Saturday, December 3, 2016

Harari – Homo Deus: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai (03)

Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow

Yuval Noah Harari,








Những Gót của Trái đất

Trong sự tìm kiếm hạnh phúc tuyệt đối và sự không chết, loài người trong thực tế, đang cố gắng để ‘nâng cấp’ [1] chính mình vào thành những gót. Không chỉ vì đây là những phẩm chất siêu phàm, nhưng vì để vượt thắng tuổi già và đau khổ, loài người trước tiên sẽ phải có được, giống như gót, sự kiểm soát trên tầng nền tảng cơ sở sinh học của riêng họ. Nếu chúng ta từng bao giờ có quyền lực dùng kiến thức kỹ thuật để giải quyết cái chết và đau đớn bằng đem chúng ra khỏi hệ thống của chúng ta, cùng sức mạnh đó có lẽ sẽ là đủ để dùng kỹ thuật để sửa chữa, tạo dựng hệ thống của chúng ta trong gần như bất cứ cách nào chúng ta thích, và lôi kéo thay đổi những cơ quan cơ thể, những cảm xúc và trí tuệ thông minh của chúng ta trong muôn vàn những cách thức. Bạn có thể mua cho mình sức mạnh của Hercules, vẻ kiều diễm gợi tình của Aphrodite, trí tuệ của Athena, hay sự điên say của Dionysus, nếu đó là những gì bạn thực sự ước muốn. Cho đến nay, làm tăng lên quyền năng của con người chủ yếu dựa vào việc nâng cấp những dụng cụ bên ngoài của chúng ta. Trong tương lai nó có thể dựa nhiều hơn vào sự nâng cấp cơ thể và não thức con người, hoặc vào sự hoà nhập trực tiếp chúng ta với những dụng cụ của chúng ta.

Việc nâng cấp con người lên thành những gót có thể đi theo bất cứ một nào trong ba con đường sau: Công nghệ sinh học, công nghệ cyborg, và công nghệ của những sinh vật vô cơ. [2]

Công nghệ sinh học bắt đầu với cái nhìn sâu sắc rằng chúng ta còn xa với sự thể hiện trọn vẹn tiềm năng của thân thể hữu cơ (của chúng ta). Trong 4 tỉ năm, chọn lọc tự nhiên đã thay đổi vặn vẹo và sửa chữa vá víu những cơ thể này, vì thế khiến chúng ta đã đi từ những amoeba đến những loài bò sát, đến những động vật có vú, rồi đến Sapiens. Tuy nhiên, không có lý do gì để nghĩ rằng Sapiens là trạm dừng xe cuối cùng. Những thay đổi tương đối nhỏ trong gene, hormon và tế bào thần kinh đã đủ để chuyển Homo erectus – người đã có thể sản xuất không gì ấn tượng hơn được ngoài những dao bằng đá lửa – thành Homo sapiens, người sản xuất những thuyền không gian và những computer. Ai có thể biết được những gì sẽ là kết quả của một vài thay đổi thêm với DNA, với hệ thống nội tiết, hoặc với cấu trúc não của chúng ta. Công nghệ sinh học sẽ không kiên nhẫn đứng chờ để mặc chọn lọc tự nhiên làm việc kỳ diệu của nó. Thay vào đó, những kỹ sư sinh học sẽ đem cơ thể Sapiens cũ, và cố ý viết lại gene của nó, mắc nối lại những mạch não của nó, thay đổi mức cân bằng sinh hóa của nó, và thậm chí cấy nuôi những chân tay hoàn toàn mới cho nó. Những kỹ sư, do đó, sẽ tạo ra những gót-con mới, họ có thể cũng khác biệt với Sapiens chúng ta như chúng ta khác biệt với những Homo erectus.

Công nghệ Cyborg sẽ đi thêm một bước xa hơn, kết hợp vào lẫn nhau những cơ quan hữu cơ và những thiết bị không hữu cơ như tay bionic, mắt nhân tạo, hoặc hàng triệu những nano-robot bơi trong mạch máu chúng ta, chẩn đoán sức khỏe và chữa hư hại. Một cyborg như vậy có thể hưởng được  những khả năng vượt xa những khả năng của những người với cơ thể hữu cơ. Lấy thí dụ, tất cả những bộ phận của một cơ thể hữu cơ phải tiếp xúc trực tiếp với nhau để hoạt động. Nếu não của một con voi ở India, mắt và tai nó ở Tàu, và chân nó ở Australia, khi đó con voi này có lẽ là đã chết, và thậm chí nếu nó vẫn còn ‘sống’ trong một ý nghĩa bí ẩn nào, nó không thể nhìn, nghe hoặc đi. Một cyborg, ngược lại, có thể có mặt ở  nhiều nơi cùng một lúc. Một y sĩ cyborg có thể thực hiện ca giải phẫu khẩn cấp ở Tokyo, ở Chicago và ở một trạm không gian trên Mars, mà không bao giờ phải rời khỏi văn phòng ở Stockholm của bà. Bà sẽ chỉ cần một mạng nối Internet nhanh chóng, và một vài đôi mắt và bàn tay bionic (nhân tạo điện cơ). Nhưng thử nghĩ lại xem, tại sao lại là một cặp, hai tay? Tại sao không là bốn tay? Thật vậy, ngay cả những tay đó là thực sự thừa thãi. Tại sao một y sĩ y sĩ cyborg phải giữ con dao mổ của một y sĩ giải phẫu bằng tay, trong khi bà có thể nối não thức bà trực tiếp với những dụng cụ?

Điều này nghe có vẻ như khoa học giả tưởng, nhưng nó đã là một thực tế. Những con khỉ,  gần đây đã học để kiểm soát được những bàn tay và bàn chân bionic, qua những điện cực đã cấy trong não của chúng, dù (những bàn tay, chân này) đã bị cắt, không nối với cơ thể của chúng. Những người bệnh tê liệt có thể di chuyển chân tay bionic, hoặc điều khiển computer chỉ bằng năng lực của những ý nghĩ. Nếu bạn muốn, bạn có thể đã có được những dụng cụ điện điều khiển từ xa, trong nhà của bạn, chỉ dùng một mũ helmet, loại mũ cứng che chở đầu [3], có gắn điện, để “đọc ý nghĩ”. Chiếc mũ helmet không cần cấy ghép vào não. Nó hoạt động bằng cách đọc những tín hiệu điện xuyên qua da đầu của bạn. Nếu bạn muốn bật đèn trong nhà bếp, bạn chỉ cần đội mũ helmet có gắn điện, tưởng tượng một vài dấu hiệu cho thấy có hoạt động trong não thức vốn đã được program từ trước (lấy thí dụ, tưởng tượng chuyển động bàn tay phải của bạn), và nút chuyển điện bật lên. Bạn có thể mua helmet đội đầu như vậy, bán online [4] với giá chỉ $ 400, [5]

Vào đầu năm 2015, hàng trăm người làm việc trong khu trung tâm công nghệ cao Epicenter, ở Stockholm, đã có những microchip cấy vào tay họ. Những chip này có kích thước của một hạt gạo, và trữ thông tin bí mật cá nhân, cho phép người làm việc để mở cửa, và điều khiển máy photocopy, chỉ với một cái vẫy tay của họ. Chẳng mấy chốc họ hy vọng sẽ thực hiện việc trả tiền theo cùng một cách. Một trong những người đứng sau sáng kiến, Hannes Sjoblad, đã giải thích rằng: “Bất cứ lúc nào, chúng ta đều đã tiếp xúc với công nghệ kỹ thuật. Ngày nay, nó thì còn lộn xộn một chút: chúng ta cần code PIN [6] và password. Sẽ không phải là dễ dàng hơn sao, nếu chỉ cần chạm với tay bạn?” [7]

Tuy nhiên, ngay cả công nghệ cyborg thì tương đối bảo thủ, vì nó giả định rằng bộ óc hữu cơ sẽ tiếp tục là những trung tâm chỉ huy-và-kiểm soát của đời sống. Một cách giải quyết táo bạo hoàn toàn gạt bỏ tất cả những phần hữu cơ, và hy vọng để vẽ-dựng những con ‘người’ hoàn toàn vô cơ. Những mạng lưới thần kinh sẽ được thay thế bằng software thông minh, vốn nó có thể lướt-web cả hai thế giới ảo và không-ảo, thoát khỏi những giới hạn của hóa học hữu cơ. Sau 4 tỉ năm lang thang bên trong vương quốc của những hợp chất hữu cơ, sự sống sẽ bùng vỡ ra vào trong bao la của cõi vô cơ, và sẽ mang những hình dạng ngay cả trong những giấc mơ ngông cuồng nhất, chúng ta cũng không thể nào hình dung được. Nghĩ tất cả cho cùng, những giấc mơ ngông cuồng nhất của chúng ta đều vẫn là sản phẩm của hóa học hữu cơ.

Chúng ta không biết những con đường này có thể dẫn chúng ta đến đâu, cũng không biết những con cháu giống-gót của chúng ta sẽ giống thế nào. Đoán trước nói trước về tương lai vốn đã chưa bao giờ là việc dễ dàng, và công nghệ cách mạng sinh học làm nó thậm chí còn khó khăn hơn. Vì cũng khó khăn như thế để tiên đoán tác động của những công nghệ mới trong những lĩnh vực như giao thông vận tải, thông tin liên lạc và năng lượng, những công nghệ để nâng cấp con người đặt ra một loại thách đố hoàn toàn khác biệt. Vì chúng có thể được dùng để chuyển đổi não thức và những ham muốn của con người, những người có não thức và ham muốn của thời nay, theo định nghĩa không thể thâm hiểu được những hệ quả quan trọng ngấm ngầm của chúng.

Trong hàng nghìn năm lịch sử đầy những biến động công nghệ, kinh tế, xã hội và chính trị. Thế nhưng có một điều vẫn không đổi: loài người chính nó. Những dụng cụ và những tổ chức của chúng ta thì rất khác biệt với của thời Sách Thánh đạo Kitô [8], nhưng những cấu trúc ẩn sâu của não thức con người vẫn còn yên như cũ. Đây là tại sao chúng ta vẫn có thể tìm thấy chính mình giữa những trang của Sách Thánh đạo Kitô, trong những tác phẩm của Khổng Khâu, hay trong những bi kịch của Sophocles và Euripides. Những tác phẩm kinh điển này đã được tạo ra bởi con người giống như chúng ta, vì thế chúng ta cảm thấy rằng chúng nói về chúng ta. Trong những vở kịch dựng trong thời ngày nay, Oedipus, Hamlet và Othello có thể mặc quần jean và áo thung, và có danh bạ Facebook, nhưng xung đột tình cảm của họ cũng vẫn giống như trong vở kịch gốc.

Tuy nhiên, một khi công nghệ cho chúng ta có được khả năng tái-kỹ thuật não thức con người, Homo sapiens sẽ biến mất, lịch sử loài người sẽ đi đến một kết thúc, và một loại tiến trình hoàn toàn mới sẽ bắt đầu, mà những người như bạn và tôi không thể hiểu được. Nhiều học giả cố gắng đoán trước xem thế giới trong năm 2100 hoặc 2200 rồi sẽ như thế nào. Đây là một phí phạm thì giờ. Bất kỳ tiên đoán đáng giá nào cũng phải đưa vào tính toán khả năng vẽ-dựng lại não thức con người, và điều này thì không thể được. Có rất nhiều câu trả lời khôn ngoan cho câu hỏi: “Những người với não thức như chúng ta sẽ làm gì với công nghệ sinh học?” Thế nhưng, không có câu trả lời tốt cho câu hỏi, “Những người với một loại não thức khác biệt  sẽ làm gì với công nghệ sinh học?” Tất cả những gì chúng ta có thể nói là những người tương tự như chúng ta hẳn sẽ dùng công nghệ sinh học để vẽ-dựng lại não thức riêng của họ, và não thức thời nay của chúng ta không thể nắm bắt được những gì có thể xảy ra tiếp theo.

Mặc dù những chi tiết thế đó thì mờ tối, nhưng dẫu sao đi nữa chúng ta vẫn có thể chắc chắn hướng đi tổng quát của lịch sử. Trong thế kỷ XXI, dự án lớn thứ ba của loài người sẽ là để thu tập cho chúng ta những quyền năng thiêng liêng của sáng tạo và hủy diệt, và nâng cấp Homo sapiens thành Homo deus. Dự án thứ ba này rõ ràng hấp thụ và bao gồm cả hai dự án đầu tiên, và được chúng cung cấp nhiên liệu. Chúng ta muốn khả năng tái kỹ sư, nghĩa là vẽ-dựng lại cơ thể và não thức của chúng ta, trước nhất là để thoát khỏi tuổi già, cái chết và đau khổ, nhưng khi chúng ta có nó, ai có thể biết chúng ta có thể làm những gì khác với khả năng như vậy? Vì vậy, chúng ta cũng có thể nghĩ về agenda mới của con người như thực sự chỉ gồm có một dự án (với nhiều chi nhánh): đạt được tính thần thánh, tính-gót.

Nếu điều này nghe không khoa học hoặc hết sức ngông cuồng, đó là vì người ta thường hiểu sai ý nghĩa của tính-gót. Tính-gót hay tính thần thánh không phải là một tính chất siêu hình mơ hồ. Và nó không phải là giống như tính toàn năng. Khi nói đến việc nâng cấp con người vào thành những gót, hãy nghĩ về những gót cổ Hellas trên đỉnh Olympia, hay những devas Hindu nhiều hơn, chứ không phải một ‘ông cha’ toàn năng trên trời, như trong sách Thánh đạo Kitô. Những con cháu của chúng ta vẫn sẽ có những nhược điểm, những lệch lạc, và những hạn chế của họ, cũng giống như Zeus và Indra đã có của họ. Nhưng chúng có thể yêu, ghét, sáng tạo và huỷ diệt trên một quy mô vĩ đại hơn nhiều so với chúng ta.

Trong suốt lịch sử, hầu hết những gót đều được tin tưởng không phải là nắm trọn uy quyền toàn năng nhưng đúng hơn là có những khả năng siêu phàm, cụ thể là vượt mức con người, như khả năng để vẽ-dựng và tạo ra những sinh vật; để biến hoá cơ thể của họ; để điều khiển môi trường thiên nhiên và thời tiết; để đọc được suy nghĩ và truyền thông giao tiếp từ xa; di chuyển với tốc độ rất cao; và dĩ nhiên để thoát khỏi cái chết và để sống vô thời hạn. Con người là trong những công việc để giành lấy tất cả những khả năng này, và sau đó một số khác. Một số những khả năng truyền thống được coi là thần thánh trong hàng nghìn năm, ngày nay đã trở nên quá thông thường, khiến chúng ta hầu như không còn nghĩ như thế về chúng. Con người trung bình bây giờ di chuyển và truyền thông qua những không gian xa rộng, nhanh chóng dễ dàng hơn nhiều so với những gót thời cổ của Hellas, Hindu hay Africa.

Lấy thí dụ, những người Igbo của Nigeria tin rằng gót sáng tạo Chukwu ban đầu muốn làm cho mọi người không chết. Ông đã gửi một con chó để nói với con người rằng khi có ai đó chết đi, họ nên rắc tro trên xác chết, và cơ thể sẽ trở lại với sự sống. Thật không may, con chó đã mệt mỏi và nó đã đà đận trên đường đi. Chukwu thiếu kiên nhẫn, sau đó đã gửi một con cừu, nói với con vật này hãy gấp lên với thông điệp quan trọng này. Than ôi, khi đến nơi con cừu thở hào hển, nó vô tình cắt xén những lời hướng dẫn, nói với con người hãy chôn người chết của họ, do đó khiến cái chết thành vĩnh viễn. Đây là tại sao cho đến ngày nay, con người chúng ta đều phải chết. Nếu như gót Chukwu đã có một sổ tên Twitter, thay vì dựa vào con chó chậm chạp,  và con cừu ngu ngốc để chuyển giao những lời dặn dò của mình!

Trong những xã hội nông nghiệp cổ xưa, hầu hết những tôn giáo xoay quanh không phải những câu hỏi siêu hình và thế giới bên kia, nhưng quanh những vấn đề rất trần tục về gia tăng sản lượng nông nghiệp. Thế nên, trong Sách Thánh Cũ, Gót không bao giờ hứa hẹn bất kỳ phần thưởng hay hình phạt nào sau khi chết. Thay vào đó ông nói với dân Israel rằng “Nếu các ngươi cẩn thận tuân hành những lời răn mà ta đem cho các ngươi [. . .] Sau đó ta sẽ gửi mưa xuống đất trong vụ mùa của nó [. . .] Và các ngươi sẽ thu thập ngũ cốc, rượu, và dầu. Ta sẽ cung cấp cỏ trong đồng cho gia súc của các ngươi, và các ngươi sẽ có ăn và no nê. Hãy cẩn thận! Bừng như lòng dạ các ngươi sẽ lừa dối các ngươi, và các ngươi sẽ quay sang thờ phụng và tôn thờ những gót khác. Thịnh nộ của Gót sẽ thiêu đốt các ngươi, khiến ông sẽ kiềm chế tầng trời và nó sẽ không mưa. Đất sẽ không mang đến sản phẩm của nó, và các ngươi sẽ bị tàn hoại nhanh chóng khỏi mặt đất tốt lành mà Gót thì sắp sửa cho cho các ngươi “(Deuteronomy11: 13-17) [9]. Những nhà khoa học ngày nay có thể làm tốt hơn nhiều so với Gót của Sách Thánh Cũ. Nhờ phân bón nhân tạo, thuốc trừ sâu công nghiệp và những hoa mầu biến đổi gene, sản xuất nông nghiệp hiện nay vượt xa sự mong đợi cao nhất của những nông dân thời cổ đã có với những vị gót của họ. Và đất nước khô hạn Israel không còn lo ngại rằng một vài gót nổi giận nào đó sẽ kiềm hãm bầu trời và ngăn chặn tất cả mưa – vì Israel gần đây đã xây một nhà máy khử nước mặn khổng lồ trên bờ Mediterranean, như thế để bây giờ họ có có tất cả nước uống của họ lấy từ nước biển.

Cho đến nay chúng ta đã tranh đua với những gót của thời cổ, bằng cách tạo ra những dụng cụ ngày càng khéo hơn. Trong tương lai không xa, chúng ta có thể tạo ra những ‘người-vượt-người’, những người sẽ vượt xa những gót thời cổ không chỉ trong những dụng cụ của họ, nhưng trong cơ thể và khả năng tinh thần của họ. Nếu và khi chúng ta đạt được điều đó, tuy nhiên, tính-gót sẽ trở nên nhàm chán như không gian cyber – một kỳ diệu của những kỳ diệu mà chúng ta chỉ xem như đương nhiên vẫn có.

Chúng ta có thể khá chắc chắn rằng con người sẽ làm một cố gắng dành lấy tính gót, để được ‘giống thần, như thánh’, vì con người có nhiều những lý do để ao ước một sự nâng cấp loại giống như vậy, và nhiều cách để đạt được nó. Ngay cả nếu có một con đường đầy hứa hẹn nhưng hóa ra là một đường cụt, những tuyến đường chọn lựa thay thế khác sẽ vẫn mở. Lấy thí dụ, chúng ta có thể khám phá ra rằng genome con người thì quá phức tạp cho những nhào nặn thay đổi nghiêm trọng, nhưng điều này sẽ không ngăn cản sự phát triển của những giao diện não-computer, những nano-robot hay trí tuệ nhân tạo.

Dẫu vậy, không cần phải hoảng sợ. Ít nhất là không ngay lập tức. Việc nâng cấp Sapiens sẽ là một tiến trình lịch sử dần dần, chứ không phải là một cảnh tận thế của màn ảnh Hollywood. Homo sapiens sẽ không bị tiêu diệt bởi một cuộc nổi loạn của robot. Đúng hơn, Homo sapiens có nhiều xác xuất sẽ có khả năng tự nó nâng cấp từng bước, kết hợp với những robot và những computer trong tiến trình này, cho đến khi con cháu chúng ta sẽ ngoái nhìn lại, và nhận ra rằng họ thôi không còn là loại động vật vốn đã viết Sách Thánh đạo Kitô, đã xây Vạn Lý Trường Thành nước Tàu, và đã cười với những trò hề của Charlie Chaplin. Điều này sẽ không xảy ra trong một ngày, hoặc một năm. Nhưng quả thực, nó đã  đang xảy ra ngay lúc này, qua vô vàn những hành động trần tục, tầm thường và nhàm chán. Mỗi ngày, hàng triệu người quyết định để ban cho những smartphone của họ thêm một chút kiểm soát nhiều hơn với đời sống của họ, hoặc thử một loại thuốc chống trầm cảm, mới và hiệu quả hơn. Trong việc theo đuổi sức khỏe, hạnh phúc và quyền lực, con người sẽ dần dần thay đổi đặc trưng đầu tiên của họ và sau đó những đặc trưng khác, và rồi những đặc trưng khác nữa, cho đến khi họ sẽ thôi không còn là con người.

Có thể nào một ai đó làm ơn hãm phanh thật mạnh được không?

Bện cạnh những giải thích bình tĩnh, nhiều người hoảng sợ khi nghe nói về những khả năng như vậy. Họ vui vẻ để làm theo lời khuyên của những smartphone của họ, hoặc để uống bất cứ thuốc nào y sĩ của họ kê toa, nhưng khi họ nghe đến những người-vượt-người được nâng cấp, họ nói: “Tôi hy vọng tôi sẽ chết trước khi điều đó xảy ra.” Một lần có một người bạn nói với tôi rằng những gì cô sợ nhất về tuổi già là trở thành không còn liên hệ gì, thành một thứ ‘bà già hoài cổ’, không thể hiểu được thế giới xung quanh, hoặc đóng góp gì nhiều vào nó. Đây là những gì chúng ta sợ tập thể, chung như một loài, khi chúng ta nghe về những người-vượt-người. Chúng ta cảm nhận rằng trong một thế giới như vậy, cá thể của chúng ta, những giấc mơ của chúng ta, và cả những sợ hãi của chúng ta sẽ là không còn dính dáng gì với xung quanh nữa, và chúng ta sẽ không có gì nữa để đóng góp. Dù ngày hôm nay, bạn là gì – có thể là một người Hindu sùng đạo, thích chơi cricket, hay một nhà báo đồng tính nữ, đầy ước vọng – trong một thế giới đã nâng cấp, bạn sẽ cảm thấy như một người thợ săn Neanderthal lạc trên đường Wall, NewYork. Bạn sẽ như người xa lạ, bạn không thuộc về nó.

Những người Neanderthal đã không phải lo lắng về thị trường chứng khoán Nasdaq, vì họ đã được chắn khỏi nó bởi thời gian của hàng chục nghìn năm. Ngày nay, tuy nhiên, thế giới về ý nghĩa của chúng ta có thể sụp đổ trong vòng những khoảng mười năm. Bạn không thể dựa vào cái chết để cứu bạn khỏi trở thành hoàn toàn không liên quan với những gì xung quanh. Ngay cả nếu những gót không bước đi trên những đường phố của chúng ta vào năm 2100, nỗ lực để nâng cấp Homo sapiens có khả năng thay đổi thế giới đến không còn nhận ra trong trăm năm này. Những nghiên cứu khoa học và những phát triển công nghệ đang di chuyển với một tốc độ quá nhanh hơn rất nhiều so với hầu hết chúng ta có thể nắm hiểu được.

Nếu bạn nói chuyện với những nhà chuyên môn, nhiều người trong số họ sẽ cho bạn biết rằng chúng ta vẫn còn rất xa với việc biến đổi gene ‘cho ra lò’ những trẻ mới sinh, hay trí tuệ nhân tạo ngang với trình độ con người. Nhưng hầu hết những nhà chuyên môn nghĩ với một tính toán thời gian dài ngắn theo những trợ cấp nghiên cứu và những việc làm sau khi họ xong đại học. Do đó, “rất xa” có thể có nghĩa là 20 năm, và “không bao giờ” có thể trỏ khoảng thời gian không quá 50 năm.

Tôi vẫn còn nhớ ngày đầu tiên tôi đã tình cờ biết đến Internet. Đó là trở lại vào năm 1993, khi tôi đã còn học trung học. Tôi đã đi với một vài người bạn thân đến thăm Ido, một người bạn chung của chúng tôi (hiện là một nhà khoa học computer). Chúng tôi muốn chơi bóng bàn. Ido đã là một người rất mê mải với computer, và trước khi mở bàn ping-pong, anh nhấn mạnh rằng muốn cho chúng tôi thấy sự kỳ diệu mới nhất. Anh đã nối dây phone vào máy computer của mình, và nhấn một vài phím đánh chữ. Trong một phút, tất cả chúng tôi có thể nghe thấy là những tiếng cọt kẹt, tiếng rít, và xì xào, và sau đó im lặng. Nó đã không thành công. Chúng tôi lầm bầm và càu nhàu, nhưng Ido đã cố gắng một lần nữa. Và một lần nữa. Và một lần nữa. Cuối cùng anh đã đưa ra một tiếng reo lớn và tuyên bố rằng anh đã xoay sở để nối được computer của mình với computer trung tâm ở một trường đại học gần đó. “Và có gì ở đó, trong máy computer trung tâm?”, Chúng tôi hỏi. “Vâng,” anh thú nhận, “chưa có gì ở đó cả. Nhưng bạn có thể đặt tất cả mọi thứ vào đó.” “Giống như gì? “, Chúng tôi hỏi. “Tôi không biết”, anh nói, “tất cả mọi thứ.” Nghe không có vẻ hứa hẹn gì cho lắm. Chúng tôi đã tiếp tục chơi ping-pong, và trong những tuần sau, vui thích với một trò đùa dỡn mới, trêu chọc ý tưởng ‘tức cười’ của Ido. Đó đã chỉ mới hơn hai mươi lăm năm trước (so với thời điểm đang viết). Ai có thể biết những gì sẽ xảy ra hai mươi lăm năm sau, tính từ bây giờ?

Đó là tại sao ngày càng nhiều hơn những cá nhân, tổ chức, tập đoàn công nghệ và chính phủ đang theo nhận rất nghiêm trọng sự tìm kiếm cho sự không chết, hạnh phúc và những quyền năng giống như gót. Những công ty bảo hiểm, những quỹ hưu trí, những hệ thống y tế và những bộ tài chính đã kinh ngạc về sự tăng vọt của mức tuổi sống lâu. Mọi người đang sống lâu hơn nhiều so với tiên đoán, và quĩ hưu bổng không đủ tiền để trả cho lương hưu trí và điều trị y tế cho họ. Khi tuổi bảy mươi đe dọa trở thành tuổi bốn mươi mới, những nhà chuyên môn đang kêu gọi nâng tuổi hưu, và cấu trúc lại tất cả thị trường việc làm.

Khi mọi người nhận ra chúng ta đang đổ xô nhanh như thế nào về phía bí ẩn lớn, và rằng họ không thể trông mong ngay cả vào chính cái chết để che cho họ tránh khỏi nó, phản ứng của họ là hy vọng rằng có một ai đó sẽ đạp phanh thật mạnh, và làm chúng ta chậm lại. Nhưng chúng ta không thể hãm phanh, vì nhiều lý do.

Thứ nhất, không ai biết những cái phanh ở chỗ nào. Trong khi một số nhà chuyên môn đều quen thuộc với những phát triển trong một lĩnh vực, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, data lớn [10] hay di truyền học, nhưng không ai là một nhà chuyên môn về tất cả. Do đó, không ai có khả năng để nối tất cả những dấu chấm rời và nhìn thấy bức tranh thành hình đầy đủ. Những lĩnh vực khác nhau ảnh hưởng lẫn nhau theo những cách phức tạp như vậy đến nỗi ngay cả những bộ óc lỗi lạc nhất cũng không thể thấu hiểu được những đột phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo có thể ảnh hưởng đến công nghệ nano, hoặc ngược lại, tất cả như thế nào. Không ai có thể hấp thụ nổi tất cả những khám phá khoa học mới nhất, không ai có thể đoán trước kinh tế thế giới sẽ trông như thế nào trong mười năm tới, và không ai có đầu mối để đoán được chốn nào chúng ta đang hướng tới trong một cuộc chạy đua như vậy. Vì không có ai hiểu toàn bộ hệ thống nữa, không ai có thể ngăn chặn được nó.

Thứ hai, nếu bằng cách nào đó chúng ta thành công trong việc hãm phanh, kinh tế của chúng ta sẽ sụp đổ, cùng với xã hội chúng ta. Như đã giải thích trong một chương sau, kinh tế thời nay cần tăng trưởng liên tục và mãi không ngừng, để tồn tại. Nếu tăng bao giờ trưởng có bao giờ từng ngừng lại, kinh tế sẽ không an ổn rơi xuống một vài trạng thái cân bằng gọn nhỏ nào đó thoải mái dễ chịu; nhưng nó sẽ rơi vỡ ra thành từng mảnh. Đó là tại sao chủ nghĩa tư bản khuyến khích chúng ta tìm kiếm sự không chết, hạnh phúc và tính thần thánh giống-gót. Có một giới hạn về con số bao nhiêu đôi giày chúng ta có thể đi, bao nhiêu xe ô tô chúng ta có thể lái, và bao nhiêu ngày nghỉ dành chơi trượt tuyết chúng ta có thể vui hưởng. Một nền kinh tế được xây dựng trên sự phát triển mãi mãi không ngừng cần những dự án mãi mãi không ngừng – giống như những theo đuổi sự không chết, hạnh phúc và tính thần thánh  như-gót.

Tốt, nếu chúng ta cần những dự án không giới hạn, tại sao không giải quyết vấn đề hạnh phúc và không chết, và ít nhất đặt qua một bên sự theo đuổi đáng khiếp hãi cho những quyền năng vượt con người? Vì nó thì không thể gỡ ra khỏi hai sự việc kia. Khi bạn phát triển những chân bionic, cho những người bị tê liệt lại có khả năng đi đứng được, bạn cũng có thể dùng cùng kỹ thuật tương tự để nâng cấp những người khỏe mạnh. Khi bạn tìm ra cách thế nào để ngăn suy giảm trí nhớ ở người già, cùng những phương pháp điều trị tương tự có thể làm nâng cao trí nhớ của người trẻ.

Không có đường ranh rõ ràng phân tách giữa chữa bệnh với nâng cấp. Y học hầu như luôn luôn bắt đầu bằng việc cứu người ta cho đừng rơi xuống thấp hơn mức thường, nhưng cùng những dụng cụ và sự biết-thế-nào tương tự, sau đó có thể được dùng để vượt quá mức thường. Viagra bắt đầu đời sống của nó như một sự điều trị những bệnh máu có áp xuất cao. Trước sự ngạc nhiên và thích thú của công ty Pfizer, nó lộ ra rằng Viagra cũng có thể chữa chứng liệt dương. Nó đã đem cho hàng triệu đàn ông lấy lại khả năng tình dục bình thường; Nhưng không lâu sau đó, những người đàn ông không có vấn đề bất lực đã bắt đầu ngay, đem dùng cùng những viên thuốc này để vượt qua những mức thường, và có được những quyền năng tình dục mà họ chưa bao giờ có trước đó. [11]

Điều gì xảy ra với những thuốc đặc biệt cũng có thể xảy ra với tất cả những lĩnh vực của y học. Giải phẫu sắc đẹp thời nay đã được sinh ra trong Thế chiến thứ Nhất, khi Harold Gillies bắt đầu điều trị những mặt người bị thương trong nhà thương quân đội Aldershot. [12] Khi chiến tranh kết thúc, những y sĩ giải phẫu đã khám phá rằng cùng những kỹ thuật tương tự cũng có thể biến những cái mũi hoàn toàn lành mạnh nhưng xấu xí thành những cái mũi đẹp hơn. Mặc dù giải phẫu sắc đẹp vẫn tiếp tục giúp đỡ những người bệnh và người bị thương, nó dành quan tâm ngày càng tăng vào việc nâng cấp những người lành mạnh. Ngày nay y sĩ giải phẫu sắc đẹp kiếm bạc triệu trong những phòng mạch tư nhân với mục đích rõ ràng và duy nhất là để nâng cấp sức khỏe và làm đẹp cho giới có thừa tiền. [13]

Điều tương tự cũng có thể xảy ra với công nghệ di truyền học. Nếu một tỉ phú công khai tuyên bố rằng ông có ý định để thiết kế những đứa con thông minh siêu đẳng, hãy tưởng tượng phản đối của dư luận công chúng. Nhưng nó sẽ không xảy ra như thế. Chúng ta có nhiều khả năng để tuột xuống một sườn dốc trơn trượt. Nó bắt đầu với những cha mẹ có hồ sơ về di truyền cho thấy con cái của họ bị đặt vào nguy cơ xác xuất cao về những bệnh di truyền chết người. Vì vậy, họ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, và thử nghiệm DNA của trứng đã thụ tinh. Nếu mọi thứ đều lành mạnh ổn thoả đâu vào đó, tất cả thì hay và tốt. Nhưng nếu thử nghiệm DNA tìm ra những đột biến gene đáng sợ – phải huỷ bỏ thai mới là phôi.

Nhưng tại sao phải nhận sự may rủi bằng thu thai với chỉ một trứng? Tót hơn nên thụ thai với nhiều trứng, do đó, ngay cả khi ba hoặc bốn bị tì vết, ít nhất vẫn còn một phôi tốt lành. Khi thủ tục lựa chọn trong ống nghiệm này trở nên chấp nhận được và phí tổn đủ rẻ, đem dùng nó có thể lan rộng. Đột biến trong gene là một nguy cơ phổ biến, thời nào và ở đâu cũng có. Tất cả mọi người mang trong DNA của họ một số đột biến gene có hại và những allele kém mức tối ưu. Sinh sản qua sự kết hợp gene của hai phái tính là một trò xổ số. (Một giai thoại nổi tiếng – và có lẽ bịa đặt - kể về một gặp gỡ vào năm 1923, giữa nhà văn đoạt giải  Nobel Anatole France và diễn viên múa xinh đẹp và tài năng Isadora Duncan. Thảo luận về phong trào chọn lựa sinh sản giống tốt đang thịnh hành khi đó, Duncan nói, “Chỉ cần tưởng tượng một đứa trẻ với cái đẹp của tôi và bộ não của ông!”, France trả lời: “Vâng, nhưng hãy tưởng tượng một đứa trẻ với vẻ đẹp của tôi và bộ óc của ông.”) Vậy thì, tại sao không gian lận với trò xổ số? Thụ tinh thật nhiều trứng, và chọn cái nào với sự kết hợp tốt nhất. Sau khi nghiên cứu về những tế bào sterm [14] cho phép chúng ta tạo ra một nguồn cung cấp không giới hạn của những phôi thai người với giá rẻ, bạn có thể chọn đứa con tối ưu của bạn trong số hàng trăm những ứng viên, tất cả đều mang DNA của bạn, tất cả hoàn toàn tự nhiên, và không một nào sẽ đòi hỏi bất kỳ công nghệ di truyền trong tương lai. Lặp lại tiến trình này trong một vài thế hệ, và bạn có thể dễ dàng kết thúc với những người-vượt-người (hoặc một chốn hoang tưởng xấu xa đầy những thoái hoá, khác thường, đáng sợ).

Nhưng nếu sau khi thụ tinh ngay cả thật nhiều trứng, bạn thấy rằng tất cả trong số chúng có một vài những gene đột biến chết người? Bạn nên tiêu diệt tất cả những phôi này? Thay vì làm điều đó, tại sao không thay thế những gene có đột biến bệnh hoạn? Một trường hợp đột phá liên quan đến những mtDNA (mitocrondria DNA). Những mtDNA là những organelle [15] cực nhỏ bên trong những tế bào của con người, chúng sản xuất năng lượng cho những tế bào dùng. Chúng có tập hợp gene riêng của chúng, vốn là hoàn toàn tách biệt với DNA trong nhân của tế bào. Những mtDNA có khiếm khuyết dẫn đến hàng loạt những bệnh suy nhược hoặc thậm chí chết người. Có thể làm được, về mặt kỹ thuật, với công nghệ thụ tinh nhân tạo hiện nay để vượt thắng những bệnh tật di truyền trong mtDNA bằng cách tạo ra một “em bé có ba cha mẹ”. DNA nhân hay nDNA của em bé đến từ hai cha mẹ, trong khi mtDNA đến từ một người thứ ba. Năm 2000, Sharon Saarinen ở West Bloomfield, Michigan, đã sinh hạ một bé gái khỏe mạnh, Alana. nDNA của Alana từ mẹ em, Sharon, và cha em, Paul, nhưng mt DNA của em từ một phụ nữ khác. Tên một quan điểm hoàn toàn kỹ thuật, Alana có ba cha mẹ ruột. Một năm sau, năm 2001, chính phủ USA đã cấm cách thức điều trị này, lấy lý do an toàn và những vấn đề luân lý.[16]

Tuy nhiên, ngày 3 tháng 2 năm 2015 , Nghị viện England  bỏ phiếu ủng hộ luật gọi là “Phôi ba cha mẹ”, cho phép cách điều trị này – và cũng những nghiên cứu liên quan –  ở United Kingdom [17]. Hiện nay, về mặt kỹ thuật vẫn còn là điều chưa thuận lợi và dễ dàng, và cũng không hợp pháp, để thay thế nDNA, nhưng nếu và khi giải quyết được những khó khăn kỹ thuật, cùng một lôgích đã đưa đến chấp thuận thay thế mtDNA khiếm khuyết,  xem dường bảo đảm sẽ cũng làm như thế để thay thế nDNA.

Theo sau chọn lựa và thay thế, khả năng của bước tiếp theo là sửa đổi. Một khi trở thành có thể sửa đổi những gene chết người, tại sao phải trải qua những rắc rối của sự gắn ghép một vài DNA lạ, khi bạn có thể chỉ viết lại ‘code’ (di truyền trong DNA) và chuyển một gene đột biến nguy hiểm sang thành một sao chép ‘không tác hại’ của nó? Sau đó, chúng ta có thể bắt đầu dùng cùng tiến trình thành tựu để sửa đổi, không chỉ những gene nguy cơ chết người, nhưng cũng những gene chịu trách nhiệm cho những bệnh kém chết chóc hơn, với chứng autism, với chậm hiểu biết và với chứng béo phì. Có ai muốn mình hoặc con cái mình phải chịu khổ với bất kỳ một nào của những thứ này? Giả sử một thử nghiệm về di truyền chỉ ra rằng đứa con gái tương lai của bạn sẽ tất cả rất có thể là thông minh, xinh đẹp và tốt bụng – nhưng sẽ bị chứng trầm cảm kinh niên. Sẽ không phải là bạn muốn cứu cháu khỏi những năm dài đau khổ bằng một can thiệp nhanh chóng và không đau khi còn trong ống nghiệm thụ tinh nhân tạo?

Và khi bạn đã đang ở đó, tại sao không đẩy cháu bé thêm một chút xa hơn? Sự sống thì đầy khó khăn và thách đố, ngay cả với những người khỏe mạnh. Vì vậy, chắc chắn sẽ là điều ích lợi nếu hệ miễn dịch của cháu bé mạnh hơn bình thường, một trí nhớ trên mức trung bình, hoặc một tính tình đặc biệt thân thiện vui vẻ. Và ngay cả nếu bạn không muốn thế cho con của bạn – nếu nếu những người hàng xóm đang làm thế cho đám con của họ? Bạn có muốn con bạn sẽ bị tụt lại phía sau? Và nếu chính phủ cấm tất cả những công dân không được phép dùng kỹ thuật di truyền trên những trẻ sơ sinh, thế nếu Bắc Korea đang thực hành và sản xuất những thiên tài, những nghệ sĩ và những lực sĩ xuất chúng khác thường, vượt trội lấn át hơn hẳn chúng ta? Và giống như thế, trong những bước đi như của những em bé, chúng ta đang trên đường đến một ca-ta-lô trưng ‘hàng mẫu’ gồm những ‘em bé’ của công nghệ di truyền.

Chữa bệnh là sự biện minh ban đầu cho mỗi sự nâng cấp. Tìm một vài giáo sư đang thí nghiệm nghiên cứu trong kỹ thuật di truyền hoặc sự hợp tác não-computer [18], và hỏi họ tại sao họ tham gia vào nghiên cứu loại như vậy. Trong tất cả những gì thực sự xảy ra, họ sẽ trả lời rằng họ đang làm việc đó để chữa bệnh. “Với sự giúp đỡ của kỹ thuật di truyền học,” họ sẽ giải thích, “chúng ta có thể đánh bại cancer. Và nếu chúng ta có thể trực tiếp ghép nối bộ óc và computer, chúng ta có thể chữa trị schizophrenia.” [19] Có lẽ, nhưng nó chắc chắn sẽ không dừng lại ở đó. Khi chúng ta ghép nối thành công những bộ não và những computer, chúng ta sẽ dùng kỹ thuật này chỉ để chữa chứng rối loạn não thức, schizophrenia? Nếu ai thực sự tin tưởng điều này, vậy họ có thể biết rất nhiều về những bộ óc và những computer, nhưng rất ít về tâm lý con người và xã hội loài người. Một khi bạn đạt được một đột phá quan trọng, khai thông cho kỹ thuật tương lai, bạn không thể hạn chế dùng nó chỉ để chữa bệnh, và cũng không thể hoàn toàn cấm dùng nó để nâng cấp con người.

Dĩ nhiên con người có thể và cũng có hạn chế sự xử dụng của họ với những kỹ thuật mới. Thế nên, phong trào chọn giống tốt trong sinh sản [20]  đã mất ưa chuộng sau Thế chiến thứ Hai, và mặc dù ngày nay, mua bán cơ quan cơ thể thì vừa là có thể vừa có tiềm năng sinh lợi hái ra tiền, cho đến giờ, nó đã vẫn còn là một hoạt động thứ yếu. Những trẻ sơ sinh như những sản phẩm của sự chọn lọc hay sửa đổi ứng dụng kỹ thuật di truyền, có thể một ngày nào đó trở thành công nghệ có thể thực hiện được, cũng như giết người để thu hoạch những cơ quan cơ thể của họ – vẫn còn là một hoạt động thứ yếu

Cũng như chúng ta đã thoát khỏi nanh vuốt của Luật Chekhov trong chiến tranh, chúng ta cũng có thể thoát khỏi chúng trong những lĩnh vực khác của hành động. Một vài khẩu súng xuất hiện trên sân khấu mà không bao giờ được đem bắn. Đây là tại sao để suy nghĩ về chương trình mới của loài người là điều rất quan trọng. Chính vì chúng ta có một số lựa chọn liên quan đến việc dùng những kỹ thuật mới, chúng ta tốt hơn là nên hiểu rõ hơn về những gì đang xảy ra và chúng ta nên quyết định về chúng trước khi chúng quyết định về chúng ta.

Nghịch lý của Hiểu biết

Sự tiên đoán rằng trong thế kỷ XXI, loài người thì chắc chắn sẽ nhắm tới sự không chết, hạnh phúc cực lạc và phẩm tính thánh thần như gót, có thể làm tức giận, hay xa lánh, hay sợ hãi bất kỳ một số người nào đó, thế nên có một vài giải thích lần lượt theo thứ tự sau đây.

Thứ nhất, đây không phải là điều mà hầu hết những cá nhân sẽ thực sự làm trong thế kỷ XXI. Đó là những gì loài người như một tập thể sẽ làm. Hầu hết mọi người có thể sẽ chỉ đóng một vai nhỏ không quan trọng, nếu có, trong những dự án này. Ngay cả khi nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh trở nên ít phổ biến hơn, hàng tỉ người, ở những nước đang phát triển và những khu phố tồi tàn ở những nước đã phát triển, vẫn sẽ tiếp tục đối phó với đói nghèo, bệnh tật và bạo động, ngay cả khi những tầng lớp ưu tú đã đạt được tuổi trẻ vĩnh cửu và quyền năng như gót-sống. Điều này có vẻ hiển nhiên là không công bằng. Người ta có thể lập luận rằng cho đến chừng nào vẫn còn dẫu chỉ một đứa trẻ duy nhất chết vì thiếu dinh dưỡng, hoặc một người lớn duy nhất bị giết trong chiến tranh giữa những tay trùm buôn bán ma túy, loài người nên tập trung tất cả nỗ lực vào cuộc chiến chống những tai ương này. Chỉ khi nào thanh gươm cuối cùng bị bẻ gãy để rèn thành một lưỡi cày, chúng ta mới nên chuyển não thức chúng ta sang qua những việc lớn lao tiếp theo. Nhưng lịch sử không làm việc như thế. Những người sống trong cung điện đã luôn luôn có những agenda khác biệt với những người sống trong những lều tranh, và điều đó thì không chắc sẽ  thay đổi trong thế kỷ XXI.

Thứ hai, đây là một tiên đoán lịch sử, không phải là một tuyên ngôn chính trị. Ngay cả nếu chúng ta không quan tâm đến số phận của đám người sống trong khu ổ chuột, vẫn còn xa mới rõ ràng được rằng chúng ta nên hướng tới sự không chết, cực lạc và tính gót. Tiếp nhận những dự án cụ thể này có thể là những sai lầm lớn lao. Nhưng lịch sử đầy những sai lầm lớn lao. Với hồ sơ trong quá khứ của chúng ta và những giá trị trong hiện tại của chúng ta, có nhiều phần chắc chắn rằng chúng ta sẽ vươn tới hạnh phúc cực lạc và tính gót và sự không chết – ngay cả nếu điều đó giết chết chúng ta.

Thứ ba, vươn tới thì không phải cũng giống như có được. Lịch sử thường được định hình bởi những hy vọng phóng lớn. Lịch sử Russia thế kỷ XX đã phần lớn được định hình bởi những nỗ lực của những người cộng sản để khắc phục những bất bình đẳng, nhưng nó đã không thành công. Tiên đoán của tôi thì tập trung vào những gì con người sẽ cố gắng để đạt tới trong thế kỷ XXI – không phải những gì nó sẽ thành công trong việc đi tới để nắm lấy hay có được. Kinh tế, xã hội và chính trị tương lai của chúng ta sẽ được định hình bởi những nỗ lực để vượt qua cái chết. Nó không có nghĩa là đến năm 2100, con người sẽ không chết.

Thứ tư, và quan trọng nhất, tiên đoán này thì ít phần hơn của một lời tiên tri và nhiều phần hơn của một cách để thảo luận về sự lựa chọn hiện nay của chúng ta. Nếu những thảo luận làm cho chúng ta lựa chọn khác đi, như thế sự tiên đoán được chứng minh là sai, tất cả thành ra tốt hơn. Tiên đoán để làm gì nếu chúng không thể thay đổi được bất cứ gì ?

Một số những hệ thống phức tạp, chẳng hạn như thời tiết, không cần biết gì đến những tiên đoán của chúng ta. Ngược lại, những tiến trình phát triển của con người phản ứng với chúng. Thật vậy, những dự đoán của chúng ta càng tốt hơn, chúng càng gây ra nhiều phản ứng hơn. Do thế, có nghịch lý như khi chúng ta tích lũy dữ liệu thông tin càng nhiều hơn và càng tăng sức mạnh computer của chúng ta, những gì có thể xảy ra trở nên càng lớn rộng hơn, nhiều bất ngờ hơn. Chúng ta càng biết nhiều hơn, chúng ta có thể tiên đoán càng ít hơn. Hãy tưởng tượng, lấy thí dụ, một ngày nào đó, những nhà chuyên môn đọc được ẩn số của những định luật cơ bản của kinh tế. Một khi điều này xảy ra, những ngân hàng, những chính phủ, những nhà đầu tư và khách hàng sẽ bắt đầu dùng hiểu biết mới này để hoạt động theo những cách mới lạ chưa từng có, và chiếm lợi thế hơn những đối thủ cạnh tranh của họ. Vì những hiểu biết mới để làm gì, nếu nó không dẫn đến hành vi ứng xử mới lạ? Chao ôi, một khi người ta thay đổi cách thức cư xử của họ, những lý thuyết kinh tế trở nên lỗi thời. Chúng ta có thể hiểu kinh tế đã hoạt động thế nào trong quá khứ – nhưng chúng ta không hiểu nó hoạt động thế nào trong hiện tại, chưa nói gì đến trong tương lai.

Đây không phải là một thí dụ giả định. Vào giữa thế kỷ XIX, Karl Marx đã đạt được những hiểu biết sâu sắc, cực kỳ thông minh về kinh tế. Dựa trên những hiểu biết này, ông tiên đoán một xung đột ngày càng bạo động, giữa giai cấp vô sản và tư bản, kết thúc với chiến thắng không thể tránh của giai cấp vừa kể trước và sụp đổ của hệ thống của giai cấp tư bản. Marx đã chắc chắn rằng cách mạng tất sẽ bắt đầu ở những nước đang dẫn đầu trong Cách mạng Kỹ nghệ  – như England, France và USA – và lan sang phần thế giới còn lại.

Marx đã quên rằng những nhà tư bản dù thế nào cũng biết đọc ông. Lúc đầu chỉ có một số ít những môn đệ thấy được Marx nghiêm trọng, đáng chú ý, và đọc những tác phẩm của ông. Nhưng khi những ngọn đuốc của chủ nghĩa xã hội này rực sáng, được tăng thêm tín đồ và sức mạnh, đã báo động những nhà tư bản. Họ cũng nghiền ngẫm Das Kapital, ứng dụng những phương pháp và hiểu biết sâu xa của phân tích Mác-xít. Trong thế kỷ XX, tất cả mọi người, từ giới trẻ lam lũ nổi loạn trên đường phố, đến những chủ tịch ung dung trong văn phòng sang trọng, đều chấp nhận một cách giải quyết về kinh tế và lịch sử theo Mác-xít. Ngay cả những người theo chủ nghĩa tư bản cứng cỏi cực đoan, những người kịch liệt chống lại dự đoán lịch sử của lý thuyết Marx, vẫn dùng những chẩn đoán kinh tế chính trị của lý thuyết Marx. Khi CIA phân tích tình hình Việt Nam, hay Chile, trong những năm 1960, nó đã phân chia những xã hội này theo giai cấp. Khi Nixon hoặc Thatcher nhìn thế giới, họ tự hỏi ai là người điều khiển những phương tiện sản xuất quan trọng. Từ 1989 đến 1991, George Bush đã mắt nhìn sự sụp đổ của Đế quốc Cộng sản Liên xô, chỉ rồi để bị Bill Clinton đánh bại trong cuộc bầu cử năm 1992. Chiến lược vận động tranh cử dẫn đến chiến thắng của Clinton đã được tóm tắt trong phương châm: “Nó là kinh tế, ngu xuẩn!” [21] Marx không thể nói điều đó hay hơn.

Khi mọi người chấp nhận sự chẩn đoán của lý thuyết Marx, họ thay đổi hành động của họ cho phù hợp. Những nhà tư bản ở những nước như England và France, đã ra sức nâng cao số phận của những người  lao động, làm ý thức dân tộc của họ vững mạnh, và đưa họ vào guồng máy chính trị. Do đó, khi những công nhân bắt đầu đi bỏ phiếu trong những bầu cử, và đảng Lao động giành được quyền lực chính trị, lần lượt nước này sang nước khác, những nhà tư bản có thể vẫn đánh giấc ngon lành trên giường ngủ của họ. Kết quả là, những tiên đoán của Marx thành không xảy ra. Những vận động cách mạng cộng sản không bao giờ nhận chìm được những cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới như England, France và USA, và ở những nước này, giấc mộng chuyên chế của giai cấp vô sản đã bị gạt vào thùng rác của lịch sử.


Đây là nghịch lý về hiểu biết lịch sử. Hiểu biết mà không làm thay đổi hành vi hoạt động là vô ích. Nhưng hiểu biết thay đổi hành vi một cách quá nhanh chóng sẽ làm mất đi sự quan hệ của nó. Chúng ta càng có nhiều dữ liệu hơn, chúng ta càng hiểu được lịch sử tốt hơn, lịch sử càng nhanh chóng thay đổi tiến trình của nó, hiểu biết của chúng ta càng trở nên lỗi thời nhanh hơn.

Nhiều những thế kỷ trước hiểu biết của con người tăng chậm, vì vậy chính trị và kinh tế cũng thay đổi với một tốc độ nhàn nhã. Ngày nay, hiểu biết của chúng ta đang tăng thêm với tốc độ chóng mặt, và về mặt lý thuyết, chúng ta hiểu biết thế giới ngày càng nhiều và tốt hơn. Nhưng điều rất trái ngược đang diễn ra. Những hiểu biết mới tìm thấy của chúng ta dẫn đến những thay đổi về kinh tế, xã hội và chính trị nhanh hơn; trong một nỗ lực để hiểu được những gì đang xảy ra, chúng ta đẩy nhanh việc tích lũy hiểu biết, điều này dẫn đến những biến động nhanh hơn và lớn hơn. Do đó, chúng ta càng ít và ít hơn, để có khả năng tìm được ý nghĩa của hiện tại hoặc tiên đoán tương lai. Trong năm 1016, là điều tương đối dễ dàng để tiên đoán Europe sẽ được nhìn thấy như thế nào trong năm 1050. Chắc chắn, những triều đại có thể sẽ đổ vỡ, những xâm lược chưa biết tên có thể sẽ cướp phá, và những thảm họa thiên nhiên có thể sẽ giáng xuống; nhưng điều rõ ràng là đến năm 1050, Europe sẽ vẫn do những nhà vua và những nhà chăn chiên cai trị, rằng nó sẽ là một xã hội nông nghiệp, rằng hầu hết dân cư của nó sẽ là những nông dân, và rằng nó sẽ tiếp tục phải chịu khổ rất nhiều từ những nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh. Ngược lại, vào năm 2016, chúng ta hoàn toàn không thể biết Europe sẽ được nhìn thấy như thế nào năm 2050. Chúng ta không thể nói nó sẽ có hệ thống chính trị thuộc loại nào, thị trường nhân công của nó sẽ được cấu trúc thế nào, hoặc ngay cả những dân cư của nó sẽ có những loại cơ thể nào!.


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Oct/2016)





[1] Tác giả dùng ‘upgrade humans’: nâng cấp con người;  có khác với ‘human augmentation’ (tăng thêm/mở rộng, thêm vào những gì con người chưa có, từ ngoài hướng vào trong con người) và ‘human enhancement’ (nâng cao/tăng cường, làm tốt/mạnh/hiệu quả hơn những gì con người đã có, hướng từ trong con người ra ngoài). Còn ‘upgrade’ hiểu như nâng lên tầng/lớp, hay đẩy vào  cấp/bậc gì đó cao/khác hơn – tạm dịch là ‘nâng cấp con người’, hàm ý như thế có thể thay đổi, và đi đến thành một gì đó khác lạ đến khác loại hoàn toàn (khái niệm trong philosophy of computer science)
[2] non-organic beings
[3] loại mũ cứng, giống như cái cối trùm đầu, hở mặt; có lót đệm bên trong; để che chở đầu của những người lính, cảnh sát, lính chữa lửa,...
[4] mua online: qua hệ thống computer, nối với Internet, từ ‘online’ xuất hiện ngày càng nhiều hơn trên báo chí, thay vì từ ‘trực tuyến’.
[5] [Betsy Isaacson, ‘Mind Control: How EEG Devices Will Read Your Brain Waves and Change Your World’, Huffington Post, 20 November 2014, accessed 20 December 2014, http://www.huffingtonpost.com/2012/11/20/mind-control-how-eeg-devices-read brainwaves_n_2001431.html; ‘EPOC Headset’, Emotiv, http://emotiv.com/store/epoc-detail/; ‘Biosensor Innovation to Power Breakthrough Wearable Technologies Today and Tomorrow’, NeuroSky, http://neurosky.com/.]
[6] PIN: personal identification number: số nhận dạng cá nhân: là một số ký hiệu, dùng trong giao dịch tài chính điện tử. PIN thường kết hợp với tên người dùng hoặc password. PIN thường dùng với những thẻ debit hay credit.
[7] [Samantha Payne, ‘Stockholm: Members of Epicenter Workspace Are Using Microchip Implants to Open Doors’, International Business Times, 31 January 2015, accessed 9 August 2015,
http://www.ibtimes.co.uk/stockholm-office-workers-epicenter-implanted-microchips-pay-their-lunch-1486045.]
[8] Bible = Sách Thánh đạo Kitô đạo Kitô [Middle English, from Old French, from Late Latin biblia, from Greek, pl. of biblion, sách, diminutive of biblos, papyrus, sách, from Bublos, Byblos.]
[9] bản dịch của kinh thánh Vietnam, để so sánh, cho thấy sự chất phác thực tiễn: “Vậy, nếu các ngươi chăm chỉ nghe các điều răn ta truyền cho các ngươi ngày nay, hết lòng, hết ý kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và phục sự Ngài, thì ta sẽ cho mưa mùa thu và mưa mùa xuân xuống thuận thì tại trong xứ các ngươi; ngươi sẽ thâu góp ngũ cốc, rượu, và dầu của ngươi. Ta cũng sẽ khiến đồng ruộng ngươi sanh cỏ cho súc vật ngươi; ngươi sẽ ăn và được no nê. Các ngươi khá cẩn thận, kẻo lòng mình bị dụ dỗ, xây bỏ Chúa, mà hầu việc các thần khác, và quì lạy trước mặt chúng nó chăng; e cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va sẽ phừng lên cùng các ngươi, Ngài đóng các từng trời lại, nên nỗi chẳng có mưa nữa, đất không sanh sản: như vậy, các ngươi sẽ vội chết mất trong xứ tốt tươi nầy, là xứ mà Đức Giê-hô-va ban cho các ngươi.”
[10] Big data: những tập hợp rất lớn gồm những dữ liệu riêng rẽ được thu tập dành cho computer phân tích để phát giác những mô thức, khuynh hướng, liên kết, đặc biệt nhắm vào hành vi và những phản ứng con người.
[11] [Meika Loe, The Rise of Viagra: How the Little Blue Pill Changed Sex in America (New York: New York University Press, 2004).]
[12] [Brian Morgan, ‘Saints and Sinners: Sir Harold Gillies’, Bulletin of the Royal College of Surgeons of England 95:6 (2013), 204–5; Donald W. Buck II, ‘A Link to Gillies: One Surgeon’s Quest to Uncover His Surgical Roots’, Annals of Plastic Surgery 68:1 (2012), 1–4.]
[13] [ Paolo Santoni-Rugio, A History of Plastic Surgery (Berlin, Heidelberg: Springer, 2007); P. Niclas Broer, Steven M. Levine and Sabrina Juran, ‘Plastic Surgery: Quo Vadis? Current Trends and Future Projections of Aesthetic Plastic Surgical Procedures in the United States’, Plastic and Reconstructive Surgery 133:3 (2014), 293e–302e.]
[14] Stem cells: tế bào mẹ: là những tế bào có tiềm năng để trở thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể. Một trong những đặc điểm chính của tế bào mẹ là khả năng tự làm mới, hoặc tự nhân lên thành nhiều của chúng, trong khi vẫn duy trì tiềm năng để phát triển thành những loại tế bào khác. Có những nguồn khác nhau của tế bào mẹ, nhưng tất cả các loại tế bào mẹ đều có cùng khả năng tương tự để phát triển thành nhiều những loại tế bào khác nhau, chúng có thể trở thành những tế bào máu, tim, xương, da, bắp thịt, vv...
[15] mitocrondria: ti thể; organelle: bào quan. Although most DNA is packaged in chromosomes within the nucleus, mitochondria also have a small amount of their own DNA. This genetic material is known as mitochondrial DNA or mtDNA.
mtDNA là những cấu trúc structures within cells that convert the energy from food into a form that cells can use. Each cell contains hundreds to thousands of mitochondria, which are located in the fluid that surrounds the nucleus (the cytoplasm).
[16] [Holly Firfer, ‘How Far Will Couples Go to Conceive?’, CNN, 17 June 2004, accessed 3 May 2015, http://edition.cnn.com/2004/HEALTH/03/12/infertility.treatment/index.html?iref=allsearch.]
[17] [Rowena Mason and Hannah Devlin, ‘MPs Vote in Favour of “Three-Person Embryo” Law’, Guardian, 3 February 2015, accessed 3 May 2015,
http://www.theguardian.com/science/2015/feb/03/mps-vote-favour-three-person-embryo-law.]
[18] Brain-computer interface (BCI): hợp tác não-computer: hợp tác giữa bộ não và một dụng cụ, cho phép những tín hiệu từ não điều khiển trực tiếp một số hoạt động bên ngoài.
[19] cancer: vẫn ‘dịch’ (mượn tiếng Tàu) là ung thư, và schizophrenia: tâm thần phân liệt
[20] Eugenics: thuyết ưu sinh: khoa học nhằm nâng cao quần thể loài người bằng kiểm soát sự truyền giống sinh sản, chủ đích làm tăng thêm nhiều sự xuất hiện những đặc điểm di truyền mong muốn (và ngăn chặn những đặc điểm di truyền không mong muốn). Francis Galton chủ yếu đã phát triển như một phương pháp cải thiện loài người bằng chọn lọc những gene ‘mong muôn’ từ trong ‘ao gene’ chung của tập thể. Học thuyết eugenics đã bị chống đối và bỏ rơi sau ứng dụng trong những chính sách kỳ thị và độc tôn chủng tộc của chính quyền Nazis.

[21] “It's the economy, stupid” hay  “The economy, stupid”, = chuyện chính phải lo là kinh tế, không gì khác!