Friday, June 23, 2017

Harari – Người-Gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai (19)

Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari






11
Tôn Giáo thờ phụng Dữ liệu

Dataism nói rằng vũ trụ bao gồm những giòng chảy của dữ liệu, và giá trị của bất kỳ hiện tượng hay thực thể nào đều được ấn định bởi sự đóng góp của nó vào sự tiến hành dữ liệu. [1] Điều này có thể đập vào bạn như là một khái niệm lập dị, hoạt động ngoài trung tâm; bên lề không đáng kể; nhưng trong thực tế nó đã chinh phục hầu hết giới quyền uy khoa học rồi. Dataism đã ra đời từ sự hợp lưu bùng nổ của hai đợt sóng thuỷ triều khoa học. Trong 150 năm kể từ khi Charles Darwin xuất bản Nguồn gốc những Chủng loại, những ngành khoa học sự sống đã đi đến xem những sinh vật như những algorithm sinh hóa. Đồng thời, trong tám chục năm kể từ khi Alan Turing đã hình thành ý tưởng về một Máy Turing, những nhà khoa học computer đã học để thiết kế những algorithm điện tử ngày càng tinh vi. Dataism đặt cả hai vào cùng nhau, chỉ ra rằng đích xác cùng những định luật toán học áp dụng cho cả hai algorithm sinh hóa và algorithm điện tử. Dataism do đó phá đổ những rào cản giữa động vật và máy móc, và hy vọng những algorithm điện tử cuối cùng sẽ đọc hiểu những code bí mật, và vượt qua hơn hẳn những algorithm sinh hóa.

Đối với những nhà chính trị, doanh nhân và giới tiêu thụ thông thường, Dataism cung cấp những công nghệ đột phá và sức mạnh lớn lao mới. Đối với những học giả và trí thức nó cũng hứa hẹn sẽ cung cấp một mục tiêu khoa học đầy tham vọng vốn đã lẩn tránh chúng ta trong nhiều thế kỷ: chỉ một lý thuyết đơn nhất nhưng vươn ra bao quát khiến thống nhất được tất cả những môn khoa học, từ văn học và âm nhạc học đến kinh tế học và sinh học. Theo Dataism, vở kịch King Lear và những virus bệnh cúm đều chỉ là hai mô thức của giòng chảy dữ liệu, đều có thể phân tích được bằng cách dùng cùng những khái niệm cơ bản và những dụng cụ tương tự như nhau. Ý tưởng này thì cực kỳ lôi cuốn. Nó cung cấp cho tất cả những nhà khoa học một ngôn ngữ chung, dựng những cầu nối qua những rạn nứt hàn lâm, và dễ dàng lan truyền những viễn kiến qua những biên giới của những ngành kiến thức. Những nhà nhạc học, những nhà khoa học chính trị và sinh học tế bào cuối cùng đều có thể hiểu nhau.

Trong tiến trình này, Dataism đảo ngược học tập truyền thống vẫn theo hình tháp pyramid. Cho tới nay, dữ liệu được xem như chỉ là bước đầu tiên trong một chuỗi dài những hoạt động trí tuệ. Con người được cho là nhằm thanh lọc dữ liệu thành thông tin, thông tin thành kiến ​​thức, và kiến ​​thức thành trí tuệ. Tuy nhiên, Những Đata-ít tin rằng con người không còn có thể đối phó với những luồng dữ liệu phong phú, vì thế họ không thể chắt lọc những dữ liệu thành thông tin, đừng nói chi đến đem vào thành kiến ​​thức hoặc trí tuệ. Công việc tiến hành chế biến dữ liệu do đó nên được giao phó cho những algorithm điện tử, có năng lực vượt xa khả năng của bộ óc con người. Trong thực tế, điều này có nghĩa rằng những người data-ít đều nghi ngờ về sự hiểu biết của và sự khôn ngoan con người, và thích đặt tin tưởng của họ vào Data Cựclớn [2] và algorithm computer.

Dataism đang cố thủ vững chắc nhất trong hai ngành mẹ của nó: khoa học computer và sinh học. Trong hai, sinh học thì quan trọng hơn. Đó là sự nối vào rồi ôm chặt lấy sinh học của Dataism đã biến một sự đột phá còn hạn chế trong khoa học computer thành một biến cố chấn động mãnh liệt rung chuyển thế giới, vốn có thể hoàn toàn thay đổi ngay chính bản chất của sự sống. Bạn có thể không đồng ý với ý tưởng rằng những sinh vật, những cấu trúc vật chất có sự sống [3] đều là những algorithm, và rằng những hươu cao cổ, những quả cà chua và những con người đều chỉ là những phương pháp khác nhau trong sự tiến hành dữ liệu. Nhưng bạn nên biết rằng đây là tín điều khoa học hiện nay, và rằng nó đang thay đổi thế giới của chúng ta đến không còn nhận ra.

Không chỉ những sinh vật cá nhân ngày hôm nay được nhìn thấy như những hệ thống tiến hành-dữ liệu, nhưng cũng còn toàn thể những xã hội như tổ ong, những đám bacteria, những khu rừng và những thành phố của con người. Những nhà kinh tế ngày càng giải thích nền kinh tế, cũng thế, như một hệ thống tiến hành-dữ liệu. Những người không chuyên môn tin rằng kinh tế bao gồm những nông dân trồng lúa mì, công nhân sản xuất quần áo, và khách hàng mua bánh mì và quần lót. Tuy nhiên, những nhà chuyên môn nhìn kinh tế như một cơ chế để thu thập dữ liệu về những ham muốn và những khả năng, và chuyển dữ liệu này vào thành những quyết định.

Theo quan điểm này, chủ nghĩa tư bản thị trường tự do và chủ nghĩa cộng sản nhà nước kiểm soát không cạnh tranh với nhau về những hệ tư tưởng, những tín ngưỡng đạo đức hoặc những tổ chức chính trị. Ở đáy tầng, họ đang cạnh tranh về những hệ thống tiến hành-dữ liệu. Chủ nghĩa tư bản dùng tiến hành phân phối, trong khi chủ nghĩa cộng sản dựa trên tiến hành tập trung. Chủ nghĩa tư bản tiến hành-dữ liệu bằng cách kết nối trực tiếp tất cả những nhà sản xuất và người tiêu thụ với nhau, và cho phép họ trao đổi thông tin một cách tự do và đưa ra quyết định một cách độc lập. Lấy thí dụ, làm thế nào để bạn xác định giá của ổ bánh mì trong một thị trường tự do? Vâng, mỗi nhà làm bánh có thể sản xuất càng nhiều bánh mì như họ muốn, và tính giá tiền cho nó cao như họ muốn. Những khách hàng đều có tự do để mua nhiều bánh mì như họ có đủ khả năng để mua, hay đi mua bánh của một nhà làm bánh khác cạnh tranh với giá bánh mì rẻ hơn. Không phải là điều trái pháp luật để đòi $1.000 cho một ổ bánh mì baguette, nhưng chắc chắn không ai mua nó..

Trên quy mô lớn rộng nhiều hơn, nếu những người đầu tư tiên đoán rằng nhu cầu bánh mì sẽ tăng, họ sẽ mua những cổ phần những công ty công nghệ sinh học chuyên phát triển kỹ thuật ứng dụng di truyền học về những lúa mì biến giống thành sung mãn hơn. Tiền vốn tuôn vào sẽ cho phép những công ty này đẩy mạnh tốc độ nghiên cứu của họ, qua đó cung cấp nhiều lúa mì và nhanh hơn, và ngăn ngừa tình trạng thiếu bánh mì. Ngay cả nếu một công ty công nghệ sinh học khổng lồ theo đuổi một lý thuyết sai lầm và đi đến bế tắc, những đối thủ cạnh tranh thành công hơn của nó sẽ đạt được bước tiến đột phá mong đợi. Như thế, chủ nghĩa tư bản với thị trường tự do phân phối công việc phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định giữa nhiều hệ thống tiến hành dữ liệu trong những hệ thống computer độc lập nhưng liên kết với nhau. Một nhà chuyên môn kinh tế người Austria, Friedrich Hayek giải thích, “Trong một hệ thống trong đó những kiến ​​thức về những sự kiện có liên quan được phân tán giữa nhiều người, giá cả có thể tác động để phối hợp những hành động riêng biệt của nhiều người khác nhau.” [4]

Theo quan điểm này, thị trường chứng khoán là hệ thống tiến hành-dữ liệu nhanh nhất và hiệu quả nhất loài người đã tạo ra cho đến nay. Mọi người đều được chào đón tham gia, nếu không trực tiếp thì cũng qua những nhà băng hoặc những quỹ đầu tư tiền hưu bổng. Thị trường chứng khoán điều hành nền kinh tế thế giới, và đưa vào cân nhắc tính toán tất cả mọi sự vật việc vốn xảy ra trên trái đất – và thậm chí sau và ngoài nó. Những giá cả đang chịu ảnh hưởng bởi những thí nghiệm khoa học thành công, bởi những xìcăngđan chính trị ở Japan, bởi vụ núi lửa mới phun ở Iceland và thậm chí bởi những hoạt động bất thường trên mặt của mặt trời. Để cho hệ thống chạy trơn tru, đòi hỏi càng nhiều thông tin càng tốt cũng như luân lưu tự do nhất đến như có thể được. Khi hàng triệu người trên khắp thế giới đều có quyền vào đến được tất cả những thông tin liên hệ, họ xác định giá cả chính xác nhất của dầu hoả, của những cổ phần Hyundai và những công phiếu của chính phủ Sweden, tất cả bằng cách mua và bán chúng. Người ta ước tính rằng thị trường chứng khoán chỉ cần mười lăm phút mua bán để xác định ảnh hưởng của một ‘tít’ báo New York Times trên giá cả của hầu hết những cổ phần. [5]

Những cân nhắc thận trọng trong sự tiến hành-dữ liệu cũng giải thích tại sao những nhà tư bản ủng hộ việc giảm thuế thấp hơn. Thuế nặng có nghĩa rằng một phần lớn của tất cả những nguồn vốn sẵn có phải tích tụ ở một chỗ – công quỹ nhà nước – và do đó ngày càng có nhiều quyết định phải được thực hiện chỉ bởi một đơn vị tiến hành trung tâm dữ liệu [6] duy nhất, điển hình là guồng máy nhà nước, chính phủ. Điều này tạo ra một hệ thống tiến hành-dữ liệu quá tập trung. Trong trường hợp cực đoan, khi thuế quá cao, gần như tất cả những nguồn vốn cuối cùng đều chạy vào trong tay chính phủ, và vì vậy chỉ một mình chính phủ có được những quyết định, giải pháp kinh tế quan trọng. Nó ra lệnh từ giá của ổ bánh mì, đến vị trí của những hiệu bánh, và ngân sách nghiên cứu và phát triển. Trong một thị trường tự do, nếu một trung tâm tiến hành dữ liệu làm một quyết định sai lầm, một trung tâm tiến hành khác sẽ nhanh chóng sửa chữa, tận dụng sai lầm của đối thủ của nó. Tuy nhiên, khi chỉ có một trung tâm tiến hành dữ liệu làm hầu như tất cả những quyết định, những sai lầm nếu xảy ra, có thể là thảm họa.

Tình trạng cực đoan này, trong đó tất cả những dữ liệu được tiến hành và tất cả những quyết định được thực hiện bởi chỉ một đơn vị đơn vị tiến hành dữ liệu duy nhất được gọi là chủ nghĩa cộng sản. Trong một nền kinh tế cộng sản, mọi người được cho là làm việc theo những khả năng của họ, và nhận được theo như những nhu cầu của họ. Nói cách khác, chính phủ lấy 100 phần trăm lợi nhuận của bạn, quyết định những gì bạn cần, và sau đó cung cấp những nhu cầu này. Mặc dù chưa có nước nào từng bao giờ thực hiện kế hoạch này trong hình thức cực đoan của nó, Soviet Union và những quốc gia vệ tinh của nó đã thực hiện nó cũng gần đến mức như họ có thể. Họ từ bỏ những nguyên tắc tiến hành-dữ liệu phân tán, và chuyển sang một mô hình tiến hành-dữ liệu tập trung. Tất cả những thông tin từ khắp Soviet Union chảy dồn về một địa điểm duy nhất tại Moscow, nơi mà tất cả những quyết định quan trọng được thực hiện. Những nhà sản xuất và những người tiêu thụ không thể giao tiếp trực tiếp với nhau, nhưng đã phải tuân theo những chỉ thị, mệnh lệnh của chính phủ.



Những nhà lãnh đạo Soviet Union ở Moscow năm 1963: tiến hành-dữ liệu tập trung.

Lấy thí dụ, bộ kinh tế của Soviet Union có thể quyết định rằng giá của bánh mì trong tất cả những cửa hàng nên được tính chính xác 2 rúp và 4 kopeks, rằng một kolkhoz đặc biệt trong Oblast Odessa nên chuyển từ trồng lúa mì sang nuôi gà, và rằng hiệu bánh (quốc doanh) tháng Mười Đỏ ở Moscow nên sản xuất 3,5 triệu ổ bánh mì mỗi ngày, không hơn không kém, dù chỉ một ổ. Trong khi đó, Bộ khoa học Soviet Union buộc tất cả những phòng thí nghiệm công nghệ sinh học của Soviet Union để áp dụng những lý thuyết của Trofim Lysenko – người đứng đầu khét tiếng của Học viện Khoa học Nông nghiệp Lenin. Lysenko bác bỏ những lý thuyết di truyền quan trọng và ảnh hưởng nhất đương thời. Ông nhấn mạnh rằng nếu một sinh vật đã tiếp nhận được một số đặc điểm mới trong quãng đời của nó, phẩm tính này có thể truyền trực tiếp sang qua con cháu của nó. Ý tưởng này đã ngược lại rõ ràng với lý thuyết Darwin chính thống, nhưng nó đã ăn khớp chặt chẽ với những nguyên lý giáo dục cộng sản. Nó hàm ý rằng nếu bạn có thể huấn luyện cây lúa mì chịu được thời tiết lạnh, những lúa con của chúng cũng sẽ có tính chống-lạnh. Theo đó, Lysenko đã gửi hàng tỉ cây lúa mì ‘phản cách mạng’ sang Siberia băng giá để chúng được ‘huấn luyện’ lại – và Soviet Union đã sớm buộc phải nhập cảng bột mì ngày càng nhiều hơn từ USA. [7]


 
Ồn ào náo động trên sàn Thị trường Chứng khoán Chicago: tiến hành-dữ liệu phân phối.

Chủ nghĩa tư bản đã không đánh bại chủ nghĩa cộng sản vì chủ nghĩa tư bản thì đạo đức hơn, hay vì những quyền tự do cá nhân là thiêng liêng, hay vì Gót đã nổi giận với những người cộng sản ‘ngoan cố’ không tin, không theo những tôn giáo tôn thờ ông ta. Đúng hơn, chủ nghĩa Tư bản đã thắng Chiến tranh Lạnh vì ‘chế độ’ tiến hành-dữ liệu phân tán hoạt động tốt hơn so với ‘chế độ’ tiến hành-dữ liệu tập trung, ít nhất là trong những thời kỳ đẩy mạnh những thay đổi kỹ thuật công nghệ. Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản chỉ đơn giản là đã không đối phó nổi với thay đổi nhanh chóng của thế giới vào cuối thế kỷ XX. Khi tất cả những dữ liệu thông tin được tích lũy trong một hầm trú ẩn bí mật, và tất cả những quyết định quan trọng được thực hiện bởi một nhóm già lão trong apparatchiks, bạn có thể sản xuất hàng hàng những xe vận tải chất đầy bom hạt nhân, nhưng bạn sẽ không có được một Apple hoặc một Wikipedia.

Có một câu truyện kể (có thể là bịa ra, giống như hầu hết những truyện kể hay) rằng khi Mikhail Gorbachev cố gắng hồi sinh cho nền kinh tế đang hấp hối của Soviet Union, ông đã gửi một trong những phụ tá chính của ông đến London để tìm hiểu xem lý thuyết kinh tế của Thatcher tất cả là gì, và một hệ thống tư bản, như ở UK, thực hiện chức năng của nó như thế nào. Những người chủ nhà đã đưa những vị khách Soviet của họ đi một vòng thăm thành phố, từ thị trường chứng khoán London đến Trường Kinh tế London, nơi ông này đã có những nói chuyện rất lâu với những nhà quản lý nhà băng, những doanh nhân và những giáo sư. Sau một vài giờ, một nhà chuyên môn Soviet Union vụt nói: “Xin hãy dừng lại một chút. Hãy quên đi tất cả những lý thuyết kinh tế phức tạp. Chúng tôi đã đi tới đi lui khắp London trọn ngày nay, và có một điều tôi không thể hiểu được. Ở Moscow của chúng tôi, những đầu óc giỏi nhất của chúng tôi đang làm việc trong hệ thống cung cấp bánh mì, ấy thế nhưng vẫn có những hàng rất dài đứng như vậy để chờ mua bánh trong mỗi hàng bánh và hàng tạp hóa. Ở London đây, sống hàng triệu người, và hôm nay chúng tôi đã đi qua nhiều cửa hàng và siêu thị, nhưng tôi đã không nhìn thấy lấy được dẫu chỉ một hàng đứng dài những người đợi mua bánh. Xin làm ơn đưa tôi đến gặp người phụ trách cung cấp bánh mì cho London. Tôi phải học bí mật của ông ta. Những chủ nhân gãi đầu, suy nghĩ khá lâu, đến hơn một lúc, và nói: “Không có ai chịu trách nhiệm cung cấp bánh mì cho London”.

Đó là bí mật của sự thành công của chủ nghĩa tư bản. Không có đơn vị tiến hành trung tâm dữ liệu nào nắm giữ độc quyền tất cả tiến hành dữ liệu về việc cung cấp bánh mì cho thành phố London. Những luồng thông tin tự do giữa hàng triệu người tiêu thụ và những nhà sản xuất, thợ làm bánh và những nhà tư bản lớn, những nông dân và những nhà khoa học. Những sức mạnh thị trường ấn định giá của bánh, số lượng bánh vào lò nướng mỗi ngày và những ưu tiên trong nghiên cứu và phát triển. Nếu những sức mạnh thị trường gây những quyết định sai lầm, chúng nhanh chóng tự sửa chữa, hay những nhà tư bản tin như thế. Đối với mục đích hiện tại của chúng ta, dù lý thuyết này đúng hay sai không là điều quan trọng. Điều quan trọng là lý thuyết này hiểu được kinh tế học trong những điều kiện của tiến hành-dữ liệu.

Tất cả Quyền lực đã đi Mất đâu rồi?

Những nhà khoa học chính trị cũng giải thích ngày càng tăng những cấu trúc chính trị của con người như những hệ thống tiến hành-dữ liệu. Giống chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, cũng thế là những chế độ dân chủ và những chế độ độc tài trong bản chất đều là những cơ chế cạnh tranh cho sự thu thập và phân tích dữ liệu thông tin. Những chế độ độc tài dùng những phương pháp tiến hành-dữ liệu tập trung, trong khi những chế độ dân chủ thích tiến hành-dữ liệu phân phối hơn. Trong những chục năm qua, dân chủ nắm được tay trên, vì dưới những điều kiện đặc biệt chỉ có trong những năm cuối thế kỷ XX, tiến hành-dữ liệu phân phối làm việc tốt hơn. Trong những điều kiện thay thế khác – những điều kiện lấn lướt trong Đế quốc Rome thời cổ, chẳng hạn – tiến hành-dữ liệu tập trung đã chiếm ưu thắng, đó là tại sao Cộng hòa Rome đã sụp đổ và quyền lực đã chuyển từ Thượng viện và hội đồng Nhân dân sang tay một vị hoàng đế độc tài duy nhất.

Điều này ngụ ý rằng khi những điều kiện của sự tiến hành-dữ liệu thông tin thay đổi một lần nữa trong thế kỷ XXI, dân chủ có thể suy thoái và thậm chí biến mất. Khi cả khối lượng và tốc độ của dữ liệu đều tăng lên, những tổ chức khả kính như những bầu cử, những đảng chính trị, và những quốc hội có thể trở nên lỗi thời – không phải vì chúng là không đúng, bất công hay phi đạo đức, nhưng vì chúng không tiến hành dữ liệu được đủ hiệu quả. Những tổ chức này đã tiến hóa trong một thời đại khi chính trị chuyển biến nhanh hơn so với kỹ nghệ công nghệ. Trong thế kỷ XIX và XX, Cách mạng Kỹ nghệ diễn ra đủ chậm cho những nhà chính trị và những cử tri vẫn đi trước một bước của nó và điều chỉnh và thao túng vận hành của nó. Tuy nhiên, trong khi nhịp điệu của chính trị đã không thay đổi nhiều kể từ những ngày của máy hơi nước, công nghệ đã sang số động cơ, từ số một sang số bốn. Những cách mạng công kỹ nghệ bây giờ vượt qua những tiến trình chính trị, khiến những dân biểu và cử tri, cả hai như nhau, đều mất quyền kiểm soát.

Sự nổi lên của Internet cho chúng ta một vị nếm của những sự vật việc sắp đến. Không gian cyber hiện nay thì hết sức thiết yếu với cuộc sống hàng ngày của chúng ta, kinh tế của chúng ta và an ninh của chúng ta. Thế nhưng, những lựa chọn quan trọng giữa những thiết kế web có thể có được đã không được thực hiện qua một tiến trình chính trị dân chủ, mặc dù chúng tham dự vào những vấn đề chính trị truyền thống như chủ quyền, biên giới, riêng tư cá nhân và an ninh. Bạn đã từng bỏ phiếu về hình thức của không gian cyber bao giờ chưa? Những quyết định của những nhà thiết kế web đều xa với ánh đèn soi chiếu của công chúng, có nghĩa là ngày nay Internet là một khu vực tự do và vô pháp luật, làm xói mòn chủ quyền quốc gia, xoá bỏ biên giới, gạt bỏ quyền riêng tư cá nhân, và có lẽ đặt ra nguy cơ về an ninh thế giới ghê gớm nhất. Trong khi đó, chục năm trước, nó hầu như không có tên trên màn hình radar rà xét an ninh, ngày nay giới phụ tránh an ninh kích động đã tiên đoán rồi thế nào một ‘biến cố cỡ 9/11 trong không gian cyber’ nhất định cũng sẽ xảy ra

Những chính phủ và tổ chức ngoài chính phủ do đó tiến hành những cuộc tranh luận gay gắt về việc cấu trúc lại Internet, nhưng là điều khó khăn hơn nhiều để thay đổi một hệ thống hiện có thay vì để can thiệp vào nó khi vừa ra đời. Bên cạnh đó, một khi giới hành chính nặng nề của chính phủ nếu đến được quyết định rõ ràng phải làm những gì để quy định không gian cyber, khi đó Internet thay hình đổi dạng, lột xác đã mười lần. Rùa chính phủ không thể theo kịp với thỏ công nghệ. Nó bị tràn ngập bởi dữ liệu. Cơ quan Anh ninh Quốc gia USA có thể do thám, theo dõi từng lời của bạn, nhưng cứ trông vào những sai lầm tai hại vẫn lập lại trong chính sách đối ngoại của USA, có vẻ như không ai ở Washington biết phải làm gì với tất cả những dữ liệu thu tập được. Chưa bao giờ trong lịch sử, có một chính phủ biết rất nhiều về những gì đang xảy ra trên thế giới – thế nhưng ít có đế quốc nào đã làm hỏng sự việc một cách vụng về như USA đương thời. Nó giống như một người chơi poker, biết hết những quân bài đang nằm trong tay những đối thủ của nó, nhưng bằng cách nào đó nó vẫn xoay sở để thua, hết ván trước sang ván sau.

Trong những chục năm tới, rất có thể rằng chúng ta sẽ thấy thêm nhiều những cách mạng Internet nữa, trong đó công nghệ thắng thế, vượt lên dẫn đầu, đi trước chính trị. Trí tuệ nhân tạo và công nghệ sinh học có thể sớm cải tổ những xã hội và những nền kinh tế của chúng ta – và cả những cơ thể lẫn não thức của chúng ta nữa – nhưng hầu như không thấy có một đốm sáng chớp bật nào trên màn radar chính trị của chúng ta. Những cấu trúc dân chủ hiện tại của chúng ta chỉ là không thể thu thập và tiến hành nổi cho đủ nhanh được những dữ liệu liên quan, và hầu hết những người bỏ phiếu cũng không hiểu đủ về sinh học và cybernetics [8] để hình thành được bất kỳ ý kiến ​​thích ứng nào. Do đó chính trị dân chủ truyền thống mất kiểm soát của những sự kiện, và thất bại, không cung cấp cho chúng ta những viễn kiến có ý nghĩa về tương lai.

Điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ quay trở lại với những chế độ độc tài theo kiểu thế kỷ XX. Những chế độ chuyên chế dường như đều bị choáng ngợp bởi bước tiến của phát triển công nghệ và tốc độ và khối lượng của lưu lượng dữ liệu. Trong thế kỷ XX, những nhà độc tài đã có những viễn kiến lớn cho tương lai. Những người cộng sản cũng như những người phát xít như nhau đều tìm cách tiêu diệt hoàn toàn thế giới cũ và xây dựng một thế giới mới thay vào vị trí của nó. Dù bạn nghĩ thế nào về Lenin, Hitler hay Mao, bạn không thể buộc tội họ thiếu viễn kiến. Hiện nay, có vẻ như những nhà lãnh đạo có một cơ hội để theo đuổi những viễn kiến thậm chí còn lớn hơn nhiều. Trong khi những người cộng sản và những người Nazis đã cố gắng để tạo ra một xã hội mới và một con người mới, với sự giúp đỡ của những động cơ hơi nước và máy chữ, những tiên tri ngày nay có thể dựa vào công nghệ sinh học và những siêu-computer.

Trong những phim khoa học giả tưởng, những nhà chính trị tàn nhẫn kiểu Hitler đều nhanh chóng vồ vập lấy những công nghệ mới loại giống như thế đó, đặt chúng vào việc phục vụ hoang tưởng chính trị này, hay cuồng vọng làm lớn cá nhân kia. Tuy nhiên, những nhà chính trị sống thực ngoài đời, trong những năm đầu thế kỷ XXI, ngay cả trong những nước độc tài như Russia, Iran hay Bắc Korea, đều không có gì giống như những hình ảnh tương đương trong Hollywood. Họ dường như không âm mưu dựng bất kỳ một Thế Giới Mới Can đảm nào. [9] Những giấc mơ ngông cuồng nhất của Kim Jong-un và Ali Khamenei không đi xa hơn những bom nguyên tử và những hoả tiễn tự kiểm soát đường bắn: như thế vẫn còn hết sức giống những năm 1945. Những ước vọng của Putin dường như chỉ giới hạn trong sự xây dựng lại những khu vực thuộc Soviet Union cũ, hay thậm chí không ngoài những lãnh thổ có từ thời đế chế Tsar. Trong khi đó tại USA, những người đảng Cộng hòa lo lắng hoảng hốt đã lên án Barack Obama như một bạo chúa tàn nhẫn, khai mở những âm mưu phá hủy những nền tảng của xã hội USA – dù trong tám năm làm tổng thống, ông xoay sở đã hết sức nhưng rốt cuộc chỉ ban hành được một đạo luật cải cách nhỏ về y tế. Tạo những thế giới mới và con người mới là chuyện quá xa, vượt ngoài agenda của ông.

Chính vì công nghệ hiện đang di chuyển quá nhanh, và những quốc hội dân chủ và những nhà độc tài đều đang như nhau bị choáng ngợp bởi khối dữ liệu mà họ không thể tiến hành một cách đủ nhanh chóng, những nhà chính trị ngày nay suy nghĩ về một quy mô nhỏ hơn nhiều so những người thời trăm năm trước trước của họ. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, chính trị do đó bị tước mất viễn kiến rộng rãi. Chính phủ đã trở thành chỉ là quản lý. Nó quản lý đất nước, nhưng nó thôi không còn dẫn đạo. Nó bảo đảm những thày giáo được trả lương đúng kỳ, và những hệ thống cống nước không bị úng ngập, nhưng nó không có ý tưởng rằng đất nước sẽ như thế nào trong hai mươi năm tới.

Ở một chừng mức nào đó, đây là một điều rất tốt. Sau khi thấy rằng một số trong những viễn kiến ​​chính trị lớn lao của thế kỷ XX đã dẫn chúng ta đến những Auschwitz, Hiroshima và Bước Nhảy vọt Vĩ đại, có lẽ chúng ta tốt hơn hết nên trong tay của những công chức đầu óc nhỏ hẹp. Trộn công nghệ giống gót với chính trị hoang tưởng là một công thức cho thảm họa. Nhiều những nhà kinh tế và những nhà khoa học chính trị phái tự do-mới [10] cho rằng điều tốt nhất là hãy để tất cả những quyết định quan trọng nằm trong tay của thị trường tự do. Chúng do đó cung cấp cho những nhà chính trị lý do hoàn hảo cho sự bất động và sự thiếu hiểu biết của họ, nhưng lại được giải thích như một sự khôn ngoan chín chắn. Những nhà chính trị tìm thấy thật thuận tiện để tin rằng lý do họ không hiểu thế giới là vì họ không cần phải hiểu nó.

Tuy nhiên, công nghệ giống gót với chính trị cận thị cũng có nhược điểm của nó. Thiếu viễn kiến không luôn luôn là một phúc đức, và không phải tất cả viễn kiến đều nhất thiết phải xấu. Trong thế kỷ XX, viễn kiến Nazi đen tối đã không đổ vỡ một cách tự động. Nó đã bị những viễn kiến lớn lao của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tự do đánh bại. Là điều nguy hiểm để đặt tương lai chúng ta tin cậy trong tay những sức mạnh thị trường, vì những sức mạnh này làm những gì tốt cho thị trường chứ không cho loài người hay cho thế giới. Bàn tay của thị trường thì mù cũng như vô hình, và nếu bỏ mặc cho những khí cụ riêng của nó, nó có thể thất bại, không làm được bất cứ gì trước sự đe dọa của hiện tượng mặt đất ấm dần, hay tiềm năng nguy hiểm của trí tuệ nhân tạo.

Một số người tin rằng dù sao chăng nữa có ai đó chịu trách nhiệm. Không phải những chính trị gia dân chủ hay những bạo chúa độc tài, nhưng đúng hơn là một nhóm nhỏ những tỉ phú, những người bí mật điều hành thế giới. Nhưng những giả thuyết về những âm mưu loại giống như thế không bao giờ giải thích được gì, vì chúng đánh giá sự phức tạp của hệ thống quá thấp. Một vài tỉ phú, hút xì gà Cuba và uống uýt-ky Scotch, trong một vài căn phòng nào đó - bí mật, ngoài những con mắt công chúng tò mò - không thể nào có thể hiểu được tất cả mọi sự vật việc xảy ra trên toàn thế giới, đừng nói chi đến việc điều khiển nó. Những tỉ phú tàn nhẫn và những nhóm lợi ích nhỏ phát triển mạnh trong thế giới hỗn loạn hiện nay, không phải vì họ ‘đọc bản đồ’ (diễn giải thời sự) tốt hơn so với bất cứ ai khác, nhưng vì họ có những mục tiêu rất hẹp. Trong một hệ thống hỗn loạn, viễn kiến loại ‘đường hầm’ có ưu thế của nó, và quyền lực của những tỉ phú thì tỉ lệ chặt chẽ với những mục đích của họ. Nếu người giàu nhất thế giới muốn kiếm thêm một tỉ đô la nữa, ông có thể dễ dàng ‘đánh bạc’ với hệ thống ngõ hầu đạt mục đích của mình. Ngược lại, nếu ông muốn giảm bớt sự bất bình đẳng thế giới, hoặc ngăn chặn hiện tượng mặt đất ấm dần, ông ta sẽ không có khả năng ngay cả để làm điều đó, vì hệ thống thì quá phức tạp.

Tuy nhiên, những khoảng trống quyền lực hiếm khi tồn tại lâu dài. Nếu trong thế kỷ XXI, những cấu trúc chính trị truyền thống không còn có thể tiến hành-dữ liệu đủ nhanh chóng để tạo ra những viễn kiến có ý nghĩa, sau đó những cấu trúc mới và hiệu quả hơn sẽ phát triển để chiếm vị trí của chúng. Những cấu trúc mới này có thể rất khác với bất kỳ những tổ chức chính trị nào đã có trước đó, cho dù dân chủ hay độc tài. Câu hỏi duy nhất là ai sẽ xây dựng và kiểm soát những cấu trúc này. Nếu loài người thôi không còn có khả năng làm nhiệm vụ, có lẽ nó có thể để cho một ai khác làm thử.

Lịch sử trong một Cô đọng

Từ một quan điểm Đata-ít, chúng ta có thể diễn dịch toàn thể loài người như một hệ thống tiến hành-dữ liệu duy nhất, với những cá nhân con người phục vụ như những chip (CPU của computer) của nó. Nếu vậy, chúng ta cũng có thể nhìn hiểu toàn bộ lịch sử như một tiến trình của sự nâng cao hiệu quả của hệ thống này, qua bốn phương pháp cơ bản:

1. Tăng số lượng những CPU. Một thành phố của 100.000 người có ‘sức mạnh computer’ hơn một ngôi làng của 1.000 người.

2. Tăng sự đa dạng của những CPU. Những CPU khác biệt có thể dùng nhiều cách khác biệt để tính toán và phân tích dữ liệu. Dùng nhiều loại CPU trong một hệ thống duy nhất do đó có thể làm tăng tính năng động và sáng tạo của nó. Một trò chuyện giữa một nông dân, một nhà tu và một y sĩ có thể tạo ra những ý tưởng mới lạ vốn sẽ không bao giờ xuất hiện từ một trò chuyện giữa ba người săn bắn hái lượm.

3. Tăng số lượng kết nối giữa những CPU. Không có ý nghĩa gì nhiều nếu chỉ đơn thuần gia tăng số lượng và sự đa dạng của những CPU nếu sự liên kết chúng với nhau thì nghèo nàn. Một mạng lưới thương mại nối mười thành phố với nhau có thể sẽ dẫn đến nhiều đổi mới kinh tế, công nghệ và xã hội hơn mười thành phố cô lập.

4. Gia tăng tự do trong sự di chuyển dọc theo những kết nối hiện có. Kết nối những CPU thì hầu như không ích lợi gì nhiều nếu dữ liệu không thể tuôn chảy tự do. Nếu chỉ xây dựng những đường giao thông giữa mười thành phố sẽ rất không ích lợi nếu chúng bị những bọn cướp quấy nhiễu, hoặc nếu một số độc tài chuyên chế không cho phép những thương gia và khách du hành di chuyển như họ muốn.

Bốn phương pháp này thường mâu thuẫn nhau. Càng nhiều số lượng và càng nhiều những loại khác nhau của CPU bao nhiêu, càng nhiều khó khăn hơn để kết nối chúng và giữ lưu thông giữa chúng tự do. Sự xây dựng hệ thống tiến hành-dữ liệu Sapiens tương ứng cũng đã trải qua bốn thời kỳ chính, mỗi thời kỳ có đặc điểm là nhấn mạnh vào một phương pháp khác biệt.

Thời kỳ đầu tiên bắt đầu với cuộc Cách mạng Nhận thức, vốn làm nó có thể kết nối số lượng không giới hạn những Sapiens vào thành một mạng lưới tiến hành dữ liệu duy nhất. Điều này đã đem cho Sapiens một ưu thế quyết định quan trọng trên tất cả những loài người và những loài động vật khác. Trong khi có một giới hạn nghiêm ngặt số lượng của những người Neanderthal, những chimpanzee hay những con voi, bạn có thể kết nối vào cùng một mạng, không giới hạn về số lượng của những Sapiens.

Sapiens đã dùng ưu thế của mình trong tiến hành-dữ liệu để tràn ngập tất cả thế giới. Tuy nhiên, khi họ lan truyền sang những vùng đất và khí hậu khác nhau, họ đã mất liên lạc với nhau, và đã trải qua những biến đổi văn hóa đa dạng. Kết quả là một loạt lớn rộng hết sức khác biệt của những nền văn hóa con người, mỗi nền văn hóa với lối sống, mô thức ứng xử và thế giới quan riêng. Do đó giai đoạn đầu tiên của lịch sử bao gồm sự gia tăng về số lượng và sự đa dạng của những CPU con người, với tổn thất trong kết nối: 20.000 năm trước đã có nhiều Sapiens hơn 70.000 năm trước, và Sapiens Europe tiến hành dữ liệu thông tin khác biệt với Sapiens Tàu. Tuy nhiên, không có sự kết nối giữa con người sống ở Europe và sống ở Tàu, và nó đã hoàn toàn có vẻ rằng không thể nào tất cả Sapiens đến một ngày nào đó lại có thể là một phần của một trang web duy nhất của tiến hành-dữ liệu.

Thời kỳ thứ hai bắt đầu với cuộc Cách mạng Nông nghiệp và đã tiếp tục cho đến khi có sự phát minh của văn bản và của tiền, khoảng 5.000 năm trước. Nông nghiệp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dân số, vì vậy số lượng những CPU con người tăng mạnh. Đồng thời, nông nghiệp cho phép nhiều người hơn để sống với nhau trong cùng một vị trí, do đó tạo ra những mạng lưới địa phương dày đặc có chứa một số lượng chưa từng có những CPU. Ngoài ra, nông nghiệp tạo ra những ưu đãi và những cơ hội mới cho những mạng lưới khác biệt để kinh doanh và giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, trong thòi kỳ thứ hai những lực lượng ly tâm vẫn chiếm ưu thế. Trong sự thiếu vắng chữ viết và tiền, con người không thể thiết lập dược những thành phố, những vương quốc hay đế quốc. Loài người vẫn còn chia thành vô số những bộ lạc nhỏ, mỗi với lối sống và thế giới quan riêng của mình. Thống nhất tất cả loài người thậm chí đã không là một mộng tưởng hão huyền.

Thời kỳ thứ ba bắt đầu với việc phát minh của chữ viết và tiền, khoảng 5.000 năm trước, và kéo dài cho đến giai đoạn đầu Cách mạng Khoa học. Nhờ chữ viết và tiền, sức hấp dẫn trong những lĩnh vực thu hút sự cộng tác của con người cuối cùng đã áp đảo những lực ly tâm. Những nhóm người kết buộc và trộn lẫn để tạo thành những thành phố và những vương quốc. Những liên kết chính trị và thương mại giữa những thành phố khác những vương quốc khác nhau cũng thắt chặt. Ít nhất kể từ nghìn năm đầu tiên TCN – khi tiền đúc, đế quốc và những tôn giáo phổ quát xuất hiện – con người dã bắt đầu mơ tưởng một cách có ý thức về việc xây dựng một mạng lưới duy nhất sẽ bao gồm tất cả thế giới.

Giấc mơ này trở thành hiện thực trong thời kỳ thứ tư và cuối cùng của lịch sử, vốn bắt đầu vào khoảng 1492. Những nhà thám hiểm, chinh phục và thương nhân ban đầu đã đan thành những sợi chỉ mỏng đầu tiên quấn quanh toàn thể thế giới. Trong thời kỳ cuối của thời ngày nay, những sợi chỉ này đã được làm cho mạnh hơn và dày đặc hơn, do đó lưới nhện của thời Columbus đã trở thành lưới sắt thép và nhựa đường của thế kỷ XXI. Quan trọng hơn nữa, thông tin đã được phép lưu thông ngày càng tự do dọc theo mạng lưới thế giới này. Khi Columbus đầu tiên nối mạng lưới Euro-Asia với mạng lục địa America, chỉ có một vài bit của dữ liệu có thể vượt qua đại dương mỗi năm, chạy qua ‘bàn tay bọc sắt’ của những định kiến ​​văn hóa, kiểm duyệt nghiêm ngặt và đàn áp chính trị. Tuy nhiên, với nhiều năm trôi qua, thị trường tự do, cộng đồng khoa học, cai trị bởi pháp luật và sự lan rộng của dân chủ tât cả đã giúp vào việc tháo gỡ những rào cản. Chúng ta thường tưởng tượng rằng dân chủ và thị trường tự do đã thắng vì chúng thì ‘tốt đẹp’. Sự thực, chúng đã thắng vì chúng đã làm được cho tốt hơn hệ thống tiến hành-dữ liệu toàn thế giới.

Vì vậy, trong 70.000 năm qua, loài người trước tiên đã lan toả rộng, sau đó tách vào thành những nhóm khác biệt, và cuối cùng hỗn hợp trở lại. Tuy nhiên, tiến trình thống nhất đã không đưa chúng ta quay về thời nguyên thuỷ. Khi những nhóm người khác biệt hợp nhất thành ngôi làng thế giới của thời nay, mỗi nhóm mang theo di sản độc đáo của nó về tư tưởng, công cụ và hành vi, vốn nó đã thu thập và phát triển dọc trên đường đi. Gác măng giê ngày nay của chúng ta đươc chất đầy với lúa mì Trung Đông, khoai tây từ rặng Andea, đường New Guinea và cà phê Ethiopia. Tương tự như vậy, ngôn ngữ, tôn giáo, âm nhạc và chính trị của chúng ta đều tràn đầy những thừa hưởng qua nhiều thế hệ khắp thế giới [11]

Nếu loài người quả thực là một hệ thống tiến hành-dữ liệu duy nhất, output của nó là gì? [12] Những tín đồ Dataism sẽ nói rằng output của nó sẽ là sự sáng tạo một hệ thống tiến hành-dữ liệu mới và hiệu quả hơn, được gọi là Internet-của-Tất-cả-Sự-Vật-Việc. [13] Khi sứ mạng này hoàn thành, Homo sapiens sẽ biến mất.

Thông tin Muốn được Tự do

Cũng giống như chủ nghĩa tư bản, Dataism cũng thế, đã bắt đầu như là một lý thuyết khoa học trung lập, nhưng bây giờ thì đang ‘đột biến’ vào thành một tôn giáo, vốn tuyên bố để định rõ đúng và sai. Giá trị tối cao của tôn giáo mới này là ‘dòng chảy thông tin’. Nếu sự sống là sự chuyển động của thông tin, và nếu chúng ta nghĩ rằng sự sống thì tốt, dẫn đến sau đó rằng chúng ta nên mở rộng, đào sâu và lan tràn dòng chảy của thông tin trong vũ trụ. Theo Dataism, những kinh nghiệm của con người thì không phải là thiêng liêng và Homo sapiens không phải là đỉnh cao của sự sáng tạo, hay một tiền thân mở đường của một số Homo-deus tương lai nào đó. Con người chỉ đơn thuần là những dụng cụ cho sự tạo ra Internet-của-Tất-cả-Sự-Vật-Việc, vốn cuối cùng có thể lan rộng từ hành tinh Trái đất để bao trùm toàn thể galaxy và thậm chí toàn thể vũ trụ. Hệ thống tiến hành-dữ liệu vũ trụ này sẽ giống như Gót. Nó sẽ ở khắp mọi nơi và sẽ kiểm soát tất cả mọi sự vật việc, và con người đã được trù định để hoà nhập vào trong nó.

Viễn kiến này là sự gợi nhớ lại của một số viễn kiến tôn giáo truyền thống. Thế nên, người Hindu tin rằng con người có thể và nên hoà nhập – atman – vào linh hồn phổ quát của vũ trụ. Người Kitô tin rằng sau cái chết, những người thánh thiện được rót đầy ân sủng vô hạn của Gót, trong khi những người tội lỗi bị cắt đứt chính họ khỏi sự có mặt của Gót. Thật vậy, ở Thung lũng Silicon những tiên tri Đata-ít có chủ ý dùng ngôn ngữ theo truyền thống nói về cứu thế. Lấy thí dụ, quyển sách về những lời tiên tri của Ray Kurzweil được gọi là “Kỷ nguyên của AI thì gần rồi[14], âm vọng tiếng kêu lớn của John Baptist: ‘vương quốc của Gót thì gần rồi’ (Matthew 3: 2).

Những tín đồ Dataism giải thích cho những người vẫn còn tôn thờ những con người có sống chết và thân xác bằng xương thịt rằng họ đã gắn bó quá mức với công nghệ đã quá hạn. Homo sapiens là một algorithm đã lỗi thời. Dù sao chăng nữa, ưu thế của những con người trên những con gà là gì? Đó chỉ là trong con người thông tin tuôn chảy trong những mẫu thức rất phức tạp hơn nhiều trong con gà. Con người hấp thụ nhiều dữ liệu hơn, và dùng những algorithm tốt hơn để tiến hành nó. (Trong ngôn ngữ hằng ngày điều đó có nghĩa là con người được gán cho có những xúc động sâu sắc hơn và khả năng trí tuệ cao hơn. Nhưng hãy nhớ rằng theo tín điều sinh học hiện nay, những xúc động và trí tuệ chỉ là những algorithm.) Vậy thì, nếu chúng ta có thể tạo ra một hệ thống tiến hành-dữ liệu, hấp thụ dữ liệu thậm chí nhiều hơn một con người, và ngay cả tiến hành dữ liệu còn hiệu quả rất nhiều hơn một con người, không phải rằng hệ thống loại như thế đó ưu việt hơn một con người, trong cùng một cách đích xác như một con người ưu việt hơn một con gà?

Dataism không chỉ giới hạn với những lời tiên tri phù phiếm. Giống như mọi tôn giáo, nó có những điều giới răn thực tiễn của nó. Đầu tiên và trước hết, một đata-ít nên tối đa hóa lưu lượng dữ liệu bằng cách kết nối với phương tiện truyền thông ngày càng nhiều thêm hơn nữa, và sản xuất và tiêu thụ thông tin ngày càng nhiều thêm hơn nữa. Giống như những tôn giáo thành công khác, Dataism cũng là tôn giáo truyền giáo. Điều giới răn thứ hai của nó là để kết nối tất cả mọi thứ vào hệ thống, bao gồm cả những người không tin theo Dataism, người không muốn được kết nối. Và “tất cả mọi thứ” không có nghĩa là chỉ những con người. Nó có nghĩa là tất cả mọi sự vật việc. Cơ thể của tôi, dĩ nhiên, nhưng cũng cả những ôtô trên đường phố, tủ lạnh trong nhà bếp, những con gà trong chuồng của chúng và những cây trong rừng – tất cả phải được kết nối với Internet-của-Tất-cả-Sự-Vật-Việc. Tủ lạnh sẽ theo dõi số lượng trứng trong ngăn tủ lạnh, và thông báo cho những chuồng gà khi cần một lô trứng mới để giao hàng. Những chiếc ô tô sẽ nói chuyện với nhau, và cây cối trong rừng sẽ thông báo mức độ carbon dioxide cho (hệ thống) thời tiết. Chúng ta phải không được để bất kỳ một phần nào của vũ trụ cắt đứt kết nối với web vĩ đại của sự sống.[15] Ngược lại, tội lỗi lớn nhất là ngăn chặn những luồng dữ liệu. Cái chết là gì, nếu không phải là một hoàn cảnh khi thông tin không chảy nữa? Do đó Dataism đề cao sự tự do của thông tin như điều tốt lành nhất của tất cả.

Mọi người hiếm khi thành công để đuổi kịp một giá trị hoàn toàn mới. Lần cuối cùng điều này đã xảy ra trong thế kỷ XVIII, khi cuộc cách mạng nhân bản thuyết giảng những lý tưởng khuấy động về tự do, bình đẳng, và tình huynh đệ con người. Từ năm 1789, mặc dù nhiều những chiến tranh, cách mạng và biến động, con người đã không thành công để đuổi kịp một bất kỳ giá trị mới nào. Tất cả những cuộc xung đột và tranh đấu tiếp theo đều đã được thực hiện nhân danh một trong ba giá trị nhân bản, hay nhân danh những giá trị thậm chí còn cổ hủ hơn như ‘vâng lời gót’ hay ‘phục vụ đất nước’. Dataism là phong trào vận động đầu tiên kể từ năm 1789 đã tạo ra một giá trị thực sự mới lạ: tự do của thông tin.

Chúng ta phải không được nhầm lẫn giữa tự do của thông tin với lý tưởng tự do cũ của tự do ngôn luận. Tự do ngôn luận đã được đem cho con người, và bảo vệ quyền của họ để suy nghĩ và nói những gì họ muốn – gồm cả quyền để tự giữ miệng của họ câm nín và những suy nghĩ của họ cho riêng họ. Tự do thông tin, ngược lại, không được đem cho con người. Nó được đem cho sự thông tin. Hơn nữa, giá trị mới này có thể đụng chạm đến quyền tự do ngôn luận truyền thống, bởi đặc quyền của thông tin để lưu thông tự do vượt trên quyền của người được sở hữu dữ liệu riêng và hạn chế sự di chuyển nó.

Ngày 11 tháng một năm 2013, Dataism đã có ‘thánh tử đạo’ đầu tiên của nó, khi Aaron Swartz, một hacker hai mươi sáu tuổi, người USA, đã tự tử trong apartment của mình. Swartz là một thiên tài hiếm có. Khi 14 tuổi, ông đã giúp phát triển giao thức RSS rất quan trọng. Swartz cũng là một người tin tưởng vững chắc vào tự do của thông tin. Năm 2008, ông xuất bản ‘Guerilla Open Access Manifesto’ [16], đòi hỏi một dòng chảy tự do và không giới hạn của thông tin. Swartz nói rằng ‘Chúng ta cần lấy thông tin, bất cứ nơi nào nó được cất giữ, làm những bản sao của chúng ta và chia sẻ chúng với thế giới. Chúng ta cần lấy những gì có bản quyền của chúng đã hết hạn, và thêm chúng vào văn khố. Chúng ta cần phải mua những cơ sở cấu trúc dữ liệu bí mật và đưa chúng trên Web. Chúng ta cần phải download những tạp chí khoa học và upload chúng lên những netwwork, chia sẻ những tệp tài liệu. Chúng ta cần phải chiến đấu cho Guerilla Open Access. (Chiến tranh Du kích đòi Tìm vào Mở).

Swartz thì nói cũng như làm. Ông đã trở nên khó chịu với thư viện kỹ thuật số JSTOR để tính tiền những khách hàng của nó. JSTOR nắm giữ hàng triệu bài báo và nghiên cứu khoa học, và tin tưởng vào tự do ngôn luận của những nhà khoa học và những người biên tập tạp chí, trong đó bao gồm sự tự do để tính một lệ phí cho việc đọc những bài viết của họ. Theo JSTOR, nếu tôi muốn được trả tiền cho những ý tưởng tôi tạo ra, đó là quyền của tôi để làm như vậy. Swartz nghĩ khác. Ông tin rằng thông tin muốn được tự do, rằng những ý tưởng không thuộc về những người đã tạo ra chúng, và rằng đó là sai để khóa nhốt những dữ liệu đằng sau những bức tường, và đòi cho tiền vé vào cửa. Ông đã dùng netwwork computer của trường MIT để tìm vào JSTOR, và đã download hàng trăm ngàn bài báo khoa học, mà ông dự định phát hành vào Internet, để tất cả mọi người có thể tự do đọc chúng.

Swartz đã bị bắt và đưa ra tòa. Khi ông nhận ra rằng ông có thể sẽ bị kết án và phải đi tù, ông treo cổ tự vẫn. Những hacker đã phản ứng với những kiến ​​nghị và những tấn công nhắm vào những cơ quan hàn lâm và chính phủ đã bức hại Swartz và vi phạm về tự do thông tin. Dưới áp lực, JSTOR đã xin lỗi về phần mình trong bi kịch này, và ngày nay cho phép được miễn phí tìm vào nhiều dữ liệu thông tin của nó (mặc dù không phải tất cả những dữ liệu thông tin của nó). [17]

Để thuyết phục những người còn ngờ vực, những người truyền giáo đata-ít nhiều lần giải thích những lợi ích to lớn của tự do thông tin. Cũng giống hệt như những nhà tư bản tin rằng tất cả những điều tốt đẹp đều phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế, vì vậy những đata-ít tin rằng tất cả những điều tốt đẹp – bao gồm tăng trưởng kinh tế – đều tùy thuộc vào tự do của thông tin. Tại sao USA tăng trưởng nhanh hơn so với Soviet Union? Vì thông tin tuôn chảy tự do hơn ở USA. Tại sao người USA khỏe mạnh, giàu có và hạnh phúc hơn người Iran hoặc người Nigeria? Nhờ có tự do của thông tin. Vì vậy, nếu chúng ta muốn tạo một thế giới tốt đẹp hơn, chìa khóa chính là để cho những dữ liệu được thông tin tự do .

Chúng ta đã thấy rằng Google có thể nhận biết những bệnh dịch mới nhanh hơn những tổ chức y tế truyền thống, nhưng chỉ khi chúng ta cho phép nó tự do tìm vào những thông tin chúng ta đang tạo ra. Một dòng chảy dữ liệu tự do loại như vậy có thể làm giảm ô nhiễm môi trường và những chất thải, lấy thí dụ bằng cách hợp lý hóa hệ thống giao thông. Trong năm 2010 số lượng ô tô cá nhân trên thế giới vượt qua ngưỡng 1 billion, và kể từ đó vẫn đã tiếp tục tăng lên.[18] Những chiếc xe gây ô nhiễm cho trái đất và phí phạm rất lớn nhiên liệu, không kể phải mãi mãi tiếp tục mở đường và xây thêm những bãi đậu xe rộng hơn. Mọi người đã trở nên quá quen với tiện dụng của phương tiện giao thông cá nhân khiến cho họ khó mà còn muốn quay sang những phương tiện giao thông công cộng của xe buýt và xe lửa. Tuy nhiên, những đata-ít chỉ ra rằng người ta thực sự muốn di động hơn là muốn có một chiếc ô tô riêng, và một hệ thống tiến hành-dữ liệu tốt có thể cung ứng sự di động này với chi phí rẻ và hiệu quả hơn rất nhiều.

Tôi có một chiếc ô tô riêng, nhưng hầu hết thời gian nó nằm không trong bãi đậu xe. Trong một ngày điển hình, tôi lên xe của tôi lúc 8:04, và lái xe trong vòng nửa giờ đồng hồ để đến trường đại học, nơi tôi đỗ xe của tôi trọn ngày. Lúc 18:11 tôi trở lại xe, lái nó trong nửa giờ để trở về nhà, và tất cả có thế thôi. Như thế, tôi dùng xe của tôi chỉ có một giờ mỗi ngày. Tại sao tôi cần phải giữ nó cho 23 giờ đồng hồ kia? Chúng ta có thể tạo ra một hệ thống đi-chung-xe [19] thông minh, chạy bằng algorithm computer. Những computer sẽ biết rằng tôi cần phải rời khỏi nhà lúc 8:04, và sẽ xếp đặt để một xe tự lái nào đó ở gần đến đón tôi tại thời điểm chính xác đó. Sau khi bỏ tôi xuống trường, nó sẽ sẵn sàng dùng vào việc khác thay vì nằm không ở bãi đậu xe. Đến đúng 18:11, khi tôi rời cổng trường đại học, một chiếc xe cộng đồng sẽ dừng lại ngay trước tôi, và đón tôi để đưa về nhà. Trong cách như thế đó, những xe cộng đồng có thể thay thế 1 billion xe tư nhân, và chúng ta cũng sẽ cần rất ít hơn những đường, cầu, hầm và bãi đậu xe. Miễn là, dĩ nhiên, tôi từ bỏ quyền riêng tư của tôi và cho phép những algorithm luôn luôn biết tôi đang ở chỗ nào và tôi muốn đến chỗ nào.

Ghi lại, Upload, Chia sẻ!

Nhưng có lẽ không cần phải thuyết phục bạn, đặc biệt là nếu bạn dưới hai mươi tuổi. Mọi người chỉ muốn là một phần của dòng dữ liệu, thậm chí nếu điều đó có nghĩa là từ bỏ sự riêng tư của họ, quyền tự chủ của họ và cá tính của họ. Nghệ thuật nhân bản đã thần thánh hóa những thiên tài cá nhân, và một vài nét vẽ ngệch ngoạc, trong đãng trí của Picasso trên một khăn ăn lau miệng, nay trị giá hàng triệu ở nhà bán đấu giá Sotheby. Khoa học nhân bản tôn vinh những nhà nghiên cứu cá nhân, và mỗi học giả mơ ước tên của mình được nêu ở trên cao, trên bìa của tờ Science hay Nature. Nhưng ngày nay, ngày càng có nhiều những sáng tạo nghệ thuật và khoa học được tạo ra bởi sự cộng tác không ngừng của ‘tất cả mọi người’ . Ai viết Wikipedia? Tất cả chúng ta.

Cá nhân đang trở thành một chip nhỏ xíu bên trong một hệ thống khổng lồ mà không ai thực sự hiểu được trọn vẹn. Mỗi ngày tôi hấp thụ vô số những bit dữ liệu qua email, điện thoại và những bài báo; tiến hành những dữ liệu này; và truyền lại những bit mới qua nhiều những email, điện thoại và bài báo hơn. Tôi thực sự không biết chỗ nào tôi hợp vào ‘vừa vặn’ với kế hoạch, hay với sự sắp xếp lớn lao của những sự vật việc, và làm thế nào những bit dữ liệu của tôi kết nối với những bit được hàng tỉ người khác và những computer khác tạo ra. Tôi không có thời giờ để tìm hiểu, vì tôi quá bận rộn để trả lời tất cả những email. Và khi tôi tiến hành dữ liệu nhiều hiệu quả hơn – trả lời nhiều email, gọi điện thoại và viết nhiều bài báo hơn – vì vậy những người xung quanh tôi lại càng ngập lụt bởi thêm nhiều dữ liệu hơn nữa.

Dòng chảy không ngừng này của dữ liệu bật lên những tia lửa phát minh và những rối loạn mới mà không ai có kế hoach, kiểm soát hay thấu hiểu. Không ai hiểu được kinh tế thế giới hoạt động theo phương cách nào, hay chính trị thế giới đang hướng về đâu. Nhưng không ai cần phải hiểu. Tất cả bạn cần làm là trả lời những email của bạn nhanh hơn – và cho phép hệ thống đọc chúng. Giống như những nhà tư bản thị trường tự do tin vào bàn tay vô hình của thị trường, cũng thế, những Đata-ít tin vào bàn tay vô hình của dòng chảy dữ liệu.

Khi hệ thống tiến hành-dữ liệu thế giới trở nên biết-tất-cả và có quyền-năng-tất-cả, như thế sự kết nối với hệ thống trở thành nguồn gốc của tất cả ý nghĩa. Con người muốn hòa nhập vào dòng chảy dữ liệu, vì khi bạn là một phần của dòng dữ liệu, bạn là một phần của một gì đó lớn hơn bản thân bạn rất nhiều. Những tôn giáo truyền thống đã nói với bạn rằng mọi lời nói và hành động của bạn là một phần của một kế hoạch vũ trụ vĩ đại, và Gót trông chừng bạn từng giây từng phút, và quan tâm đến tất cả những suy nghĩ và tình cảm của bạn. Tôn giáo Dữ liệu bây giờ nói rằng từng lời nói và hành động của bạn là một phần của dòng dữ liệu lớn, rằng những algorithm liên tục theo dõi bạn, và rằng chúng quan tâm đến mọi sự vật việc bạn làm và mỗi sự vật việc bạn cảm thấy. Hầu hết mọi người rất thích điều này. Đối với những tín đồ đích thực, những người tin tưởng chân thực, bị cắt đứt kết nối với những dòng dữ liệu đưa đến nguy hiểm đánh mất ý nghĩa của chính đời sống. Đâu còn mục đích gì nữa nếu làm hoặc kinh nghiệm bất cứ gì nhưng không ai biết về nó, và nếu nó không đóng góp một gì đó vào sự trao đổi thông tin của toàn thế giới?

Tư tưởng nhân bản đã cho rằng những kinh nghiệm xảy ra bên trong chúng ta, và chúng ta phải tìm bên trong chúng ta ý nghĩa của tất cả những gì xảy ra, qua đó thấm nhuần vũ trụ với những ý nghĩa. Những Đata-ít tin rằng kinh nghiệm thì không có giá trị gì cả nếu chúng không được chia sẻ, và rằng chúng ta không cần – thực sự không thể – tìm được ý nghĩa bên trong chúng ta. Chúng ta chỉ cần ghi lại và kết nối những kinh nghiệm của chúng ta với những luồng dữ liệu lớn, và những algorithm sẽ khám phá ra những ý nghĩa của chúng và bảo cho chúng ta biết phải làm gì. Hai mươi năm trước, những khách du lịch người Japan là một đám người gây buồn cười cho mọi người, vì họ luôn luôn mang theo những máy ảnh và chụp ảnh tất cả mọi thứ có trong tầm nhìn. Bây giờ tất cả mọi người đều đang làm việc đó. Nếu bạn đến India và nhìn thấy một con voi, bạn không ngắm những con voi và tự hỏi mình, “Tôi cảm thấy thế nào?” – Bạn đang quá bận rộn tìm smartphone của bạn, chụp con voi một tấm ảnh, gửi nó lên Facebook, sau đó cứ khoảng mỗi hai phút lại mở Facebook của bạn, để xem bạn đã nhận bao nhiêu “Thích” rồi. Viết một nhật ký riêng – một thực hành nhân văn phổ biến trong những thế hệ trước – nghe có vẻ hoàn toàn vô nghĩa với nhiều bạn trẻ ngày nay. Tại sao lại viết bất cứ gì nếu không có ai khác có thể đọc nó? Phương châm mới nói: “Nếu bạn kinh nghiệm một gì đó – ghi giữ nó. Nếu bạn ghi giữ một gì đó – upload nó. Nếu bạn upload một gì đó – chia sẻ nó.

Trong suốt quyển sách này, chúng ta đã nhiều lần hỏi những gì làm cho con người vượt trội hơn những động vật khác. Dataism có một câu trả lời mới và đơn giản. Trong bản thân họ, những kinh nghiệm của con người đều không phải là vượt trội hơn tất cả những kinh nghiệm của những con sói hay của những con voi. Một bit dữ liệu đều tốt như nhau. Tuy nhiên, một con người có thể làm một bài thơ về kinh nghiệm của mình và đăng nó online, qua đó làm giàu thêm hệ thống tiến hành-dữ liệu toàn thế giới. Điều đó làm cho bit của người đó được kể đến, có giá trị. Một con chó sói không thể làm điều này. Do đó tất cả những kinh nghiệm của con chó sói – cũng sâu và phức tạp như chúng có thể là – thì không có giá trị. Không phải tự hỏi sao chúng ta quá bận rộn như thế để chuyển đổi những kinh nghiệm của chúng ta vào thành những dữ liệu. Nó không phải là một vấn đề trào lưu. Đó là một vấn đề sống còn. Chúng ta phải chứng minh cho chính chúng ta, và cho hệ thống rằng chúng ta vẫn còn có giá trị. Và giá trị không nằm trong việc có những kinh nghiệm, nhưng trong việc biến những kinh nghiệm này vào thành dữ liệu tuôn chảy tự do.

(Nhân đây, về những con sói – hoặc ít nhất là về những con chó, anh em bà con của chúng - không phải là một trường hợp tuyệt vọng. Một công ty có tên ‘No More Woof’ đang phát triển một chiếc mũ helmet cho việc đọc những kinh nghiệm của loài có răng nanh này. Chiếc mũ helmet này theo dõi những sóng não của con chó, và dùng những algorithm computer để dịch những thông điệp đơn giản như “tôi tức giận’sang ngôn ngữ con người. [20] Những con chó của bạn có thể sớm có một sổ tên Facebook hoặc Twitter của riêng nó - có lẽ với nhiều ‘Likes’ và những ‘người theo dõi’ hơn bạn)

Hãy tự biết Mình

Dataism thì không tự do cũng không nhân bản. Tuy nhiên, điều cần nhấn mạnh, Dataism thì không phản-nhân bản. Nó không có gì chống lại những kinh nghiệm con người. Nó chỉ không nghĩ rằng chúng có giá trị bởi yếu tính. Khi chúng ta khảo sát ba phái nhân bản chính, chúng ta đã hỏi kinh nghiệm nào thì có giá trị nhất: nghe Symphony thứ 5 của Beethoven, nghe Chuck Berry, hay nghe một khúc hát kết nạp dẫn nhập của người pygmy, hay nghe tiếng tru của một con sói động tình. Một người theo Dataism sẽ lập luận rằng toàn bộ băn khoăn như thế thì sai lạc, vì âm nhạc nên được đánh giá theo những dữ liệu mà nó chuyên chở, hơn là theo những kinh nghiệm nó tạo ra. Một Đata-ít có thể biện luận, lấy thí dụ, rằng Symphony thứ 5 mang nhiều dữ liệu hơn so với khúc hát kết nạp dẫn nhập của người pygmy, vì nó dùng nhiều hợp âm và âm giai hơn, và tạo ra những đối thoại với nhiều phong cách âm nhạc hơn. Do đó, bạn cần rất nhiều sức mạnh computer hơn để khai mở ký hiệu của Symphony thứ 5, và bạn có được rất nhiều kiến ​​thức hơn từ việc đó.

Âm nhạc, theo quan điểm này, là những mẫu thức toán học. Toán học có thể mô tả mỗi khúc nhạc, cũng như những quan hệ giữa hai khúc nhạc bất kỳ nào. Thế nên, bạn có thể đo lường giá trị dữ liệu chính xác của mọi symphony, bài hát và tiếng tru, và xác định đâu là bản nhạc giàu có nhất. Những kinh nghiệm mà chúng tạo ra với những con người hay với những con sói không thực sự quan trọng. Đúng, trong 70.000 năm qua, khoảng đó, những kinh nghiệm của con người đã là những algorithm tiến hành-dữ liệu hiệu quả nhất trong vũ trụ, thế nên có một lý do tốt để thánh hóa chúng. Tuy nhiên, chúng ta có thể sớm đi đến một điểm khi những algorithm này sẽ bị chiếm chỗ, được thay thế, và thậm chí trở thành một gánh nặng.

Sapiens đã tiến hóa trong những đồng cỏ Africa trong hàng chục ngàn năm trước, và algorithm của họ chỉ là đã không được xây dựng để tiến hành những luồng dữ liệu của thế kỷ XXI. Chúng ta có thể cố gắng để nâng cấp hệ thống tiến hành-dữ liệu của con người, nhưng điều này có thể không đủ. Internet-của-Tất-cả-Sự-Vật-Việc có thể sớm tạo ra những dòng dữ liệu khổng lồ và chảy quá mạnh đến nỗi ngay cả những algorithm của con người đã được nâng cấp cũng không thể quản lý được nó. Khi chiếc ô tô thay thế xe ngựa, chúng ta đã không nâng cấp những con ngựa – chúng ta đã cho chúng về hưu. Có lẽ đã đến lúc để làm cùng điều tương tự với những Homo sapiens.

Dataism tiếp nhận một cách tiếp cận nghiêm ngặt theo chức năng cho loài người, thẩm định giá trị của kinh nghiệm con người theo chức năng của chúng trong những cơ chế tiến hành-dữ liệu. Nếu chúng ta phát triển một algorithm mà đáp ứng cùng chức năng tốt hơn, những kinh nghiệm của con người sẽ mất đi giá trị của chúng. Thế nên, nếu chúng ta có thể thay thế không chỉ những tài xế taxi và những y sĩ, mà còn những luật sư, nhà thơ, nhạc sĩ với những program computer siêu đẳng, tại sao chúng ta phải quan tâm nếu những program (software)  này không có ý thức và không có những kinh nghiệm chủ quan? Nếu một số nhà nhân bản bắt đầu tán dương sự linh thiêng của kinh nghiệm con người, Những Đata-ít sẽ gạt bỏ kiểu phỉnh gạt tình cảm như vậy. “Kinh nghiệm bạn khen ngợi chỉ là một algorithm sinh hóa lỗi thời. Trong những đồng cỏ Africa 70.000 năm trước, algorithm đó đã là sự phát triển mới lạ và cao nhất. Ngay cả trong thế kỷ XX nó vẫn là quan trọng cho quân đội và cho kinh tế. Nhưng chẳng bao lâu, chúng ta sẽ có những algorithm tốt hơn nhiều.”

Trong cảnh tượng cực điểm của nhiều phim khoa học giả tưởng Hollywood, con người phải đối diện với đoàn phi thuyền xâm lăng của những alien đến từ ngoài không gian, hay một đội quân robot nổi loạn, hay một siêu-computer biết-tất-cả muốn tiêu diệt họ. Loài người dường như cam chịu, không tránh khỏi chết. Nhưng đến những phút giây sau cùng, như phản lại tất cả, xảy ra chuyện cực kỳ hiếm hoi, rằng loài người đã chiến thắng nhờ vào một gì đó mà những alien ngoài trái đất, những robot và những siêu-computer đều đã không hề nghĩ tới, và không thể hiểu được: tình yêu. Người anh hùng, người cho đến giờ đã  bị siêu-computer dễ dàng thao túng, và từ đỉnh đầu đến mỗi ngón chân đầy những thương tích, thân thể vỡ nát do đạn bắn của những robot độc ác, nhưng đã nhận được hứng khởi từ người bạn lòng vẫn không rời của mình, để thực hiện một động thái hoàn toàn bất ngờ, xoay ngược lại tình thế như một Matrix bị sét đánh. Dataism tìm thấy kịch bản loại như vậy hoàn toàn vô lý. “Thôi nào,” nó khuyên nhủ những nhà biên kịch Hollywood, “đó là tất cả những gì các bạn có thể mang đến? Tình yêu? Và ngay cả còn không phải là một tình yêu thuần khiết kiểu Plato với kích thước vũ trụ, nhưng sự lôi cuốn xác thịt giữa hai động vật loài có vú? Bạn có thực sự nghĩ rằng một siêu-computer biết-tất-cả, hoặc những alien từ ngoài trái đất đã thành công chinh phục tất cả thiên hà sẽ bị chết lặng chỉ vì một cơn sốt hormon?”

Bằng cách đặt kinh nghiệm của con người ngang bằng với những mẫu  dữ liệu, Dataism soi mòn dần và làm suy yếu nguồn chính của chúng ta về thẩm quyền và ý nghĩa, và báo trước một cuộc cách mạng tôn giáo lớn, vốn đã chưa từng thấy tương đương như thế, kể từ thế kỷ XVIII. Trong thời của Locke, Hume và Voltaire, những nhà nhân bản đã biện luận rằng ‘Gót là một sản phẩm của trí tưởng tượng con người’. Dataism bây giờ đem cho nhân bản nếm mùi toa thuốc của chính họ, và nói với họ: “Vâng, Gót là một sản phẩm của trí tưởng tượng con người, nhưng trí tưởng tượng của con người đến phiên, cũng chỉ là sản phẩm của những algorithm sinh hóa”. Trong thế kỷ XVIII, chủ nghĩa nhân bản đã đẩy Gót sang bên lề, bằng cách chuyển một thế giới quan với gót làm trung tâm sang một thế giới quan với người làm trung tâm. Trong thế kỷ XXI, Dataism có thể đẩy con người sang bên lề, bằng cách chuyển từ một thế giới quan với người làm trung tâm sang một thế giới quan với dữ liệu làm trung tâm.

Cuộc cách mạng Đata-ít có thể sẽ mất một vài chục năm, nếu không phải là một hoặc hai trăm năm. Nhưng sau đó cuộc cách mạng nhân bản cũng thế, đã không xảy ra qua đêm. Lúc đầu, con người vẫn tiếp tục tin tưởng vào Gót, và cãi rằng con người là thiêng liêng vì họ được Gót tạo ra với một số cứu cánh thiêng liêng. Chỉ rất lâu sau đó đã có một số người dám nói rằng con người là thiêng liêng trong khả năng và nỗ lực riêng của họ, và rằng Gót hoàn toàn không hiện hữu, trước sau tuyệt không có thực. Tương tự như vậy, ngày nay hầu hết những Đata-ít nói rằng Internet-của-Tất-cả-Sự-Vật-Việc thì thiêng liêng vì được con người tạo ra nó để phục vụ những nhu cầu của con người. Nhưng cuối cùng, Internet-của-Tất-cả-Sự-Vật-Việc có thể trở thành linh thiêng trong khả năng và nỗ lực riêng riêng của nó.

Sự thay đổi từ một thế giới quan người-trung tâm sang một thế giới quan dữ liệu-trung tâm sẽ không chỉ đơn thuần là một cuộc cách mạng triết học. Nó sẽ là một cuộc cách mạng thực tiễn. Tất cả những cuộc cách mạng thực sự quan trọng là thực tiễn. Ý tưởng nhân bản rằng con người phát minh ra Gót là quan trọng vì nó đã có những ảnh hưởng sâu rộng chứa đựng những ý nghĩa thực tiễn. Tương tự như vậy, ý tưởng Đata-ít rằng ‘những cấu trúc sinh vật đều là những algorithm ‘ thì có ý nghĩa do những hệ quả thực tiễn hàng ngày của nó. Những ý tưởng thay đổi thế giới chỉ khi chúng thay đổi hành vi ứng xử của chúng ta.

Trong Babylon thời cổ, khi con người phải chạm mặt với một đilemma, họ đã trèo lên trên đỉnh cao của ngôi đền địa phương và quan sát bầu trời trong đêm tối. Những người Babylon tin rằng những vì sao kiểm soát số phận của chúng ta và tiên đoán tương lai của chúng ta. Bằng cách quan sát những vì sao, những người Babylon đã quyết định xem có nên kết hôn, cày ruộng và đi đến chiến tranh hay không. Những tin tưởng triết học của họ đã được chuyển dịch thành những thủ tục rất thực tiễn.

Những tôn giáo dựa vào sách thánh như đạo Juda và đạo Kitô kể một câu truyện khác: “Những vì sao đều nói dối. Gót, người đã tạo ra những vì sao, đã vén lên cho thấy tất cả sự thật trong sách Thánh Kitô. Vì vậy, đừng có quan sát những vì sao nữa – thay vào đó, hãy đọc sách Thánh Kitô!” Đây cũng là một khuyến nghị thực tiễn! Khi người ta không biết kết hôn với ai, chọn nghề nghiệp nào, có nên gây chiến hay không, họ đọc sách Thánh Kitô và theo tìm lời khuyên của nó.

Tiếp đến là những nhà nhân bản, với một truyện kể hoàn toàn mới: “Con người đã phát minh ra Gót, đã viết sách Thánh Kitô, sau đó đã giải thích nó trong hàng ngàn cách khác nhau. Vì vậy, chính con người là nguồn gốc của tất cả sự thật. Bạn có thể đọc sách Thánh Kitô như một sáng tạo gây hứng khởi của con người, nhưng bạn không cần phải làm thế. Nếu bạn đang phải đương đầu với bất kỳ một đilemma nào, chỉ cần lắng nghe chính mình và làm theo tiếng nói bên trong của bạn.”  Chủ nghĩa Nhân bản sau đó đã đem cho những hướng dẫn chi tiết thực tiễn về làm thế nào để lắng nghe chính mình, đề nghị những việc như ngắm cảnh hoàng hôn, đọc Goethe, giữ một cuốn nhật ký cá nhân, ‘trải lòng’ ra nói chuyện với một người bạn thân, và tổ chức những tuyển cử dân chủ.

Trong nhiều thế kỷ những nhà khoa học cũng vậy, đã chấp nhận những hướng dẫn nhân bản này. Khi hai nhà vật lý tự hỏi liệu có nên kết hôn hay không, họ cũng cùng ngắm cảnh hoàng hôn và cố gắng tiếp xúc với chính họ. Khi những nhà hóa học dự tính xem có nên nhận một lời mời nhận công việc nhưng khó khăn  cần bàn thêm, họ cũng viết nhật ký và nói chuyện thành thật và thân mật với một người bạn thân. Khi những nhà sinh học tranh luận về có nên gây chiến hoặc ký một hiệp ước hòa bình, họ cũng thế, đã bỏ phiếu trong những bầu cử dân chủ. Khi những nhà khoa học về não đã viết những sách về những khám phá ngạc nhiên của họ, họ thường đặt một trích dẫn của Goethe đầy cảm hứng ở trang đầu tiên. Đây đã là cơ sở cho liên minh thời nay giữa khoa học và chủ nghĩa nhân bản, vốn giữ sự cân bằng tế nhị giữa ‘dương tính’ thời nay và ‘âm tính’ thời  nay – giữa lý trí và cảm xúc, giữa phòng thí nghiệm và viện bảo tàng, giữa những dây chuyền sản xuất và siêu thị.

Những nhà khoa học đã không chỉ thánh hoá những tình cảm con người, nhưng cũng đã tìm thấy một lý do tiến hóa xuất sắc để làm như vậy. Sau Darwin, những nhà sinh vật học đã bắt đầu giải thích rằng những tình cảm là những algorithm phức tạp được mài dũa bởi tiến hóa để giúp những động vật làm những quyết định đúng. Tình yêu của chúng ta, sợ hãi của chúng ta và đam mê của chúng ta đều không phải là một vài những hiện tượng tâm linh mịt mờ như khối mây lẫn sao của vũ trụ xa thẳm, chỉ tốt cho việc làm thơ. Nhưng đúng hơn, chúng gói ghém hàng triệu năm của sự khôn ngoan thực tiễn. Khi bạn đọc Sách Thánh Kitô, bạn nhận được lời khuyên từ một vài nhà tu và rabbi sống ở Jerusalem thời cổ. Ngược lại, khi bạn lắng nghe những tình cảm của bạn, bạn làm theo một algorithm tiến hóa đã phát triển qua hàng triệu năm, và chịu đựng được những thử thách phẩm chất khắc nghiệt nhất của sự chọn lọc tự nhiên. Những tình cảm của bạn là tiếng nói của hàng triệu những tổ tiên, mỗi người đã xoay sở thành công để tồn tại và sinh sản trong một môi trường không khoan nhượng chút nào. Những tình cảm của bạn thì không phải là không thể sai lầm, dĩ nhiên, nhưng chúng thì tốt hơn so với hầu hết những lựa chọn có thể thay thế. Trong hàng triệu triệu năm, nhũng tình cảm đã là những algorithm tốt nhất trên thế giới. Thế nên, trong những thời của Confucius, của Muhammad, hay của Stalin, người ta đã nên lắng nghe chính những tình cảm của họ, chứ không phải những giảng dạy trong luân lý của Confucius, Islam hay chủ nghĩa Cộng sản.

Tuy nhiên, trong thế kỷ XXI, những tình cảm không còn là những algorithm tốt nhất trên thế giới nữa. Chúng ta đang phát triển những algorithm siêu việt với khả năng sức mạnh computer vốn chưa từng có và với những cơ sở cấu trúc dữ liệu khổng lồ. Những algorithm của Google và Facebook không chỉ biết chính xác bạn cảm thấy thế nào, chúng cũng biết hàng triệu những thứ khác về bạn mà ngay cả bạn cũng không ngờ là có. Hệ quả là bây giờ bạn nên ngưng lắng nghe những tình cảm của bạn, và thay vào đó, hãy bắt đầu nghe những algorithm bên ngoài này. Bận tâm làm gì nữa về những cuộc bầu cử dân chủ khi những algorithm biết tất cả mọi người, ai sẽ sẽ bỏ phiếu cho ai, và khi chúng cũng biết đích xác những lý do thần kinh tại sao người này bỏ phiếu cho đảng Dân chủ trong khi người kia bầu cho đảng Cộng hòa? Trong khi đó, tư tưởng nhân bản ra lệnh: “Hãy nghe theo những tình cảm của bạn!” Dataism bây giờ ra lệnh: “Nghe theo những algorithm! Chúng biết bạn cảm nhận thế nào”.

Khi bạn ngẫm nghĩ xem ai là người bạn sẽ kết hôn, nghề nghiệp chuyên môn nào bạn nên theo đuổi và liệu có nên bắt đầu một chiến tranh hay không, Dataism cho bạn biết trèo lên một núi cao và ngắm mặt trời lặn trên biển sóng sẽ là việc phí thì giờ. Cũng sẽ là vô nghĩa, chẳng đi đến đâu nếu thăm một nhà bảo tàng, viết một nhật ký cá nhân, hay có một nói chuyện thành thật và thân mật với một người bạn. Phải đấy, để làm những quyết định đúng, bạn phải tự biết mình thật tốt hơn. Nhưng nếu bạn muốn tự biết mình trong thế kỷ XXI, có những phương pháp tốt hơn nhiều so với việc leo núi, thăm viện bảo tàng, hay viết nhật ký. Sau đây tín đồ Dataism có một số những hướng dẫn thiết thực dành cho bạn:

‘Bạn muốn biết bạn thực sự là ai?’ Dataism hỏi. ‘Vậy quên đi việc lên núi hay thăm nhà bảo tàng. Bạn đã có DNA của bạn được xác định thứ tự (những cặp cơ bản) của nó hay chưa? [21] Chưa?! Bạn còn chờ gì nữa? Hãy làm đi và làm nó ngày hôm nay. Và cũng thuyết phục ông bà, cha mẹ và anh chị em ruột bạn cũng nên có DNA của họ được xác định thứ tự những cặp cơ bản – dữ liệu thông tin này của họ thì rất có giá trị cho bạn. Và bạn đã có nghe nói về những dụng cụ ứng dụng thống kê sinh học đeo trên tay, hay mang trong mình được, để đo huyết áp và theo dõi nhịp tim hai mươi bốn tiếng đồng hồ một ngày chưa? Tốt – vậy hãy mua lấy một trong những dụng cụ này, đeo nó vào và nối nó với smartphone của bạn. Và hãy mua một máy ảnh và micro-phone di động, trong khi bạn đi chợ, hay mua sắm, hãy thu-ghi lại tất cả mọi sự việc bạn làm, và đưa nó vào online. Và cho phép Google và Facebook đọc tất cả những email của bạn, theo dõi tất cả những trò chuyện, tán gẫu, và những tin nhắn của bạn, và giữ một sổ ghi tất cả  những ‘Thích’ và ‘bấm OK’ của bạn. Nếu bạn làm tất cả điều đó, algorithm lớn của Internet-của-Tất-cả-Sự-Vật-Việc này sẽ cho bạn biết nên kết hôn với người nào, theo đuổi nghề nghiệp chuyên môn nào, và liệu có nên khởi động một cuộc chiến hay không.”

Nhưng những algorithm tuyệt vời này sẽ đến từ đâu? Đây là sự mầu nhiệm của Dataism. Cũng hệt như đạo Kitô, rằng con người chúng ta không thể hiểu Gót và kế hoạch của ông, cũng thế Dataism nói rằng bộ óc con người không thể ôm giữ được những algorithm cai quản mới. Hiện nay, dĩ nhiên, những algorithm chủ yếu được viết bởi những programmer say mê và tài giỏi. Tuy nhiên, những algorithm thực sự quan trọng – chẳng hạn như algorithm tìm kiếm của Google – được phát triển bởi những tập thể rất lớn. Mỗi thành viên hiểu chỉ một phần của vấn đề phức tạp, và không ai thực sự hiểu được algorithm như một toàn thể. Hơn nữa, với sự nổi lên của sự học hỏi của máy và những network thần kinh nhân tạo, ngày càng có nhiều  algorithm tiến hóa độc lập, tự làm chúng tốt hơn, và tự sửa chữa, hay học hỏi từ những sai lầm của chúng. Chúng phân tích một lượng vô cùng to lớn gồm những dữ liệu, mà không có con người nào có thể chứa dựng bao trùm, và học để nhận ra những mẫu thức và áp dụng những chiến lược vượt thoát khỏi khả năng hiểu biết của não thức con người. Những algorithm gieo mầm, tạo giống ban đầu có thể được con người phát triển, nhưng khi nó tiến triển, nó đi theo đường riêng của nó, đến những nơi không con người nào đã từng đến trước – và nơi không con người nào có thể đi theo.


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Oct/2016)





[1] [See, for example, Kevin Kelly, What Technology Wants (NewYork: Viking Press, 2010); César Hidalgo, Why Information Grows: The Evolution of Order, from Atoms to Economies (New York: Basic Books, 2015); Howard Bloom, Global Brain: The Evolution of Mass Mind from the Big Bang to the 21st Century (Hoboken: Wiley, 2001); DuBravac, Digital Destiny.]
[2] Big Data: Những tập hợp dữ liệu cực kỳ lớn, có thể được những algorithm trong computer phân tích để tìm ra những mô thức, khuynh hướng và kết hợp, đặc biệt liên quan đến những hành vi và ứng xử trong những tương quan giữa con người.
[3] Ở đây, tôi nhấn mạnh: organism: những cấu trúc vật chất có sự sống. Hiện nay, sự sống có thể xem như tiến trình (sinh hoá) trong những cấu trúc vật chất. LDB
[4] [Friedrich Hayek, ‘The Use of Knowledge in Society’, American Economic Review 35:4 (1945), 519–30.].
[5] [Kiyohiko G. Nishimura, Imperfect Competition Differential Information and the Macro-foundations of Macro-economy (Oxford: Oxford University Press, 1992); Frank M. Machovec, Perfect Competition and the Transformation of Economics (London: Routledge, 2002); Frank V. Mastrianna, Basic Economics, 16th edn (Mason: South-Western, 2010), 78–89; Zhiwu Chen, ‘Freedom of Information and the Economic Future of Hong Kong’, HKCER Letters 74 (2003), http://www.hkrec.hku.hk/Letters/v74/zchen.htm; Randall Morck, Bernard Yeung and Wayne Yu, ‘The Information Content of Stock Markets: Why Do Emerging Markets Have Synchronous Stock Price Movements?’, Journal of Financial Economics 58:1 (2000), 215–60; Louis H. Ederington and Jae Ha Lee, ‘How Markets Process Information: News Releases and Volatility’, Journal of Finance 48:4 (1993), 1161–91; Mark L. Mitchell and J. Harold Mulherin, ‘The Impact of Public Information on the Stock Market’, Journal of Finance 49:3 (1994), 923–50; Jean-Jacques Laffont and Eric S. Maskin, ‘The Efficient Market Hypothesis and Insider Trading on the Stock Market’, Journal of Political Economy 98:1 (1990), 70–93; Steven R. Salbu, ‘Differentiated Perspectives on Insider Trading: The Effect of Paradigm Selection on Policy’, St John’s Law Review 66:2 (1992), 373–405.]
[6] như CPU trong cấu trúc cơ bản của một máy computer
[7] [Valery N. Soyfer, ‘New Light on the Lysenko Era’, Nature 339:6224 (1989), 415–20; Nils Roll-Hansen, ‘Wishful Science: The Persistence of T. D. Lysenko’s Agrobiology in the Politics of Science’, Osiris 23:1 (2008), 166–88.]
[8] Cybernetics: khoa học về lý thuyết truyền thông và điều khiển, đặc biệt chú trọng nghiên cứu đối chiếu những hệ thống điều khiển tự động (như hệ thống thần kinh và bộ óc, và những hệ thống truyền thông điện-cơ (mechanical-electrical communication systems)
Cybernetics grew from a desire to understand and build systems that can achieve goals, whether complex human goals or just goals like maintaining the temperature of a room under changing conditions.
[9] Brave New World (1931) tiểu thuyết khoa học giả tưởng của Aldous Huxley.
[10] neo-liberal
[11] [William H. McNeill and J. R. McNeill, The Human Web: A Bird’s-Eye View of World History (New York: W. W. Norton, 2003).]
[12] Input/output: những từ này (cũng như computer, cpu, software, hardware,...) rất phổ thông và cơ bản, ngày nay có lẽ ai cũng hiểu, nên mượn thẳng tiếng England, vốn de facto là ngôn ngữ quốc tế của ngành khoa học computer. [Thay vì ‘đầu vào’, ‘cái cho vào’/’đầu ra’ (có ‘ra’, ‘vào’,...ở đây không có ‘đầu’! và cũng không có ‘cái gì’ cả, nhưng là những gì ‘đưa vào’ và ‘lấy ra’ từ một hệ thống. Khái niệm Máy Turing có một input hữu hạn. Input này là một chuỗi những ký hiệu, ngày nay với những computer lớn nhỏ, hiểu cụ thể là những dữ liệu thông tin (văn bản, hình ảnh, âm thanh,...)]
[13] The Internet Of Things hay the Internet of Things (IoT).
[14] The Singularity Is Near: When Humans Transcend Biology (2005) nói về AI và tương lai của loài người, tác giá là nhà phát minh và tương lai học Ray Kurzweil. Singularity là một kỷ nguyên (era) trong đó trí thông minh của chúng ta ngày càng trở nên không-sinh vật (nonbiological) và mạnh mẽ trillion lần hơn, so với ngày hôm nay - sự ra đời của một nền văn minh mới sẽ cho phép chúng ta vượt qua những giới hạn sinh học của chúng ta và tăng cường sự sáng tạo của chúng ta
[15] the great web of life
[16] Aaron Hillel Swartz (1986 –2013) programmer, doang nghiệp, viết sách, vận động chính trị, và người chủ trương hoạt động hacker Internet (hacktivist) người US. Ông đã tham gia vào việc phát triển: định dạng nguồn cấp dữ liệu web RSS, hình thức xuất bản Markdown, tổ chức Creative Commons, website framework web.py, và Reddit.
Vào Jan/2013, Aaron Swartz, bị bắt giữ và bị đe doạ 35 năm tù vì đã dowload những tài liệu từ cơ sở dữ liệu JSTOR, đã tự tử. Ông mới 26 tuổi. Nhưng trong thời gian đó ông đã thay đổi thế giới chúng ta đang sống: định hình lại Internet, đặt câu hỏi về những giả định về sở hữu trí tuệ và tạo ra một số công cụ chúng ta sử dụng trong cuộc sống online hàng ngày của chúng ta. Bên cạnh đó là một thiên tài kỹ thuật và một nhà hoạt động nhiệt tình, ông cũng là một nhà phê bình thâm thúy, lôi cuốn và sắc bén về phương diện chính trị của Web. Jun/ 2013, Swartz được đưa vào Internet Hall of Fame (danh sách những nhân vật có đóng góp lớn cho sự phát triển của Internet)
Guerilla Open Access Manifesto (Tuyên ngôn chiến tranh du kích đòi Tìm vào Mở ) của Aaron Swartz:
“Thông tin là quyền lực. Nhưng cũng giống như tất cả quyền lực khác, có những người muốn giữ nó cho riêng mình. Toàn bộ di sản khoa học và văn hoá của thế giới, đã xuất bản thành sách và tạp chí trong nhiều thế kỷ, đang ngày càng bị một số nhỏ những công ty tư nhân đem số hóa và khóa chặt cất đi. Bạn muốn đọc những bài báo về những thành tựu nổi tiếng nhất của khoa học? Bạn sẽ cần phải gửi một số tiền rất lớn cho những nhà xuất bản, loại như Reed Elsevier (RELX Group, London)
Có những người đang đấu tranh để thay đổi việc này. Vận động Tìm vào Mở (Open Access Movement) đã chiến đấu một cách hào hiệp để đảm bảo rằng những nhà khoa học không nhượng bỏ tất cả bản quyền của mình, nhưng thay vào đó, đảm bảo những công trình của họ được xuất bản trên Internet theo những điều khoản cho phép bất cứ ai tìm vào chúng. Nhưng ngay cả trong những trường hợp tốt nhất, công trình của họ sẽ chỉ áp dụng (điều khoản này) cho những gì được xuất bản trong tương lai. Những gì đã được xuất bản cho đến bây giờ sẽ bị mất.
Đó là một giá quá cao. Buộc những học giả phải trả tiền để đọc những công trình của những đồng nghiệp? Scan toàn bộ những thư viện nhưng chỉ cho phép những người làm việc trong Google đọc chúng? Cung cấp những bài báo khoa học cho những người ở những trường đại học của giới chọn lọc thiểu số trong thế giới thứ nhất, nhưng không cho những trẻ em ở Nam Bán cầu? Đó là quá đáng và không thể chấp nhận.

“Tôi đồng ý,” nhiều người nói, “nhưng chúng ta có thể làm gì? những công ty giữ những bản quyền, họ kiếm những món tiền kếch sù bằng cách tính tiền trên việc tìm vào (đọc tài liệu), và nó hoàn toàn hợp pháp - chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn họ”. Nhưng có một gì đó chúng ta có thể, một gì đó vốn đã được thực hành: chúng ta có thể chống lại.
Những người hiện có quyền tìm vào những nguồn này – những sinh viên, nhân viên thư viện, những nhà khoa học – các bạn đã được trao cho một đặc quyền. Bạn có thể ăn ở bữa tiệc kiến thức này trong khi phần còn lại của thế giới bị khóa chặn bên ngoài. Nhưng bạn không cần phải thế - thực vậy, về đạo đức, bạn không thể - giữ đặc quyền này cho riêng mình. Bạn có nhiệm vụ chia sẻ nó với thế giới. Và bạn có: những password giao dịch với những đồng nghiệp, download theo yêu cầu những tệp tài liệu cho bạn bè.
Trong khi đó, những người đã bị khóa không cho vào, không đứng yên ở bên ngoài. Các bạn đã lẻn qua những lỗ hổng và leo qua hàng rào, giải phóng những thông tin do những nhà xuất bản đã khóa cất chúng và chia sẻ chúng với bạn bè của bạn.
Nhưng tất cả những hành động này diễn ra trong bóng tối, ngấm ngầm. Nó bị gọi là ‘trộm cắp’ hoặc ‘cướp biển’, như thể chia sẻ một sự giàu có của kiến thức thì về đạo đức tương đương với việc cướp một con tàu và giết chết đoàn thủy thủ của nó. Nhưng chia sẻ không phải là vô đạo đức - đó là một mệnh lệnh đạo đức. Chỉ có những người mù quáng vì tham lam mới từ chối, không cho một người bạn làm một bản sao.
Những tập đoàn lớn, tất nhiên, bị mù bởi tham lam. Những luật lệ trong đó họ hoạt động đòi hỏi nó - những người mua cổ phần của họ sẽ nổi dậy ngay với bất cứ điều gì kém hơn thế. Và những chính trị gia họ đã mua chuộc, ban hành những đạo luật cho họ giữ độc quyền quyết định ai có thể làm những bản sao.
Không có công lý trong việc tuân theo những luật lệ bất công. Đã đến lúc đi ra ánh sáng,  theo truyền thống lớn của bất tuân dân sự, và tuyên bố sự phản đối của chúng ta đối với hành vi trộm cắp văn hoá công cộng cho cá nhân riêng tư.
Chúng ta cần lấy thông tin, bất cứ nơi nào nó được cất giữ, làm những bản sao của chúng ta và chia sẻ chúng với thế giới. Chúng ta cần lấy những gì có bản quyền của chúng đã hết hạn, và thêm chúng vào văn khố. Chúng ta cần phải mua những cơ sở cấu trúc dữ liệu bí mật và đưa chúng trên Web. Chúng ta cần phải download những tạp chí khoa học và upload chúng lên những netwwork, chia sẻ những tệp tài liệu. Chúng ta cần phải chiến đấu cho Guerilla Open Access. (Chiến tranh Du kích choTìm vào Mở).
Với đủ chúng ta, trên toàn thế giới, chúng ta sẽ không chỉ gửi một thông điệp mạnh mẽ phản đối việc tư nhân hoá tri thức - chúng ta sẽ làm cho nó trở thành một điều của quá khứ. Bạn sẽ tham gia với chúng tôi?
Aaron Swartz
Tháng 7 năm 2008, Eremo, Italy

[17] [Aaron Swartz, ‘Guerilla Open Access Manifesto’, July 2008, accessed 22 December 2014, https://ia700808.us.archive.org/17/items/GuerillaOpenAccessManifesto/Goamjuly2008.pdf; Sam Gustin, ‘Aaron Swartz, Tech Prodigy and Internet Activist, Is Dead at 26’ Time, 13 January 2013, accessed 22 December 2014, http://business.time.com/2013/01/13/tech-prodigy-and-internet-activist-aaron-swartz-commits-suicide; Todd Leopold, ‘How Aaron Swartz Helped Build the Internet’, CNN, 15 January 2013, 22 December 2014, http://edition.cnn.com/2013/01/15/tech/web/aaron-swartz-internet/; Declan McCullagh, ‘Swartz Didn’t Face Prison until Feds Took Over Case, Report Says’, CNET, 25 January 2013, accessed 22 December 2014, http://news.cnet.com/8301-13578_3-57565927-38/swartz-didnt-face-prison-until-feds-took-over-case-report-says/.]
[18] [John Sousanis, ‘World Vehicle Population Tops 1 Billion Units’, Wardsauto, 15 August 2011, accessed 3 December 2015, http://wardsauto.com/news-analysis/world-vehicle-population-tops-1-billion-units.]
[19] Car-pool
[20] [No More Woof’, https://www.indiegogo.com/projects/no-more-woof.]
[21] DNA sequencing