Saturday, January 25, 2014

Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót (22)


Huyễn Tưởng Gót

Richard Dawkins

(The God Delusion)









Chương 8 (tiếp theo)

Ngụy biện về Beethoven Tuyệt vời

Nước cờ di chuyển kế tiếp của kẻ chống phá thai trên bàn cờ đánh võ mồm, thường thường diễn ra một gì đó như thế này. Trọng điểm bàn luận thì không phải là liệu một phôi người có thể hoặc không thể phải đau đớn ở lúc này. Trọng điểm nằm trong tiềm năng của nó. Sự phá thai đã tước đi mất của nó cơ hội cho một đời người trọn đủ trong tương lai. Khái niệm này thì được tóm gọn bằng một luận chứng tu từ mà sự cực kỳ ngu dốt của nó là bào chữa độc nhất nó có được để chống lại một kết án về tội dối trá nghiêm trọng. Tôi đang nói đến Ngụy biện về Beethoven Tuyệt vời, vốn hiện hữu dưới nhiều hình thức. Peter và Jean Medawar [1], trong The Life Science, gán phiên bản sau đây cho Norman St John Stevas (nay là Lord St John), một thành viên của Nghị viện Anh, và một giáo dân Catô Lamã quan trọng. Ông này, đến lượt, đã nhận nó từ Maurice Baring (1874-1945), một người đổi đạo sang Catô Lamã có tiếng tăm, và là trợ tá thân cận của những người Catô chân thành hăng hái, như G. K. Chesterton và Hilaire Belloc. Ông ta đúc khuôn nó trong hình thức một của một đối thoại giả tưởng giữa hai y sĩ.

“Về việc dứt bỏ cái thai, tôi muốn ý kiến của bạn. Người cha đã bị giang mai, người mẹ bị lao. Trong số bốn đứa con đã sinh, đứa đầu tiên bị mù, đứa thứ hai đã chết, đứa thứ ba vừa điếc vừa đần độn, đứa thứ tư cũng bị lao. Thế ông sẽ phải làm gì? “
“Tôi sẽ phải dứt bỏ cái thai.”
“Như thế, ông đã phải giết chết Beethoven”.

Internet thì tràn ngập những trang web được gọi là phò-sống [2], lập lại câu chuyện phi lý lố bịch này, và thay đổi ngẫu nhiên những tiền đề thực tại với sự vô lối bừa bãi nghịch ngợm. Đây là một phiên bản khác. “Nếu bạn biết một người phụ nữ đang mang thai, là người đã có 8 đứa con rồi, ba đứa bị điếc, hai đứa bị mù, một đứa não thức bị chậm phát triển, thành đần độn (tất cả vì bà mẹ đã mắc bệnh giang mai), bạn có sẽ đề nghị rằng bà ấy nên phá thai hay không? Sau đó, bạn hẳn đã giết chết Beethoven [3], bản dịch của truyền thuyết này đã giáng nhà soạn nhạc vĩ đại từ thứ năm xuống thứ chín trong thứ tự ra đời, làm tăng số sinh ra bị điếc lên thành ba ,và số sinh ra bị mù thành hai, và cho người mẹ bệnh giang mai thay vì người cha. Hầu hết trong số bốn mươi ba trang web tôi đã gặp, khi tìm những phiên bản của câu chuyện, được gán cho, không với Maurice Baring, nhưng với một giáo sư L. R. Agnew nào đó, tại trường Y khoa, của UCLA, người được cho là đã đặt câu hỏi khó xử này cho những sinh viên của ông, và đã nói với họ, “Xin chúc mừng, bạn vừa mới giết chết Beethoven.” Chúng ta có thể nên có lòng nhân từ, cho LR Agnew đươc hưởng lợi của nghi ngờ rằng chẳng biết ông là người có thực hay không– thật là hết sức ngạc nhiên trước những truyền thuyết tân thời mọc lên như thế nào [4]. Tôi không thể tìm biết được – không rõ có phải truyền thuyết có nguồn từ Baring, hay nó đã được đặt ra trước đó sớm hơn.

Vì chắc chắn là đã bịa đặt ra. Nó thì hoàn toàn sai. Sự thật, Ludwig van Beethoven không là đứa con thứ chín, cũng chẳng phải là đứa có thứ năm con của cha mẹ ông. Ông là con trai lớn nhất – đúng là người con thứ nhì, nhưng người sinh trước ông, đã chết sớm ngay khi còn ẵm ngửa, như đã thông thường trong những ngày đó, và cho đến nay không hề biết là bị mù, hoặc điếc, hoặc câm, hoặc trí óc chậm phát triển. Không có bằng chứng nào cho thấy người nào, cha hay mẹ của ông đã bị giang mai, mặc dù đó là sự thật rằng mẹ của ông cuối cùng đã chết vì bệnh lao. Có rất nhiều bệnh lao về vào thời đó.[5]

Trong thực tế, đây là một truyền thuyết tân thời, được gắn lông gài cánh, một tạo dựng bị đặt, được những người đặc biệt có lợi đảm bảo chắc chắn nào đó trong việc reo rắc nó, thả nó cho bay xa rộng. Nhưng sự kiện rằng nó là một dối trá, dù trong trường hợp nào, thì hoàn toàn không phải là điểm đáng nêu thành vấn đề. Ngay cả nếu nó đã không là một dối trá, lý luận diễn dịch từ nó ra thực sự là là một luận chứng rất tệ hại. Peter và Jean Medawar đã không cần phải nghi ngờ câu chuyện là thật hay không, ngõ hầu để chỉ ra những sai lầm của luận chứng này: “Những lý do đằng sau lập luận ti tiện ghê tởm này là ngụy biện kinh ngạc đến ngưng thở, vì chỉ trừ khi được cho rằng có một vài kết nối quan hệ nhân quả giữa – việc có một người mẹ ho lao cùng một người cha giang mai và việc sinh ra một thiên tài âm nhạc; – sự kiêng khem giao hợp (chính đáng) cũng không có khả năng tước đi một Beethoven của thế giới, hơn là sự phá thai (giải pháp bất đắc dĩ) ” [6] Sự khinh bỉ của hai tác giả Medawars là ngắn gọn là không buồn trả lời (để mượn cốt truyện một truyện đen tối ngắn của Roald Dahl, một quyết định bất ngờ không kém, không phá thai năm 1888 đã cho chúng ta một Adolf Hitler). Nhưng bạn cần một chút của trí thông minh – hoặc có lẽ sự tự do thuộc một loại của sự giáo dục (nhồi sọ) tôn giáo – để đi đến nhận được điều đáng nói này. Trong số bốn mươi ba trang web “phò-sống” trích dẫn một phiên bản của truyền thuyết Beethoven mà tìm kiếm Google của tôi “xới” lên trong ngày viết trang này, có có lấy được một nào đã khám phá ra sự sai lầm, phi-lôgích trong luận chứng. Tất cả mỗi chúng (chúng đã tất cả là những trang web tôn giáo, dù sao đi nữa) đều mắc hoàn toàn vào ngụy biện, bị nó vớt lấy, móc chặt, rồi nuốt cả dây câu lẫn lưỡi câu. Một trong số chúng, thậm chí còn thừa nhận Medawar (đánh vần Medawar) như nguồn của nó. Những người này đã háo hức chừng nòa như thế để tin vào một ngụy biện nhưng đúng hợp với lòng tin tưởng tôn giáo của họ, họ thậm chí không nhận thấy rằng hai tác giả Medawars đã trích dẫn luận chứng cốt chỉ để thổi nó ra thành những bọt nước.

Như hai tác giả Medawars đã hoàn toàn đúng để chỉ ra, kết luận hợp lôgích cho lập luận của “con người tiềm năng” là chúng ta có khả năng làm mất một linh hồn người, không cho nó quà tặng của đời sống, tất cả mỗi lần chúng ta thất bại không chụp lấy bất kỳ một cơ hội nào để giao hợp. Tất cả mỗi từ chối với bất kỳ một mời gọi giao hợp từ bất kỳ một cá nhân có khả năng sinh sản nào, theo như lôgích đần độn của phe “phò-sống” này, tương đương với sự giết chết một đứa trẻ tiềm năng! Ngay cả chống cự lại hiếp dâm cũng có thể được trình bày như giết chết một đứa bé tiềm năng (và, nhân đây, có rất nhiều những người vận động của phong trào “phò-sống” là những người sẽ phản đối phá thai, ngay cả với những phụ nữ đã bị hãm hiếp tàn bạo). Luận chứng Beethoven, chúng ta có thể thấy rõ, thì thực sự có lôgích rất xấu. Sự ngu si đến siêu thực của nó thì tốt nhất tóm thu trong bài hát tuyệt vời “Mỗi tinh trùng là thiêng liêng” do Michael Palin hát , với một dàn đồng ca của hàng trăm trẻ em, trong phim Monty Python The Meaning of Life (nếu bạn chưa, hãy đi xem phim này). Ngụy biện Beethoven Tuyệt vời là một thí dụ điển hình cho loại những tình trạng bừa bộn rối rắm lôgích bẩn thỉu, chúng ta vướng mắc vào khi não thức của chúng ta bị quan điểm tuyệt đối trong tôn giáo gây hoang mang làm ngớ ngẩn, đần độn, đến mụ đi.

Giờ đây, chú ý ghi nhận là “phò-sống” không chính xác có nghĩa là ủng hộ sự sống nữa. Nó có nghĩa là “ủng hộ sự-sống-loài-người[7]. Việc ban những quyền đặc biệt độc nhất cho những tế bào của loài Homo sapiens thì khó mà thuận hợp được với thực tế của tiến hóa. Phải thừa nhận rằng, điều này sẽ không gây lo lắng cho nhiều những người chống phá thai, là người vốn không hiểu rằng tiến hóa một sự kiện thực tế! Nhưng hãy để tôi nhanh chóng đưa ra những chi tiết của luận chứng vì ích lợi cho những người tích cực hoạt động chống phá thai, là người có thể ít biết gì về khoa học.

Lập luận tiến hóa thì rất đơn giản. Tính-loài-người của những tế bào của một phôi không thể ban cho nó bất kỳ một tư thế đạo đức tuyệt đối bất liên tục nào. Nó không thể, vì sự liên tục tiến hóa của chúng ta với loài chimpanzee và, xa hơn nữa, với tất cả những loài trên hành tinh. Để thấy điều này, hãy tưởng tượng rằng có một loài trung gian, hãy nói là Australopithecus afarensis, đã có may mắn để sống sót và đã được khám phá trong một vùng hẻo lánh của châu Phi. Liệu những sinh vật này có được kể như “loài người” hay không? Với một người theo thuyết hệ quả đạo đức như tôi, câu hỏi không xứng đáng có một trả lời, vì không có gì bắt đầu xảy ra với nó. Điều là đủ rằng chúng ta sẽ lấy làm thích thú và vinh dự được gặp một “Lucy” mới [8]. Người giữ quan điểm có những tuyệt đối, mặt khác, phải trả lời câu hỏi, để áp dụng nguyên tắc đạo đức của sự ban cho vị thế độc đáo và đặc biệt của loài người, vì họ là loài người. Nếu nó đưa đến căng thẳng khủng hoảng, họ sẽ có lẽ cần phải thiết lập những tòa án, giống như của nước Nam Phi phân biệt chủng tộc, để quyết định liệu một cá nhân cụ thể nào đó “được thuận là thuộc loài người “.

Ngay cả khi nếu một câu trả lời rõ ràng có thể cố gắng đưa ra cho trường hợp một Australopithecus, tính liên tục tiệm tiến, từ từ không đứt quãng, vốn là một thuộc tính nổi bật không thể thiếu của tiến hóa sinh học, cho chúng ta biết rằng phải có một vài trung gian, sẽ nằm đủ gần “đường ranh giới” để làm mờ đi nguyên tắc đạo đức và tiêu diệt tính tuyệt đối của nó. Cách tốt hơn để nói điều này là không có những đường ranh giới tự nhiên trong quá trình tiến hóa. Ảo tưởng về một đường ranh giới đã tao nên từ sự kiện xảy ra là những trung gian tiến hóa đã bị tuyệt chủng. Dĩ nhiên, điều có thể lập luận được rằng con người có nhiều khả năng, lấy thí dụ, về đau đớn hơn so với những loài khác. Điều này có thể cũng đúng, và một cách hợp pháp, chúng ta cũng có thể ban cho con người một vị thế đặc biệt vì “công trạng” này của nó. Nhưng sự liên tục trong tiến hóa cho thấy rằng không có sự phân biệt tuyệt đối. Sự kỳ thị phân biệt đạo đức theo quan điểm tuyệt đối bị sự kiện thực tại của tiến hóa đục phá tan hoang nền tảng. Một nhận thức khó chịu trước sự kiện này có thể, thực sự, nằm bên dưới một trong những động cơ chính chống lại tiến hóa của những người theo thuyết sáng tạo: họ sợ những gì họ tin là những hệ quả đạo đức của nó. Họ là sai để làm như thế, nhưng dù trường hợp nào đi nữa, điều chắc chắn là rất trái lạ khi nghĩ rằng một sự thật về thế giới thực tại có thể bị đảo ngược bởi những đắn đo suy nghĩ về những gì sẽ là được mong ước về mặt đạo đức.


“Sự ôn hòa” trong Lòng tin Tôn giáo nuôi dưỡng Sự Cuồng tín như thế nào

Trong minh họa cho mặt tối của quan điểm tuyệt đối tôn giáo, tôi đã đề cập về những người Kitô ở Mỹ là người giật nổ tung những bệnh viện phá thai, và những người Taliban của Afghanistan, danh sách những tàn bạo của họ, đặc biệt là với phụ nữ, tôi thấy quá đau lòng không muốn kể lại. Tôi đã có thể mở rộng danhh sách với Iran dưới những giáo sĩ lãnh tụ Ayatollahs, hoặc với Saudi Arabia dưới những hoàng tử Saud, nơi mà phụ nữ không thể lái xe, và sẽ gặp khốn đốn vạ thân nếu họ thậm chí rời nhà họ mà không có một bà con nam phái nào đi cùng (người này có thể, như là một nhân nhượng độ lượng, là một đứa bé con). Xem Price of Honour của Goodwin, cho một sự phơi bày đến tan tành (tố cáo) việc đối xử với phụ nữ trong Saudi Arabia và những chế độ giáo-quyền khác trong thời nay. Johann Hari, một trong những ngòi bút bình luận sống động của tờ Independent (London), đã viết một bài báo mà tựa đề của nó tự nói về chính nó: “Cách tốt nhất để làm suy yếu những kẻ lao đầu vào thánh chiến (jihadist) là để kích động một cuộc nổi loạn của phụ nữ Islam”. [9]

Hoặc, chuyển sang đạo Kitô, tôi có thể đã trích dẫn những người Mỹ Kitô “cực sướng”, ảnh hưởng của những người này hết sức mạnh mẽ trên chính sách của Mỹ tại Trung Đông, nó được tin tưởng kinh Thánh của họ quy định, rằng Israel đã nhận được quyền Gót-cho với tất cả những đất đai của Palestine. [10] Một vài người Kitô “cực sướng” còn đi xa hơn, và khao khát thực sự mong chờ có chiến tranh nguyên tử xảy ra, vì họ giải thích đó là trận chiến tận thế – “Armageddon”, mà theo như diễn giải quái đản nhưng rất phổ biến của họ từ quyển sách (tiên tri) Khải Huyền, sẽ đẩy nhanh đến lần Chúa xuống trần thứ hai. Tôi không thể viết cho hơn được nhận xét ớn lạnh của Sam Harris, trong Letter to a Christian Nation của ông:

Như thế, không phải là quá lời, nói rằng nếu một khối lửa đã thình lình thế chỗ thành phố New York, một số phần trăm đáng kể dân Mỹ sẽ xem đó là một tia hi vọng giữa đám mây hình nấm bốc lên sau đó, như nó sẽ bảo cho họ là cái điều tốt đẹp nhất có thể xảy ra, thì đang xảy ra đến nơi rồi: Christ trở lại trần gian. Hiển nhiên là phải sáng lòa đến mù mắt, rằng những tin tưởng thuộc loại như thế sẽ giúp chúng ta rất ít vào việc tạo dựng một tương lai bền vững cho chúng ta – về xã hội, kinh tế, môi sinh, hay địa lý chính trị. Hãy tưởng tượng những hậu quả nếu bất cứ một thành phần đáng kể nào của chính phủ Mỹ thực sự tin rằng thế giới sắp tận thế đến nơi, và tận thế của quả đất sẽ là tuyệt diệu huy hoàng. Thực tế là gần nửa dân chúng Mỹ xem ra tin như thế này, thuần trên tín lý giáo điều, đáng nên xem là một nguy kịch về đạo đức và trí thức.

Sau đó, có những người với lòng tin tôn giáo của họ mang thẳng họ ra ngoài, khỏi sự đồng thuận đã được lý trí soi sáng thoát mê tín của “Zeitgeist đạo đức “của tôi. Họ đại diện cho những gì tôi đã gọi là mặt u tối của quan điểm tin tưởng tuyệt đối trong tôn giáo, và họ thường được gọi là những người cực đoan. Nhưng điểm tôi muốn nêu lên trong phần này là rằng ngay cả tôn giáo dịu nhẹ và ôn hòa cũng giúp để đem lại khí hậu của lòng tin tôn giáo, trong đó sự cực đoan nẩy nở và phát triển tự nhiên.

Trong tháng 7 năm 2005, London là nạn nhân của một vụ tấn công bằng mang bom tự sát có phối hợp: ba quả bom trong tàu điện ngầm và một trên xe buýt. Không phải cũng bị thiệt hại như cuộc tấn công năm 2001 vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở NewYork, và chắc chắn không phải là bất ngờ (thực ra, London đã được chuẩn bị tinh thần cho một biến cố loại như thế, từ khi (thủ tướng Anh) Blair đã đẩy chúng tôi vào tình nguyện như những đồng mưu cộng tác miễn cưỡng trong vụ xâm lăng Iraq của (tổng thống Mỹ) Bush). Tuy nhiên những vụ nổ ở London đã làm kinh hoàng nước Anh. Những tờ báo đầy những cột chữ với những đánh giá khắc khoải tuyệt vọng về những gì đã đưa đẩy bốn thanh niên tự làm nổ tung họ lên để mang theo rất nhiều người vô tội chết theo họ. Những kẻ giết người đã là những công dân Anh, ưa thích môn thể thao cricket, cũng tử tế lịch sự, đúng là loại những người trẻ tuổi mà người ta có thể thấy thoải mái nếu làm bạn đồng hành.

Tại sao những những con người thích chơi môn thể thao cricket, còn trẻ tuổi này, làm điều đó? Không giống như những tương đồng của họ, những người Palestine, hay những kamikaze tại Nhật Bản, hay những Tamil Tiger tại Sri Lanka, những quả bom-người này không có kỳ vọng rằng gia đình tang quyến của họ sẽ thành có tiếng tăm, sẽ được chăm sóc hoặc hỗ trợ, được cấp dưỡng tiền liệt sĩ chết vì đạo. Ngược lại, thân nhân của họ trong một vài trường hợp đã phải đi trốn. Một trong những người này đã cẩu thả bỏ lại vợ đang mang thai nay thành góa bụa và đứa con tuổi chập chững thành mồ côi cha. Hành động của bốn người trẻ này đã là tai họa không chỉ với bản thân và nạn nhân của họ, nhưng với gia đình của họ, và với toàn bộ cộng đồng Islam ở nước Anh, bây giờ phải đối diện với phản ứng bật lại dữ dội. Chỉ có lòng tin tôn giáo mới là một lực lượng đủ mạnh để thúc đẩy sự điên rồ hoàn toàn cùng cực như vậy trong những con người, nếu không thế, họ vẫn là lành mạnh và khuôn phép tử tế. Một lần nữa, Sam Harris nêu lên lên trọng điểm vấn đề với sự thẳng thừng người đọc chúng ta cảm nhận được. Lấy thí dụ về tổ chức Al-Qaida do Osama bin Laden lãnh đạo (những người không dính líu gì với vụ gài bom ở London, nhân đây phải nói). Tại sao lại có một bất cứ ai muốn phá hủy Trung tâm Thương mại Thế giới và mọi người trong đó? Để gọi bin Laden là “tà ác”, là trốn tránh trách nhiệm của chúng ta để đem lại một câu trả lời thích đáng cho một câu hỏi quan trọng như vậy.

Câu trả lời cho câu hỏi này là hiển nhiên – nếu chỉ vì nó đã được nói rõ ràng kiên nhẫn quá nhiều đến mệt nhoài của chính bin Laden. Câu trả lời là những người như bin Laden thực sự tin vào những gì họ nói rằng họ tin tưởng. Họ tin vào sự thật theo chữ viết nghĩa đen của kinh Koran. Tại sao những người tuổi mười chín, có giáo dục tốt, thuộc tầng lớp trung lưu, lại đánh đổi cuộc sống của họ trong thế giới này để lấy đặc quyền của sự giết chết hàng ngàn người láng giềng của chúng ta? Vì họ tin rằng họ sẽ đi thẳng tới thiên đường sau khi đã làm như vậy. Thật hiếm để tìm thấy hành vi của con người lại được giải thích đầy đủ và thỏa đáng như vậy. Tại sao chúng ta đã quá miễn cưỡng như vậy, đã không chấp nhận ngay giải thích này? [11]

Những nhà báo đáng kính Muriel Gray, viết trong (Glasgow) Herald ngày 24 tháng Bảy 2005, đã nêu cùng một điểm tương tự, trong trường hợp này, dẫn nhắc những vụ đặt bom ở London.

Mọi người đều đang bị đổ lỗi, buộc trách nhiệm, từ cặp nhân vật phản diện rõ ràng của George W Bush và Tony Blair, đến sự bất động của cộng đồng Islam. Nhưng nó chưa bao giờ từng rõ ràng hơn rằng chỉ có một nơi để đổ lỗi, buộc trách nhiệm, và nó đã từ bao giờ vẫn là như vậy. Nguyên nhân của tất cả đau khổ này, tình trạng nhiễu loạn xáo trộn, bạo lực, khủng bố và ngu xuẩn, dĩ nhiên, là tôn giáo chính nó, và nếu nó có vẻ buồn cười phải nói ra một thực tế hiển nhiên như thế, thực tế là chính phủ và những phương tiện truyền thông đang làm rất khéo một công việc giả vờ, rằng nó không phải là như vậy.

Những chính trị gia phương Tây của chúng ta tránh đề cập tới từ R (religion), và thay vào đó, đặc biệt mô tả trận chiến của họ như là một chiến tranh chống lại “khủng bố” (terror), như thể nếu khủng bố là một loại tinh thần, hay lực lượng, với một ý chí và não thức của riêng nó. Hoặc họ đặc biệt mô tả những kẻ khủng bố như có động lực từ sự “ác độc” thuần khiết khái niệm. Nhưng họ không phải có động lực từ (lòng dạ hay não thức) ác độc. Cho dù chúng ta có thể nghĩ về họ sai lạc đến đâu, giống như những kẻ giết người đạo Kitô với những y sĩ phá thai, họ đều có động cơ từ những gì họ cảm nhận là công chính, chân thực, theo đuổi làm cho được những gì tôn giáo của họ nói với họ. Họ không phải là những người có bệnh tâm thần hay bị rối loạn não thức, họ là những người mang lý tưởng tôn giáo, là những người, dưới ánh sáng của riêng họ, là có lý trí hợp lý. Họ nhận thức hành vi của họ là tốt, không phải vì một vài bẻ cong biến dạng của khí chất cá nhân, và không phải vì họ đã bị ma ám, quỉ Satan nhập vào người, nhưng vì họ đã được nuôi dạy từ bé đến lớn, từ khi còn trong nôi, để có một lòng tin tôn giáo trọn vẹn tuyệt đối và mù quáng không tra hỏi. Sam Harris trích dẫn một người Palestine mang bom tự sát, sau khi bị thất bại, đã nói rằng những gì đã lái đẩy ông để giết người Israel là “tình yêu với sự tử đạo ... Tôi không muốn trả thù bất cứ điều gì. Tôi chỉ muốn trở thành một kẻ tử vì đạo”. “Ngày 19 tháng 11 năm 2001 tờ New Yorker thực hiện một cuộc phỏng vấn Nasra Hassan, một người mang bom tự sát đã bị thất bại khác, một người Palestine lịch sự, lễ phép, còn trẻ, mới 27 tuổi, được gọi dấu tên là “S”. Sự cám dỗ thu hút của thiên đường là quá nên thơ thuyết phục hùng hồn, như đã được những người lãnh đạo tôn giáo và thày dạy giáo lý ôn hòa rao giảng, mà tôi nghĩ rằng nó là đáng công để trích dẫn lại với phần nào dài hơn thường:

“Sự thu hút của sự tử đạo là gì?” Tôi hỏi.

“Sức mạnh của tinh thần nâng chúng ta đi lên, trong khi sức mạnh của vật chất lôi chúng ta đi xuống”, ông nói. “Một ai kiên quyết với sự tử đạo trở nên miễn nhiễm với vật chất lôi kéo. Người lập kế hoạch của chúng tôi hỏi, “Nếu hành động thất bại thì sao?” Chúng tôi đã nói với ông ta:” Dù trong trường hợp nào đi nữa, chúng ta được gặp mặt đấng Tiên tri và những người quanh ông, Nếu ý Allah định thế.”

“Chúng tôi đã được thả nổi, bơi lội, trong cảm giác rằng chúng tôi sắp sửa bước vào cõi vĩnh cửu. Chúng ta không hồ nghi gì. Chúng tôi đã thề trên kinh Koran, trong sự hiện diện của Allah – một cam kết không lay chuyển. Cam kết thánh chiến này được gọi là bayt al-ridwan, lấy tên khu vườn trên thiên đàng nơi dành riêng cho những vị tiên tri và những người tử đạo. Tôi biết rằng có những khác cách để làm thánh chiến. Nhưng cách này là ngọt ngào – ngọt ngào nhất. Tất cả tử hoạt động tử đạo, nếu được thực hiện vì lợi ích cho Allah, đau còn ít hơn một vết chích của muỗi-mắt! “

S đã cho tôi xem một video đã ghi làm tài liệu kế hoạch sau cùng cho hành động. Trong đoạn phim lốm đốm này, tôi nhìn thấy anh ta và hai người trẻ khác tham gia vào một nghi lễ đối thoại gồm những câu hỏi và câu trả lời về sự vinh quang của sự tử đạo.. .

Những con người trẻ và người lập kế hoạch sau đó cùng quỳ xuống và đặt tay phải của họ trên kinh Koran. Người lập kế hoạch cho biết: “Bạn đã sẵn sàng chưa? Ngày mai, bạn sẽ ở trên thiên đường” [12].

Nếu tôi đã là “S”, tôi đã bị lôi cuốn dỗ để nói với người lập kế hoạch này, “Vâng, trong trường hợp đó, tại sao bạn không tròng cổ chính bạn vào liều lĩnh như mồm bạn vừa nói? Tại sao bạn không làm sứ mạng tự tử và lấy con đường đi nhanh đến thiên đường?” Nhưng những gì là quá khó cho chúng ta hiểu được là – để lập lại điểm này vì nó là rất quan trọng – những người này thực sự tin vào những gì họ nói rằng họ tin tưởng. Thông điệp học được từ kinh nghiệm sống là chúng ta nên đổ lỗi cho bản thân tôn giáo, chứ không phải cho sự cực đoan tôn giáo – như thể nếu đó đã là thuộc một vài loại hư hỏng, hiểu sai, lầm đường khủng khiếp nào đó của những tôn giáo tốt lành tử tế, có thực. Voltaire đã nói điều nó từ lâu trước: “Những người có thể làm cho bạn tin tưởng vào những ngu xuẩn phi lý, họ có thể làm cho bạn phạm vào những tội ác tàn độc”. Cũng thế, Bertrand Russell đã nói: “Nhiều người sẽ chết sớm hơn suy nghĩ. Trong thực tế, họ như thế”.

Cho đến chừng nào chúng ta vẫn chấp nhận nguyên tắc rằng lòng tin tôn giáo phải được tôn trọng chỉ đơn thuần vì nó là lòng tin tôn giáo, thật khó giữ để đừng tôn trọng lòng tin tôn giáo của Osama bin Laden và những người mang bom tự sát. Chọn lựa thay thế khác, một chọn lựa quá rõ ràng trong suốt mà nó sẽ không cần dục giã, là từ bỏ nguyên tắc của tự động tôn trọng với lòng tin tôn giáo. Đây là một lý do tại sao tôi làm tất cả những gì trong khả năng của tôi, để báo trước nguy hiểm cho mọi người, hãy chống lại chính lòng tin tôn giáo, không chỉ chống lại cái gọi là lòng tin “cực đoan”. Những giảng dạy của tôn giáo “ôn hòa”, dù trong bản thân chúng không cực đoan, nhưng chúng là một mời gọi bỏ ngỏ cho chủ nghĩa cực đoan.

Điều có thể nói ở đây là không có gì đặc biệt về lòng tin tôn giáo. Lòng yêu nước hay yêu một sắc tộc cũng có thể làm thế giới an toàn vì phiên bản riêng của chủ nghĩa cực đoan, không thể như thế, phải không? Vâng, nó có thể, như là với những kamikazes tại Nhật Bản và những người trong tổ chức TigersTamil ở Sri Lanka. Nhưng lòng tin tôn giáo là một quyền thế đặc biệt làm tắt tiếng sự tính toán lý trí, nó thường có vẻ như lá bài thắng tất cả những lá bài khác. Điều này phần lớn, tôi nghi ngờ, vì lời hứa lừa dối dễ dàng và êm tai rằng chết không phải là hết, và rằng một thiên đường của kẻ tử đạo là đặc biệt vinh hiển. Nhưng nó cũng còn do một phần vì nó không khuyến khích đặt câu hỏi, bởi chính bản chất của nó.

Kitô, cũng giống như Islam, dạy cho trẻ con rằng một lòng tin tôn giáo không tra hỏi thắc mắc là một đức hạnh. Bạn không phải giải thích hay đưa ra lý do cho những gì bạn tin tưởng. Nếu ai đó thông báo rằng nó là một phần của lòng tin tôn giáo của người ấy, phần còn lại của xã hội, cho dù cùng một lòng tin, hay một lòng tin khác, hoặc không có lòng tin nào cả, đều bị bắt buộc như nghĩa vụ, theo tập quán ăn sâu, để “tôn trọng” nó, mà không đặt câu hỏi; tôn trọng nó cho đến ngày nó thể hiện trong một vụ thảm sát khủng khiếp giống như phá hủy Trung tâm Thương mại Thế giới, hoặc đặt bom ở London hay Madrid. Sau đó, có một hợp xướng thánh thót của những cự tuyệt, thoái thác, khi những gáo sĩ, thày chăn chiên và “những lãnh đạo cộng đồng” (ai đã bầu họ lên? tiện đây cũng nói) xếp hàng để giải thích rằng chủ nghĩa cực đoan này là một hư hỏng, hiểu sai, lầm đường của lòng tin tôn giáo “chân thực”. Nhưng làm thế nào có thể có một hư hỏng, hiểu sai, lầm đường của lòng tin tôn giáo, nếu lòng tin tôn giáo, khi thiếu biện minh khách quan, không có bất kỳ một tiêu chuẩn trưng bày nào để không hư hỏng, hiểu sai, lầm đường hay bang hoại?

Mười năm trước, Ibn Warraq, trong quyển Why I Am Not a Muslim xuất sắc của ông, đã nêu lên một điểm tương tự từ tư thế của một học giả có kiến thức Islam sâu sắc. Thật vậy, một nhan đề hay thay thế cho quyển sách của Warraq có thể là The Myth of Moderate Islam, và đó là nhan đề thực của một bài báo gần đây trên tờ (London) Spectator (30 tháng 7 năm 2005) của một học giả, Patrick Sookhdeo, Giám đốc Viện Nghiên cứu Islam và Kitô. “Phần lớn đa số những người Muslim ngày nay sống đời sống của họ mà không phải tìm đến bạo lực, vì kinh Koran thì giống như một tuyển tập của chọn-lấy-rồi-trộn-lẫn-tùy-ý. Nếu bạn muốn hòa bình, bạn có thể tìm thấy những vần điệu hoà bình. Nếu bạn muốn có chiến tranh, bạn có thể tìm thấy những vần điệu hiếu chiến”.

Sookhdeo đi tiếp đến giải thích cách những học giả Islam, để đối phó với nhiều mâu thuẫn mà họ tìm thấy trong kinh Koran, đã phát triển nguyên tắc huỷ bỏ, trong đó văn bản viết sau thắng những văn bản viết trước. Thật không may, những đoạn văn hoà bình trong Qur”an chủ yếu là ở phần đầu, có năm tháng từ thời Muhammad còn ở tại Mecca. Những câu thơ hiếu chiến hơn nghiêng sang có năm tháng sau đó, sau khi ông chạy về Medina. Kết quả là

Câu thần chú “Islam là hòa bình” thì gần như đã quá hạn đến cả 1.400 năm. Đã là chỉ vào khoảng có 13 năm Islam đã là hòa bình và không gì ngoài hòa bình. … Với những người Muslim cực đoan ngày nay, cũng đúng như với những luật gia thời Trung cổ đã phát triển Islam cổ điển – nó sẽ được đứng hơn để nói rằng “Islam là chiến tranh “. Một trong những nhóm Islam cấp tiến nhất tại Anh, al-Ghurabaa, nói rõ ngay sau hai vụ nổ bom ở London, “Bất kỳ một người Islam nào phủ nhận khủng bố không là một phần của Islam là kafir”. Một “kafir” là một người vô tín ngưỡng (tức là không-Muslim), một từ xúc phạm lớn lắm ...
Có thể nào rằng những người trẻ tuổi tự tử đã không từ bên lề của xã hội Islam ở Anh, cũng không phải đi theo một giải thích lập dị và cực đoan của lòng tin tôn giáo của họ, nhưng đúng hơn là họ đến từ chính gốc lõi của cộng đồng Islam, và được thúc đẩy bởi chính một giải thích vẫn thường có đấy của đám đông bình thường đạo Islam?

Một cách tổng quát hơn (và điều này áp dụng với Kitô cũng không kém hơn với Islam), những gì là thực sự nguy hại là sự thực hành trong giảng dạy cho trẻ em rằng lòng tin tôn giáo tự nó là một đức hạnh. Lòng tin tôn giáo là một tà ác, chính xác vì nó không đòi hỏi phải chứng minh rõ ràng và không cho phép có biện luận. Giảng dạy trẻ em rằng lòng tin tôn giáo không được hỏi han chất vấn là một đức hạnh làm chúng chín mùi sẵn sàng – khi có được một vài hợp phần khác mà không phải là khó tìm – để chúng lớn lên vào thành những vũ khí chết người dự bị cho những thánh chiến Islam jihads hay thập tự chinh Kitô trong tương lai. Đã tiêm thuốc chủng cho (trẻ em) chống lại bệnh sợ hãi bằng lời hứa về một thiên đường dành cho người tử đạo, những kẻ có thẩm quyền đứng đầu những tổ chức của lòng tin tôn giáo, đều xứng đáng chiếm một vị trí cao trong lịch sử của những vũ khí, cùng với những cung, ngựa chiến, xe tăng và bom-giây. Nếu trẻ em đã được dạy để hỏi và suy nghĩ qua những tin tưởng của chúng, thay vì được dạy đức hạnh tối thượng của lòng tin tôn giáo với không tra hỏi, sẽ không có mang bom tự tử là một đánh cá có phần chắc thắng. Những người mang bom tự tử làm những gì họ làm vì họ thực sự tin vào những gì họ đã được giảng dạy trong những trường học tôn giáo của họ: rằng nhiệm vụ với Gót vượt trên tất cả những ưu tiên khác, và rằng chết vì đạo trong phụng sự Gót sẽ được khen thưởng trong vườn thiên đường. Và họ đã được dạy bài học đó không nhất thiết phải do những người cuồng tín cực đoan, nhưng do những thày dạy tôn giáo chính thống của đám đông bình thường, những người tử tế, khoan hòa dịu dàng, những người xếp hàng chúng trong madrasas của họ, ngồi thành hàng, nhịp nhàng gục gặc những cái đầu bé nhỏ vô tội của chúng, đều đặn lên và xuống, trong khi họ học tất cả từng lời của quyển sách thánh, giống như những con vẹt lú lẫn mất trí. Lòng tin tôn giáo có thể rất và rất nguy hiểm, và cố tình để cấy ghép nó vào trong não thức dễ bị tổn thương của một đứa trẻ vô tội là một sai lầm đau thương. Đó là về chính thời thơ ấu, và những nhũng lạm xâm phạm thời thơ ấu của tôn giáo, mà chúng ta quay sang, trong chương tiếp theo.

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất 
(Jul/2013)




[1] [* Sir Peter Medawar đoạt giải Nobel Sinh lý và Y học, 1960.]
[2] pro-life: phò-sống: opposing abortion and euthanasia,
ngược lại là pro-choice: phò-chọn: advocating legalized abortion
[3] [http://www.warroom.com/ethical.htm.]
[4] urban legend: truyền thuyết thành thị: một câu chuyện thường đột nhiên xuất hiện, có nguồn gốc bí mật, không rõ từ đâu và bất chợt được nổi lên lan truyền rộng rãi, dưới nhiều hình thái và thường là ngụy tọa, sai lầm; nhung câu chuyện lôi cuốn vì thường mang những yếu tố hài ước, hay kinh dị, nên cũng đươc đông đảo người nghe thụ động chấp nhận, không cho là sai. Đúng hơn nên gọi là những truyền thuyết tân thời (contemporary legends). Gọi là “thành thị” để phân biệt với truyền thuyết cổ thời (của dân quê trong khung cảnh thôn làng trước đây)
[5] Beethoven ra đời ngày December 17, 1770, là đứa con thứ hai của hai ông bà: Johann van Beethoven (1740 –1792) và Maria Magdalena van Beethoven (1746-87). Người sinh trước ông là Ludwig Maria, chỉ sống được 6 ngày. Beethoven thành người lớn nhất, ông còn hai em trai, Caspar Anton Carl(1774-1815) và Nikolaus Johann (1776-1848).
[6] [Medawar and Medawar (1977).]
Lập luận trên dựa vào một giả định (ngu xuẩn) cho rằng:
(a) Đứa con nào sinh ra từ cha mẹ bệnh tật hiểm nghèo cũng đều là thiên tài (như Beethoven) cả
Nếu cho (a) là đúng – sẽ đưa đến kết luận (đần độn và ác độc) ngầm rằng:
(b) Trong những gia đình có cha mẹ như thế, phải để cho sinh sản tự nhiên và chỉ thế mới không lấy đi của nhân loại những thiên tài tương lai như Beethoven
Kết luận (b) sẽ phủ nhận cả một giải pháp khác, hữu hiệu và nhân đạo hơn, là ngừa thai vì nó ngăn không cho thiên tài có cơ may ra đời, nên cũng không hơn gì, không hấp nhận được, như giải pháp bị chống đối là phá thai (giết thiên tài).
Giải pháp ngừa thai là hợp lý và lâu dài, đặc biệt trong trường hợp cha mẹ được biết có những bệnh nan y di truyền, và phá thai chỉ là giải pháp muộn màng, cứu chữa nhất thời. Nhưng chúng ta cũng biết hội nhà thờ giữ lập trường giáo điều là không chấp nhận cả biện pháp ngừa thai – trước sau từ vua chiên trở xuống đến hàng chăn chiên những giáo phận, đều chống ngừa thai, nói rằng đó là sai trái (“chống lại ý Chúa”), lý do đơn giản và thiêng liêng này được kêu gọi để cổ vũ tín đồ tuân phục. Nhưng động cơ thực sự sau tất cả những chống đối từ ngừa thai đến phá thai, vừa ngu xuẩn (phản khoa học), vừa ác độc (gây đay khổ) đến từ truyền thống có nhu cầu bành trướng bằng đám đông; Nó không thể để số tín đồ ít ỏi khi Kitô còn là một giáo phái nhỏ bị giảm bớt, nếu thế sự sống còn khởi đầu của nó trong đế quốc La mã bị đe đọa. Động cơ này được che dấu khéo léo và ngụy biện tài tình, lừa dối được cả trong (giới chăn chiên) và ngoài (tín đồ).

[7] Pro-human-life
[8] Hai thày trò trong ngành nhân loại học, giáo sư Donald Johanson và sinh viên của ông Tom Gray, đã tìm ra “Lucy” năm 1974 trong một mạng dày đặc những hẻm núi ở Hadar ở miền bắc Ethiopia. Tình cờ và may mắn tìm được một mảnh nhỏ của xương cánh tay. Johanson lập tức nhận ra nó thuộc một vượn người (a hominid). Sau đó, tìm thấy thêm nhiều mảnh xương hơn: xương sườn, cột sống, xương đùi và một phần xương hàm. Cuối cùng đã khai quật được 47 xương khác nhau của một hài cốt – gần 40% của một con vượn-người, hoặc một sinh vật giống như người, sống khoảng 3,2 triệu năm trước. Dựa trên kích thước nhỏ của nó, và hình dạng xương khung chậu, họ kết luận nó là phái nữ và đặt tên là “Lucy” theo như câu hát “Lucy in the Sky with Diamonds” của ban Beatles, đang chơi trên đài phát thanh khi Johanson và nhóm của ông ăn mừng sự khám phá lịch sử này, lúc trở về lều của đoàn thám hiểm. Giống một chimpanzee ngày nay, Lucy có bộ não nhỏ, cánh tay vươn dài, chân ngắn và ngực hình nón với một bụng lớn . Nhưng cấu trúc của đầu gối và xương chậu của Lucy cho thấy Lucy thường xuyên đi lưng thẳng, bằng hai chân, trên hai chân, như chúng ta. Hình thức vận động này, được gọi là “trên hai chân” (bipedalism), là sự khác biệt quan trọng nhất giữa con người và loài khỉ apes, nên đã đặt Lucy vững chắc trong gia đình nhân loại. Johanson đặt tên loài của Lucy là Australopithecus afarensis, có nghĩa là “con ape của vùng phía nam của Afar” tên khu vực Hadar của Ethiopia. Khoảng 3,5 triệu năm trước đây, Australopithecus afarensis tìm hái lượm quả, hạt và hạt giống trong một sinh thái là hỗn hợp của đồng cỏ và đất rừng . Nó cũng có thể có được protein động vật từ mối hoặc trứng chim.
Chimpanzee thường đi bằng bốn chân, nhưng thỉnh thoảng đi thẳng lứng trong một khoảng thời gian ngắn. Orangutans còn sống trong các khu rừng của Indonesia. Chúng dành phần lớn thời gian trong tư thế đứng, nhưng đu chuyền cành bằng cánh tay dài của chúng. Tuy nhiên, Orangutans đôi khi cũng đi trên các nhánh cây chỉ dùng cánh tay của chúng để giữ thăng bằng. Nhưng Orangutan không liên hệ gần gũi với con người hơn, như Chimpanzee.
Chimpanzee là họ hàng gần nhất của chúng ta. Nghiên cứu gene di truyền cho thấy con người và Chimpanzees có chung một tổ tiên, đã sống trong các khu rừng nhiệt đới châu Phi khoảng 7-8 triệu năm trước đây. Con cháu của tổ tiên chung này chia thành hai dòng – một dẫn tới Chimpanzees và một dẫn đến chúng ta. Người ta cho rằng dòng dõi con người đã phát triển thói quen đi hai chân như một chiến lược để sống trên mặt đất bằng, trống khi khí hậu biến đổi đã tàn phá rừng, mở ra những vòng đai có vùng đất trống lớn rộng, những đồng cỏ không có cây lớn.
[9] [Bài báo của Johann Hari, nguyên đã công bố trên báo the Independent, 15 July 2005, có tể tìm thấy tại:
http://www.johannhari.com/archive/article.php?id=640.]
[11] [Harris, S. (2004). The End of Faith: Religion, Terror and the Future of Reason. New York: Norton. p 29]
[12] [sra Hassan, 'An arsenal of believers', New Yorker, 19 Nov. 2001.
See also http://www.bintjbeil.com/articles/en/011119_ hassan.html]