Sunday, December 20, 2015

Plato – Theaetetus (2)

Theaetetus
(Theaetetōs)

Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)






3. Định nghĩa thứ nhất (D1): “Hiểu biết là Tri giác” (αἴσθησις / aísthēsis) [151e–187a]
3.1 Định nghĩa Hiểu biết là Tri giác: [151d–e]


[151e]
Theaetetus: Vâng, Socrates, sau sự khuyến khích như thế từ ông, sẽ khó cho bất cứ một ai có khuôn phép lại không gắng hết sức người ấy, để nói những gì người ấy có trong mình. Vậy tốt lắm. Đối với tôi có vẻ rằng một ai là người biết một gì đó cảm nhận những gì người ấy biết, và lối nó bày hiện ra lúc này, dù ở mức độ nào, thì hiểu biết đó chỉ đơn giản là tri giác. [1]

Sunday, December 13, 2015

Plato – Theaetetus

Theaetetus
(Theaetetōs)

Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)








Dẫn nhập của người biên tập bản tiếng Anh


Plato đã có nhiều để nói trong những đàm thoại khác về sự hiểu biết (επιστημη epistêmê), nhưng đây là thăm dò được kéo dài bền vững duy nhất của ông vào câu hỏi “hiểu biết là gì?” Do thế, nó là tài liệu khởi dựng của những gì đi đến được biết như “tri thức học”(epistemology), như một nhánh của triết học; ảnh hưởng của Theaetetus – đặc biệt với Aristotle và những nhà phái Stoics – đã ghi đậm dấu trong tri thức học Hellas (Hylạp). Theaetetus là nhà toán học nổi tiếng, một cộng sự của Plato ở trường Academy trong nhiều năm. Phần mở đầu của đàm thoại xem dường thông báo rằng công trình này đã xuất bản như để tưởng niệm Theaetetus, không lâu sau cái chết yểu mệnh của ông, đương khi thi hành nghĩa vụ quân sự, năm 369 TCN. Do đó, chúng ta có thể định thời điểm xuất bản của đàm thoại khá chính xác, khoảng vài năm sau khi Theaetetus chết. Lúc đó, Plato khoảng sáu mươi tuổi, và Aristotle, một cộng sự lâu năm nổi tiếng khác, vừa gia nhập Academy như một sinh viên (367 TCN).

Monday, November 30, 2015

Plato – Parmenides (3)


Parmenides
(Παρμενίδης)

Plato 
(Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)







Diễn dịch Thứ Năm [160b–163b]
(D5) Nếu cái Một là-không, sau đó cái-Một là TD và ngược-với-TD trong tương quan với những cái khác

“Cho đến giờ như thế là tốt. Nhưng kế tiếp, không phải chúng ta phải xem xét hậu quả phải là những gì, nếu cái một là không có?” – “Vâng, chúng ta phải.” – “Sau đó, giả thuyết này sẽ là gì: ‘nếu một là không (có)?’ Nó có khác gì tất cả với giả thuyết này: ‘nếu không-mộtkhông’?” – “Dĩ nhiên nó khác.” – “Có phải nó chỉ khác, hay có phải khi nói ‘nếu không-một là không’, là hoàn toàn ngược lại với khi nói, ‘nếu một là không’? – “Hoàn toàn ngược lại” – “Nếu như một ai đó đã nói rằng, ‘nếu sự lớn rộng là không’, hoặc ‘nếu sự nhỏ bé là không’, hay bất cứ sự vật việc gì khác giống như thế, điều đó không phải sẽ rõ ràng trong từng trường hợp rằng – những gì người ấy nói – là một sự vật việc gì đó khác biệt?” – “Chắc chắn – “Vì vậy, bây giờ, cũng vậy, bất cứ khi nào người ấy nói, ‘nếu một là không’, không phải điều là rõ ràng rằng – những gì người ấy nói là không – thì khác biệt với những cái khác, và có phải chúng ta nhận ra những gì người ấy muốn nói có nghĩa gì?” – “Chúng ta có,” – “Vì vậy, người ấy nói về một sự vật việc gì đó, điểm thứ nhất, có thể biết được, và điểm thứ nhì, khác biệt với những cái khác, bất cứ khi nào người ấy nói “một”, cho dù người ấy gán ghép là-có hay sự không có vào nó, vì chúng ta vẫn biết sự vật việc gì được nói là không có, và rằng nó thì khác biệt với những cái khác. Không phải thế sao?” – “Tất yếu.” [1]

Thursday, November 12, 2015

Plato – Parmenides (2)

Parmenides
(Παρμενίδης)

Plato 
(Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)










Diễn dịch thứ nhì [142b–155e]
(D2) Nếu cái Một là-có, sau đó cái-Một là TD (Phần/Toàn thể, Một/Nhiều, Giới hạn/Vô hạn, Giống/Không giống,Yên nghỉ/chuyển động; Ngang bằng/không ngang bằng, ...) và ngược-với-TD (ngược-với Phần/ngược-với Toàn thể; ngược-với Một/ ngược-với Nhiều; ngược-với giới hạn/ ngược-với-vô hạn; ngược-với giống/ ngược-với không-giống;...) trong tương quan với chính những cái khác

(Dẫn nhập)

 [142b]
“Bạn có muốn trở về với giả thuyết từ bắt đầu, với hy vọng có thể đưa ra ánh sáng một loại kết quả khác, khi chúng ta xem xét lại chi tiết của nó?” – “Tôi thực muốn vậy.” – “Nếu cái một (có), chúng ta đang nói, không phải hay sao, rằng chúng ta phải đồng ý về những hệ quả đưa đến cho nó, bất kể dù chúng xảy ra là những gì?” – “Vâng.” – “Hãy xem xét từ bắt đầu: nếu cái một là, có thể nào nó , nhưng không dự phần vào là-có? [1]” – “Nó không thể.” – “Như thế, cũng sẽ có là-có của cái một, và cái đó thì không cũng là một như cái một. Vì nếu nó đã là (một như cái một), nó đã không thể là là-có của cái một, và cái một cũng không thể dự phần vào nó. Về mặt ngược lại, khi nói rằng cái một , sẽ là giống như khi nói rằng một là một. Nhưng lần này đó thì không là giả thuyết, cụ thể là, những hệ quả phải là những gì, nếu một là một, nhưng nếu một . [2] Không phải vậy sao? “– “Dĩ nhiên.” – “Đó có phải vì “” chỉ định một gì đó khác hơn là “một”? – “Tất yếu.” – “Như thế, bất cứ khi nào một ai đó, để ngắn gọn, nói “một là,” có phải điều này sẽ đơn giản có nghĩa rằng cái một dự phần vào là-có?” – “Chắc chắn rồi”.

Sunday, November 1, 2015

Plato – Parmenides


Parmenides
(Παρμενίδης)

Plato 
(Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)








Dẫn nhập của người biên tập bản tiếng Anh


Triết gia nổi tiếng Parmenides là nhân vật trung tâm của đàm thoại này. Ông, không phải Socrates, điều khiển cuộc thảo luận triết học – nếu Plato có một “người phát ngôn” ở đây, đó là Parmenides. Socrates được miêu tả như một nhà triết học trẻ đầy hứa hẹn và rất thông minh nhanh trí – ông hoàn toàn là một thiếu niên, mới chỉ bắt đầu sự chuyên nghiệp của mình trong ngành học này – là người cần suy nghĩ với cố gắng nhiều tích cực hơn và dài lâu hơn, trước khi ông sẽ có một sự nắm vững thoả đáng về bản chất của thực tại: Socrates này là một nhà siêu hình học vừa chớm nở, không phải là nhà tư tưởng thuần túy đạo đức của Apology và những đàm thoại Socrates khác.

Monday, September 14, 2015

Harari – Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người (17)

Sapiens: A Brief History of Humankind
Yuval Noah Harari

Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người







20
Sự Chấm dứt của Homo Sapiens

Quyển sách này đã bắt đầu bằng trình bày lịch sử như sân khấu tiếp theo trong một chuỗi liên tục từ vật lý, đến hóa học, đến sinh học. Sapiens là đối tượng của cùng những lực vật lý, những phản ứng hóa học và những tiến trình chọn lọc tự nhiên vốn chi phối tất cả sinh vật. Chọn lọc tự nhiên có thể đã từng đem cho Homo Sapiens một diễn trường gồm những điều kiện cạnh tranh lớn rộng hơn nhiều so với nó đã đem cho bất kỳ loài sinh vật nào khác, nhưng trường cạnh tranh với những điều kiện vẫn có những ranh giới của nó. Kết luận ngầm chứa đã là, bất kể những gì đã xảy ra với những nỗ lực và những thành tích nào của họ, Sapiens đã không có khả năng phá vỡ để thoát khỏi những giới hạn sinh học đã ấn định cho họ.

Monday, September 7, 2015

Harari – Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người (16)

Sapiens: A Brief History of Humankind
Yuval Noah Harari

Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người





19
Và sau đó Họ đã Sống trong Hạnh phúc Mãi mãi 

500 năm vừa qua đã chứng kiến một chuỗi ngoạn mục gồm những cuộc cách mạng. Quả đất đã được thống nhất vào thành một khối cầu sinh thái và lịch sử duy nhất. Kinh tế đã phát triển theo cấp số nhân, và loài người ngày nay vui hưởng thứ giàu có là thứ vốn thường đã kể trong những chuyện thần tiên. Cách mạng Khoa học và Kỹ nghệ đã đem cho cho loài người những quyền năng siêu-nhân, và năng lượng trong thực tế không giới hạn. Trật tự xã hội đã hoàn toàn chuyển dạng, cũng như chính trị, đời sống hàng ngày và tâm lý của con người.


Sunday, August 23, 2015

Harari – Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người (15)

Sapiens: A Brief History of Humankind
Yuval Noah Harari

Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người





18
Một cuộc cách mạng thường trực

Cách mạng Kỹ nghệ đã khai trương những lối mới để chuyển đổi năng lượng và sản xuất hàng hóa, phần lớn giải phóng loài người khỏi sự tuỳ thuộc của nó vào hệ sinh thái xung quanh. Con người triệt hạ rừng rậm, vét khô đầm lầy, đắp đập ngăn sông, đưa nước vào đồng bằng, đặt hàng chục nghìn km đường xe lửa, và xây những đô thị lớn của những nhà chọc trời. Khi thế giới đã được đúc cho phù hợp với những nhu cầu của Homo Sapiens, những môi trường sống bị phá hủy và những loài bị tuyệt chủng. Hành tinh một lần màu xanh lá cây và xanh nước biển của chúng ta đang trở thành một trung tâm mua sắm bằng bê tông và nhựa plastic.”

Saturday, August 22, 2015

Harari – Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người (14)

Sapiens: A Brief History of Humankind
Yuval Noah Harari

Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người








17
Những Bánh xe của Kỹ nghệ

Nền kinh tế thời nay phát triển nhờ sự tin tưởng của chúng ta vào tương lai, và sự sẵn sàng của những nhà tư bản để tái đầu tư lợi nhuận của họ trong sản xuất. Vậy nhưng thế đó không đủ. Tăng trưởng kinh tế cũng đòi hỏi năng lượng và những nguyên liệu thô, và những thứ này đều hữu hạn. Khi và nếu chúng đem dùng hết, toàn bộ hệ thống sẽ sụp đổ.


Saturday, August 15, 2015

Harari – Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người (13)

Sapiens: A Brief History of Humankind
Yuval Noah Harari

Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người







16
Tín ngưỡng Tư bản

Tiền đã là bản chất thiết yếu cho cả xây dựng những đế quốc lẫn thúc đẩy khoa học. Nhưng có phải tiền là mục tiêu cuối cùng của những công trình đảm đương lớn lao này, hay có lẽ chỉ là một sự cần thiết nguy hiểm? 

Saturday, August 8, 2015

Harari – Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người (12)

Sapiens: A Brief History of Humankind
Yuval Noah Harari

Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người







15
Hôn nhân giữa Khoa học và Đế quốc

Mặt trời và quả đất cách nhau bao xa ? Đó là một câu hỏi lôi cuốn nhiều nhà thiên văn ở đầu thời hiện nay , đặc biệt sau khi Copernicus đã biện luận rằng mặt trời, chứ không phải quả đất, nằm ở trung tâm của vũ trụ. Một số nhà thiên văn và toán học đã cố gắng để tính khoảng cách này, nhưng những phương pháp của họ đã cho những kết quả rất khác biệt. Một phương cách tin cậy rằng có thể đo đúng được, sau cùng đã đưa ra vào giữa thế kỷ XVIII. Mỗi năm, Venus đi ngang qua không gian đối diện trực tiếp giữa mặt trời và quả đất. Thời gian đi ngang qua [1] sẽ khác biệt nếu nhìn từ những điểm xa nhau trên mặt đất, vì sự khác biệt nhỏ trong góc nhìn của người quan sát nó. Nếu có nhiều quan sát của lần đi qua này được thực hiện từ những lục địa khác nhau, tất cả những gì phải làm là lượng giác học đơn giản để tính khoảng cách chính xác giữa chúng ta và mặt trời.


Sunday, July 26, 2015

Harari – Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người (11)

Sapiens: A Brief History of Humankind
Yuval Noah Harari

Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người




Phần Bốn
Cuộc Cách mạng Khoa học


Hình 32. Alamogordo, 16 July 1945, 05:29:53. Tám giây sau khi quả bom nguyên tử đầu tiên đã phát nổ. Nhà vật lý nguyên tử Robert Oppenheimer, sau khi nhìn vụ nổ, đã trích dẫn từ Bhagavad Gita: ‘Bây giờ tôi trở thành Thần Chết, kẻ Huỷ diệt của những Thế giới.” [1]



Thursday, July 23, 2015

Harari – Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người (10)

Sapiens: A Brief History of Humankind
Yuval Noah Harari

Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người








13
Bí mật của thành công


Thương mại, những đế quốc và những tôn giáo phổ quát, cuối cùng đã mang hầu như mỗi Sapiens trên mọi lục địa vào trong thế giới toàn cầu chúng ta đang sống ngày nay. Quá trình mở rộng và thống nhất này không phải là theo đường thẳng, hay không có những gián đoạn. Tuy nhiên, sau khi nhìn vào bức tranh lớn hơn, quá trình chuyển đổi từ nhiều những văn hóa nhỏ đến một vài những văn hóa lớn, và cuối cùng đến một xã hội toàn cầu duy nhất có lẽ là một kết quả tất yếu của những động lực của lịch sử loài người.

Saturday, July 18, 2015

Harari – Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người (09)

Sapiens: A Brief History of Humankind
Yuval Noah Harari

Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người








12
Luật của Tôn Giáo


Trong khu chợ thời Trung cổ ở Samarkand, một thành phố xây dựng ở một ốc đảo Trung Asia, những nhà buôn Syria vuốt tay họ trên lụa Tàu mịn, những người bộ lạc hung tợn từ những đồng cỏ trưng bày lớp nô lệ đầu tóc bù rối mới nhất từ vùng xa phương Tây, và những chủ tiệm bỏ túi những đồng tiền kim loại sáng bóng có in những chữ kỳ lạ và những khuôn mặt của những vị vua xa lạ. Ở đây, tại một trong những ngã tư giao thông lớn của thời đại đó, giữa phương Đông và Tây, phương Bắc và Nam, sự thống nhất của loài người đã là một thực tế hàng ngày. Quá trình này cũng có thể được quan sát diễn ra khi quân đội của Kublai Khan được điều động để xâm lăng Japan trong năm 1281. Những kỵ binh Mongol mặc áo da và lông thú đã cọ vai với những lính bộ binh Tàu đội nón tre, những lính phụ trợ Korea say rượu đã gây sự với những thủy thủ xăm mình từ vùng Biển Nam nước Tàu, những kỹ sư công binh từ Trung Asia đã há hốc mồm lắng nghe những câu chuyện không thể tin được của những kẻ phiêu lưu làm lính đánh thuê dân Europe, và tất cả đều tuân theo sự chỉ huy của một vị hoàng đế duy nhất.



Thursday, July 9, 2015

Harari – Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người (08)

Sapiens: A Brief History of Humankind
Yuval Noah Harari

Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người







11
Những Tầm nhìn đế quốc


Những người Rome thời cổ đã quen với thua trận. Giống như những người cai trị của hầu hết những đế quốc lớn trong lịch sử, họ có thể thua trận đánh này đến trận đánh kia, nhưng vẫn thắng cả cuộc chiến tranh. Một đế quốc nếu không thể vẫn đứng vững sau khi hứng chịu một cú đánh, thì không thực sự là một đế quốc. Thế nhưng, ngay cả những người Rome cũng thấy khó nuốt trôi được những tin tức đến từ phía Bắc bán đảo Iberia, giữa thế kỷ thứ hai TCN. Một thị trấn nhỏ miền núi, tầm thường không đáng kể, tên là Numantia, nơi sinh sống của những người dân bản xứ của bán đảo này, những người Celt, đã dám ném bỏ ách thống trị của Rome. Vào thời điểm đó, Rome là người chủ không ai dám thách thức của toàn bộ lưu vực vùng biển Mediterranean, sau khi đánh bại những đế quốc Macedonia và Seleucid, chinh phục những nhà nước-thành phố tự hào của Greece, và biến Carthage thành một hoang địa đang còn cháy âm ỉ. Những người thành Numantia không có gì về phía họ, ngoài tình yêu mãnh liệt của họ với tự do và mảnh đất có địa hình khắc nghiệt của họ. Thế nhưng, họ buộc đoàn lính viễn chinh này đến đoàn kia phải đầu hàng, hay rút lui trong nhục nhã.


Monday, June 29, 2015

Harari – Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người (07)

Sapiens: A Brief History of Humankind
Yuval Noah Harari

Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người







Phần Ba
Sự Thống nhất của Loài người



Hình 24. Những người hành hương quanh toà nhà Ka’aba ở Mecca.