được.
Và tất cả điều này không có nguyên nhân nào khác hơn là nguyên nhân đã dẫn đến toàn bộ luận chứng của Glaucon và của tôi với ông, Socrates. “Socrates, ông thật con người tuyệt vời”, chúng tôi đã nói, “những gì tất cả ông, là người tuyên xưng ca ngợi công lý, bắt đầu từ những anh hùng [23] sớm nhất của thời cổ xưa, những vị có lai lịch sống xót cho đến tận những người của ngày nay, không một ai đã từng bao giờ khiển trách sự bất công hay ca ngợi công lý, ngoại trừ đề cập đến những danh tiếng, những vinh dự, và những phần thưởng vốn là những hậu quả của chúng. Không một ai đã từng mô tả đầy đủ những gì mỗi chúng tự làm, qua sức mạnh riêng của nó, bởi sự hiện diện của nó trong hồn của cá nhân là người sở hữu nó, ngay cả nếu nó vẫn còn ẩn dấu với những vị gót và con người. Không một ai, dù trong thơ ca hay trong những thảo luận riêng tư, đã biện luận đầy đủ rằng bất công là sự xấu ác lớn nhất mà một hồn người có thể có trong nó, và công lý là sự tốt lành vĩ đại nhất. Nếu ông tất cả đã nói trong cách này, và đã cố gắng thuyết phục chúng tôi từ thời tuổi trẻ sớm nhất của chúng tôi, chúng tôi bây giờ sẽ không phải phòng vệ chống lại bất công từ người này với người kia, nhưng mỗi người sẽ là người phòng vệ tốt nhất của chính mình, vì sợ rằng bằng cách làm điều bất công, anh ta sẽ sống trong những điều kiện thân mật với sự việc tồi tệ nhất có thể có”.
Điều đó, Socrates, và có lẽ có những điều khác thêm vào, là những gì Thrasymachus (hay có thể một người nào đó khác) có thể nói khi thảo luận về công lý và bất công – thô bạo đảo ngược quyền lực của chúng. Nhưng tôi – vì tôi không có lý do để che giấu bất cứ gì với ông – muốn nghe điều ngược lại từ ông, và đó là tại sao tôi đang nói với tất cả sức mạnh mà tôi có thể tập hợp được. Vì vậy, xin đừng chỉ đơn thuần là chứng minh cho chúng tôi bằng cách lập luận rằng công lý mạnh mẽ hơn bất công, nhưng nói cho chúng tôi biết những gì mỗi một tự thân nó làm, vì chính bản thân nó, với một người nào đó người sở hữu nó, khiến làm cho một là xấu và một kia là tốt. Hãy nghe theo lời khuyên của Glaucon và đừng đem những thanh danh tiếng tăm vào trong giải thích [24]. Vì nếu ông không tước bỏ từ công bằng và bất công ra khỏi danh tiếng thật sự của chúng, và đính kèm những danh tiếng không thực với chúng, chúng tôi sẽ nói rằng nó không phải là công lý ông đang ca ngợi, nhưng danh tiếng của nó; cũng không phải bất công mà ông đang lên án, nhưng danh tiếng của nó; và rằng ông đương khuyến khích chúng tôi là bất công, nhưng giữ điều đó trong bí mật. Trong trường hợp đó, chúng tôi sẽ nói rằng ông đồng ý với Thrasymachus rằng công lý là sự tốt lành của một người khác, lợi thế của kẻ mạnh mẽ hơn, trong khi sự bất công là lợi thế riêng và lợi nhuận riêng của một người, mặc dù không phải là lợi thế của người yếu hơn.
Ông đồng ý rằng công lý là một trong những điều tốt đẹp lớn lao nhất, những điều vốn là đáng có vì ích lợi của chính những hậu quả của chúng, nhưng còn nhiều hơn thế nữa, vì chính tự thân của chúng – giống như sự nhìn thấy, sự nghe được, sự hiểu biết, sự được là khỏe mạnh, Tất nhiên, và tất cả những sự việc khác đều là những tốt lành nguyên gốc bởi bản chất, và không chỉ đơn giản bởi uy tín. Đây là những gì tôi muốn ông ca ngợi về công lý. Nó như thế nào nhỉ – vì chính tự thân của nó – đem lợi ích lại cho người sở hữu nó, và sự bất công gây hại như thế nào cho người ấy? Để mặc những hậu quả và tiếng tăm cho những người khác họ khen ngợi.

Tôi có thể chịu đựng với những người khác khi ca ngợi công lý và chê trách bất công trong cách đó – khi tán dương những thanh danh tiếng tăm, và hậu quả của một bên và khi phỉ báng những điều đó của một bên kia. Nhưng tôi sẽ không chịu đựng với điều đó từ ông (trừ khi ông nhấn mạnh trên điều đó). Vì ông đã dành toàn vẹn cuộc đời của ông trong điều tra điều này và không gì khác. Thế nên đừng chỉ đơn thuần chứng minh cho chúng tôi bằng luận chứng rằng công lý thì mạnh hơn bất công, nhưng chỉ ra cho thấy tự thân mỗi chúng có tác động gì, vì tự thân nó, trên ai là cá nhân có nó – một cho điều tốt, một cho điều xấu, cho dù nó không biết có phải vẫn còn ẩn dấu từ những vị gót và loài người, hay không.

Bây giờ, tôi đã luôn luôn thán phục những cá tính tự nhiên của Glaucon và Adeimantus, nhưng tôi đặc biệt hài lòng khi tôi nghe những gì họ đã phải nói trong dịp này, và tôi trả lời:

Con người nổi tiếng đó, người yêu của Glaucon [25] đã không sai để bắt đầu khúc bi ca ông đã viết, khi bạn tự làm nổi bật chính mình trong trận chiến tại thành Megara [26], bằng cách gọi bạn là “Những con trai của Ariston, gia đình giống-như-gót của một người danh tiếng”. Điều đó, những người bạn thân mến của tôi ơi, đã là nói rất hay rất khéo, theo quan điểm của tôi. Vì một điều gì đó cả thảy giống-như-gót đã phải tác động bạn, nếu bạn đã không bị thuyết phục rằng bất công thì tốt hơn công lý, và ấy vậy mà bạn có thể nói giống như thế nhân danh nó. Và tôi không tin rằng bạn thực sự không bị thuyết phục bởi những lời của bạn. Tôi suy ra điều này từ nhân cách tổng quát của bạn, vì nếu như tôi đã chỉ có những luận chứng của bạn để tiếp tục, tôi sẽ không tin tưởng bạn. Tôi càng tin tưởng bạn bao nhiêu, tuy nhiên, tôi càng hang mang bấy nhiêu về phần phải làm những gì. Tôi không thấy tôi có thể giúp đỡ được như thế nào. Thật vậy, tôi tin rằng tôi không có khả năng về điều đó. Và đây là bằng chứng của tôi: Tôi nghĩ rằng những gì tôi đã nói với Thrasymachus cho thấy rằng công lý thì tốt hơn bất công, nhưng bạn sẽ không chấp nhận điều đó từ tôi như một chứng minh. Về mặt khác, tôi không thấy tôi có thể từ chối, không giúp đỡ như thế nào. Vì tôi sợ rằng nó ngay cả có thể là không đạo hạnh để một người hít thở vào trong thân thể một người, và có khả năng nói, và thế nhưng lại đứng yên ngay bên, và không bảo vệ công lý khi nó đang bị truy tố. Điều tốt nhất, khi đó, là cho công lý bất kỳ giúp đỡ nào tôi có thể.

Glaucon và những người khác khẩn cầu tôi đừng từ bỏ những luận chứng, nhưng bằng tất cả mọi cách hãy giúp để lần theo dấu vết và tìm xem công lý và bất công xem mỗi chúng là gì, và sự thật về những lợi ích tương ứng của chúng. Vì vậy, tôi nói với họ những gì tôi đã có trong suy nghĩ:

Điều tra chúng ta đang thực hiện thì không là một điều tra dễ dàng, theo quan điểm của tôi, nhưng đòi hỏi thị lực sắc bén. Thế nên, vì chúng ta không phải là những người thông minh, tôi nghĩ chúng ta nên áp dụng phương pháp điều tra mà chúng ta sẽ dùng, nếu vì thiếu thị lực sắc bén, chúng ta được bảo phải xác định những chữ cái từ xa, và sau đó nhận thấy rằng cùng những chữ cái tương tự đã hiện diện ở nơi nào khác trong một kích thước lớn hơn và trên một bề mặt lớn hơn. Chúng ta sẽ xem điều đó là gót giúp, tôi nghĩ, để được cho phép để xác định những chữ cái lớn trước tiên, và sau đó xem xét những cái nhỏ hơn để xem liệu chúng có thực sự giống nhau.
ADEIMANTUS: Tất nhiên chúng ta sẽ làm thế. Nhưng trường hợp này tương tự như thế nào với điều tra của chúng ta về công lý theo quan điểm của ông?
SOCRATES: Tôi sẽ cho bạn biết. Chúng ta nói, không phải hay sao, rằng có một công lý vốn thuộc về một người đơn độc, và cũng có một vốn thuộc về toàn bộ một thành phố?
ADEIMANTUS: Chắc chắn.
SOCRATES: Và có phải một thành phố thì lớn [27] hơn so với một người đơn độc?
ADEIMANTUS: Vâng, nó thì lớn hơn.
[369a]
SOCRATES: Có lẽ, vậy sau đó, sẽ có nhiều công lý hơn trong sự vật lớn hơn, và nó sẽ là dễ dàng hơn để phân biệt. Vì vậy, nếu bạn sẵn sàng, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm ra xem loại sự việc gì là công lý trong những thành phố, và sau đó tìm nó trong mỗi cá nhân, để xem nếu thực thể lớn hơn thì tương tự trong thể dạng với thực thể nhỏ hơn.

(Thành phố đầu tiên thử tạo lập)

ADEIMANTUS: Tôi nghĩ rằng đó là một ý tưởng hay.
SOCRATES: Trong thảo luận của chúng ta, nếu chúng ta có thể xem xét một thành phố đang thành hình, sẽ không phải là chúng ta cũng thấy công lý của nó đang thành hình, và cũng cả bất công của nó nữa?
ADEIMANTUS: Chúng ta có lẽ sẽ thấy.
SOCRATES: Và một khi tiến trình đó được làm xong, có phải là chúng ta có thể mong đợi để tìm thấy những gì chúng ta đang tìm kiếm dễ dàng hơn?
ADEIMANTUS: Đúng, dễ dàng hơn nhiều.
SOCRATES: Thế vậy, bạn có nghĩ rằng chúng ta nên cố gắng thử thực hiện nó? Đó không phải là công việc nhỏ, theo quan điểm của tôi. Vì vậy, hãy suy nghĩ cho kỹ.
ADEIMANTUS: Đã suy nghĩ kỹ rồi. Đừng làm bất cứ gì ngoài việc cố gắng thử xem.
SOCRATES: Tốt, vậy sau đó, một thành phố đi đến thành là-có, tôi tin rằng, vì không ai trong chúng ta với đơn độc có thể tự cung ứng cho mình được, nhưng mỗi người đều có nhiều những nhu cầu mà người ấy không thể tự đáp ứng. Hay bạn nghĩ rằng một thành phố thì thành lập trên một vài nguyên tắc nào khác? [28]
ADEIMANTUS: Không, không nguyên tắc nào khác.
SOCRATES: Sau đó, vì chúng ta có nhiều những nhu cầu, và vì một người trong chúng ta đến gặp một người khác vì một nhu cầu, và đến một người thứ ba vì một nhu cầu khác, chúng ta tụ tập nhiều người vào trong một định cư đơn nhất, như những những người cùng phe phái và những người giúp đỡ. Và chúng ta gọi là một thành phố là một cùng định cư chia nhau giống như thế [29]. Không phải là vậy sao?
ADEIMANTUS: Vâng, thực vậy.
SOCRATES: Và nếu họ chia sẻ những sự vật với người này lẫn người kia – nếu họ cho lẫn nhau một gì đó, hay từ lẫn nhau lấy một gì đó – không phải là họ làm thế vì mỗi người tin rằng điều này thì tốt hơn cho mỗi bản thân mình?
ADEIMANTUS: Tất nhiên.
SOCRATES: Vậy nào, sau đó, trong thảo luận của chúng ta, chúng ta hãy cùng tạo ra một thành phố từ khởi đầu. Nhưng người sáng tạo thực của nó, có vẻ như, sẽ là nhu cầu của chúng ta.
ADEIMANTUS: Chắc chắn.
SOCRATES: Bây giờ, nhu cầu đầu tiên và lớn nhất trong số những nhu cầu của chúng ta là cung cấp thực phẩm ngõ hầu duy trì sự sinh tồn và đời sống.
ADEIMANTUS: Vâng, tuyệt đối thế.
SOCRATES: Thứ hai là nơi cư ngụ, và thứ ba là quần áo, và những thứ thuộc loại như thế đó.
ADEIMANTUS: Điều đó đúng.
SOCRATES: Hãy nói cho tôi biết, khi đó, làm sao một thành phố sẽ có thể có khả năng để cung ứng tất cả những sự việc này? Sẽ không phải là một người phải là một người làm ruộng, một người khác là người xây cất, và một người khác là một thợ dệt? Và không phải là chúng ta nên thêm một thợ giày cho họ, hay một người nào khác để chăm sóc những nhu cầu của cơ thể của chúng ta?
ADEIMANTUS: Tất nhiên.
SOCRATES: Một thành phố với những nhu cầu thiết yếu tối thiểu [30] nhất, khi đó, sẽ gồm bốn hay năm người đàn ông?
ADEIMANTUS: Rõ ràng.
SOCRATES: Vâng, sau đó, mỗi người trong số họ có nên đóng góp công việc riêng của mình cho việc dùng chung của tất cả? Tôi muốn nói là, một người làm ruộng, mặc dù ông chỉ là một người, có sẽ cung cấp thức ăn cho bốn người, và tiêu gấp bốn lần thời gian và sức lao động để cung cấp thức ăn cho họ được cùng chia sẻ? Hay ông ta không nên bận tâm về tất cả mọi người khác? Ông có nên chỉ sản xuất 1 / 4 lượng thực phẩm trong 1 / 4 thời gian cho riêng bản thân mình thôi? Có phải ông nên dành 3 / 4 kia vào việc cung ứng một cái nhà, một áo choàng [31] và giày dép? Ông có nên tránh cho mình sự phiền hà về chia sẻ với những người khác và chỉ chú tâm vào những công chuyện riêng của mình mà thôi hay không?
ADEIMANTUS: Chọn lựa đầu tiên, Socrates, có lẽ là dễ dàng hơn.
SOCRATES: Không có gì lạ trong điều đó, có Zeus chứng giám. Bạn thấy đấy, nó xảy ra với tôi trong khi bạn đang nói điều đó, trước tiên tất cả, chúng ta không phải tất cả đã được sinh ra giống như nhau. Ngược lại, mỗi chúng ta khác nhau phần nào trong bản chất với những người khác, một người thì phù hợp với một công việc, một người khác với một công việc khác. Hay bạn không nghĩ thế sao?
ADEIMANTUS: Tôi nghĩ thế.
SOCRATES: Tốt, sau đó, có phải một người sẽ làm công việc tốt hơn nếu như ông ta thực hành nhiều những kỹ năng chuyên môn, hay nếu ông ta thực hành một?
ADEIMANTUS: Nếu ông ta thực hành một.
SOCRATES: Và cũng là điều rõ ràng, tôi hiểu nó, nếu một người bỏ lỡ thời điểm thuận lợi trong bất kỳ công việc nào, công việc sẽ bị hư hỏng.
ADEIMANTUS: Điều đó đã rõ.
SOCRATES: Điều đó, tôi hiểu nó, là vì sự việc phải làm sẽ không chờ cho đến khi người làm có thảnh thơi để làm điều đó. Không, thay vào đó, tất yếu, người làm phải chú ý chặt chẽ tới những gì phải được thực hiện, và không bỏ mặc nó để đổi lấy cho mình những khoảnh khắc nhàn rỗi.
ADEIMANTUS: Vâng, ông ta phải.
SOCRATES: Kết quả, sau đó, là hàng hóa phong phú hơn và phẩm chất tốt hơn, được sản xuất dễ dàng hơn, nếu mỗi người làm một việc mà ông ta phù hợp tự nhiên, và làm nó ở thời điểm thuận lợi, vì thì giờ của ông ta thì không bị ràng buộc với tất cả những việc nào khác.
ADEIMANTUS: Tuyệt đối thế.
SOCRATES: Khi đó, Adeimantus, chúng ta sẽ cần nhiều hơn là bốn công dân để cung cấp những điều chúng ta đã đề cập đến. Vì một người nông dân sẽ không tự làm cày của mình, nó có vẻ như, nếu nó là một cái cày tốt, cũng không tự làm cuốc của mình, cũng không bất kỳ nông cụ nào khác. Một người thợ mộc sẽ cũng không như thế – và ông ta, cũng cần rất nhiều dụng cụ. Và cũng đúng thế với một thợ dệt và thợ đóng giày, không phải sao?
ADEIMANTUS: Phải.
SOCRATES: Như thế, những người thợ mộc, thợ sắt, và nhiều thợ thủ công khác thuộc loại như thế sẽ cùng chia xẻ thành phố nhỏ của chúng ta, và làm nó lớn hơn.
ADEIMANTUS: Vâng, đúng vậy.
SOCRATES: Tuy nhiên, nó vẫn sẽ không là một nơi định cư rất lớn, ngay cả nếu chúng ta thêm những người chăn bò, người chăn cừu, và những người nuôi những gia súc khác, như thế khiến những người làm ruộng sẽ có bò để kéo cày, những con bò kéo xe của người xây nhà sẽ được dùng chung với những người làm ruộng khi vận chuyển vật liệu của họ, và da bò cùng lông cừu cho những người thợ giày và thợ dệt dùng.
ADEIMANTUS: Nó sẽ cũng không là một thành phố nhỏ, nếu nó phải chứa tất cả những thứ đó.
SOCRATES: Thêm nữa, điều gần như là không thể được, dẫu mức độ nào đi nữa, để thiết lập bản thân thành phố ở những loại vị trí vốn ở đó nó sẽ không cần sự nhập cảng.
ADEIMANTUS: Vâng, điều đó thì không thể.
SOCRATES: Khi đó, chúng ta sẽ vẫn còn cần những người khác là những người sẽ nhập cảng bất cứ gì thì cần thiết từ một thành phố khác.
ADEIMANTUS: Chúng ta sẽ.
SOCRATES: Và nếu người phục vụ của chúng ta đi tay không đến một thành phố khác, không có bất cứ gì trong số những sự vật việc cần thiết cho những người vốn ông ta đang gắng để có được những gì mà những người thành phố của chính ông cần, ông sẽ ra về tay không, không phải ông ta sẽ thế sao?
ADEIMANTUS: Tôi nghĩ như vậy.
SOCRATES: Những công dân của chúng ta, sau đó, phải sản xuất không chỉ đủ cho chính mình ở nhà, mà cũng còn những hàng hoá với đúng phẩm chất và số lượng để đáp ứng những nhu cầu của những người khác.
ADEIMANTUS: Vâng, họ phải.
SOCRATES: Vì vậy, chúng ta sẽ cần nhiều hơn những người làm ruộng và những thợ thủ công khác trong thành phố của chúng ta.
ADEIMANTUS: Vâng.
SOCRATES: Và cũng có những người phục vụ khác, tôi tưởng tượng, những người coi sóc việc nhập cảng và xuất cảng. Đây là những nhà buôn, phải không?
ADEIMANTUS: Vâng.
SOCRATES: Chúng ta sẽ cần những nhà buôn, sau đó.
ADEIMANTUS: Tất nhiên.
SOCRATES: Nếu thương mại được chuyên chở bằng đường biển, chúng ta sẽ cần một một số rất lớn nhiều những người khác, người có kiến ​​thức chuyên môn về thương mại trên đường biển.
ADEIMANTUS: Một số rất lớn rất nhiều, thực vậy.
SOCRATES: Lại nữa, bên trong bản thân thành phố, mọi người sẽ chia sẻ với nhau những sự vật việc mỗi người trong số họ sản xuất như thế nào? Đó đã là nhắm mục đích để chia sẻ, sau tất cả, mà chúng ta đã liên kết với nhau và đã tạo dựng một thành phố.
ADEIMANTUS: Rõ ràng, họ phải làm điều đó bằng cách mua và bán.
SOCRATES: Sau đó, chúng ta sẽ cần một nơi họp chợ [32] và một tiền tệ [33] cho sự trao đổi giống như vậy.
ADEIMANTUS: Vâng, thực vậy.
SOCRATES: Vì vậy, nếu một người làm ruộng hay thợ thủ công khác đem một số sản phẩm của mình đến nơi họp chợ, và ông ta không đến cùng một lúc với những người là người muốn trao đổi với ông, ông ta sẽ ngồi không ở chợ, sản phẩm thủ công của mình bị mọi người bỏ quên?
ADEIMANTUS: Hoàn toàn không phải. Ngược lại, sẽ có người nhận biết tình trạng này và cung cấp dịch vụ cần thiết – trong những thành phố được tổ chức tốt, chúng nói chung thường có những người có cơ thể là yếu nhất, và là những người không thuận hợp để làm bất kỳ công việc loại nào khác. Công việc của họ là đợi đó ở nơi họp chợ và đổi thành tiền những hàng hoá của những người có một gì đó để bán, và sau đó đổi hàng hoá đó lấy tiền với những ai muốn mua chúng.
SOCRATES: Nhu cầu này, khi đó, khiến những nhà bán lẻ thì có mặt trong thành phố của chúng ta. Những người chờ đợi ở nơi họp chợ, và cung cấp dịch vụ này về mua và bán, được gọi là những nhà bán lẻ, không phải hay sao, trong khi những người đi lại (buôn bán) giữa những thành phố là những nhà buôn?
ADEIMANTUS: Vâng, đúng thế.
SOCRATES: Ngoài ra còn có những người phục dịch khác, tôi nghĩ, những người có trí não vốn sẽ không hoàn toàn đủ điều kiện để cho họ làm thành viên trong cộng đồng của chúng ta, nhưng thể xác của họ đủ mạnh cho việc lao động nặng nhọc. Vì vậy, họ ‘bán’ sức lao động của họ đem người khác dùng, với một giá gọi là tiền lương, và đó là tại sao họ được gọi là những người làm công ăn lương. Không phải là như vậy sao?
ADEIMANTUS: Phải.
SOCRATES: Như thế, những người làm công ăn lương, cũng vậy, có vẻ như dùng để hoàn thành thành phố của chúng ta?
ADEIMANTUS: Tôi nghĩ vậy.
SOCRATES: Tốt, sau đó, Adeimantus, có phải thành phố của chúng ta bây giờ phát triển đến hoàn chỉnh?
ADEIMANTUS: Có lẽ nó đã.
SOCRATES: Sau đó, công lý và bất công tìm thấy được ở chỗ nào trong đó? Chúng ta suy nghĩ kỹ xem chúng đi vào người ta với gì?
ADEIMANTUS: Tôi chẳng có ý nào, Socrates, trừ khi nó là một chỗ nào đó trong một vài nhu cầu nào đó, mà những người này có với lẫn nhau.
SOCRATES: Có lẽ những gì bạn nói là đúng. Chúng ta phải điều tra nó và đừng lùi lại. Thứ nhất, sau đó, chúng ta hãy cùng xem – những người đã được cung ứng theo cách này, loại đời sống nào sẽ dẫn họ đến. Họ sẽ làm thức ăn, rượu nho, quần áo, và giày, sẽ không thế sao? Và họ sẽ xây nhà cho bản thân họ. Vào mùa hè, phần đông họ sẽ làm việc trần truồng và chân không, nhưng trong mùa đông, họ sẽ đi giày và quần áo đầy đủ. Về dinh dưỡng, họ sẽ cung cấp cho chính họ với bữa ăn gồm bột lúa mạch và bột mì, vốn họ sẽ nhào và nướng thành những bánh ngọt và bánh mì thượng hạng, và dọn trên một rá bằng sậy hay trên những lá sạch. Họ sẽ nằm ngả trên những ghế dài đặt rải rác lẫn với những cây yew và những cây myrtles, và tiệc tùng với con cái của họ, uống rượu nho của họ, và, đội lên đầu những vòng có kết hoa, hát tụng ca ngợi những vị gót. Họ sẽ vui sướng ăn nằm với nhau, nhưng họ sẽ không sinh sản trẻ con nhiều hơn mức những nguồn lực của họ cho phép, vì sợ rằng họ rơi vào một trong hai – nghèo đói hay chiến tranh.
[372c]
(Thành phố cộng thêm xa hoa sang trọng)

Ở điểm này, Glaucon chen vào, ngắt lời và nói:

Có vẻ như ông làm những người của ông ăn tiệc mà không có bất kỳ một thức ăn phụ thêm nào [34].

SOCRATES: Đúng thực đấy, tôi đã quên rằng họ cũng sẽ có thức ăn phụ thêm – muối, Tất nhiên, và ô liu và phô mai, và họ sẽ luộc rễ cây và rau cải theo lối họ đun sôi chúng ở vùng quê. Chúng ta sẽ cho họ những thức tráng miệng nữa, tôi tưởng tượng, gồm những quả sung, đậu chickpea, và những đậu hột. Và họ sẽ nướng myrtles và hạt sồi trước lò lửa [35] và uống rượu có chừng mực. Và như vậy họ sẽ sống trong hòa bình và có sức khỏe tốt, có vẻ như thế, và khi họ chết ở tuổi rất già, họ sẽ truyền lại một loại đời sống tương tự cho những con cháu của họ.
GLAUCON: Nếu như ông đã đương sáng lập một thành phố của những con lợn, Socrates, không phải rằng những gì ông vừa cung cấp đúng sẽ làm cho họ béo phì?
SOCRATES: Vậy, bạn sẽ muốn tôi làm gì đây, Glaucon?
GLAUCON: Chỉ những gì là thông thường. Nếu họ không phải nhọc nhằn, họ nên nằm ngả trên những ghế dài [36] thích hợp, tôi giả định rằng, ăn ở bàn ăn, và có những thức ăn phụ và những tráng miệng mà ngày nay mọi người có.
SOCRATES: Hay đấy, tôi hiểu. Có vẻ như đó không phải chỉ đơn thuần về những nguồn gốc của một thành phố mà chúng ta đang xem xét, nhưng cũng của một thành phố mà nó thì sang trọng nữa. Và đó có thể không là một ý tưởng tệ đâu. Vì bằng cách xem xét một thành phố loại như thế, chúng ta có lẽ có thể xem công lý và bất công lớn lên như thế nào trong những thành phố. Tuy nhiên, thành phố đích thực, theo quan điểm của tôi, là một thành phố chúng ta đã mô tả: một thành phố lành mạnh, như nó đã là. Nhưng nếu bạn cũng muốn xem xét một thành phố sôi động, vậy là thế đi. Không có gì ngăn cản chúng ta. Bạn thấy đấy, những điều tôi đã nhắc đến trước đó, và cách sống mà tôi đã mô tả, có vẻ như sẽ không đáp ứng một số người; nhưng những ghế dài, bàn ăn, và những đồ đạc khác trong nhà sẽ phải được thêm vào đấy, và những món ăn phụ thêm, dĩ nhiên, và hương đốt, nước hoa, gái điếm, bánh ngọt, – và sự phong phú rất nhiều loại của mỗi một chúng. Đặc biệt, chúng ta không thể chỉ cung cấp cho họ những thiết yếu mà chúng ta đã đề cập lúc đầu, chẳng hạn như nhà ở, quần áo và giày; không, thay vào đó chúng ta sẽ phải bắt đầu làm việc vẽ tranh và thêu vải được thành công, và đi tìm lấy vàng và ngà voi, và tất cả moị thứ của những sự vật việc loại như thế. Không phải vậy sao?
GLAUCON: Đúng.
SOCRATES: Vậy chúng ta sẽ lại phải mở rộng thành phố của chúng ta: thành phố khỏe mạnh thì không còn thoả đáng nữa. Ngược lại, bây giờ chúng ta phải tăng kích thước và dân số của nó lên, và làm đầy nó với một vô số của những sự vật việc vốn vượt xa hơn những gì là thiết yếu cho một thành phố – những thợ săn, lấy thí dụ, và những diễn viên – tất cả những người bắt chước đó [37] . Nhiều những người vừa nhắc đến sau làm việc với những hình dạng và màu sắc; nhiều người với âm nhạc – những nhà thơ và những người trợ giúp của họ, những rhapsode[38], những diễn viên, những vũ công hợp xướng, những ‘ông bầu’ sân khấu. Và có sẽ phải có những thợ thủ công của những dụng cụ nhiều loại phong phú, bao gồm, trong số những thứ khác nữa, có những thứ cần thiết cho trang sức của phụ nữ. Đặc biệt, sau đó, chúng ta sẽ cần thêm nhiều những người giúp việc hơn – bạn không nghĩ đến sao, – chẳng hạn như những thày giáo dạy kèm, những vú em, những người giữ trẻ, những người làm nghề ‘làm đẹp’ [39], thợ cắt tóc [40], và những đầu bếp nấu món ăn phụ thêm và những đầu bếp nấu món thịt? Thêm nữa, chúng ta cũng sẽ cần những người nuôi lợn. Con vật này đã không có trong thành phố trước đây của chúng ta, vì không có nhu cầu cho nó, nhưng chúng ta sẽ cần nó trong thành phố này. Và chúng ta cũng sẽ cần một số lượng lớn những loài động vật nuôi để lấy thịt khác, không phải sao, nếu một người nào đó sẽ ăn thịt của chúng?
GLAUCON: Chúng ta chắc chắn sẽ.
SOCRATES: Và nếu chúng ta sống giống như thế, sẽ không phải là chúng ta có một nhu cầu về những y sĩ lớn hơn rất nhiều so với chúng ta đã cần trước đây?
GLAUCON: Có, lớn hơn rất nhiều.
SOCRATES: Và đất, tôi đồng ý thế, vốn đã là đủ để nuôi sống đám dân số chúng ta đã có trước đấy, giờ đây sẽ là nhỏ và sẽ không đủ. Hay bạn không đồng ý?
 GLAUCON: Tôi đồng ý.
SOCRATES: Không phải là chúng ta sẽ phải chiếm đất của một vài láng giềng của chúng ta, sau đó, nếu để chúng ta có đủ cho đồng cỏ và đồng lúa? Và sẽ không phải rồi đến phiên hàng xóm của chúng ta cũng muốn chiếm một phần của chúng ta, nếu như chính họ cũng đã buông bỏ để chạy theo sự thu nhập không cùng về tiền bạc và đã đạp lên giới hạn của những tham muốn cần thiết của họ?
GLAUCON: Vâng, đó là hoàn toàn không thể tránh khỏi, Socrates.
SOCRATES: Và bước tiếp theo sẽ là chiến tranh, Glaucon, bạn không đồng ý sao?
GLAUCON: Tôi đồng ý.

(Những người giám hộ)

SOCRATES: Bây giờ, chúng ta hãy cùng không nói vội, liệu những tác động của chiến tranh là tốt hay xấu, nhưng chỉ nói rằng chúng ta đã tìm thấy nguồn gốc của chiến tranh: nó đến từ cùng những thành tố đó, sự xảy ra của nó là nguồn gốc của những ác hại lớn nhất cho những thành phố và những cá nhân trong chúng.
GLAUCON: Thật vậy, nó là thế.
SOCRATES: Thành phố phải được mở rộng thêm nữa, sau đó, Glaucon thân mến của tôi ơi, và không chỉ là một ít, nhưng với kích thước của cả một đội quân đông đảo. Nó sẽ lâm chiến với những kẻ xâm lược trong việc bảo vệ sự thịnh vượng của thành phố, và của tất cả những sự vật việc khác, chúng ta vừa mới mô tả.
GLAUCON: Tại sao thế? Không phải là những cư dân chính họ đã đủ cho mục đích đó?
SOCRATES: Không, không phải, dù với bất cứ mức độ nào, nếu sự thỏa thuận mà bạn và tất cả chúng ta còn lại đã thực hiện khi chúng ta thành lập thành phố đã là một thỏa thuận tốt. Tôi nghĩ chúng ta đã đồng ý, nếu bạn nhớ lại rằng chỉ một người duy nhất nhưng lại thực hành nhiều kỹ năng giỏi là điều không thể có được.
GLAUCON: Đúng vậy, chúng ta đã nói thế.
SOCRATES: Vâng, sau đó, không bạn nghĩ rằng chiến tranh là một kỹ năng?
GLAUCON: Nó là, quả thật vậy.
SOCRATES: Vì vậy, chúng ta có nên quan tâm về kỹ năng đóng giày nhiều hơn kỹ năng của chiến tranh?
GLAUCON: Hoàn toàn không.
SOCRATES: Tốt, bây giờ, chúng ta đã ngăn ngừa một người thợ đóng giày khỏi phải cố gắng để đồng thời là một người làm ruộng, thợ dệt, hay thợ xây cất, thay vì chỉ là một thợ đóng giày, để nhằm bảo đảm rằng công việc của người thợ đóng giày được làm cho tốt. Tương tự như vậy, chúng ta cũng đã giao chỉ đúng một công việc cho mỗi người khác vốn người ấy có một năng khiếu tự nhiên với nó, và nói rằng người ấy sẽ làm việc đó suốt đời, tránh không phải làm bất kỳ công việc nào khác, như thế để người ấy không bỏ mất những cơ hội để thực hành nó cho giỏi. Nhưng không phải điều quan trọng nhất là chiến tranh phải được thực hiện cho thành công hay sao? Hay có phải đánh trận trong một trận chiến thì quá dễ dàng khiến một người làm ruộng, một thợ đóng giày, hay bất kỳ một người thợ kỹ thuật nào khác cũng có thể đồng thời là một người lính, ngay cả mặc dù không ai giống như thế có thể thành một người chơi cờ checker giỏi, hay người chơi dice hay, nếu người ấy chỉ xem nó như là một hoạt động bên lề, và không thực hành nó ngay từ thơ ấu? Có thể nào một ai đó chỉ cần nhặt lên một tấm khiên chắn, hay bất kỳ một vũ khí hay dụng cụ chiến tranh nào khác, và ngay lập tức trở thành một người lính chiến có khả năng trong một trận chiến trên bộ [41] hay bất cứ loại khác nào của chiến trận có thể có được, ngay cả khi không đâu có dụng cụ nào khác khiến một người khi nhặt nó lên là thành một thợ thủ công, hay một người tranh giải thể thao [42], hay là thậm chí của bất kỳ dịch vụ nào khác cho anh ta, trừ khi anh ta đã có kiến ​​thức về nó và đã có thực hành đầy đủ?
GLAUCON: Nếu những dụng cụ có thể làm được thế, chúng sẽ là có giá, thực vậy.
SOCRATES: Sau đó đến mức độ mà công việc của người giám hộ thì quan trọng nhất, nó đòi hỏi sự tự do nhất với ​​những sự vật việc khác, cũng như tài khéo kỹ thuật và thực hành lớn nhất.
GLAUCON: Tôi nghĩ nên như vậy.
SOCRATES: Và không phải là nó cũng đòi hỏi một người có bản chất thì phù hợp với chính thực hành đó?
GLAUCON: Chắc chắn.
SOCRATES: Khi đó, nhiệm vụ của chúng ta, có vẻ như, là để lựa chọn, nếu chúng ta có thể, những bản chất nào, những loại bản chất nào, phù hợp với con người để bảo vệ thành phố.
GLAUCON: Vâng, đó là nhiệm vụ của chúng ta.
SOCRATES: Có Zeus chứng giám, đó là nhiệm vụ không tầm thường mà chúng ta phải nhận lấy, sau đó. Cũng thế, phải đừng có chùn người lại trước nó, nhưng làm đến mức tốt nhất chúng ta có thể làm.

[375a]
GLAUCON: Không, chúng ta phải không chùn lại.
SOCRATES: Bạn có nghĩ rằng có bất kỳ khác biệt nào, khi nói đến công việc của bảo vệ, giữa bản chất của một con chó săn cao thượng và của một đứa trẻ được nuôi dạy tử tế?
GLAUCON: Ý ông là gì?
SOCRATES: Tôi muốn nói là cả hai chúng phải có mắt sắc, nhanh chóng bắt được những gì chúng thấy, và cũng phải mạnh mẽ nữa, trong trường hợp chúng phải đánh nhau với gì đó chúng vồ được.
GLAUCON: Có, chúng cần tất cả những điều này.
SOCRATES: Và chúng phải can đảm, chắc chắn, nếu chúng thực sự sẽ chiến đấu giỏi.
GLAUCON: Tất nhiên.
SOCRATES: Bây giờ, có phải một con ngựa, một con chó, hay những động vật khác sẽ can đảm nếu như nó không có tinh thần? Hay bạn đã chưa nhận biết rằng tinh thần không thể vượt nổi và không thể bại nổi là như thế nào [43], khiến rằng sự có mặt của nó làm toàn bộ hồn người không sợ gì cả và không thể bị chinh phục trong bất kỳ tình cảnh nào?
GLAUCON: Tôi đã nhận thấy điều đó.
SOCRATES: Sau đó, nó là rõ ràng những phẩm chất thể xác nào những người bảo vệ nên có.
GLAUCON: Đúng.
SOCRATES: Và về phần có liên quan đến hồn người của họ, bất kỳ tỷ lệ nào, chúng phải là có tinh thần.
GLAUCON: Điều đó cũng thế.
SOCRATES: Nhưng với bản chất như thế, Glaucon, làm thế nào họ sẽ tránh cư xử như nhưng người man rợ với nhau và với những công dân khác?
GLAUCON: Có Zeus chứng giám, sẽ không là điều dễ dàng cho họ.
SOCRATES: Nhưng chắc chắn họ phải dịu dàng với những công dân và khắc nghiệt với những kẻ thù của họ. Nếu không, họ sẽ không loanh quanh chờ đến khi những người khác tiêu diệt họ, nhưng chính họ sẽ làm điều đó trước tiên với bản thân họ.
GLAUCON: Điều đó đúng.
SOCRATES: Chúng ta sẽ làm gì, sau đó? Ở đâu chúng ta có thể đồng thời tìm thấy một cá tính vừa dịu dàng vừa có tinh thần cao? Vì một bản chất tự nhiên dịu dàng thì tất nhiên đối nghịch với của một loại có tinh thần.
GLAUCON: Rõ ràng.
SOCRATES: Nhưng chắc chắn nếu một người nào đó thiếu một trong những phẩm chất này, ông không thể là một người giám hộ tốt. Tuy nhiên, sự kết hợp của chúng xem dường như không thể được. Và vì thế, nó dẫn đến, sau đó, rằng một người giám hộ tốt thì không thể có được.
GLAUCON: Tôi sợ như vậy.

Tôi không thể thấy một lối thoát, và khi xem xét lại những gì đã có ở trước, tôi nói:

Chúng ta đáng bị mắc kẹt, Glaucon thân mến của tôi ơi. Vì chúng ta đã mất dấu của so sánh tương tự chúng ta đưa ra.
GLAUCON: Ông nói có nghĩa thế nào?
SOCRATES: Chúng ta đã bỏ qua một thực tế rằng những bản chất thuộc loại chúng ta nghĩ rằng không thể có, những loại bao gồm những phẩm chất đối nghịch này.
GLAUCON: Ở chỗ nào?
SOCRATES: Bạn có thể thấy sự kết hợp cũng có trong những động vật khác nữa, nhưng đặc biệt trong loài vật mà chúng ta đã so sánh với người giám hộ. Vì bạn biết, tất nhiên, rằng con chó săn cao thượng tự nhiên có một cá tính thuộc loại đó. Chúng đều là cũng dịu dàng như có thể dịu dàng được với những người chúng thân thuộc và quen biết, nhưng cũng đối nghịch với những người mà chúng không biết.
GLAUCON: Vâng, tôi biết điều đó.
SOCRATES: Vì vậy, sự kết hợp chúng ta muốn là có thể có, rốt cuộc tất cả, và những gì chúng ta đang tìm kiếm trong một người giám hộ tốt thì không trái với tự nhiên.
GLAUCON: Không, tôi cho rằng không.
SOCRATES: Bây giờ, bạn không nghĩ rằng người giám hộ tương lai của chúng ta, bên cạnh việc có tinh thần, cũng phải là triết lý bởi bản chất ?[44]

[367a]
GLAUCON: Ông nói có nghĩa gì? Tôi không hiểu.
SOCRATES: Nó cũng là một một gì đó mà bạn nhìn thấy ở loài chó, và nó sẽ khiến chúng ta tự hỏi về giá trị của con thú.
GLAUCON: Trong cách nào?
SOCRATES: Trong cách của một con chó khi nhìn thấy một người nào đó nó không biết, nó thành tức giận, ngay cả trước khi bất cứ gì xấu xảy ra với nó. Nhưng khi nó nhận ra một ai đó nó biết, đón chào người ấy, ngay cả khi nó chưa bao từng giờ nhận được bất cứ môt điều gì tốt từ người ấy. Bạn không bao giờ tự hỏi về điều đó?
GLAUCON: Cho đến giờ, tôi chưa bao giờ để ý về điều đó. Nhưng rõ ràng rằng một con chó quả có làm điều thuộc loại như thế.
SOCRATES: Vâng, điều đó dường như là một phẩm chất tinh thuần tự nhiên, và là một vốn thực sự là triết lý.
GLAUCON: Trong cách nào?
SOCRATES: Trong cách nó phán đoán bất cứ gì nó thấy, hoặc là một người bạn hoặc là một kẻ địch, trên cơ sở không gì khác hơn là nó biết người này và không biết người kia. Và làm thế nào nó có thể là bất cứ gì ngoài một người yêu sự học hỏi [45] nếu nó định nghĩa những gì là của nó riêng và những gì là xa lạ với nó trong những điều kiện của hiểu biết và thiếu hiểu biết?
GLAUCON: Nó chắc chắn không thể là bất cứ gì, trừ điều ấy.
SOCRATES: Nhưng chắc chắn yêu học hỏi và triết học đều là một giống nhau, phải không?
GLAUCON: Vâng, chúng đều giống nhau.
SOCRATES: Vậy thì không phải là chúng ta có thể tự tin cho rằng cùng một điều này cũng đúng với một con người nữa hay sao - rằng nếu anh ta sẽ dịu dàng với của những gì của mình và những người anh biết, anh phải là, bởi bản chất, một người yêu sự học hỏi và một triết gia?
GLAUCON: Chúng ta có thể.
SOCRATES: Vậy sau đó, triết lý và có tinh thần, có nhanh nhẹn, và cũng cả sức mạnh, phải tất cả được kết hợp trong bản chất của bất cứ ai sẽ là người giám hộ thực sự cao thượng và tốt [46] của thành phố chúng ta.
GLAUCON: Chắc chắn rồi.
SOCRATES: Sau đó, đó là những gì ông sẽ phải là như ở khởi đầu. Nhưng làm thế nào chúng ta nuôi dưỡng những người này lớn lên và giáo dục họ? Nếu chúng ta tìm hiểu đề tài đó, nó có sẽ mang chúng ta gần gũi nào hơn chút nào với mục tiêu của điều tra của chúng ta, vốn là để tìm ra những nguồn gốc của công lý và bất công trong một thành phố ? Chúng ta muốn giải thích của chúng ta được là thích đáng, nhưng chúng ta không muốn nó một chút nào dài dòng hơn cần thiết.

Và người anh của Glaucon trả lời:
Tôi là một người trông đợi chắc chắn rằng điều tra này sẽ giúp chúng ta.

(Giáo dục những người giám hộ)

SOCRATES: Có Zeus chứng giám, trong trường hợp đó, Adeimantus thân mến của tôi ơi, chúng ta phải không buông bỏ nó, ngay cả nếu như nó hóa ra là một công việc dài dòng.
ADEIMANTUS: Không, chúng ta phải không.
SOCRATES: Thôi nào, sau đó, và giống như người trong một câu chuyện ngụ ngôn kể những câu chuyện lúc họ rảnh rỗi, chúng ta hãy cùng vào thảo luận của chúng ta về việc giáo dục những người này.
ADEIMANTUS: Vâng, chúng ta hãy.
SOCRATES: Vậy sau đó, giáo dục sẽ là gì? Hay có phải là khó khăn để tìm một giáo dục tốt hơn một giáo dục vốn được khám phá từ một thời đã rất lâu– huấn luyện thể dục cho cơ thể và huấn luyện âm nhạc cho hồn người [47] ?
ADEIMANTUS: Vâng, nó là.
SOCRATES: Bây giờ, không phải chúng ta sẽ bắt đầu huấn luyện âm nhạc trước huấn luyện thể dục?
ADEIMANTUS: Tất nhiên.
SOCRATES: Và có phải bạn gồm những câu chuyện kể trong huấn luyện âm nhạc, phải không bạn?
ADEIMANTUS: Phải, tôi có.
SOCRATES: Nhưng không phải là có hai loại câu chuyện, một đúng và một kia sai?
ADEIMANTUS: Phải.
SOCRATES: Và giáo dục phải dùng cả hai, nhưng trước tiên dùng những cái sai?
ADEIMANTUS: Tôi không hiểu ông nói với nghĩa gì.
SOCRATES: Không phải bạn hiểu rằng trước tiên chúng ta bắt đầu bằng kể những câu chuyện cho trẻ em? Và chắc chắn chúng thì sai trong toàn bộ, mặc dù trong chúng có một vài sự thật. Và chúng ta dùng những câu chuyện kể cho trẻ em trước khi huấn luyện thể dục.
ADEIMANTUS: Điều đó đúng.
SOCRATES: Vậy thế, đó là những gì tôi muốn nói khi nói rằng huấn luyện âm nhạc nên được thực hiện trước khi huấn luyện thể dục.
ADEIMANTUS: Và ông đã đúng.
SOCRATES: Bây giờ, bạn biết, không phải sao, rằng sự bắt đầu của bất cứ công việc nào là phần quan trọng nhất, đặc biệt là khi chúng ta đang đối ứng với bất cứ một gì non trẻ và mềm mỏng? Vì đó là khi nó thì đặc biệt dễ uốn mềm dát mỏng, và tiếp nhận tốt nhất bất cứ mô hình nào người ta muốn gây ấn tượng trên nó.
ADEIMANTUS: Chính xác như vậy.
SOCRATES: Vậy sau đó, chúng ta sẽ có nên bất cẩn để trẻ em chúng ta nghe bất kỳ những câu chuyện cổ nào được tạo dựng bởi bất cứ ai, và lấy những tin tưởng đem vào những hồn người của chúng, vì phần lớn hầu hết, là đối nghịch với những điều vốn chúng ta nghĩ rằng chúng nên giữ khi chúng lớn lên?
ADEIMANTUS: Chúng ta chắc chắn sẽ không cho phép điều đó, hoàn toàn tất cả.
SOCRATES: Vì vậy, công việc đầu tiên của chúng ta, có vẻ như, là giám sát những người kể chuyện: nếu họ tạo dựng nên [48] một câu chuyện tốt lành, chúng ta phải chấp nhận nó; nếu không, chúng ta phải gạt bỏ nó. Chúng ta sẽ thuyết phục những bà vú và những bà mẹ để kể những câu chuyện có thể chấp nhận được với con cái của họ, và dành rất nhiều thời gian hơn vào việc uốn nắn hồn người của chúng với những câu chuyện này hơn là họ dành thời gian vào việc uốn nắn thân thể chúng bằng dùng tay chân. Nhiều trong số những câu chuyện họ kể hiện nay, tuy nhiên, phải bị ném bỏ.
ADEIMANTUS: Những loại nào?
SOCRATES: Trong những câu chuyện kể có ý nghĩa quan trọng hơn, chúng ta cũng sẽ xem xét cả những chuyện kể ít quan trọng hơn. Chắc chắn là những chuyện quan trọng hơn và những chuyện ít quan trọng hơn đều theo cùng một khuôn mẫu và có cùng những tác dụng tương tự. Anh không nghĩ thế sao?
ADEIMANTUS: Thực vậy, tôi có nghĩ. Nhưng tôi không hiểu chút nào tất cả, ông nói những câu chuyện quan trọng hơn có nghĩa gì.
SOCRATES: Những câu chuyện Homer, Hesiod, và những nhà thơ khác kể với chúng ta. Rốt cuộc, họ chắc chắn đã soạn những câu chuyện sai sự thật, vốn chúng được kể và vẫn còn đương được kể với người ta.
ADEIMANTUS: Ông muốn nói những câu chuyện nào? Và trong chúng ông thấy sai lầm gì?
SOCRATES: Những sai lầm đầu tiên và quan trọng nhất mà người ta phải tìm, đặc biệt là nếu sự sai lầm không có những tính năng tốt.
ADEIMANTUS: Đúng, nhưng nó gì?
SOCRATES: Dùng một câu chuyện để tạo một hình ảnh xấu về những gì những gót và những anh hùng là giống như thế, cũng đúng như một họa sĩ có thể vẽ một bức tranh mà nó không giống chút nào tất cả với những sự vật ông đang gắng vẽ.
ADEIMANTUS: Đúng, ông thì đúng để tìm sai lầm với như thế. Nhưng những trường hợp đặc biệt nào, những loại những trường hợp, ông định nói?
SOCRATES: Thứ nhất, sự sai lầm lớn nhất về những điều quan trọng nhất không có những tính năng tốt – tôi muốn nói đến Hesiod kể với chúng ta về cách Uranus đã cư xử như thế nào, Cronus đã trừng phạt ông vì nó như thế nào, và đến phiên ông đã bị chính con trai mình trừng phạt như thế nào [49]. Nhưng ngay cả khi những câu chuyện này nếu đã là thực, chúng nên được im lặng bỏ qua, tôi tất nghĩ, và không nên kể quá tuỳ tiện, vô ý vô tứ như thế với kẻ ngu dại và còn trẻ. Và nếu vì một lý do nào đó, phải kể chúng, chỉ một số rất ít người nên nghe chúng – những người hứa giữ bí mật và đã phải thề thốt với lễ hiến sinh không chỉ một con lợn, nhưng một một gì đó thật lớn và hiếm hoi, khiến số lượng của những người nghe chúng được giữ càng nhỏ càng tốt.
ADEIMANTUS: Vâng, những câu chuyện đó chắc chắn gây rắc rối.
SOCRATES: Và chúng không nên được cho kể trong thành phố của chúng ta, Adeimantus. Không có người trẻ tuổi nào nên nghe kể rằng nếu như anh ta có phạm một tội ác tồi tệ nhất, anh đã không làm một sự việc gì đáng sửng sốt, hay nếu như anh ta có gây tất cả những loại hình phạt với người cha bất công, anh ta sẽ chỉ làm giống như vị gót đầu tiên và lớn lao nhất trong những vị gót.
ADEIMANTUS: Không, có Zeus chứng giám, tự tôi không nghĩ rằng những câu chuyện này là phù hợp để được đem kể cho nghe.
SOCRATES: Thật vậy, chúng ta phải không được cho phép bất kỳ những câu chuyện nào về những vị gót gây chiến, đánh nhau, hay âm mưu chống lẫn nhau, nếu chúng ta muốn những người bảo hộ của thành phố chúng ta nghĩ rằng đó là đáng xấu hổ dễ bị khiêu khích vào hận thù lẫn nhau. Sau cùng tất cả, những câu chuyện đó cũng chẳng phải là đúng sự thật nữa. Vẫn còn nên ít hơn nữa những trận chiến giữa những vị gót và những khổng lồ, hay nhiều những phong phú đủ những loại những thù hận của những vị gót và những anh hùng đối với gia đình và bạn bè của họ, xảy ra trong những câu chuyện kể cho những người bảo vệ nghe, hay trong những tranh thêu [50] họ xem thấy. Ngược lại, nếu chúng ta bằng cách nào đó sẽ thuyết phục mọi người rằng không có công dân nào từng ghét một công dân khác, và nếu làm như vậy là điều không tín ngưỡng, không đạo hạnh, sau đó, đó là những điều mà những người lớn tuổi nam lẫn nữ nên nói với họ kể từ thời thơ ấu trở đi. Và những nhà thơ chúng lắng nghe khi chúng lớn lên, phải bị bắt buộc nói với chúng cùng một loại những sự việc như thế. Câu chuyện về Hera bị con trai của bà xích lại, về mặt khác, hay về Hephaistos bị cha mình ném khỏi trời, khi ông cố gắng cứu mẹ mình khỏi một trận đánh đòn, hay về cuộc chiến của những vị gót trong Homer, chúng không nên được nhận vào thành phố của chúng ta, dù như là những biểu tượng ngụ ngôn, hay không là những dụ ngôn biểu tượng [51]. Vì con trẻ không thể phân biệt những gì là ngụ ngôn với những gì không là ngụ ngôn. Và những tin tưởng chúng hấp thụ ở tuổi đó thì khó để xóa và có khuynh hướng trở thành không thay đổi được. Vì những lý do này, sau đó, chúng ta có lẽ nên dành sự cẩn thận tối đa để bảo đảm rằng những câu chuyện đầu tiên chúng nghe về phẩm hạnh đạo đức là những câu chuyện tốt nhất để chúng nghe.
ADEIMANTUS: Đúng, như thế có ý nghĩa. Nhưng nếu, tại điểm này, một ai đó một lần nữa hỏi chúng ta những câu chuyện này là những câu chuyện nào, chúng ta nên trả lời thế nào?
SOCRATES: Hiện giờ, bạn và tôi không phải là những nhà thơ, Adeimantus, nhưng chúng ta đang thành lập một thành phố. Và là điều thích hợp cho những người sáng lập để biết những mẫu thức mà những nhà thơ phải căn cứ câu chuyện của họ trên đó, và từ chúng những nhà thơ phải không được đi chệch. Nhưng họ không nên tự họ làm nên bất kỳ bài thơ nào.
ADEIMANTUS: Đúng thế. Nhưng mẫu thức mà những câu chuyện về những gót phải tuân theo chính xác là gì [52]?
SOCRATES: Một một gì đó giống như thế này: dù trong thơ ca ngợi anh hùng, thơ lịch sử, thơ trữ tình, hay thơ bi kịch, một vị gót phải luôn luôn được trình bày như ông ta là.
ADEIMANTUS: Vâng, ông ta phải thế.
SOCRATES: Bây giờ, những vị gót [53], Tất nhiên, đều thực là tốt đẹp, phải không, và phải được mô tả giống như vậy?
ADEIMANTUS: Chắc chắn.
SOCRATES: Và chắc chắn không gì tốt thì có hại, có phải không?
ADEIMANTUS: Tôi cho rằng không.
SOCRATES: Tốt, có thể những gì thì không hại, có thể làm bất cứ gì hại?
ADEIMANTUS: Không, không bao giờ.
SOCRATES: Và có thể những gì không hại, có thể làm bất cứ gì xấu?
ADEIMANTUS: Không, nó cũng không thể làm điều đó.
SOCRATES: Nhưng những gì không làm một điều gì xấu có phải không thể là nguyên nhân gây ra bất cứ gì xấu, có thể không?
ADEIMANTUS: Không, nó không thể.
SOCRATES: Thế còn điều gì là tốt thì sao? Nó thì có lợi phải không?
ADEIMANTUS: Đúng.
SOCRATES: Vì vậy, nó là nguyên nhân của sự làm tốt?
ADEIMANTUS: Đúng.
SOCRATES: Vậy nên, điều gì là tốt không phải là nguyên nhân của tất cả mọi sự việc. Thay vào đó, nó là
nguyên nhân của những sự việc vốn là tốt, trong khi của những điều xấu không phải là nguyên nhân.
ADEIMANTUS: Đúng thế.
SOCRATES: Vì vậy, vì những vị gót đều là tốt, – không như đám đông dân chúng tuyên bố – là nguyên nhân của tất cả mọi sự việc. Thay vào đó, họ là một nguyên nhân gây ra chỉ có một vài điều vốn xảy ra với loài người, trong khi hầu hết họ không phải là nguyên nhân. Vì những điều tốt đẹp thì ít hơn so với những điều xấu trong đời sống chúng ta. Trong số những điều tốt đẹp, chỉ một mình họ là nguyên nhân, nhưng chúng ta phải tìm một số những nguyên nhân khác cho những điều xấu, không phải những vị gót.
ADEIMANTUS: Đó là hoàn toàn đúng theo quan điểm của tôi.
SOCRATES: Vậy sau đó, chúng ta sẽ không chấp nhận từ Homer – hay từ bất cứ ai khác – sự sai lầm ngu dại của ông tạo ra về những vị gót, khi ông nói: “Có hai cái hũ ở ngưỡng cửa của Zeus, một hũ chứa đầy những số phận tốt, hũ kia với những số phận xấu”, và người mà Zeus cho một hỗn hợp của những hũ này, “đôi khi gặp một số phận xấu, đôi khi gặp một số phận tốt”. Nhưng ai là người nhận được số phận của mình hoàn toàn từ hũ thứ hai, “nạn đói ác độc lan tràn trên đất thiêng liêng”. Chúng ta cũng sẽ không tha thứ chấp nhận câu thành ngữ nói rằng: “Zeus là người phân phát cả tốt và xấu cho những con người có sống chết”. Còn về việc bẻ bỏ lời thề và thỏa thuận ngừng chiến của Pandarus [54], nếu có ai cho chúng ta biết rằng nó đã có nguyên nhân từ Athena và Zeus, hay Themis và Zeus đã chịu trách nhiệm về xung đột và tranh chấp giữa những vị gót, chúng ta sẽ không ca tụng người ấy. Chúng ta cũng sẽ không cho phép những bạn trẻ được nghe những lời của Aeschylus [55]: “Một vị gót làm cho con người phạm tội lỗi, khi ông ta muốn hoàn toàn phá hủy một ngôi nhà”.[56] Và nếu có bất cứ một ai soạn một bài thơ, giống chẳng hạn như bài có những dòng này được trích ra, về những đau khổ của Niobe [57], hay về nhà Pelops [58], hay câu chuyện của thành Troy, hay bất cứ gì khác thuộc về loại như thế đó, anh ta nên buộc phải nói rằng những điều này không phải là những công việc của một vị gót. Hoặc, nếu chúng là những công việc của một vị gót, khi đó những nhà thơ phải trong đại thể đi tìm loại giải thích phỏng chừng về họ, mà bây giờ đang chúng ta đng tìm kiếm: ông ta phải nói rằng những hành động của những vị gót thì tốt và công chính, và rằng những người họ trừng phạt đều được hưởng lợi ích từ họ. Chúng ta sẽ không để cho ông ta nói rằng những người bị trừng phạt là bị làm cho khốn khổ, và rằng đó là một vị gót là người đã làm cho họ như thế, nhưng chúng ta sẽ cho phép ông ta để nói rằng những người xấu đang khốn khổ vì họ cần sự trừng phạt, và rằng trong việc chịu hình phạt, họ được hưởng lợi ích của vị gót đó. Nhưng về câu nói rằng một gót, ông ta tự thân là tốt lành, mà là nguyên nhân của tà ác, chúng ta sẽ đánh lại điều đó trong tất cả mọi cách. Chúng ta sẽ không cho phép bất cứ ai nói điều đó trong thành phố của hắn ta, nếu thành phố thì được quản lý tốt – hay cũng không để bất cứ ai nghe được điều đó – dù trẻ hay già, dù với vần điệu hay không vần điệu. Vì những câu chuyện này là không kính tín, vô đạo hạnh, bất lợi cho chúng ta, và không thuận hợp với lẫn nhau.
ADEIMANTUS: Tôi thích pháp luật của ông, và tôi sẽ bỏ phiếu với ông cho nó.
SOCRATES: Điều này, vậy sau đó, sẽ là một trong những pháp luật hay những mẫu thức liên quan đến những vị gót mà những người phát ngôn và người nhà thơ sẽ phải tuân theo: rằng những vị gót không phải là nguyên nhân của tất cả mọi sự vật việc, nhưng chỉ của những sự vật việc tốt.
ADEIMANTUS: Và nó là một pháp luật hay mẫu thức hoàn toàn thỏa đáng.
SOCRATES: Bây giờ, thế còn luật thứ hai này thì sao? Bạn có nghĩ rằng những vị gót là những phù thủy, là những người cố tình khoác những hình dạng khác nhau ở những thời điểm khác nhau, đôi khi bằng cách tự họ thay đổi và sửa đổi hình dạng của họ riêng vào thành một số lượng lớn những hình dạng, đôi khi bằng cách đánh lừa chúng ta đi đến nghĩ rằng họ đã làm như vậy? Hay họ đơn giản là những sinh linh, và việc từ bỏ những hình dạng riêng của họ thì có lẽ là ít nhất tất cả?
ADEIMANTUS: Bất chợt thế, tôi không thể nói được.
SOCRATES: Tốt, nếu một gì đó từ bỏ hình dạng riêng của mình, không phải là nó, hoặc tự gây ra sự thay đổi, hoặc bị một gì khác thay đổi?
ADEIMANTUS: Nó phải thế.
SOCRATES: Bây giờ, những điều tốt nhất là ít có cơ xảy ra nhất là để sửa đổi hay thay đổi, phải không? Lấy thí dụ, một thể xác bị thay đổi vì thức ăn, uống, và làm việc, và tất cả những cây cối bởi mặt trời, gió, và tác động tương tự khác – nhưng những gì tốt nhất, khỏe mạnh nhất là ít thay đổi nhất, không phải là như vậy sao?
[381a]
ADEIMANTUS: Tất nhiên.
SOCRATES: Và không phải hay sao – một hồn người vốn là can đảm nhất và hiểu biết nhất thì ít chịu xáo trộn nhất hay ít chịu thay đổi nhất bởi bất kỳ ảnh hưởng nào từ bên ngoài?
ADEIMANTUS: Đúng.
SOCRATES: Và cùng một giải thích giống như thế chắc chắn cũng áp dụng được ngay cả với những sản phẩm chế tạo, chẳng hạn như những dụng cụ, những nhà ở, và quần áo: những thứ đó nếu tốt và được chế tạo khéo, chúng cũng ít bị thay đổi nhất theo thời gian hay bất kỳ ảnh hưởng khác.
ADEIMANTUS: Đúng vậy.
SOCRATES: Vì vậy, bất cứ gì trong điều kiện tốt – cho dù là do bản chất hay kỹ thuật tạo dựng hay cả hai – là chủ thể ít để bị thay đổi nhất bởi một gì khác.
ADEIMANTUS: Nó có vẻ như vậy.
SOCRATES: Nhưng những vị gót, dĩ nhiên, cũng như những điều thuộc về họ, là tốt nhất trong mọi cách.
ADEIMANTUS: Họ chắc chắn thế.
SOCRATES: Vì vậy, trên quan điểm này, những vị gót tất có xác xuất xảy ra ít nhất là có nhiều hình dạng.
ADEIMANTUS: Ít xác xuất nhất, thực vậy.
SOCRATES: Sau đó, họ có sẽ thay đổi hay sửa đổi bản thân họ?
ADEIMANTUS: Rõ ràng như vậy, nếu quả thực họ có thay đổi gì tất cả đi nữa.
SOCRATES: Họ thay đổi mình thành một một gì đó tốt hơn và đẹp hơn nữa, hay vào một một gì đó tồi tệ hơn và xấu hơn, so với chính họ?
ADEIMANTUS: Sẽ là phải thành một gì đó tồi tệ hơn, nếu quả thực họ có thay đổi gì tất cả đi nữa.. Vì chắc chắn chúng ta sẽ không nói rằng những gót đều thiếu hụt một trong hai – đẹp đẽ hay đức hạnh.
SOCRATES: Bạn hoàn toàn đúng. Và bạn có suy nghĩ, Adeimantus, đó bất cứ ai, cho dù gót hay con người, cố tình làm cho mình tồi tệ hơn trong bất kỳ cách nào?
ADEIMANTUS: Không, đó là không thể.
SOCRATES: Nó cũng là không thể, sau đó cho một vị gót muốn tự sửa đổi bản thân mình. Ngược lại, vì mỗi vị gót là, có vẻ như, đẹp đẽ và tốt nhất đến như có thể, ông phải mọi mặt luôn luôn giữ lại hình dạng của mình.
ADEIMANTUS: Theo quan điểm của tôi, ít nhất, đó là tuyệt đối tất yếu.
SOCRATES: Không một nhà thơ nào của chúng ta, sau đó, người bạn rất tốt của tôi ơi, thì sẽ nói rằng: “Những vị gót, như những người lạ từ những vùng đất xa lạ, khoác nhận nhiều hình dạng cải trang khi họ đến thăm những thành phố chúng ta” [59]. Họ cũng phải không kể những dối trá về Proteus và Thetis, hay trình bày Hera [60], trong những bi kịch của họ, hay những bài thơ khác, đã cải trang thành một nữ tu thu nhận của bố thí cho “những đứa con cho-sự-sống của Inachus, sông Argive” [61], hay kể cho chúng ta nghe một bất kỳ nào của nhiều những dối trá khác thuộc loại giống như thế. Những bà mẹ cũng thế, đã chịu ảnh hưởng của những câu chuyện, vốn làm khiếp hãi trẻ em, không kể những câu chuyện xấu về những vị gót là người đi lang thang ban đêm, trong giả dạng của nhiều những nhân vật lạ lùng, và có muôn hình nhiều dạng khác nhau, hãy để những bà mẹ đừng báng bổ những vị gót, và đồng thời, làm những con cái của họ cũng thành hèn nhát.
ADEIMANTUS: Thật vậy, họ không nên.
SOCRATES: Nhưng, dù những gót bản thân họ là những loại của những sự vật việc vốn không thể thay đổi, có phải họ làm chúng ta nghĩ rằng họ xuất hiện trong nhiều những hình dạng cải trang khác nhau, đánh lừa chúng ta và dùng thuật phù thủy trên chúng ta?
ADEIMANTUS: Có lẽ họ làm.
SOCRATES: Cái gì vậy? Có phải liệu một gót sẽ sẵn sàng để gian dối ra bằng lời nói, hay bằng hành động những gì chỉ là một ảo tưởng?
ADEIMANTUS: Tôi không biết.
SOCRATES: Rằng bạn không biết hay sao? Tất cả những gót và người ghét một gian dối thực, nếu một người có thể gọi nó như thế?
ADEIMANTUS: Ông nói nghĩa là gì?
SOCRATES: Tôi muốn nói là không ai chủ ý muốn gian dối về những sự vật việc quan trọng nhất đối với những gì là quan trọng nhất trong bản thân người ấy. Ngược lại, người ấy lo sợ nhiều hơn bất cứ gì khác nếu giữ một gian dối ở đó.
ADEIMANTUS: Tôi vẫn không hiểu.
SOCRATES: Đó là vì bạn nghĩ rằng tôi đang nói một một gì đó sâu xa. Tôi chỉ đơn giản muốn nói rằng để nói dối và để đã nói dối với hồn người về những sự vật việc vốn chúng là [62], và để là ngu si không biết gì, và để có và để giữ một gian dối ở đó, là những gì tất cả mọi người sẽ ít chấp nhận nhất tất cả, thực vậy, họ đặc biệt ghét nó ở đó.
ADEIMANTUS: Họ chắc chắn thế.
SOCRATES: Nhưng chắc chắn, như tôi đã vừa mới nói lúc nãy, sẽ là đúng nhất để nói rằng đó là thực sự nói một gian dối – sự ngu si thiếu hiểu biết trong hồn của một người vốn gian dối đã được kể với người đó. Vì một gian dối trong nói năng là một thứ bắt chước của tác động này trong hồn người, một hình ảnh của nó vốn đi vào thành hiện hữu sau nó, và không phải hoàn toàn là một gian dối thuần túy Không phải là như vậy sao?
ADEIMANTUS: Đúng, nó là.
SOCRATES: Một nói dối thật sự, khi đó, thì không chỉ bị những gót ghét, mà cũng cả con người nữa.
ADEIMANTUS: Tôi nghĩ là thế.
SOCRATES: Thế còn về một gian dối trong nói năng thì sao? Không phải là có những khi nó hữu dụng, và như vậy không xứng đáng bị ghét? Thế còn khi chúng ta đang đối phó với những kẻ thù, hay với những người gọi là bạn bè, những người này hoặc mất trí hoặc ngu si thiếu hiểu biết, đang cố gắng làm một gì đó xấu? Không phải nó là một loại thuốc hữu ích để ngăn chặn họ? Và xem xét trường hợp của những câu chuyện mà chúng ta vừa nói đến mới đây – những câu chuyện đó chúng ta kể vì chúng ta không biết sự thật về những biến cố trong thời cổ đó: bằng cách tạo những gian dối mà chúng chứa đựng cũng giống sự thật nhiều đến mức có thể được, không phải chúng ta làm chúng có chỗ dùng?
ADEIMANTUS: Chúng ta chắc chắn có làm.
SOCRATES: Trong những cách này, sau đó, có thể một gian dối thì hữu ích cho một gót? Có thể ông nói dối bằng cách tạo sự-gần-giống-như về sự thật của những sự kiện trong thời cổ vì sự thiếu hiểu biết của ông về chúng?
ADEIMANTUS: Nó sẽ là lố bịch khi nghĩ thế.
SOCRATES: Sau đó, không có gì của nhà thơ nói dối trong một vị gót?
ADEIMANTUS: Không có, theo quan điểm của tôi.
SOCRATES: Có thể nào ông nói dối, sau đó, vì sợ hãi những kẻ thù của mình?
ADEIMANTUS: Khó mà thế
SOCRATES: Vì sự ngu ngốc hay điên rồ của gia đình hay bạn bè của mình, sau đó?
ADEIMANTUS: Không có ai là người ngu ngốc hay điên rồ mà là một người bạn của những vị gót.
SOCRATES: Vì vậy, gót không có lý do để nói dối?
ADEIMANTUS: Tuyệt không.
SOCRATES: Như thế, cả hai, những gì là quỉ thần[63] và những gì là linh liêng đều hoàn toàn miễn sạch những gian dối.
ADEIMANTUS: Tuyệt đối.
SOCRATES: Một vị gót, sau đó, thì tất cả đơn giản, đúng trong cả lời nói và hành động. Ông không thay đổi bản thân ông hay lừa dối những người khác bằng những phương tiện của những hình ảnh, của lời nói, hay bằng cách gửi những dấu hiệu, cho dù họ đang thức tỉnh hay ngủ mơ.
ADEIMANTUS: Đó là quan điểm của tôi – dẫu mức độ nào đi nữa, bây giờ mà tôi đã nghe những gì ông phải nói.
SOCRATES: Bạn đồng ý, sau đó, rằng đây là mẫu thức thứ hai, người ta phải tuân theo khi nói chuyện, khi sáng tác những bài thơ về những vị gót: những vị gót không phải là những phù thủy người thay đổi hình dạng bản thân họ, cũng không phải họ đánh lừa chúng ta bằng cách kể những gian dối bằng lời nói và hành động.
ADEIMANTUS: Tôi đồng ý.
SOCRATES: Mặc dù chúng ta ca ngợi nhiều điều trong Homer, sau đó, chúng ta sẽ không chấp thuận chuyện Zeus gửi một giấc mơ đến Agamemnon, cũng không chuyện về Aeschylus khi ông cho Thetis nói rằng Apollo đã hát, trong lời tiên tri tại đám cưới của bà:
Về may mắn tốt lành những con cái tôi sẽ có
Thoát những tật bệnh suốt hết đời chúng dài
Và về tất cả những phước lành tình bạn hữu vốn những vị gót sẽ mang lại cho tôi.
Tôi hy vọng rằng miệng linh thiêng của gót Phoebus sẽ được sạch những nói dối,
được ưu đãi như nó là với kỹ năng của thuật tiên tri.
Tuy nhiên, chính vị gót, người đã ca, người đã tại yến lễ,
Người là người đã nói tất cả những điều đó, chính ông là
Người đã giết con trai tôi [64].

Bất cứ khi nào có bất cứ ai nói những điều như vậy về một vị gót, chúng ta sẽ tức giận với anh ta, từ chối anh ta một ban hợp xướng [65], và không cho phép những thày giáo dùng những gì ông nói cho sự giáo dục của giới trẻ – không, nếu những giám hộ của chúng ta sẽ là cũng kính sợ gót và giống-như gót như những con người có thể.
ADEIMANTUS: Tôi đồng ý hoàn toàn về những mẫu thức này, và tôi sẽ dùng chúng như những luật lệ.

(Hết Quyển 2)




Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Oct/2010 – đọc lại May/2018)




[1] “a third form” (bản Reeve) hay một thể dạng thứ ba (bản Bloom).
Ở đây và những chỗ khác, trong những bản dịch Plato của tôi, tôi đề nghị dùng “Thể Dạng” để dịch từ ‘Forms’ hay ‘Ideas’ (eidos/idea trong Greek); như Lý thuyết về những Thể dạng (theory of Forms hay theory of Ideas)
Theo Bloom: ông dịch là một thể dạng thứ ba – và ông chú thích: [Đây là xuất hiện đầu tiên trong Republic, từ ngữ nổi tiếng của Plato – eidos – từ này đem lại tên gọi cho lý thuyết được biết như là “lý thuyết về ý tưởng hay thể dạng”. Giảng giải của Plato về những hữu thể cao nhất, hay đầu tiên. Ý nghĩa của giảng giải này đã luôn luôn là một đề tài tranh luận không ngã ngũ. Đây là một trường hợp khác, nơi có một cố gắng đi theo cách dùng từ này của Plato, đi từ ý nghĩa thông thường của nó để đi đến ý nghĩa lý thuyết cao nhất của nó là một điều kiện tiên quyết của sự học hỏi, bởi vì ý nghĩa cao nhất chỉ là sự tinh lọc của những gì đã tiềm ẩn trong cách dùng thông thường của từ.
Về gốc chữ, eidos lấy ra từ động từ “nhìn” và có nghĩa, đầu tiên, “dạng ngoài xuất hiện của một sự vật” – nó nhìn thấy như thế nào, những cá tính có thể nhìn thấy và phân biệt nó với những gì khác nó. Trong câu trên, nó có nghĩa là “một loại của sự vật”, một “lớp” (class); sự liên hệ giữa ý nghĩa này và ý nghĩa nói trên – thể dạng – thì hiển nhiên, từ thể dạng sẽ được dành riêng để dịch ‘eidos’ xuốt trong bản dịch này. – Bloom]
Ở đây và những chỗ khác, trong những bản dịch Plato của tôi, tôi đề nghị dùng “Thể Dạng” (‘Forms’ or ‘Ideas’ (eidos/idea in Greek); như Lý thuyết về những Thể dạng (theory of Forms hay theory of Ideas)
[2] doxa – dư luận:
[Từ Greek doxa lấy từ một từ có nghĩa là “xem ra, xem như, hình như” – “to seem”. Đây là nghĩa cổ của từ “dư luận, ý kiến -”opinion”, như đối nghịch với từ “hiểu biết, kiến thức” – “knowledge”. Nghĩa của nó đôi khi kéo sang thành”có tiếng tăm” – “reputation”; vì doxa có nghĩa là những gì thường được tin tưởng và dựa trên dạng ngoài xuất hiện hay những gì xem ra, xem như là những sự vật, hình như là những sự việc. Đối nghịch với gì đó được cho là thực chất, hay tin là thực thể của nó. Thế nên, dù ‘dư luận’ hay ‘ý kiến’ không phải là những từ tự nó có ý nghĩa phê phán xấu, nhưng sự liên hệ của nó với “hình như”, “xem ra” khiến nó bị đặt thành câu hỏi trong liên hệ với ‘thực thể’/’thực chất’. Trong nội dung này, Glaucon và Adeimantus nhấn mạnh vào sự phân biệt giữa ý kiến, hình như và thực thể, và giữa một số ít những người tự mỉnh có khả năng thoát khỏi, không bị vướng mắc vì ý kiến hay dư luận, và nhiều những người khác vẫn còn không như thế, vì không thể– Bloom]

[3] Being (ousia) từ einai (to be). Hữu thể của (e.g.,) công lý là những gì công lý thực sự là.
[4] “do better” – xem chú thích trước.
[5] [Từ Greek của – “pháp luật” -”law” là “nomos”. Nó có thể được dịch là ‘ước định” (“convention”) Vì một luật hay lệ, không nhất thiết phải ban hành từ một hội đồng nhân dân, quốc hội, nó có thể là một thực hành theo tập quán truyền lại từ những đời trước của cha ông tổ tiên và dùng để hướng dẫn quản trị một cộng đồng. Trong ý nghĩa này, nomos có thể được hiểu như đối nghịch của physis, “thiên nhiên, hay tự nhiên.”) – Bloom]
[6] [Chiếc nhẫn được kể là của chính Gyges, không phải tổ tiên của ông ta]
Gyges (680-652 TCN), vua xứ Lydia, ở vùng tây Anatolia (nay là Turkey), ông dựng nên triều đại Mermnad. Theo như nhiều những thư tịch cổ điển, Gyges lên ngôi vua sau khi giết chết vua Candaules và lấy vợ của ông này. Nhưng có nhiều dị bản khác nhau về chính biến cố này. Herodotus viết rằng Candaules, người đã kiêu hãnh bất thường về sắc đẹp vợ mình, buộc Gyges phải nhìn bà khỏa thân. Bà này bắt gặp Gyges rình rập nhìn trộm và buộc Gyges nếu không muốn chịu tội chết phải giết chồng bà là chính nhà vua. Chúng ta cũng có bản của Plato – kể trên. Một bản thứ ba của Nicholas người thành Damascus, ông này dựa trên tài liệu của một sử gia Lydia là Xanthus, theo nguồn này – Gyges vốn là một sĩ quan, đã bị nghi ngờ làm phản hoàng gia, nên ông giết vua Candaules, sau khi hoàng hậu đã buộc tội ông có toan tính quyến rũ bà.
[7] Trong Seven against Thebes 592-4, được cho biết Amphiaraus nói rằng “ông không mong ước được tin là bậc nhất, nhưng là bậc nhất”. Đoạn này tiếp tục với những lời Glaucon trích dẫn dưới đây tại câu 362a-b.
[8] Xem Homer, Odyssey 16. 97-8.
[9] Hesiod (“Hσίοδος”, Hēsíodos); nhà thơ truyền khẩu Hellas các học giả định niên đại khoảng 750-650 TCN.
[10] Homer (“Oμηρος”, Hómēros), tác giả hai tập sử thi Iliad and the Odyssey, được tôn kính nhất trong các thi sĩ Hellas viết anh hùng ca.
[11] [Hesiod, Works and Days 332-3.]a
[12] [Homer, Odyssey 19. 109.]
[13] Musaeus: bác học, nhà thơ, sử gia, nhạc sĩ, tu sĩ ... huyền thoại, được xem là người sáng lập lối thi ca của tu sĩ (priestly poetry) ở Hellas – Attica. [tên tuổi Musaeus gắn với tôn giáo huyền bí Orphism]
[14] symposium
[15] [Hesiod, Works and Days 287-9, với thay đổi nhỏ.]
[16] [Iliad 9. 497-501, với thay đổi nhỏ]
[17] Selene: (Σεληνη-Selênê –Luna): vị gót nữ của mặt trăng – bà thường được vẽ như một phụ nữ hay trên lưng ngựa có cánh, hay một cỗ xe ngựa do những ngựa có cánh kéo bay.
[18] Mousai (Muses – Μουσα): Những vị gót nữ của nhạc, ca khúc, và múa, và là nguồn của hứng khởi cho các nhà thơ. Những muse cũng là những gót nữ của kiến thức, những người nhớ tất cả những gì đã xảy ra, đã thành quá khứ.
[19] Orpheus: nhà thơ theo huyền thoại, cũng có danh là người sáng lập tín ngưỡng – Orphism – sùng bái vị gót Dionysus (Bacchus) – Orphism (đôi khi cũng gọi là Orphicism) – (“Oρφικά”). Plato, trên đây nhắc đến những nghi lễ kết nạp tôn giáo – “Orpheus-initiators” (Ὀρφεοτελεσταί), và những nghi lễ liên hệ, Cũng giống như những huyền bí Eleusinian (Eleusinian mysteries), sự kết nạp với hững huyền bí Orphic (Orphic mysteries) hứa hẹn tín đồ những ưu thắng trong thế giới bên kia.
[20] [trích dẫn được gán cho từ Simonides, người được Polemarchus trích dẫn trong quyển 1.]
[21] [illusionistic painting: bức tranh ảo tưởng – ]
[22] “outdo others” – Pleonektountes – xem chú thích quyển I.
[23] [Anh hùng thường là những thủ lĩnh quân đội nổi tiếng thời sơ cổ đại (thời trong thơ Homer). Họ được xem như thần linh vì họ là hậu duệ trực tiếp của những vị gót, và vì họ làm những chuyện đội đá vá trời, những kỳ công siêu nhân, siêu thế. Một số trong họ được kể là những người tạo dựng, sáng lập các thành phố lớn hay quốc gia. Các công dân của những thành phố đó – như thế có liên hệ với thần linh – vì là con cháu của những anh hùng, vốn là con cháu của thần linh – vậy các vị anh hùng đóng vai trò nối kết thành phố với những vị gót. -– Bloom]
[24] xem câu 361b-c.
[25] Có lẽ là Critias – [những quan hệ đồng tính luyến ái giữa nam giới lớn tuổi và trẻ con trai ở tuổi cuối những năm vị thành niên đã là một phần được chấp nhận trong đời sống xã hội của thành Athens, đặc biệt là trong tầng lớp thượng lưu. Xem K. J. Dover, Greek Homosexuality (Cambridge, Mass: Harvard University Press, 1978).]
[26] Trận chiến tại thành Megara (409/408 TCN) là một thí dụ chiến thắng trên đất liền hiếm có của quân đội Athens chống lại với một lực lượng quân đội trong đó bao gồm cả của Sparta.
[27] [Điều này cũng có thể có nghĩa “quan trọng hơn.” – Bloom]
[28] Nguồn gốc của thành phố.
[29] chú ý là một thành phố – polis – là một tập hợp những con người, không phải là tập hợp những dinh thự.
[30] necessary: thiết yếu nhất có thể có nghĩa : (1) thành phố này tối giản – gồm càng tối thiểu những thành phần cần thiết càng tốt; (2) thành phố này hết sức chịu sự chi phối của những gì hết sức cần thiết, hay thành phố không có trọn vẹn những thiết yếu của đời sống (necessitous); hay (3) thành phố này là thành phố đúng nghĩa nhất, thành phố cần có nhất. – Bloom]
[31] Từ himation chỉ loại áo choàng hở một bên vai. Thường thấy trong các tượng hay hình vẽ Hellas. – Bloom]

[32] [Từ đem cho “market” is agora – “nơi họp chợ”. Nơi tụ họp trung tâm của thành phố; agora là chốn lui tới, chỗ Socrates xuất hiện, theo lời chính ông. – Bloom]
[33] [Từ – tiền tệ – “currency” tạm dịch nomiama. Nó có nghĩa một gì đó có tính ước định, và từ này từ nomas. Dịch cho sát sẽ là “một hình, một dấu hiệu – hợp pháp hay được thỏa thuận qui ước để trao đổi”. Chú ý ở đây, qui ước đầu tiên, như đối nghịch với tự nhiên, thiên nhiên, trong thành phố là một gì đó có liên hệ với thương mại. – Bloom]

[34] [relish: món ăn phụ thêm, với người Hellas – relish (opson); bất cứ gì ăn kèm với thức ăn chính như bánh bột mì hay bột barley, như thí dụ trên – ô liu và phô mai – không phải hiểu như như chúng ta ngày nay chỉ là những chất thường thêm vào thức ăn cho có hương vị để ăn ngon miệng.]
[35] [Có vẻ chắc chắn ở chỗ này có một trò chơi chữ có chủ ý – vì myrtle (murton) và acorn (phegos) – hạt cây sồi – là những từ thông thường trong tiếng lóng – chỉ cơ quan sinh dục của nữ và nam.]
Acorn: hạt cây sồi; Myrtle một loại cây xanh quanh năm ở vùng biển Mediterranean – có lá và quả chùm nhỏ mọng có hương của cây tùng xanh juniper và lá cỏ thơm rosemary.
[36] [Người Hellas ăn – hay ăn tiệc – với tư thế nằm nghiêng, ngả lưng, chống một tay, dựa trên các nệm ghê dài. Vì lý do này những ngời giàu có Athens có kiểu ghế dài thấp, nhiều nệm.. – Bloom]
[37] imitator:
[38] rhapsode: Một người thuộc lòng những khúc anh hùng ca và thuật kể lại với những thêm thắt linh động mang tính chất trình diễn kịch tính.
[39] những người làm đầu, làm tóc, làm móng chân, móng tay, ‘xe lông mặt, kẻ chân mày’...
[40] Thợ húi đầu
[41] [Lính hoplite, hay “lính bộ vũ khí nặng” – là người mang một khiên chắn lớn (hoplon) và một thanh giáo dài; là một người được ngưỡng mộ và hữu dụng nhất trong quân đội. Những người này đã chiến đấu trong những trận lớn trên bộ và đánh xáp lá cà. Khác với những người lính trang bị vũ khí nhẹ (khinh binh) và những người cỡi ngựa (kỵ binh) thường dùng để khiêu khích, hay đánh vào bên sườn của một đạo quân.
Khả năng để cung cấp cho chính mình và dùng vũ khí như vậy là một thử nghiệm cho quyền công dân trong các chế độ dân chủ hạn chế, giống như trong năm 411,TCN ở Athens. Nhìn từ quan điểm giàu có (mỗi người lính tự trang bị vũ khí cho mình) và kỹ năng quân sự, điều này phân biệt và làm nổi bật một người với đám đông, thường là khinh binh hay thủy thủ. Chiến đấu với vũ khí nặng (giáo và khiên) được hiểu là loại quan trọng nhất, từ điểm nhìn chiến lược và là một cơ hội cho để biểu hiện sự xuất sắc (hay đức hạnh). Iliad là một bài thánh ca về những người lính này, trong thời Socrates, quân đội Sparta là khuôn mẫu cho người lính hoplite. – Bloom] – Socrates, theo ông kể, cũng là một hoplite. Những hoplite thường bày trận theo đội hình phalanx, một đội hình đặc biệt, thường khoảng 8 người một hàng ngang, và có 8 hàng như thế, tất cả chặt cẽ thành một khối – cùng di động; tiến lui như sóng cuộn (phalanx).
[42] Athlete: một người thành thạo trong các môn thể thao và những môn thể dục khác – chính yếu là một người tài giỏi trong các môn thi đấu “chạy nhảy và ném” (track and field)
Gốc: từ Latin athleta, từ Greek athlētēs, từ athlein ‘thi đua để dành giải thưởng’’ từ athlon ‘giải thưởng’. Tôi nghĩ các từ: lực sĩ, hay vận động viên thể dục, không diễn đúng ý.
[43] [“unbeatable spirited” – Từ dùng ở đây là thymos, và nó diễn tả một trong những khái niệm quan trọng nhất của tập sách. Thymos là nguyên lý hay là chỗ ngụ của cuồng giận và điên giận. Nó cũng có thể dịch là – “heart”- “lòng sôi động, phấn khích”, phản ảnh sự phức tạp của thuật ngữ Hellas. Mặc dù sẽ luôn luôn dịch là “tinh thần” hay “có tinh thần”, nhưng đừng quên nghĩa rộng rãi hơn của nó trong Hellas, và cách dùng của nó nên cẩn thận theo dõi. – Bloom]
[44] philosophos: dùng ở đây trong ý nghĩa tổng quát chỉ một sự tò mò trí thức muốn biết chỉ vì để hiểu biết. [Từ triết gia có nghĩa là “người yêu sự khôn ngoan” và tương đương với philomathes, “người yêu sự học hỏi”. Hai cách dùng này của từ ngữ và nội dung của nó là những bước đầu đi đến một định nghĩa cho khái niệm khó khăn đó. Đôi khi nó được dịch là triết gia, đôi khi là người yêu khôn ngoan; nhưng chỉ là cùng một từ trong Hellas.– Bloom]
[45] philomanthes.
[46] [Phát biểu này gồm hai từ: – kalos có nghĩa là “đẹp”, “hay” hay “cao thượng” – và agathos “tốt”. Đó là tổng hợp mà chúng ta gọi là một người quí phái, mã thượng (gentleman). Chỗ nào có thể được, kaloskagathos sẽ dich là nhã hiệp, mã thượng hay cao thượng “gentleman.” – Bloom]
[47] [“Gymnastic”: – thể dục – có nghĩa là tập luyện cơ thể tự nhiên (unadorned body). “Music”: – âm nhạc – nguyên nghĩa gốc là “bất kỳ hoạt động nào được thực hành dưới sự hướng dẫn của những gót Muses”. Điều này có nghĩa đặc biệt chỉ loại thơ trữ tình (lyric) hát với nhạc, vốn không xa với ý nghĩa ngày nay của chúng ta. Socrates mở rộng phần nào ý nghĩa, và đặt trọng tâm trên sự tùy thuộc của những yếu tố vần điệu và nhạc điệu với nội dung nói (phát biểu) và nội dung lý trí (ẩn tàng). Đây là một đổi khác với sự nhấn mạnh truyền thống, và sự ngạc nhiên của chúng ta với cách thức ông diễn dịch từ ngữ “âm nhạc” thì không hoàn toàn xa lạ với những gì người đọc Hellas đã giả định có kinh nghiệm với sự đối xử có tính cơ bản về chủ đề. Thay đổi từ này sẽ là tiền giả định tác dụng của suy nghĩ của Socrates trước khi có sự kiện. Chúng ta không có tương đương thỏa đáng cho cả hai từ – âm nhạc, thể duc- , và tốt hơn là để mỗi trường hợp riêng lẻ tự nó diễn giải trên cơ sở của sự dùng chúng. (Ý nghĩa rộng hơn của “âm nhạc” thì diễn tả trong 617b-c, và trong bài nói của Lorenzo ở mở đầu Act V của The Merchant of Venice.) – Bloom]
[48] [Từ ngữ là poiein – vốn từ “nhà thơ” – “poet” được rút ra từ nó. Poiein có nghĩa là “làm ra” – “to make”- và là sự diễn tả tính chất đặc thù của hoạt động của nhà thơ. Thi ca, thơ, thì đúng thực chỉ là một thể dạng của sự làm ra, tạo nên, nhưng nó là một thứ làm ra, tạo nên tiết lộ nhất (hiểu như phơi mở và hiển lộ), và nhà thơ trở thành một người làm, người sản xuất. Trong cách dùng của tiếng England, không thể nào dịch nó nhất quán như là “làm”, và do đó “viết” và “sáng tác” cũng đã được dùng khi cần thiết. Nên ghi nhớ từ ngữ đó luôn luôn là poiein, vì khái niệm một điều đã được thực hiện, được làm, và được làm bởi nhà thơ, thường là một phần ý nghĩa của Plato. Diễn giải cổ xưa này về nhà thơ như là người sản xuất là một trái ngược với quan điểm hiện đại nhà thơ là một người sáng tạo. – Bloom]

[49] [Xem Hesiod, Theogony 154-210, 453-506.] – Kronos (hay Cronus) là gót Titan của thời gian và những thời đại, đặc biệt thời gian được xem như hủy hoại và nhai nuốt tất cả. Kronos cai quản vũ trụ trong thời gọi là Hoàng Kim, sau khi chính ông đã cắt dương vật cha mình là Ouranos (bầu trời) và cướp ngôi ông này. Sau đó, sợ lời tiên đoán, rằng ông cũng sẽ chịu số phận như thế. Kronos nuốt sống hết tất cả con mình ngay liền khi chúng vừa ra đời. Vợ ông, Rhea xoay sở đánh lừa và cứu được một đứa trẻ nhất, là Zeus, bằng cách trao cho Kronos nuốt một hòn đá quấn tã trẻ con. Rhea đem dấu Zeus trên đảo Krete và giao cho bà nội là Gaia nuôi. Khi Zeus trưởng thành, được bà nội giúp, đã buộc cha phải nhả ra hết những anh chị của mình, đây là những gót Olympian, họ đánh nhau với các gót Titan, sau mười năm đã đánh bại và dày những Titan này xuống hầm địa ngục Tartaros.
[50] Có lẽ chỉ peplos của Athena – xem Euthyphro.
[51] allegory: ngụ ngôn hay dụ ngôn: một câu chuyện, bài thơ, hay hình ảnh có thể diễn dịch để mở ra một ý nghĩa ẩn dấu, thường là về chính rị hay đạo đức.
[52] [Theologia: theology – gót học].
[53] [Ho theos: nghĩa đen “vị gót” – nhưng hàm ý số nhiều – “những vị gót” – hiểu theo nghĩa “tất cả những” gót. Như khi chúng ta nói “chim én là một giống chim di” (di cư, đổi chỗ ở theo mùa, khí hậu) – có nghĩa là (tất cả ) những chim én là chim di.]
[54] Pandarus : (huyền thoại Hyl​ạp): con của Lycaon, một người Lycian. Trong Homer, Iliad Book IV, Pandarus đã phá vỡ thỏa thuận ngừng chiến giữa quân đội Troy và Hyl​ạp, bằng sự phản bội làm bị thương Menelaus, vua xứ Sparta; cuối cùng Pandarus bị Diomedes giết chết
[55] Aeschylus (525/524— 456/455 TCN, Gela, Sicily): Nhà viết kịch nổi danh đầu tiên của Athen, ông nâng thể loại bi kịch – tragedy – lên đỉnh cao của thơ ca và nghệ thuật sân khấu.
[56] [Ba trích dẫn đầu từ Iliad 24. 527-32. Nguồn thứ tư, và trích dẫn từ Aeschylus, chưa được biết. Câu chuyện của Athena thúc dục Pandarus phá vỡ thỏa thuận ngừng chiến được kể ở Iliad 4. 73-126.]
[57] Niobe (thần thoại Hellas Hyl​ạp): Niobe là một trong những con khuôn mặt bi thảm nhất trong thần thoại Hellas. Nàng là con gái của Tantalus và một trong những Euryanassa, Eurythemista, Clytia, hay Dione (không ai biết chắc chắn) và có hai anh em, Broteas và Pelops. Niobe là hoàng hậu của xứ Thebes kết hôn với Amphion, vua củaThebes.
Niobe và Amphion có mười bốn đứa con (những Niobids), và trong một khoảnh khắc của kiêu căng, Niobe khoe khoang về bảy con trai và bảy con gái tại một buổi lễ để vinh danh của Leto, con gái của những thần khổng lồ Coeus và Phoebe. Nàng chế nhạo Leto, những người chỉ có hai con, Apollo, thần của tiên tri và âm nhạc, và Artemis, nữ thần đồng trinh của thiên nhiên. Leto đã không coi đó là chuyên xúc phạm nhỏ, và để trả đũa, đã gửi Apollo và Artemis xuống mặt đất để giết tất cả các đứa con của Niobe. Apollo đã giết chết bảy người con trai trong khi họ luyện tập thể dục. Đứa con trai cuối cùng cầu xin để được tha, nhưng mũi tên đã rời khỏi cung Apollo, và cậu bé bị bắn chết. Artemis giết bảy đứa con gái với các mũi tên tẩm thuốc độc. (Một số phiên bản nói có một vài đứa con được tha)
Trước cảnh những đứa con của mình bị giết, Amphion hay tự tử hay cũng bị giết bởi Apollo vì muốn trả thù cho cái chết của đám con. Trong trường hợp nào đi nữa, toàn bộ gia đình của Niobe đã chết trong một vài phút. Kinh hoàng, nàng bế con gái út trong tay, sau đó chạy sang núi Siplyon ở Tiểu Á. Ở đó nàng hóa đá và từ trong đá hình thành một dòng suối (Achelous) từ những giọt nước mắt không ngừng của nàng. Nàng trở thành biểu tượng của tang tóc vĩnh cửu. Trong chín ngày, những xác con của Niobe không được chôn chất vì Zeus đã biến tất cả người dân của Thebes thành đá. Chỉ đến ngày thứ mười, các vị gót đã thương hại và chôn những đứa con của nàng.
Niobe khóc ngay cả cho đến tận ngày nay. Khắc trên một vách đá trên núi Sipylus là hình ảnh mờ dần của một phụ nữ mà người Hellas nói là Niobe. Gồm đá vôi xốp, đá dường như khóc như nước sau khi mưa thấm qua nó
Huyền thoại này một cách sống động minh họa bản chất xấu ác của các vị gót. Thông thường, các vị gót sẽ tấn công trả thù chết người với những con người vốn chỉ hành động với những yếu điểm của con người. Leto đã cho toàn bộ gia đình của Niobe bị giết vì một bình luận kiêu ngạo. Chủ đề trả thù chết người này là phổ biến trong thần thoại về Artemis và Apollo. Ví dụ, Artemis biến Actaeon thành một con nai để rồi chính những con chó săn của Actaeon ăn nuốt bởi vì anh ta vô tình nhìn thấy Artemis trần truồng sau khi tắm. Apollo cũng như thế, không hề khoan nhượng. Ông đã giết chết Marsyas, sau khi Marsyas thách thức Apollo trong một cuộc thi âm nhạc. Bị thua, Apollo đã lột da sống Marsyas. Rõ ràng, huyền thoại của Niobe chứng tỏ sự cuồng nộ của cả hai Apollo và Artemis và là một cảnh cáo cho những con người dám so sánh mình với các vị gót.
[58] Pelops (thần thoại Hellas): Pelops là con của Tantalus, anh em của Niobe, cháu nội của Zeus. Khi còn là một đứa trẻ, Tantalus cắt Pelops thành mảnh nhỏ, hầm trong chảo lớn, và soạn thành món ăn trong một bữa tiệc cho các vị gót. Những vị gót khám phá ra mưu mẹo và làm Pelops sống lại, chỉ có một miếng vai của Pelops đã bị Demeter, và những vị gót thay thế với ngà voi. Sau khi được pục hồi, Pelops thành một thanh niên lại còn đẹp hơn trước..
[59] Odyssey 17. 485-6
[60] Proteus: thường được gọi là Ông già của Biển (Old Man of the Sea), là một thần biển có khả năng tiên tri, con trai của một trong hai Poseidon hay Oceanus. Ông thường sống trên đảo Pharos, Egypt, nơi ông chăn đàn seal (chó biển) của Poseidon. Ông ta sẽ đoán tương lai cho những người nào có thể nắm bắt ông ta, nhưng khi bị bắt, ông nhanh chóng khoác nhận tất cả các hình dạng khác nhau có thể tránh phái nói tiên tri. Khi ôm bắt thật chặt thật nhanh mặc dù vùng vẫy, ông sẽ phải quay về dạng thông thường là một ông già và tiên đoán tương lai cho người hỏi.
Thetis: là một trong những nàng Nereids (Nereids là năm mươi con gái của Nereus và Doris sống ở vùng biển Mediterranean. Những phụ nữ xinh đẹp luôn luôn thân thiện và giúp đỡ các thủy thủ chống các cơn bão nguy hiểm, cũng được cho là có thể tiên tri). Zeus thèm muốn nàng, nhưng nàng từ chối sự tiến tới của Zeus. Nữ thần Themis sau đó tiết lộ rằng Thetis đã được định mệnh để sinh một con trai còn mạnh hơn cha mình, lo sợ cho quyền thống trị của mình, Zeus đã buông bỏ và gả Thetis như cô dâu, cho một người trần là Peleus, và tất cả các vị gót đã tham dự đám cưới.
Thetis sinh một con trai, Achilles, người mà nàng đã cố gắng không thành công để làm cho đứa trẻ thành bất tử. Trong một phiên bản của câu chuyện, cô xức dầu cho cơ thể của trẻ sơ sinh với Ambrosia và sau đó đặt nó trên lửa để đốt cháy đi những phần trần gian, nhưng nàng bị gián đoạn khi người cha của đứa trẻ kinh hoàng, nàng đã bỏ gia đình trong một cơn giận dữ. Trong một phiên bản sau đó, nàng nhúng đứa trẻ vào sông Styx, lông đầu, nắm nó bằng các gót chân, nên tất cả các phần thân thể nhứng nước sông đã trở thành bất khả xâm phạm, nhưng gót chân vẫn còn khô. Achilles sau đó đã bị giết trong cuộc chiến thành Troy.
Hera: Nữ hoàng của các vị gót Olympian. Bà là con gái của Cronus và Rhea, vợ và em gái của gót Zeus. Hera chủ yếu được tôn thờ như một nữ gót của hôn nhân và sinh đẻ. Người ta nói rằng mỗi năm Hera lại trở thành trinh trắng bằng cách tắm trong giếng Canathus. Con của Hera và Zeus là gót thợ rèn Hephaistos, -gót nữ của thanh niên là Hebe, và gót chiến tranh là Ares. Theo một số nguồn, tuy nhiên, những đứa con của bà được thu thai không có giúp đỡ của một người đàn ông, hay bằng cách vỗ tay của mình trên mặt đất, hay bằng cách ăn rau diếp lettuce: do đó chúng được sinh ra, không bằng tình yêu nhưng trong ham muốn và lòng thù hận.
Những nhà thơ trinh bày Hera như ghen tuông không ngừng với những cuộc ngoại tình khác nhau của Zeus. Bà trừng phạt đối thủ của mình và con cái của họ, cả trong giới gót nữ và những người trần, với giận dữ không gì kềm hãm được. Bà đặt hai con rắn trong nôi của Heracles, Bà đặt một người khổng lồ trăm mắt canh giữ Io, Bà đẩy cha mẹ nuôi của Dionysus thành điên, và cố gắng để ngăn chặn sự ra đời của Apollo và Artemis. Ngay cả Zeus thường không thể chịu đựng nổi bà. Đôi khi, khi ông tức giận, ông bị xích chân bà vào núi Olympus. Tuy nhiên, Zeus thường dùng mưu: ông hay giấu các trẻ con ngoại hôn của mình, ông đã biến chúng thành những động vật.
Tượng Hera là của một người phụ nữ hùng vĩ trang nghiêm.
[61] Inachus: thần sông, là cha của Io, người bị Hera trừng phạt vì Zeus yêu Io.
[62] điều chúng là [thing that is (to on) Vì sự hàm hồ của động từ einai (“to be”), a thing that is – một sự vật mà là – có thể là: (1) một sự vật mà nó hiện hữu (hiện hữu “is”); (2) một sự vật mà nó , lấy thí dụ, đẹp (vị ngữ “is”); (3) một sự vật mà nó là đúng hay một gì đó mà là đúng thật (có tính chất đúng thực “is”). ]
[63] daimonic: [Quỉ thần – Demons – là những gót ở hàng thấp, như là nối giữa gót và con người. Thường thường những con người trước thời trận chiến Troy được xử như những thần nhân như thế. Họ có thể được xác định với những khả năng thiên tài cá nhân. Họ ở trên những anh hùng – heroes -một mức. Tiếng nói trong Socrates hay daimonion là “một sự việc thuộc loại quỉ thần” (cf 496c, and Apology, 31d, 27d-e). – Bloom]
[64] Trong Iliad 2. 1-34, Zeus gửi một giấc mơ đến Agamemnon hứa sẽ cho thành công nếu ông tấn công Troy ngay lập tức. Lời hứa là sai. Nguồn của trích dẫn từ Aeschylus là không biết.
Con của Thetis là Achilles, xem chú thích trước về Thetis, đám cưới của Thetis được các gót đến dự.
[65] Nghĩa là không trả tiền cho những diễn viên hợp xướng, hát trong vở kịch của người đó.
Ban hợp xướng trong các hài kịch và bi kịch (diễn ở những sân khấu lộ thiên) là phần của công chúng đóng góp chịu trả tiền. Tại Athens, những công dân giàu có thường trả tiền công và huấn luyện đoàn hợp xướng như phần của trách nhiệm công dân của họ, và cũng là một hình thức phô trương.