Wednesday, June 1, 2016

Plato – Theaetetus (6)

Theaetetus
(Theaetetōs)

Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)




4.5 Vấn đề khó hiểu thứ năm về tin tưởng nhầm lẫn: Chuồng Chim: [196d1–200d4]

Socrates: Nhưng tôi sợ biện luận sẽ không cho phép cả hai. Lại nữa – chúng ta phải không dừng lại ở không-đâu cả; Giả định rằng bây giờ chúng ta đã bắt đầu với tư cách hầu như không biết tự xấu hổ?
Theaetetus: Như thế nào? 
Socrates: Bằng cách đồng thuận để nói những gì hiểu biết là giống như thể.
Theaetetus: Và tại sao điều đó nên là không biết tự xấu hổ?
Socrates: Bạn dường như không nhận ra rằng toàn bộ cuộc thảo luận của chúng ta ngay từ đầu đã là một thăm dò về sự hiểu biết, dựa trên giả định rằng chúng ta chưa biết nó là gì.
Theaetetus: Ồ, nhưng tôi có.
Socrates: Tốt, sau đó, bạn không nghĩ rằng đó là một điều không biết tự xấu hổ, rằng chúng ta, những người không biết hiểu biết là gì, nên tuyên bố về hiểu biết là giống như thể những gì? Nhưng như một vấn đề thực tế, Theaetetus, trong một vài lần qua, toàn bộ phương pháp thảo luận của chúng ta đã bị dính bẩn lấm lem. Nhiều lần, lập đi lập lại, chúng ta đã nói “chúng ta quen thuộc với”, và “chúng ta không quen thuộc với”, “chúng ta biết” và “chúng ta không biết”, như thể chúng ta có thể đến một vài mức độ nào đó hiểu được điều này việc kia, trong khi chúng ta vẫn mù tịt, không biết hiểu biết là gì. Hay đây là một thí dụ khác, nếu bạn muốn: ngay chính lúc này, chúng ta đã một lần nữa lại dùng những từ “để là không biết gì về,” và “để hiểu biết”, như thể đây là những diễn tả khá thích hợp cho chúng ta, khi chúng ta bị tước mất hết hiểu biết.
Theaetetus: Nhưng làm thế nào ông sẽ tiếp tục được sự thảo luận chút nào tất cả, Socrates, nếu ông tránh xa những từ này?
[197a]
Socrates: Khá là không thể, cho một người như tôi; nhưng nếu tôi đã là một trong những nhà chuyên môn về sự mâu thuẫn [1], tôi có thể có khả năng để làm. Nếu một trong những quý vị đó đã có mặt, ông ta tất sẽ ra lệnh cho chúng ta tránh dùng chúng, và sẽ tiếp tục chỉ trích chúng ta nặng nề về những lỗi lầm tôi đã nhắc đến. Nhưng chúng ta dù sao đi nữa cũng chẳng giỏi giang gì, tại sao tôi không làm điều táo bạo để nói cho bạn biết hiểu biết thì giống như thể gì? Với tôi điều này xem dường có thể là được vài giúp đỡ.
Theaetetus: Vậy hãy táo bạo, xin vui lòng. Và nếu ông không tránh khỏi phải dùng những từ này, không sao, chúng tôi sẽ tha thứ cho ông tất cả.
Socrates: Tốt, sau đó, bạn có nghe người ta thời nay đang nói gì về hiểu biết là gì?
Theaetetus: Tôi dám nói rằng tôi đã nghe; nhưng lúc này tôi không nhớ được.
Socrates: Tốt, họ nói, tất nhiên, rằng nó là “sự có hiểu biết”.
Theaetetus: Ồ, vâng, đúng đó.
Socrates: Chúng ta hãy làm một thay đổi nhỏ; chúng ta hãy nói “sự nắm giữ về hiểu biết”.
Theaetetus: Và ông sẽ nói là nó là khác với cách nói đầu tiên thế nào?
Socrates: Có lẽ không có gì khác tất cả; nhưng tôi sẽ cho bạn biết những gì tôi nghĩ là sự khác biệt, và sau đó bạn phải giúp tôi để xem xét nó.
Theaetetus: Không sao – nếu tôi có thể.
Socrates: Tốt, sau đó, để “nắm giữ” dường như với tôi không phải giống cùng là một như để “có”. Thí dụ, giả sử một người đã mua một cái áo khoác, và nó là trong tuỳ tiện mặc hay không và vào lúc nào của người ấy, nhưng hiện ông đang không mặc nó; chúng ta sẽ không nói rằng ông “có” mặc nó trên người, nhưng chúng ta sẽ nói người ấy “nắm giữ” nó.
Theaetetus: Vâng, đó sẽ là chính xác,
Socrates: Bây giờ nhìn đây: là nó có thể nào trong lối này để “nắm giữ” hiểu biết và không “có” nó? Giả sử một người đi săn những con chim trời, những con chim bồ câu, hoặc một loài chim nào đó, và làm một chuồng chim cho chúng ở nhà mình và chăm sóc chúng ở đó; Sau đó, trong một ý hướng nào đó, tôi giả định rằng, chúng ta có thể nói người ấy lúc nào cũng “có” tất cả chúng, vì tất nhiên người ấy nắm giữ chúng. Không phải thế sao?
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Nhưng trong một ý hướng khác người ấy không “có” một nào trong số chúng; đó chỉ là người ấy đã có được một khả năng nào đó tương ứng với chúng, vì người ấy đã đặt chúng dưới sự kiểm soát của người ấy, trong một chỗ rào vây kín của riêng người ấy. Đó là để nói, người ấy có khả năng để săn bắt bất kỳ một con chim nào nếu người ấy thích, vào bất cứ lúc nào, và bắt, và “có” nó, bất cứ khi nào người ấy muốn chọn, và lại buông cho nó bay đi; và sự việc này người ấy có thể làm thường xuyên, nhiều lần như người ấy thích.
Theaetetus: Là thế đó.
Socrates: Vào khoảng một chút trước đây, chúng ta đã gán cho những hồn người một dụng cụ, tôi không biết rõ thuộc loại gì, bằng sáp. Bây giờ trong mỗi hồn người chúng ta hãy làm một loại chuồng chim cho tất cả những loại chim; một số trong những bầy tách biệt với những con khác, một số trong những nhóm nhỏ, và những con khác bay liệng đó đây một mình giữa tất cả đám chim còn lại.
Theaetetus: Được rồi, hãy giả sử chúng ta làm được điều đó. Rồi sau đó?
Socrates: Sau đó, chúng ta phải nói rằng khi chúng ta là những trẻ thơ, chỗ chứa đựng này thì trống rỗng; và khi nói những con chim, chúng ta phải hiểu là những mẩu hiểu biết. Khi bất kỳ một ai, nắm giữ sự nắm giữ của một mẩu của hiểu biết và khóa nhốt nó trong chỗ quây kín, chúng ta sẽ nói rằng người ấy đã học được, hay đã tìm ra được sự vật việc, vốn về nó là sự hiểu biết; và hiểu biết, chúng ta sẽ nói, là điều này.
Theaetetus: Đã là thế, khi đó.
Socrates: Bây giờ hãy thử nghĩ: khi người ấy lại săn tìm cho một bất kỳ nào của những mẩu của sự hiểu biết mà người ấy chọn, và nắm giữ nó, và “có” nó, sau đó một lần nữa lại thả cho nó đi, từ ngữ nào là thích hợp ở đây? Giống như trước, khi người ấy đã nắm giữ sự nắm giữ hiểu biết, hay những từ ngữ khác? – Bạn sẽ thấy điểm tôi muốn nhấn mạnh, rõ ràng hơn theo cách này. Có một nghệ thuật bạn gọi là số học, có phải không?
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Bây giờ tôi muốn bạn nghĩ về sự việc này như một sự săn lùng cho những mẩu của hiểu biết liên quan đến tất cả số lẻ và chẵn.
Theaetetus: Được rồi, tôi sẽ.
Socrates: Đó là bởi “tính đáng khen[2] của nghệ thuật này, tôi giả định, rằng một người vừa có cả những mẩu hiểu biết dưới sự kiểm soát của người ấy liên quan đến những con số và cũng trao chúng lại cho người khác?
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Và chúng ta gọi đó là “dạy” khi một người trao lại cho người khác, và “học” khi một người được trao lại chúng cho người ấy; và khi người ấy “có” chúng qua sự “nắm giữ” chúng trong chuồng chim này của chúng ta, chúng ta gọi đó là “biết”.
Theaetetus: Vâng, chắc chắn.
Socrates: Bây giờ bạn phải tập trung chú ý của bạn vào những gì sắp diễn ra tiếp theo. Điều chắc chắn phải là sự thật rằng một ai là người đã hoàn toàn thành thạo môn số học biết tất cả những con số? Vì có những mẩu của hiểu biết bao gồm tất cả những con số trong hồn người của người ấy.
Theaetetus: Tất nhiên.
Socrates: Và một người nên được huấn luyện như thế có thể tiến hành làm một vài phép đếm, hoặc tự đếm cho mình những chính những con số, hoặc đếm một gì đó khác, một trong những sự vật việc bên ngoài vốn có (có thể đếm bằng) số?
Theaetetus: Vâng, chắc chắn.
Socrates: Và sự đếm, chúng ta sẽ hiểu chỉ đơn giản là một vấn đề của sự xem xét một con số thực sự lớn thế nào?
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Sau đó, nó trông như thể người này đang xem xét một gì đó mà người ấy biết nhưng như thể nếu người ấy không biết nó (chúng ta đã đồng ý rằng người ấy biết tất cả những số). Tôi đã không hoài nghi rằng bạn cũng hẳn có những câu hỏi khó hiểu loại giống như thế đã đặt ra cho bạn.
Theaetetus: Tôi có, vâng.
Socrates: Sau đó dùng hình ảnh của chúng ta về nắm giữ và săn bắt những con bồ câu, chúng ta sẽ nói rằng có hai giai đoạn của việc săn bắt; một giai đoạn trước khi bạn có sự nắm giữ ngõ hầu để được nắm giữ, và một giai đoạn khác khi bạn đã nắm giữ rồi ngõ hầu để bắt và có trong tay bạn những gì bạn trước đó đã có. Và bằng cách này, ngay cả với những sự vật việc bạn đã học được và đã có hiểu biết từ lâu trước đó, và đã từng biết từ bao giờ, đó là có thể để học hỏi chúng – cũng vẫn cùng những sự vật việc – tất cả một lần nữa. Bạn có thể lại bắt đầu lần nữa, và “có” hiểu biết đó về mỗi chúng, vốn bạn đã tiếp thu được trước đó từ lâu, nhưng đã không sẵn sàng trao sang cho suy nghĩ của bạn, bạn không thể sao?
Theaetetus: Đúng.
Socrates: Bây giờ đây là những gì tôi có ý nói bằng câu hỏi của tôi một vài khoảnh khắc trước đây. Những thuật ngữ nào chúng ta phải dùng đến chúng khi chúng ta nói về những gì những nhà toán học làm khi ông tiến hành để đếm, hoặc những học giả khi ông tiến hành để đọc một gì đó? Ở đây, có vẻ như, một người biết một gì đó lại bắt đầu để học lại từ chính mình những sự vật việc vốn người ấy đã biết.
Theaetetus: Nhưng đó sẽ là một sự việc rất kỳ quặc, Socrates.
Socrates: Nhưng có phải chúng ta sẽ nói rằng đó là những sự vật việc mà người ấy không biết khiến một người như thế sẽ đọc và đếm – nhớ rằng chúng ta đã thuận rằng người ấy có hiểu biết của tất cả những chữ cái và những con số?
Theaetetus: Điều đó sẽ cũng chẳng là hợp lý nữa.

Socrates: Sau đó, bạn muốn chúng ta đi theo dòng suy luận này? Giả sử chúng ta nói rằng chúng ta không quan tâm chút nào về những tên gọi; hãy để mọi người kéo quanh những thuật ngữ “biết” và “học” tuỳ ý họ thích. Chúng ta đã xác định rằng để “nắm giữ” hiểu biết là một việc, và để “có” nó là một việc khác; thuận với thế, chúng ta duy trì rằng là điều không thể cho bất cứ một ai không nắm giữ gì đó vốn người ấy đã có nắm giữ nó, và như thế, không bao giờ xảy ra rằng người ấy không biết sự vật việc gì đó mà người ấy biết. Nhưng người ấy lại vẫn có thể đưa ra phán đoán sai về nó. Đây này là vì điều là có thể cho người ấy để “có”, không phải sự hiểu biết về sự vật việc này, nhưng thay vào đó là một mẩu khác của hiểu biết. Khi người ấy săn tìm một mẩu hiểu biết, nó có thể xảy ra, vì chúng bay đó đây, khiến người ấy làm một sai lầm và nắm được một này thay vì một kia. Đó đã là sự việc này đã xảy ra khi người ấy nghĩ mười một đã là mười hai. Người ấy nắm được về hiểu biết của mười một vốn đã ở trong người ấy, thay vì hiểu biết của mười hai, như bạn có thể bắt được một con chim cu thay vì một con chim bồ câu.
Theaetetus: Vâng; đó là hợp lý, bây giờ.
Socrates: Nhưng khi người ấy nắm trong tay được con chim mà người ấy đang cố gắng để bắt lấy nó, khi đó người ấy thì hoàn toàn không vướng mắc sai lầm; khi người ấy là thế, người ấy đang phán đoán (đây) là gì đây. Trong lối này, cả hai phán đoán đúng thực và sai cùng có mặt; và những sự việc làm cho chúng ta lo lắng trước đây thôi không còn đứng chắn lối chúng ta. Tôi dám nói rằng bạn sẽ đồng ý với tôi, phải không? Hoặc nếu không, bạn có dòng suy nghĩ nào?
Theaetetus: Tôi đồng ý.
Socrates: Vâng; Bây giờ chúng ta đã trừ khử được điều này “không biết những gì vốn một người đã biết”. Vì bây giờ chúng ta thấy rằng không ở điểm nào nó xảy ra rằng chúng ta không nắm giữ được những gì chúng ta nắm giữ, cho dù chúng ta đang trong sai lầm hay không về bất cứ sự vật việc gì. Nhưng có vẻ với tôi như thể có một gì đó khác đáng lo ngại báo động hơn đang trên đường đi đến với chúng ta.
Theaetetus: Đó là gì?
Socrates: Tôi muốn nói, những gì liên quan đến, nếu sự phán đoán sai lầm sẽ trở thành một vấn đề của một sự trao đổi những mẩu của hiểu biết.
Theaetetus: Ông có ý gì?
Socrates: Để bắt đầu, điều dẫn đến sau đó, rằng một ai là người có hiểu biết về một gì đó thì không biết gì về chính sự vật việc này, không phải qua sự không-có hiểu biết, nhưng thực sự trong ‘phẩm hạnh’ của hiểu biết của người ấy. Thứ hai, người ấy phán đoán rằng đây là một gì đó khác và rằng sự vật việc khác là nó. Bây giờ chắc chắn sự việc này thì cực kỳ không hợp lý; nó có nghĩa là hồn người, khi hiểu biết trở thành có mặt với nó, biết không-gì và là hoàn toàn không biết gì. Theo lập luận này, không có lý do tại sao một sự lên ngôi của sự không biết gì sẽ không làm cho một ai biết một gì đó, hay của sự mù loà làm cho một ai trông thấy một gì đó, nếu hiểu biết thì có từng bao giờ sẽ làm cho một người không biết gì.
Theaetetus: Tốt, có lẽ, Socrates, đó không phải là một suy nghĩ khéo léo để chọn duy nhất những con chim là những mẩu của sự hiểu biết. Có lẽ chúng ta đã phải nên giả định rằng có những mẩu của không hiểu biết gì cả cũng bay tứ tán đó đây trong hồn người cùng với chúng, và những gì xảy ra là đôi khi người thợ săn bắt được một mẩu của hiểu biết, và đôi khi là một mẩu của sự thiếu hiểu biết liên quan đến cùng sự vật việc; và sự không hiểu biết khiến người ấy phán đoán sai lầm, trong khi sự hiểu biết làm cho người ấy phán đoán đúng thực.
Socrates: Tôi khó có thể kiềm chế không bày tỏ sự ngưỡng mộ của tôi với bạn, Theaetetus; nhưng xin hãy suy nghĩ lại về việc đó. Hãy để chúng ta giả định nó là như bạn nói: sau đó, bạn chủ trương, người đã bắt được một mẩu của không hiểu biết sẽ phán đoán sai lầm. Phải vậy không?
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Nhưng có lẽ người ấy sẽ không nghĩ rằng mình đang phán đoán sai?
Theaetetus: Không, tất nhiên người ấy sẽ không.
Socrates: Người ấy sẽ nghĩ rằng mình đang phán đoán những gì là đúng; và thái độ của người ấy đối với những sự vật việc về chúng người ấy là trong sai lầm sẽ như thể người ấy hiểu biết chúng.
Theaetetus: Tất nhiên.
Socrates: Người ấy sẽ nghĩ rằng mình đã lùng bắt được, và “có” một mẩu của hiểu biết và không phải là một mẩu của không hiểu biết.
Theaetetus: Vâng, đó là rõ ràng.
Socrates: Như vậy, sau khi đi một đường dài vòng quanh, chúng ta trở về lại khó khăn ban đầu của chúng ta. Nhà chuyên môn về phản bác, bạn của chúng ta, sẽ cười. “Những người rất tài ba của tôi ơi”, ông ta sẽ nói “có phải bạn muốn nói rằng một người biết cả hiểu biết lẫn cả không hiểu biết thì suy nghĩ rằng một trong số chúng mà người ấy biết thì là cái khác mà người ấy biết? Hoặc có phải rằng người ấy không biết một nào cả, và phán đoán một gì đó người ấy không biết là một gì đó khác mà người ấy không biết? Hay có phải người ấy biết một này và không phải một kia, và phán đoán rằng một mà người ấy biết là một mà người ấy không biết? Hoặc người ấy nghĩ rằng một mà người ấy không biết là một mà người ấy biết? hay có phải bạn sẽ phải bắt đầu lại tất cả, và nói với tôi rằng có một tập hợp khác gồm những mẩu của hiểu biết liên quan đến những của mẩu hiểu biết và của thiếu hiểu biết, mà một người có thể nắm giữ khoá chặt trong một vài những chuồng chim đáng buồn cười, hoặc những dụng cụ bằng sáp, mà người ấy biết cho đến chừng nào người ấy nắm giữ chúng, dù người ấy có thể không có chúng sẵn sàng để chuyền tay cho hồn người của mình – và trong cách này đi đến cuối cùng buộc phải đi chạy vòng quanh về cùng một chỗ, lập đi lập lại, và không bao giờ tiến xa thêm được bất kỳ nào?” Chúng ta sẽ nói đến gì về việc đó, Theaetetus?
Theaetetus: Ồ, cơ khổ cho tôi, Socrates, tôi không biết một người phải nên nói gì.
Socrates: Sau đó, không phải bạn nghĩ, chú bé của tôi, rằng luận chứng có lẽ miễn trừ một chút trừng phạt thích hợp, và chỉ ra cho chúng ta thấy rằng chúng ta đã sai để bỏ lại câu hỏi về hiểu biết và tiến hành để điều tra vào trong sự phán đoán sai lầm đầu tiên? Trong khi, như một vấn đề thực tế, điều là không thể để biết điều này cho đến khi chúng ta có một nắm bắt đầy về hiểu biết là gì.

4.6 Phản luận Cuối cùng với D2: [200d5–201c7]

Theaetetus: Tốt, vào lúc này, Socrates, tôi cảm thấy bị buộc vào để tin ông.
Socrates: Vậy, quay trở lại từ khởi đầu, chúng ta sẽ đi đến nói hiểu biết là gì? – Chúng ta, tôi giả định, sẽ vẫn còn chưa bỏ cuộc?
Theaetetus: Chắc chắn là không, trừ khi chính ông tự bỏ cuộc.
Socrates: Hãy nói tôi nghe, sau đó, chúng ta có thể định nghĩa nó thế nào với ít rủi ro nhất của mâu thuẫn với chính mình?
Theaetetus: Trong cách chúng ta đã cố gắng trước đó, Socrates; tôi không thể nghĩ ra một bất kỳ nào khác.
Socrates: Bạn muốn nói trong cách nào?
Theaetetus: Bằng cách nói rằng hiểu biết là phán đoán đúng. Phán đoán đúng thực thì ít nhất là một gì đó không có những sai lầm, tôi hiểu nó thế, và tất cả mọi sự vật việc mà là kết quả của nó thì đáng ngưỡng mộ và tốt đẹp.

[[201a]
Socrates: Tốt, Theaetetus, như ai là người đã đang dẫn đầu lối băng qua sông nói, “Nó sẽ chỉ cho bạn biết.” [3] Nếu chúng ta tiếp tục và dõi tìm xem nó ở đâu, có lẽ chúng ta có thể vấp ngã trên những gì chúng ta đang tìm kiếm; nếu chúng ta cứ yên ở chỗ chúng ta đang yên, không có gì sẽ trở thành rõ ràng.
Theaetetus: Ông nói đúng; chúng ta hãy tiếp tục và xem xét nó.
Socrates: Tốt, sự việc này sẽ không mất nhiều thời gian để xem xét, dẫu sao; có toàn bộ một nghệ thuật chỉ ra cho bạn rằng hiểu biết thì không là những gì bạn nói.
Theaetetus: Thế là sao? Ông muốn nói nghệ thuật gì?
Socrates: Nghệ thuật của những đại diện tuyệt vời nhất của sự khôn ngoan – những người được gọi là những nhà hùng biện và những luật sư. Những người này, tôi hiểu điều đó, dùng nghệ thuật của họ để tạo ra quyết đoán không bằng dạy người ta, nhưng bằng cách làm cho họ phán đoán bất cứ gì họ chọn lấy chính họ. Hay có phải bạn nghĩ có bất kỳ một giáo sư nào quá thông minh đến nỗi trong thời gian ngắn của đồng hồ nước [4] cho phép, họ có thể dạy đầy đủ cho người ta, là người không tận mắt chứng kiến sự thật về những gì đã xảy ra với những người đã bị cướp hay bị hành hung?
Theaetetus: Không, tôi không nghĩ rằng họ có thể có thể; nhưng họ có thể có khả năng để thuyết phục họ.
Socrates: Và bằng cách “thuyết phục họ”, bạn có ý muốn nói là “gây cho họ phán đoán”, đúng không?
Theaetetus: Tất nhiên.
Socrates: Khi đó, giả sử một đoàn bồi thẩm đã được thuyết phục một cách xứng đáng về một số vấn đề mà chỉ có một người làm chứng với chính mắt mình mới có thể biết, và nếu không, không thể nào biết được; giả sử họ đi đến quyết định của họ dựa trên đồn đãi, hình thành một phán đoán đúng: khi đó họ đã quyết định trường hợp xử án với không có hiểu biết, nhưng, cứ cho là họ đã làm công việc của họ tốt đẹp, có phải họ đã được thuyết phục một cách chính xác?
Theaetetus: Có, chắc chắn.
Socrates: Nhưng, chàng trai thân yêu của tôi ơi, họ đã không thể nào làm điều đó, nếu phán đoán đúng thực thì cùng là một điều như hiểu biết (trong những toà án); trong trường hợp đó người bồi thẩm tài giỏi nhất trên thế giới vẫn không thể hình thành được một phán đoán đúng thực với không có hiểu biết. Vì vậy, có vẻ như chúng phải là những điều khác biệt.



5. Định nghĩa thứ ba (D3):
“Hiểu biết là Phán đoán đúng thực với một Lời giải thích (logos / λόγος)”:
[201d–210a]

 [201d]
Theaetetus: Ồ, vâng, Socrates, đó chỉ là những gì tôi từng nghe một người nói; Tôi đã quên, nhưng bây giờ nó quay trở lại với tôi. Ông ấy nói rằng nó là phán đoán đúng thực với một lời giải thích [5] đó là hiểu biết; phán đoán đúng thực mà không có một lời giải thích rơi ra bên ngoài của sự hiểu biết. Và ông ấy nói rằng những sự vật việc với chúng không có lời giải thích đều không thể biết được (vâng, ông ấy thực sự gọi chúng thế), [6] trong khi những sự vật việc đó vốn chúng có một giải thích thì có thể biết được.
Socrates: Quả thực rất tốt. Bây giờ cho chúng tôi biết, người ấy phân biệt những gì có thể biết được và những gì không thể biết được như thế nào? Tôi muốn xem nếu bạn và tôi đã nghe cùng một thuật kể.
Theaetetus: Tôi không biết nếu tôi có thể tìm ra được điều đó hay không; nhưng tôi nghĩ rằng tôi có thể theo hiểu kịp nếu có một ai đó giải thích nó.

5.1 Giấc Mơ của Socrates: [201d8–202d7]

Socrates: Vậy hãy nghe kể một giấc mơ để trả lời cho một giấc mơ. Trong giấc mơ của tôi, cũng vậy, tôi đã nghĩ rằng tôi đương nghe mọi người nói rằng những nguyên tố chính, đã với chúng trong cách thức nào đó, chúng ta và tất cả mọi sự vật việc khác được tạo lập, không có lời giải thích [7]. Mỗi một chúng, trong tự thân, chỉ có thể được gọi tên; điều không thể là để nói bất cứ một gì nào khác về nó, hoặc rằng nó là-có, hoặc nó không-là-có. Thế đó sẽ có nghĩa rằng chúng ta đã cộng sự là-có hay sự không-là-có vào nó; trong khi chúng ta phải không được gắn thêm bất cứ một gì, nếu như chúng ta muốn nói về riêng một mình tự thân sự vật việc đó. Thực vậy, chúng ta phải không nên áp dụng với nó ngay cả những từ như “tự thân”, hay “cái đó”, “mỗi”, “một mình”, hay “cái này”, hoặc một bất kỳ nào khác của nhiều những từ thuộc loại này; vì những từ này phổ biến và được áp dụng giống như nhau cho tất cả mọi sự vật việc, khi đang là khác với những sự vật việc mà chúng được cộng vào, trong khi nếu đã có thể diễn tả những nguyên tố tự thân, và nếu nó đã có giải thích riêng của nó, nó đã phải được diễn tả với không một sự vật việc bất kỳ nào khác. Như xảy ra, tuy nhiên, điều không thể được là một bất kỳ nào của những nguyên tố chính yếu sẽ nên được diễn tả trong một lời giải thích; nó chỉ có thể được gọi tên, vì một tên gọi là tất cả những gì nó có. Nhưng với những sự vật việc được tạo lập từ những nguyên tố chính yếu này, nó là một vấn đề khác. Ở đây, đúng trong cùng một cách như những nguyên tố tự thân, chúng đã đan kết với nhau, thế nên những tên gọi chúng có thể được đan kết với nhau, và trở thành một lời giải thích về một gì đó – một lời giải thích thì trong bản chất là một kết hợp phức tạp của những tên gọi. Vì vậy, những nguyên tố thì không giải thích được và không thể biết được, nhưng chúng có thể nhận hiểu được, trong khi những kết hợp phức tạp thì vừa có thể biết được vừa có thể diễn tả được, và có thể là những đối tượng của sự phán đoán đúng.
Bây giờ, khi một người có được một phán đoán đúng thực thật về một gì đó mà không có một lời giải thích, hồn người của người ấy thì trong một trạng thái của sự thật với liên quan đến sự vật việc đó, nhưng người ấy không biết nó; vì một ai là người không thể cho và nhận một lời giải thích về một sự vật việc thì hoàn toàn không biết gì về nó. Nhưng khi người ấy cũng đã có một lời giải thích về nó, người ấy có khả năng của tất cả sự việc này và được làm hoàn hảo trong hiểu biết. Có phải giấc mơ đã bạn nghe cũng giống thế này hay một giấc mơ khác?
Theaetetus: Không, nó thì giống như một về mọi phương diện.
Socrates: Vậy bạn có thích điều này không, và bạn có đề nghị rằng hiểu biết là sự phán đoán đúng thực với một giải thích?
Theaetetus: Có, chắc chắn,
Socrates: Theaetetus, có thể chăng là tất cả trong một khoảnh khắc, ngày hôm nay bạn và tôi đặt tay trên một gì đó mà nhiều một người khôn ngoan đã tìm trong quá khứ – và đã bạc đầu trước khi người ấy tìm thấy được nó?
Theaetetus: Vâng, dẫu sao đi nữa với tôi, xem dường rất có vẻ, Socrates, rằng những gì vừa mới nói đặt vấn đề rất hay.

5.2 Phê bình Lý thuyết Giấc Mơ: [202d8–206c2]

Socrates: Và có vẻ như khá đủ chắc chắn rằng vấn đề thì thực sự là như thế; vì có gì có thể có được hiểu biết ngoại trừ một giải thích và phán đoán đúng thực? Nhưng có một trong những điều đã nói mà tôi không thích.
Theaetetus: Và đó là gì vậy?
Socrates: Những gì xem dường là điểm tinh vi khó thấy nhất của tất cả – rằng những thành tố thì không thể biết được và những kết hợp phức tạp thì có thể biết được.
Theaetetus: Và sẽ không gây ra thế?
Socrates: Chúng ta phải chắc chắn; bạn thấy đó, vì quả thực chúng ta có mô hình ban đầu, đã đem dùng khi tất cả những phát biểu này được thực hiện, như những con tin cho lý thuyết này.
Theaetetus: Mô hình gì?
Socrates: Những chữ cái – những thành tố của ngôn ngữ – và những âm tiết. [8] Nó đã phải là những điều này, không phải sao, rằng tác giả của lý thuyết của chúng ta đã có trong quan điểm – nó đã không thể là bất cứ một gì nào khác?
Theaetetus: Không, người ấy phải đã từng suy nghĩ về những chữ cái và những âm tiết.
Socrates: Vậy chúng ta hãy lấy chúng và xem xét chúng. Hay đúng hơn chúng ta hãy tự xem xét bản thân chúng ta, và tự hỏi liệu chúng ta có thực sự đã học được những chữ cái của chúng ta bằng cách này hay không. Bây giờ, để bắt đầu, một người có thể cho một giải thích về những âm tiết nhưng không về những chữ cái – có phải là thế?
Theaetetus: Vâng, có lẽ.
Socrates: Điều là chắc chắn xem dường giống như thế với tôi. Dẫu mức nào đi nữa, giả thử như bạn đã được hỏi về những âm tiết đầu tiên của “Socrates”: Hãy nói tôi nghe, Theaetetus, ‘SO’ là gì? ” Bạn sẽ trả lời gì với câu hỏi đó?
Theaetetus: Rằng nó là S và O.
Socrates: Và đấy là bạn có một giải thích cho âm tiết?
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Vậy hãy tiếp tục nào, và chúng ta hãy có giải thích của S trong cùng một cách.
Theaetetus: Làm sao bất cứ một ai có thể đem cho những chữ cái của một chữ cái? S chỉ là một trong những chữ cái câm, không có tiếng [9], Socrates, chỉ không gì khác hơn là một âm gió kéo dài của lưỡi. B lại còn không có tiếng, cũng không có âm thanh, và đó thì đúng với hầu hết những chữ cái. Vì vậy, tuyên bố rằng bản thân chúng là không giải thích được hoàn toàn đứng vững. Ngay cả bảy nguyên âm rõ ràng nhất chỉ có tiếng; không loại nào của giải thích nào dẫu thuộc bất cứ loại gì có thể được đưa ra về chúng. [10]
Socrates: Vì vậy ở đây, bạn tôi ơi, chúng ta đã thiết lập một điểm về hiểu biết.
Theaetetus: Chúng ta dường như quả đã làm như vậy.
Socrates: Vậy thì: chúng ta đã chỉ ra rằng những âm tiết là có thể biết được, nhưng không phải là những chữ cái – có phải thế không?
Theaetetus: Nó có vẻ là kết luận tự nhiên, dù sao đi nữa.
Socrates: Nhìn đây, khi chúng ta nói “âm tiết” có nghĩa là gì? Hai chữ cái (hoặc nếu có nhiều hơn, tất cả những chữ cái)? Hay chúng ta nói với nghĩa là một vài dạng đơn nhất [11] được tạo nên bằng sự kết hợp của chúng?
Theaetetus: Tôi nghĩ chúng ta nói với nghĩa tất cả những chữ cái.
Socrates: Khi đó lấy trường hợp của hai chữ cái, S và O; hai chữ này là âm tiết đầu tiên của tên tôi. Nếu một người biết âm tiết, người ấy phải biết cả hai chữ cái?
Theaetetus: Tất nhiên.
Socrates: Vậy người ấy biết S và O.
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Nhưng có thể nào rằng người ấy thì không biết gì về mỗi chúng, và biết cả hai nhưng không biết một nào trong cả hai?
Theaetetus: Đó sẽ là một điều lạ thường và không thể giải thích được, Socrates.
Socrates: Và đã thế, giả định điều là cần thiết để biết mỗi một ngõ hầu để biết cả hai, sau đó điều là cần thiết tuyệt đối rằng bất cứ ai là người đã từng biết một âm tiết phải trước hết làm quen để biết những chữ cái. Và trong sự thừa nhận điều này, chúng ta sẽ thấy rằng lý thuyết đẹp đẽ của chúng ta đã quay gót chạy thật nhanh, và hết sạch khỏi chúng ta.
Theaetetus: Và cũng đột nhiên rất bất ngờ.
Socrates: Vâng; vì chúng ta không canh chừng nó được hẳn hòi. Có lẽ chúng ta phải đừng nên đã giả định âm tiết là những chữ cái; có lẽ chúng ta đã phải nên làm nó là một vài dạng đơn nhất từ chúng được tạo ra, có bản chất đơn nhất của nó – một gì đó khác biệt với những chữ cái.
Theaetetus: Vâng, chắc chắn; đó có thể là giống nó hơn.
Socrates: Chúng ta phải xem xét kỹ vấn đề; chúng ta không có quyền để phản bội một lý thuyết vĩ đại và đầy ấn tượng oai nghiêm trong cách thức nhút nhát này.
Theaetetus: Chắc chắn không.
Socrates: Khi đó, hãy để cho nó là như chúng ta hiện đang đề nghị. Hãy để cái phức tạp là một dạng đơn nhất kết quả từ sự kết hợp của nhiều thành tố khi chúng hợp lại vừa vặn với nhau; và để điều này được giữ vững trong cả ngôn ngữ và những sự vật việc trong tổng quát.
Theaetetus: Vâng, chắc chắn.
Socrates: Sau đó, nó phải không có những phần.
Theaetetus: Sao lại thế, bây giờ?
Socrates: Vì khi một sự vật việc có những phần, toàn bộ thì nhất thiết tất cả là những phần. Hay có phải bạn muốn nói “toàn bộ” với nghĩa cũng là một dạng đơn nhất phát sinh ra từ những phần, nhưng khác với tất cả những phần?
Theaetetus: Tôi có.
Socrates: Bây giờ có phải bạn gọi “tổng số” và “toàn bộ” là cùng một sự vật việc tương tự, hay những sự vật việc khác nhau?
Theaetetus: Tôi không cảm thấy chắc chắn hoàn toàn; nhưng vì ông tiếp tục nhắc tôi hãy lên tiếng trả lời với một thành ý, tôi sẽ liều lĩnh và nói rằng chúng là khác nhau.
Socrates: Ý chân thành của bạn, Theaetetus, đó tất cả là những gì nên là. Bây giờ chúng ta phải xem nếu trả lời của bạn thì cũng thế hay không.
Theaetetus: Chúng ta phải, tất nhiên.
Socrates: Như hiện giờ đang là luận chứng, toàn bộ sẽ khác với tổng số?
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Tốt, bây giờ, có bất kỳ một khác biệt nào giữa tất cả những sự vật việc và tổng số? Thí dụ, khi chúng ta nói “một, hai, ba, bốn, năm, sáu”; hay, “hai lần ba”, hay “ba lần hai”, “bốn và hai”, “ba và hai và một”; Có phải chúng ta đang nói về cùng một sự vật việc trong tất cả những trường hợp này, hay những sự vật việc khác biệt?
Theaetetus: Cùng một sự vật việc.
Socrates: Đó là, sáu?
Theaetetus: Đúng thế.
Socrates: Sau đó, với mỗi diễn tả chúng ta đã không nói về tất cả sáu?
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Và khi chúng ta nói về chúng tất cả, không phải là chúng ta đang nói về một tổng số?
Theaetetus: Chúng ta phải.
Socrates: Đó là, sáu?
Theaetetus: Đúng thế.
Socrates: Sau đó, trong tất cả mọi sự vật việc đã làm thành con số, dù ở mức nào, khi nói “tổng số”, và “tất cả của chúng”, chúng ta nói với nghĩa là cùng một sự vật việc như nhau?
Theaetetus: Có vẻ thế.
Socrates: Bây giờ chúng ta hãy nói về chúng theo cách này. Con số của một sào đất là cùng một sự vật việc như một sào đất, phải không?
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Tương tự như thế với một dặm.
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Và con số của một đạo quân thì cũng cùng là một như đạo quân? Và như thế, luôn luôn với những sự vật việc thuộc loại này; con số tổng cộng của chúng là tổng số của mỗi một chúng.
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Nhưng có phải con số của mỗi bất cứ sự vật việc gì thì khác hơn những phần của nó?
Theaetetus: Không.
Socrates: Bây giờ những sự vật việc có những phần bao gồm những phần?
Theaetetus: Điều đó có vẻ đúng.
Socrates: Và điều đã đồng ý rằng tất cả những phần là tổng số [12], sau khi xem thấy rằng con số tổng cộng sẽ thành là tổng số.
Theaetetus: Đó là thế.
Socrates: Sau đó, toàn bộ không bao gồm những phần. Vì nếu nó đã thế, nó sẽ là tất cả những phần và như vậy sẽ là một tổng số.
Theaetetus: Có vẻ như nó không.
Socrates: Nhưng có thể nào một phần, giống như thế, là một phần của bất cứ gì, nhưng không của toàn bộ?
Theaetetus: Có; của tổng số.
Socrates: Bạn đang tiếp tục một cuộc chiến can đảm, dù sao đi nữa, Theaetetus. Nhưng số tổng số này bây giờ – không phải nó chỉ đúng là có, khi không có gì thiếu khiến nó mới là một tổng số?
Theaetetus: Vâng, nhất thiết.
Socrates: Và sẽ không phải chính cùng một sự vật việc này – vốn từ nó không gì dẫu bất cứ chỗ nào thì thiếu vắng – là một toàn thể? Trong khi một sự vật việc vốn từ nó một gì đó thì vắng mặt, thì không là một toàn bộ cũng không là một tổng số – có được cùng hệ quả tương tự theo sau cùng một điều kiện trong cả hai trường hợp cùng một lúc?
Theaetetus: Vâng, bây giờ với tôi không có vẻ rằng có thể có bất kỳ khác biệt nào giữa toàn bộ và tổng số.
Socrates: Rất tốt. Bây giờ chúng ta đã không nói rằng [13] trong trường hợp của một sự vật việc vốn có những phần, cả toàn bộ và cả tổng số sẽ là tất cả những phần?
Theaetetus: Vâng, chắc chắn.
Socrates: Bây giờ, trở lại với sự việc tôi đã đang cố gắng để có được vào đúng giờ đây. [14] Sau khi giả định âm tiết không chỉ là những chữ cái của nó, không phải là điều đó dẫn đến rằng nó không thể gồm những chữ cái như những phần của chính nó? Bằng không, nếu nó là cùng là một như những chữ cái, với chúng phải là điều cũng có thể biết được bằng như thế?
Theaetetus: Đó là như thế.
Socrates: Tốt, không phải đó là chỉ để tránh kết quả này mà chúng ta đã giả định rằng nó khác biệt với những chữ cái?
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Vậy thì tốt, nếu những chữ cái không là những phần của âm tiết, có thể bạn nói với tôi bất kỳ những gì nào khác, không phải những chữ cái của nó, [15] là gì?
Theaetetus: Không, thực vậy. Nếu tôi đã phải chấp nhận rằng nó có những phần hợp thành, Socrates, sẽ là điều lố bịch buồn cười, tất nhiên, để đặt những chữ cái qua bên, và tìm những thành phần khác.
Socrates: Khi đó, Theaetetus, theo luận chứng hiện giờ của chúng ta, một âm tiết là một dạng hoàn toàn đơn nhất, không thể phân chia được thành những phần.
Theaetetus: Nó trông giống như thế.
Socrates: Bây giờ, bạn tôi ơi, một thời gian ngắn trước đây, nếu bạn nhớ, chúng ta đã nghiêng sang chấp nhận một mệnh đề nào đó vốn chúng ta nghĩ đặt vấn đề rất hay – Tôi muốn nói tuyên bố rằng không có giải thích có thể được đưa ra cho những nguyên tố chính yếu, vốn với chúng những sự vật việc khác được thành lập, vì mỗi chúng tự thân thì không kết hợp; và rằng sẽ là điều không chính xác để áp dụng ngay cả những từ “là-có” với nó, khi chúng ta nói về nó, hoặc từ ngữ “cái/sự/điều này”, vì những từ ngữ này biểu thị những sự vật việc xa lạ và khác biệt; và đó là lý do tại sao một nguyên tố chính yếu là một sự vật việc không có lời giải thích, và không thể biết. Bạn nhớ không?
Theaetetus: Tôi nhớ,
Socrates: Và đó cũng là lý do tại sao nó là trong dạng đơn nhất, và không thể phân thành những phần, hay có một vài lý do nào khác cho việc đó? [16] Tôi không có thể thấy gì khác, bản thân tôi.
Theaetetus: Không, thực sự dường như không có bất kỳ gì khác.
Socrates: Và không phải là cái phức tạp hiện nay đã rơi vào cùng một lớp như những nguyên tố chính yếu, sau khi thấy nó không có những phần và là một dạng đơn nhất?
Theaetetus: Vâng, nó chắc chắn có thế.
Socrates: Tốt, bây giờ, nếu phức tạp vừa là nhiều những nguyên tố và vừa là một toàn bộ, với chúng (những nguyên tố) như những phần của nó (một toàn bộ), sau đó cả những phức tạp và những nguyên tố đều có khả năng như nhau là biết được và diễn tả được, vì tất cả những phần quay sang thành là cùng một sự việc tương tự như toàn bộ.
Theaetetus: Vâng, chắc chắn.
Socrates: Nhưng mặt khác, nếu phức tạp là đơn nhất và không có những phần, sau đó những phức tạp và những nguyên tố là đều không giải thích được và không thể biết được, ngang nhau – cùng một lý do cho cả hai.
Theaetetus: Tôi không thể cãi điều đó.
Socrates: Sau đó, nếu ai đó cố gắng để nói với chúng ta rằng phức tạp có thể biết được và diễn tả được, trong khi ngược lại mới là đúng thật cho nguyên tố, chúng ta tốt hơn không nghe người ấy.
Theaetetus: Không, chúng ta tốt hơn đừng nghe, nếu chúng ta đồng ý với luận chứng.
Socrates: Và, hơn thế nữa, không phải là bạn sẽ dễ dàng hơn tin một ai đó là người đã tuyên bố ngược lại, vì những gì bạn biết về kinh nghiệm của mình trong việc học đọc và viết?
Theaetetus: Ông muốn nói sự việc loại gì?
Socrates: Tôi muốn nói rằng khi bạn đang học, bạn đã dành thời giờ của bạn chỉ đúng trong cố gắng để phân biệt, bằng cả mắt và tai, từng chữ cái một trong chính nó, như thế khiến bạn có thể không bị hoang mang bởi những vị trí khác nhau của chúng trong lời nói và viết.
Theaetetus: Sự việc đó thì hoàn toàn đúng.
Socrates: Và ở trường của thày dạy âm nhạc, không phải người học trò tốt nghiệp là một ai sẽ dõi theo từng nốt nhạc và nói nó thuộc về dây đàn nào – những nốt nhạc nói chung đều được công nhận là những thành tố trong âm nhạc?
Theaetetus: Vâng, đó đúng là những gì nó tương đương với.
Socrates: Khi đó, nếu sự việc gì cần làm thích hợp là để lấy những nguyên tố loại giống như thế và những phức tạp như bản thân chúng ta từng kinh nghiệm, và làm một suy luận từ chúng đến phần còn lại, chúng ta sẽ nói rằng những thành tố là đều được biết rõ ràng hơn nhiều, và sự hiểu biết về chúng có tác dụng quyết định hơn vào sự nắm vững thành thạo của bất kỳ một nhánh nào của sự học hỏi, hơn là sự hiểu biết về sự phức tạp. Và nếu có ai chủ trương rằng sự phức tạp thì trong bản chất là có thể biết được, và nguyên tố không thể biết được, chúng ta sẽ xem đây là dại dột ngớ ngẩn, cho dù đó là chủ ý hay không.
Theaetetus: Ồ, hầu như thế.

5.3 Ba cố gắng để hiểu Logos: [206c2–210a9]

Socrates: Tôi nghĩ rằng điều đó có thể chứng minh được trong những cách khác nữa. Nhưng chúng ta phải không để chúng đánh lạc hướng chúng ta khỏi vấn đề trước chúng ta. Chúng ta muốn thấy có thể có nghĩa gì qua mệnh đề nêu lên rằng đó là trong sự cộng thêm một lời giải thích vào một phán đoán đúng thực khiến hiểu biết thì được hoàn toàn.
Theaetetus: Vâng vâng, chúng ta phải cố gắng để thấy điều đó.
Socrates: Vậy tiếp tục nào, chúng ta định hiểu một “giải thích” có nghĩa là gì? Tôi nghĩ rằng nó phải là một trong ba ý nghĩa.
Theaetetus: Chúng là gì?

Giải thích thứ nhất:
Logos chỉ có nghĩa đơn giản là “lời nói” hay “bày tỏ bằng lời nói” (206c-e).

Socrates: Nghĩa đầu tiên sẽ là, làm suy nghĩ của một người nói rõ ràng ra bằng cách dùng những lời và những diễn đạt của lời nói – khi một người có một hình ảnh của phán đoán của người ấy gây ấn tượng trên dòng chảy của nói năng đối đáp, giống như những phản ánh trên nước hoặc trong một tấm gương. Bạn không nghĩ rằng loại này của sự vật việc là một giải thích?
Theaetetus: Vâng, Tôi có nghĩ. Ít nhất, một ai là người làm việc này được nói là đang đem cho một giải thích. [17]
Socrates: Nhưng không phải đó là một sự việc mà tất cả mọi người đều có khả năng để làm, nhiều hoặc ít hơn, rồi hay sao – Tôi muốn nói, chỉ định ra những gì người ấy nghĩ về một sự vật việc, nếu người ấy không phải là điếc hay câm, nếu muốn kể ra trước hết? Và là như thế đó, dù bất cứ ai tất cả là người làm một phán đoán đúng thực sẽ thành ra là có nó “cùng với một giải thích”; phán đoán đúng thực với không hiểu biết sẽ không còn tìm thấy được ở bất cứ đâu.
Theaetetus: Đúng.

Giải thích thứ nhì (206e4-208b12):
“logos của O” hiểu như “liệt kê những nguyên tố của O”

Socrates: Vậy thì, chúng ta phải không được quá sẵn sàng để lên án tác giả của định nghĩa về hiểu biết bây giờ trước chúng ta vì nói điều vô nghĩa. Có lẽ người ấy không có ý này; có lẽ người ấy nói với nghĩa là có thể có khả năng, khi được hỏi về một sự vật việc là gì, để đưa ra một trả lời bằng cách dẫn chiếu đến những nguyên tố của nó.
Theaetetus: Như cho thí dụ, Socrates?
Socrates: Như đem cho thí dụ, là những gì Hesiod làm khi ông nói, “Một trăm là những gỗ của một toa xe ngựa kéo”. [18] “Bây giờ tôi không thể nói chúng là gì, và tôi cho rằng bạn cũng không có thể. Nếu bạn và tôi được hỏi những gì là một toa xe ngựa kéo, chúng ta nên hài lòng nếu chúng ta có thể trả lời, “Bánh xe, trục xe, thân toa xe, đường rầy, ách đóng vào ngựa kéo.”
Theaetetus: Vâng, chắc chắn.
Socrates: Nhưng người ấy có thể nghĩ rằng chúng ta chế nhạo lố bịch, cũng đúng như người ấy sẽ là thế, nếu chúng ta được hỏi tên của bạn là gì, và đã trả lời bằng đem cho những âm tiết. Trong trường hợp đó, người ấy sẽ nghĩ rằng chúng ta lố bịch, vì mặc dù chúng ta có thể là chính xác trong phán đoán của chúng ta và trong diễn tả của chúng ta về nó, chúng ta sẽ hẳn đã tưởng tượng quá lố rằng bản thân chúng ta là những học giả, sau khi nghĩ rằng đã biết và đã bày tỏ một giải thích của một học giả về tên gọi Theaetetus. Trong khi trong thực tế, không ai đem cho một giải thích về một sự vật việc với hiểu biết, thêm vào với phán đoán đúng thực của mình, cho đến khi người ấy phải xem xét sự vật việc kỹ lưỡng, nguyên tố qua nguyên tố – như tôi nghĩ chúng ta đã nói trước đây.
Theaetetus: Chúng ta đã nói, vâng.
Socrates: Trong cùng một cách, trong thí dụ của toa xe, người ấy sẽ nói rằng chúng ta quả thực có phán đoán đúng thực; nhưng đó là người vốn có thể thăm dò sự-có của nó bằng cách xem xét kỹ lưỡng hàng trăm những mục đó, người đã đem cộng, vốn thêm một giải thích với phán đoán đúng thực của người ấy. Đó là người này, người đã vượt từ không-gì nhưng chỉ phán đoán đến hiểu biết chuyên môn về sự-có của một toa xe; và người ấy đã làm như thế, trong đức tính của sự vượt trên toàn bộ bằng cách dùng những nguyên tố.
Theaetetus: Và không phải thế đó xem dường hợp lý vững chắc với ông, Socrates?
Socrates: Tốt, nói cho tôi biết nếu nó có vẻ như hợp lý vững chắc với bạn, bạn tôi ơi. Cho tôi biết nếu bạn đã sẵn sàng để chấp nhận quan điểm rằng một lời giải thích là một vấn đề của sự xem xét sự vật việc kỹ lưỡng, nguyên tố qua nguyên tố, trong khi xem xét kỹ lưỡng nó bằng những “âm tiết”, hoặc những phân chia lớn hơn, lại thất bại nên chưa là một giải thích. Sau đó chúng ta sẽ có thể thảo luận về nó.
Theaetetus: Tôi chắc chắn đã sẵn sàng để chấp nhận điều đó.
Socrates: Và có phải bạn đồng thời nghĩ rằng một người có hiểu biết về bất cứ sự vật việc gì khi người ấy tin cùng một sự vật việc bây giờ là một phần của một sự vật việc và bây giờ là phần của một gì khác? Hay khi người ấy phán đoán rằng bây giờ một sự vật việc và bây giờ một gì đó khác biệt đều thuộc về một và cùng đối tượng?
Theaetetus: Không, thực sự tôi không.
Socrates: Vậy bạn đã quên rằng lúc khởi đầu khi bạn học để biết đọc và biết viết, đó là chỉ những gì bạn và những trẻ con khác đã vẫn thường làm?
Theaetetus: Ông muốn nói chúng tôi đã vẫn thường nghĩ rằng đôi khi một chữ cái và đôi khi một chữ cái khác thuộc về cùng một âm tiết, và đã vẫn thường đặt cùng một chữ cái đôi khi vào âm tiết thích hợp của nó và đôi khi vào một âm tiết khác khác?
Socrates: Vâng, đó là ý tôi muốn nói.
Theaetetus: Vâng, tôi chắc chắn đã không quên; và tôi không nghĩ rằng mọi người ở giai đoạn đó có thể được cho là đã có hiểu biết.
Socrates: Tốt, bây giờ giả định rằng một người nào đó ở trong giai đoạn này là người đang viết tên “Theaetetus”; người ấy nghĩ rằng người ấy phải nên viết ‘THE’ và làm như vậy. Sau đó, giả định một lần khác người ấy đang cố gắng để viết “Theodorus”, và lần này người ấy nghĩ rằng người ấy phải nên viết ‘TH’ và tiến hành để làm như vậy. Có phải chúng ta sẽ nói rằng người ấy biết âm tiết đầu tiên của tên của bạn?
Theaetetus: Không, chúng ta đã thừa nhận rằng bất cứ một ai là người ở giai đoạn đó vẫn còn chưa có hiểu biết.
Socrates: Và có bất cứ sự việc gì để ngăn ngừa cùng một người đang trong tình trạng đó, nói về phần những âm tiết thứ hai và thứ ba và thứ tư?
Theaetetus: Không, không có gì.
Socrates: Bây giờ, ở thời điểm khi người ấy làm việc này, người ấy sẽ là viết ‘Theaetetus’ không chỉ với phán đoán đúng thực , nhưng với sự điều khiển của những cách thức qua những chữ cái của nó; rằng phải là thế bất cứ khi nào người ấy viết chúng ra, chữ cái này sau chữ cái kia, theo thứ tự của chúng.
Theaetetus: Vâng, rõ ràng.
Socrates: Và vẫn không hay biết mặc dù với sự phán đoán đúng thực – không phải là quan điểm của chúng ta?
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Tuy nhiên, nắm giữ một giải thích của nó cùng với phán đoán đúng thực của mình. Người ấy đã viết nó, bạn thấy đó, với sự điều khiển của những cách thức qua những chữ cái của nó; và chúng ta đồng ý rằng đó là một giải thích.
Theaetetus: Đúng.
Socrates: Vì vậy, ở đây, bạn tôi ơi, chúng ta có phán đoán đúng thực cùng với một giải thích, mà chúng ta vẫn chưa được phép gọi hiểu biết.
Theaetetus: Vâng, tôi sợ là như vậy.
Socrates: Vì vậy, nó chỉ là giấc mơ lấy được vàng của người nghèo khó mà chúng ta đã có khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã có được những giải thích đúng thực nhất về hiểu biết. Hay còn quá sớm, nên đợi một chút rồi hãy nghiêm khắc? Có lẽ đây không phải là cách trong đó một người sẽ định nghĩa “giải thích” là gì. Chúng ta đã nói rằng người xác định hiểu biết như phán đoán đúng thực cùng với một giải thích sẽ chọn một trong ba ý nghĩa cho “giải thích”. Có lẽ ý nghĩa cuối cùng là nghĩa dùng định nghĩa nó.
Theaetetus: Vâng, ông thật là đúng để nhắc tôi; vẫn còn lại một điều có thể xảy ra. Điều đầu tiên đã là, một loại của hình ảnh trong tiếng nói của tư tưởng; Điều chúng ta vừa mới thảo luận đã là cách đi tới toàn bộ bằng xem xét kỹ lưỡng những nguyên tố. Bây giờ đề nghị thứ ba của ông là gì?

Giải thích thứ ba (208c1-210a9):
rằng đem cho logos của O là kể ra sêmeion (hay diaphora) của O,
(‘dấu hiệu’ hay đặc tính phân biệt nghiệm đoán qua đó O khác biệt với tất cả mọi gì khác)

Socrates: Những gì đa số người ta sẽ nói – cụ thể, là có khả năng để nói kể một vài dấu hiệu qua đó đối tượng bạn đang được hỏi thì khác với tất cả những sự vật việc khác.
Theaetetus: Ông có thể cho tôi một thí dụ về một “giải thích” loại như vậy về một gì đó?
Socrates: Tốt, lấy mặt trời, nếu bạn muốn. Bạn sẽ hài lòng, tôi có thể tưởng tượng, với câu trả lời rằng đó là cấu trúc vật thể sáng nhất di chuyển vòng quanh trái đất trên những tầng trời.
Theaetetus: Ồ vâng, hầu như thế.
Socrates: Bây giờ tôi muốn bạn nắm vững nguyên lý vốn điều này minh họa. Đó là những gì chúng ta đang vừa nói đến – rằng nếu bạn hiểu rõ sự khác biệt vốn phân biệt một sự vật việc với tất cả mọi sự vật việc khác, khi đó, một số người nói như thế, bạn sẽ có được một giải thích về nó. Mặt khác, cho đến chừng nào nó là một vài đặc tính phân biệt phổ thông mà bạn nắm bắt, giải thích của bạn sẽ là về tất cả những sự vật việc đó vốn có chung đặc tính này.
Theaetetus: Tôi hiểu rồi; Tôi nghĩ đó là rất hay để gọi loại này của sự việc là một giải thích.
Socrates: Khi đó, nếu một người với phán đoán đúng thực về một bất kỳ nào trong những sự vật việc vốn được hiểu rõ trong việc cộng thêm sự khác biệt của nó với những gì còn lại, người ấy đã trở thành một người hiểu biết về sự vật việc vốn người ấy đã là một người phán đoán về nó trước đó.
Theaetetus: Đó là vị trí hiện tại của chúng ta, dù sao đi nữa.
Socrates: Vâng, ở điểm này, Theaetetus, liên quan đến những gì chúng ta đang nói đến, tôi cho tất cả thế giới giống như một người nhìn vào một tranh vẽ dùng những bóng tối [19]; khi tôi tiến đến thật gần nó, tôi không thể hiểu gì từ nó tất cả, mặc dù khi tôi đứng lùi thật xa nó ra, hiện ra với tôi như nó có một vài ý nghĩa.
Theaetetus: Sao thế?
Socrates: Để tôi xem, nếu tôi có thể giải thích được không. Giả định tôi đã hình thành một phán đoán đúng thực về bạn; nếu tôi có thể nắm được, trong cộng thêm, giải thích về bạn, tôi biết bạn, nhưng nếu không, tôi chỉ đơn thuần là phán đoán về bạn.
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Và một giải thích đã là một vấn đề của khai triển cho sáng tỏ sự khác biệt của bạn?
Theaetetus: Đó là thế.
Socrates: Vậy khi tôi chỉ đơn thuần phán đoán, suy nghĩ của tôi thất bại, không nắm bắt được bất kỳ điểm khác biệt nào giữa bạn và loài người còn lại?
Theaetetus: Rõ ràng.
Socrates: Những gì tôi đã có trong não thức, có vẻ như, là một vài đặc điểm chung – một gì đó vốn thuộc về bạn cũng không nhiều hơn bất kỳ một ai khác.
Theaetetus: Vâng, đó phải là như thế.
Socrates: Sau đó, cho tôi biết, Trời đất ơi, nếu sự việc đã là thế, có phải đã xảy ra rằng bạn đã là đối tượng của phán đoán của tôi, và không ai khác? Giả định như suy nghĩ của tôi là rằng “Đây là Theaetetus – một ai đó là một con người, và có một mũi và hai mắt và miệng”, và tiếp tục như vậy qua toàn bộ danh sách những cánh tay, bắp chân. Suy tưởng này có sẽ gây cho tôi để nghĩ về Theaetetus hơn là về Theodorus, hay về người điạ phương của xứ Mysia hẻo lánh?”[20]
Theaetetus: Không, sao có thể thế?
Socrates: Nhưng giả định tôi nghĩ không chỉ đơn thuần về “một người có mũi và mắt”, nhưng về “một người có một mũi hếch và hai mắt lồi”. Sẽ có phải ngay cả sau đó tôi sẽ là phán đoán về bạn được thêm chút gì nhiều hơn là về chính tôi, hay về bất cứ một ai là người giống như thế?
Theaetetus: Không chút nào.
Socrates: Điều sẽ không, tôi hiểu thế, là Theaetetus, là người được phán đoán trong não thức của tôi cho đến khi sự có mũi hếch này của bạn đã để lại dấu in và đã thiết lập trong tôi một ghi chú vốn thì khác biệt theo một cách nào đó với những sự có mũi hếch khác tôi đã từng thấy; và cũng như thế, với những chi tiết khác trong diện mạo của bạn. Và điều này sẽ nhắc nhở tôi, nếu ngày mai tôi gặp bạn, và làm cho tôi phán đoán đúng thực về bạn.
Theaetetus: Đó thì hoàn toàn đúng.
Socrates: Vậy phán đoán đúng thực cũng phải được xem là quan trọng nhìn theo sự khác biệt với những gì nó liên quan đến?
Theaetetus: Có vẻ như thế, dù sao đi nữa.
Socrates: Sau đó, việc “cộng thêm một giải thích với phán đoán đúng” này có thể là gì hơn đây? Nếu, một mặt, nó có nghĩa là chúng ta phải thực hiện một phán đoán khác về cách thức trong đó một sự vật việc khác biệt với những sự vật việc còn lại, chúng ta đang bắt cần phải làm một gì đó rất phi lý.
Theaetetus: Sao thế?
Socrates: Vì chúng ta đã có một phán đoán đúng thực rồi về cách thức một sự vật việc khác biệt với những sự vật việc khác; và sau đó chúng ta được chỉ dẫn để cộng một phán đoán đúng thực về cách thức nó khác biệt với những sự vật việc khác. Với tốc độ đó, cách một con lăn đi vòng, hay một cái chày, hay bất cứ gì khác ai cũng biết sẽ không là gì nếu đem so sánh với những chỉ dẫn loại giống thế đó; chúng có thể được gọi đúng hơn là một vấn đề của “người loà dẫn người mù”. Để bảo chúng ta cộng thêm những gì chúng ta ta đã có, ngõ hầu đi đến để biết về những gì chúng ta đang phán đoán, mang một sự tương tự rất rộng rãi với hành vi của một người dốt nát, bị giam hãm trong vòng đen tối.
Theaetetus: Trong khi đó nếu, về mặt khác,. . . ? [21] Những gì nào khác ông đã sắp sửa đề nghị khi ông bắt đầu sự điều tra này vừa giờ đây?
Socrates: Tốt, nếu “thêm một giải thích” có nghĩa là chúng ta bị đòi hỏi để tìm ra để biết sự khác biệt, không chỉ đơn thuần là phán đoán nó, điều huy hoàng nhất này của những giải thích của chúng ta về hiểu biết hóa ra lại là một chuyện rất thú vị buồn cười. Vì tìm ra để biết, tất nhiên là có được hiểu biết, không phải thế sao?
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Như vậy, có vẻ như, câu trả lời cho câu hỏi “hiểu biết là gì?” sẽ là “phán đoán đúng thực kèm theo hiểu biết về sự khác biệt” – vì đây là những gì chúng ta đã đang hỏi để hiểu được ý nghĩa của “cộng thêm một giải thích”.
Theaetetus: Rõ ràng như vậy.
Socrates: Và đó thì chắc chắn đúng là ngớ ngẩn, khi chúng ta đang cố gắng để khám phá xem hiểu biết là gì, để bảo chúng ta rằng đó là phán đoán đúng thực đi kèm với hiểu biết, cho dù là của sự khác biệt, hay của bất cứ sự vật việc gì khác? Và như thế, Theaetetus, hiểu biết không phải là tri giác, cũng không phải là phán đoán đúng, cũng không phải là một lời giải thích có phán đoán đúng thêm vào.
Theaetetus: Có vẻ như không.

Tóm thu Tổng quát [210b — 210d]

Socrates: Vâng bây giờ, chàng trai thân yêu ơi, chúng ta vẫn có thai, vẫn còn trong đau đẻ với bất kỳ suy nghĩ nào về hiểu biết? Hay chúng ta đã sinh nở được chúng tất cả?
Theaetetus: Theo như tôi thấy, Socrates, ông đã làm tôi nói nhiều hơn bao giờ tôi từng có, có trời biết đấy.
Socrates: Vậy thì, nghệ thuật của chúng ta về nghề làm mụ đỡ đẻ cho chúng ta biết rằng tất cả những đứa sinh ra này đều là những trứng rỗng đầy hơi và không đáng công nuôi cho lớn?
Theaetetus: Không nghi ngờ gì.

Socrates: Và như vậy, Theaetetus, nếu từng bao giờ trong tương lai, bạn sẽ cố gắng để thụ thai hoặc sẽ thành công trong việc thụ thai những lý thuyết khác, chúng sẽ là những lý thuyết tốt hơn vì kết quả của sự điều tra này. Và nếu bạn vẫn còn khô cằn, những đồng hành của bạn sẽ thấy bạn dịu dàng hơn và bớt mệt nhọc hơn; bạn sẽ là khiêm tốn nhất, và không nghĩ rằng bạn biết những gì bạn không biết. Đây là tất cả nghệ thuật của tôi có thể đạt được – không có gì hơn. Tôi không biết bất cứ một sự vật việc gì mà những người khác biết – những người vĩ đại và gây hứng khởi của ngày nay và ngày qua. Nhưng nghệ thuật của nghề làm mụ đỡ đẻ này của mẹ tôi và của tôi đã được Gót phân bổ cho chúng tôi; bà đỡ đẻ cho những phụ nữ, tôi cho những người trẻ và có tinh thần cao thượng, tất cả vốn có cái đẹp bất kỳ nào.
Và bây giờ tôi phải đi đến Văn phòng của Quan Archon-trưởng [22] để đáp ứng với cáo trạng mà Meletus đã khởi tố chống lại tôi [23]; nhưng sáng mai, chúng ta lại hãy gặp nhau ở đây, Theodorus....



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Dec/2015)



[1] Những sophist, mỉa mai của Socrates.
[2] Virtue: theo Plato, là “đức hạnh”, hay điều/điểm/tính chất đáng khen, như một khả năng, hay thuộc tính của một sự vật việc nào đó.
[3] Theo như người bình giải văn học cổ Hellas, câu chuyện là: một vài người lữ hành đi đến bờ một con sông mà họ muốn sang bờ bên kia, chỗ nước cạn; một người trong bọn họ hỏi người hướng dẫn : “Nước có sâu không?” Người ấy nói “Nó sẽ cho bạn biết ”, nghĩa là, chính bạn phải tự thử làm xem sao.
[4] [Những bài nói trong những toà án Athens có giới hạn thời gian dài ngắn, đã dùng một loại đồng hồ nước để tính.]
[5] logos trong tiếng Anh và chỉ trong bài này, có thể dịch là: “giải thích, hay lý do giải thích, ăn nói, luận bàn, phát biểu, biện luận/luận chứng (‘Account’, ‘Speech’, ‘Discourse’ , ‘Statement’, ‘Argument’)
[6] [Câu trong ngoặc có thể hiểu và dịch là “đó đã là những lời nói người ấy đã dùng”; ở đây có diễn ý ngạc nhiên, về tuyên bố rằng có một số sự vật việc không thể hiểu biết được chúng gì hết tất cả (not knowable).]
[7] hay không có lý do (= không có lời giải thích)
[8] [“Những chữ cái” < “letters” dịch từ “stoicheia”, cũng có nghĩa tổng quát hơn là những thành tố (elements). “Những “âm tiết” (syllables) dịch từ “sullabai”, cũng có nghĩa và dịch ở những đoạn sau là “complexes” (phức hợp/phức tạp)]
(Tiếng Greek dùng cùng một từ cho ‘chữ cái’ và ‘nguyên tố/yếu tố/thành tố’ [stoicheia] và cùng một từ cho ‘âm tiết” và ‘phức hợp/phức tạp’ [syllabi]).
[9] Sự phân biệt ở đây là giữa những nguyên âm và những phụ âm. Bảy nguyên âm của Greek là: α, ε, η, ι, ο, υ, ω , và được gọi là φωνήεντα.
[10] [bảy nguyên âm của tiếng Greek cổ, đối lại với hai loại phụ âm: những phụ âm câm như B, không thể phát âm nếu không có ghép với một nguyên âm, và những bán nguyên âm như S, có thể phát âm]
[11] single form; bản (tiếng Anh) khác ‘single concept’. Ý niệm hay Thể dạng trong Plato.
[12] ý trong 204b ở trên.
[13] 204a
[14] 203d-e
[15] [Người đọc được nhắc rằng những từ στοιχεῖονσυλλαβή trong tiếng Greek, có nghĩa “nguyên tố/yếu tố” và “kết hợp/toàn bộ” và cũng có nghĩa “chữ cái” và “âm tiết.”]
[16] [ Một cách dịch/hiểu khác - thay “to” cho “touto” trong nguyên văn ở 205d - “và có bất kỳ một lý do nào khá cho điều này hơn rằng nó là đơn nhất trong thể dạng và không thể phân chỉa vào thành những phần?”]
[17] [“Cho môt lời giải thích” ở đây dịch từ “legein”, tiếng Greek thông thường – có nghĩa “nói, nói về, nói tiếng”, vốn tương ứng vói logos, trong nghĩa rộng hơn của nó “ăn nói, diễn bàn, phát biểu”]
[18] Works and Days,  456.
[19]a shadow-painting’: Một kỹ thuật vẽ được gọi là ‘skiagraphia’, có vẻ như đã từng là một kỹ thuật vẽ tranh ở Athens, dựa trên sự tương phản giữa bóng sáng và bóng tối. Trên mặt phẳng 2 chiều, những bóng tối và tối hơn đặt cạnh nhau, tạo ra dạng và khối, gây ảo tưởng có chiều sâu, như không gian 3 chiều, cho những gì xuất hiện thấy từ bên ngoài chúng. 
Nếu có thể dùng hội hoạ hiện đại làm thí dụ, tương tự lối vẽ qua hình thức dùng những chấm nhỏ, và màu nguyên không trộn, liên tục đặt nằm sát cạnh bên nhau để tạo hình (pointilliste); điển hình như tranh vẽ của Seurat.
[20] [những người xứ Mysia bị xem là nhu nhược và vô giá trị]
[21] [ Đọc Ei ge de .... thay vì Eipe de ở 209e5]
[22] King's Porch: hay Royal Stoa (Stoa Basileios): công thự có những hàng cột bao quanh (stoa) thành hành lang, ở góc Đông bắc khu Agora của Athens, là văn phòng của King-Archon, người trông coi những vấn đề thuộc lĩnh vực pháp luật và tín ngưỡng, tôn giáo của thành phố.
[23] Meletus là một trong ba người đứng đơn kiện, đưa đến buộc tội và kết án tử hình Socrates. Xem Phiên Tòa và cái Chết của Socrates, bản tôi tạm dịch trên blog này.