Sunday, December 20, 2015

Plato – Theaetetus (2)

Theaetetus
(Theaetetōs)

Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)






3. Định nghĩa thứ nhất (D1): “Hiểu biết là Tri giác” (αἴσθησις / aísthēsis) [151e–187a]
3.1 Định nghĩa Hiểu biết là Tri giác: [151d–e]


[151e]
Theaetetus: Vâng, Socrates, sau sự khuyến khích như thế từ ông, sẽ khó cho bất cứ một ai có khuôn phép lại không gắng hết sức người ấy, để nói những gì người ấy có trong mình. Vậy tốt lắm. Đối với tôi có vẻ rằng một ai là người biết một gì đó cảm nhận những gì người ấy biết, và lối nó bày hiện ra lúc này, dù ở mức độ nào, thì hiểu biết đó chỉ đơn giản là tri giác. [1]

Sunday, December 13, 2015

Plato – Theaetetus

Theaetetus
(Theaetetōs)

Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)








Dẫn nhập của người biên tập bản tiếng Anh


Plato đã có nhiều để nói trong những đàm thoại khác về sự hiểu biết (επιστημη epistêmê), nhưng đây là thăm dò được kéo dài bền vững duy nhất của ông vào câu hỏi “hiểu biết là gì?” Do thế, nó là tài liệu khởi dựng của những gì đi đến được biết như “tri thức học”(epistemology), như một nhánh của triết học; ảnh hưởng của Theaetetus – đặc biệt với Aristotle và những nhà phái Stoics – đã ghi đậm dấu trong tri thức học Hellas (Hylạp). Theaetetus là nhà toán học nổi tiếng, một cộng sự của Plato ở trường Academy trong nhiều năm. Phần mở đầu của đàm thoại xem dường thông báo rằng công trình này đã xuất bản như để tưởng niệm Theaetetus, không lâu sau cái chết yểu mệnh của ông, đương khi thi hành nghĩa vụ quân sự, năm 369 TCN. Do đó, chúng ta có thể định thời điểm xuất bản của đàm thoại khá chính xác, khoảng vài năm sau khi Theaetetus chết. Lúc đó, Plato khoảng sáu mươi tuổi, và Aristotle, một cộng sự lâu năm nổi tiếng khác, vừa gia nhập Academy như một sinh viên (367 TCN).