Sunday, January 26, 2014

Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót (23)


Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins

(The God Delusion)










Chương 9

Tuổi thơ, Bạo hành Ngược đãi và Đào thoát khỏi tôn giáo

Có trong mỗi làng một ngọn đuốc: thày giáo – và một bình dập tắt lửa: thày chăn chiên. (Victor Hugo)


Tôi bắt đầu với một dật sử của Italy thế kỷ XIX. Tôi không có ngụ ý rằng bất cứ gì giống như câu chuyện kinh tởm này vẫn có thể xảy ra ngày nay. Tuy nhiên, những thái độ của não thức mà nó phơi bày trong hiện tại thì phổ biến đến đáng than trách, dẫu ngay cả những chi tiết thực hành thì không. Thảm kịch con người ở thế kỷ thứ mười chín này rọi một tia sáng tàn nhẫn trên những thái độ của tôn giáo ngày nay với trẻ em.

Năm 1858, Edgardo Mortara, một đứa bé sáu tuổi, cha mẹ là người Dothái, đương sống ở Bologna [1], đã bị cảnh sát của vua chiên, tuân lệnh của Tổ chức Hình án Dị giáo [2] bắt giữ theo pháp luật. Edgardo đã bị tước khỏi tay người mẹ khóc lóc và người cha tuyệt vọng quẫn trí, để đến Catechumens (nhà dành vào thực hiện sự ép buộc phải đổi sang đạo Catô, cho những người Dothái và Islam) ở Rome, và từ đó, đã được nuôi dạy đến trưởng thành như một người theo đạo Catô Lamã. Ngoài dăm lần đến thăm ngắn ngủi dưới sự giám sát chặt chẽ của giới chăn chiên, cha mẹ của Edgardo không bao giờ còn được nhìn thấy con mình nữa. David I. Kertzer kể lại câu chuyện này trong quyển sách nổi bật đáng chú ý của ông, The Kidnapping of Edgardo Mortara, [3].

Câu chuyện của Edgardo không hề có nghĩa là bất thường, hay chỉ lẻ loi, ở nước Ý vào thời đó, và lý do của những vụ bắt cóc trẻ em như thế này của giới chăn chiên đã luôn luôn là một, đều giống nhau. Trong mọi trường hợp, trong một vài ngày tháng, hay năm không lâu trước đó, đứa trẻ đã bị bí mật “rửa tội”, thường là bởi một cô gái Catô giữ em, nuôi trẻ, và sau đó đi đến việc Toà án dị giáo nghe biết được về sự rửa tội này. Đã là một phần trọng tâm của hệ thống tín ngưỡng Catô Lamã, rằng một khi đứa trẻ đã được rửa tội, cho dù không chính thức, dẫu chỉ ngấm ngầm bí mật, nhưng đứa trẻ đó đương nhiên chuyển thành tín đồ, đổi thành người theo đạo Kitô, sau đó không thể trở ngược lại để hủy bỏ được. Trong thế giới tâm thần của họ, để cho một “đứa trẻ Kitô” ở với cha mẹ ruột thịt Dothái của nó đã không là một chọn lựa tùy ý, và họ đã bám giữ lập trường quái lạ và ác độc này thật kiên định, và với chân thành cùng cực, khi phải đối mặt với sự phẫn nộ trên toàn thế giới. Sự phẫn nộ lan rộng đó, tiện đây cũng nói, đã bị tờ báo Catô Civilta Cattolica gạt bỏ, cho là do sức mạnh quốc tế của giới Dothái giàu có – nghe quen tai, đúng không?

Saturday, January 25, 2014

Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót (22)


Huyễn Tưởng Gót

Richard Dawkins

(The God Delusion)









Chương 8 (tiếp theo)

Ngụy biện về Beethoven Tuyệt vời

Nước cờ di chuyển kế tiếp của kẻ chống phá thai trên bàn cờ đánh võ mồm, thường thường diễn ra một gì đó như thế này. Trọng điểm bàn luận thì không phải là liệu một phôi người có thể hoặc không thể phải đau đớn ở lúc này. Trọng điểm nằm trong tiềm năng của nó. Sự phá thai đã tước đi mất của nó cơ hội cho một đời người trọn đủ trong tương lai. Khái niệm này thì được tóm gọn bằng một luận chứng tu từ mà sự cực kỳ ngu dốt của nó là bào chữa độc nhất nó có được để chống lại một kết án về tội dối trá nghiêm trọng. Tôi đang nói đến Ngụy biện về Beethoven Tuyệt vời, vốn hiện hữu dưới nhiều hình thức. Peter và Jean Medawar [1], trong The Life Science, gán phiên bản sau đây cho Norman St John Stevas (nay là Lord St John), một thành viên của Nghị viện Anh, và một giáo dân Catô Lamã quan trọng. Ông này, đến lượt, đã nhận nó từ Maurice Baring (1874-1945), một người đổi đạo sang Catô Lamã có tiếng tăm, và là trợ tá thân cận của những người Catô chân thành hăng hái, như G. K. Chesterton và Hilaire Belloc. Ông ta đúc khuôn nó trong hình thức một của một đối thoại giả tưởng giữa hai y sĩ.

“Về việc dứt bỏ cái thai, tôi muốn ý kiến của bạn. Người cha đã bị giang mai, người mẹ bị lao. Trong số bốn đứa con đã sinh, đứa đầu tiên bị mù, đứa thứ hai đã chết, đứa thứ ba vừa điếc vừa đần độn, đứa thứ tư cũng bị lao. Thế ông sẽ phải làm gì? “
“Tôi sẽ phải dứt bỏ cái thai.”
“Như thế, ông đã phải giết chết Beethoven”.

Friday, January 24, 2014

Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót (21)


Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins

(The God Delusion)

(tiếp theo ...)







Chương 8

Tôn giáo có gì sai trái? Sao quá chống đối như thế?

Tôn giáo đã thực sự thuyết phục người ta rằng có một người vô hình – đương sống trên trời – là người theo dõi canh gác tất cả mọi sư vật việc bạn làm, từng phút mỗi ngày. Và người vô hình này có một danh sách đặc biệt gồm mười điều ông không muốn bạn làm. Và nếu bạn làm bất kỳ một nào trong mười điều này, ông đã sẵn một chốn đặc biệt, đầy lửa và khói, và thiêu đốt, và tra tấn, và quằn quại thống khổ, nơi đó ông sẽ gửi bạn tới, phải sống và chịu đau đớn, và bị đốt, và bị nghẹt thở, và la thét, và khóc lóc mãi mãi, và mãi mãi, cho đến tận cùng thời gian, … Thế đấy, nhưng ông ta yêu thương bạn! (George Carlin)


Dtư chất, tôi không hứng thú với sự chạm trán đối đầu. Tôi không nghĩ rằng hình thức đối chất là được khéo léo xếp đặt để đi đến sự thật, và tôi thường xuyên từ chối những lời mời tham dự những tranh luận với chủ đề và điều hợp trước công chúng. Một lần, tôi được mời tranh luận với nhà chăn chiên cao cấp trông coi toàn vùng của York lúc ấy, ở thành phố Edinburgh. Cảm thấy điều này là một vinh dự, tôi đã chấp nhận. Sau cuộc tranh luận, nhà vật lý học mộ đạo Russell Stannard cho in lại trong quyển Doing Away with God, một lá thư mà ông đã viết cho tờ báo Observer:


Thưa ngài, dưới hàng tít-báo hân hoan “Gót xếp hàng nhì khốn khổ, đứng sau Nữ hoàng Khoa học”, phóng viên khoa học của ngài đã tường trình (vào ngày chủ nhật Lễ Phục Sinh) Richard Dawkins đã “gây thương tích trí tuệ trầm trọng” như thế nào cho nhà chăn chiên cấp toàn tỉnh York, trong một cuộc tranh luận về khoa học và tôn giáo. Chúng tôi được cho biết về những “người không-tin-có-gót mỉm cười tự mãn” và (tỉ số thắng) “Sư tử 10; Người Kitô: 0”.

Stannard đã tiếp tục để mắng mỏ tờ Observer đã không tường trình một gặp gỡ khác tiếp sau đó, giữa ông và tôi, cùng nhà chăn chiên cấp tỉnh của Birmingham, và nhà vũ trụ học lỗi lạc Hermann Bondi, tại Hội Hoàng gia (Hàn Lâm viện), vốn đã không tổ chức như một tranh luận đối đầu trên sân khấu trước công chúng, nhưng như một hiệu quả, đã là rất nhiều xây dựng hơn. Tôi chỉ có thể đồng ý với lời lên án ngụ ý của ông về hình thức đối đầu tranh luận. Đặc biệt, vì những lý do đã giải thích trong A Devils Chaplain, tôi không bao giờ tham gia vào những cuộc tranh luận với những người theo thuyết Sáng tạo.[1]

Mặc dù có sự không thích của tôi với những so tài trong hình thức bút chiến, tranh luận, nhưng không biết do đâu, xem dường như tôi đã có một tiếng tăm là hay công kích ưa gây gổ với tôn giáo. Những đồng nghiệp của tôi, những người đồng ý rằng không có Gót, những người đồng ý rằng chúng ta không cần có tôn giáo để có đạo đức, và đồng ý rằng chúng ta có thể giải thích những gốc rễ của tôn giáo và đạo đức trong những kích thước phi-tôn giáo, quay về với tôi, dẫu vậy, trong dịu dàng bối rối không hiểu. Tại sao ông ác cảm quá thế? Tôn giáo thực ra có sai trái gì? Nó có thực sự gây nhiều tác hại như thế khiến chúng ta nên tích cực đấu tranh chống lại nó? Tại sao không sống và để mặc nó sống, như người ta làm với thần bò Taurus và gót bọ cạp Scorpio, những “đá pha lê cho sinh lực” và những “đường trời đặt” tưởng tượng? Không phải đó tất cả là chỉ vô nghĩa vô hại?

Tôi có thể vặn lại rằng sự chống đối ác cảm như thế, như tôi hay những người không-tin-có-gót khác, thỉnh thoảng lên tiếng với tôn giáo thì giới hạn chỉ trong những lời nói. Tôi sẽ không thả bom xuống bất cứ ai, không chặt đầu họ, ném đá họ, trói cọc thiêu sống họ, đóng đinh họ, hoặc lái máy bay lao vào những tòa nhà chọc trời của họ, chỉ vì một bất đồng lý thuyết gót học. Nhưng những người đối thoại của tôi thường không dừng lại ở đó. Ông có thể nói tiếp một điều gì đó như thế này: “Không phải là ác cảm chống đối của ông đã bôi dấu ông đậm màu như một người không-tin-có-gót thủ cựu quá khích, giống đúng một người tôn giáo thủ cựu quá khích theo cách riêng của ông, như những kẻ cực hữu điên cuồng của vùng Vành đai kinh Thánh (ở Mỹ) theo cách riêng của họ?” Tôi cần phải giải quyết sự buộc tội quá khích theo lối tôn giáo thủ cựu này, vì nó thì phổ thông lo lắng đáng buồn. [2]


Monday, January 13, 2014

Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót (20)


Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins

(The God Delusion)
(tiếp theo ...)





Chương 7 (tiếp theo)
Hãy Yêu Láng Giềng nhà Ngươi

Khôi hài đen của John Hartung thì hiển nhiên ngay từ đầu, [1] ở chỗ ông kể về một người Thệ phản Baptist ở miền Nam nước Mỹ, khởi xướng để đếm số người của tiểu bang Alabama trong hỏa ngục. Như tờ New York Times Newsday đã thuật lại, con số tổng kết là 1, 86 triệu người, được ước tính bằng một công thức bí mật, gán cân nặng nhẹ, theo đó những tín đồ Methodist có nhiều khả năng được cứu hơn so với những tín đồ Catô Lamã, trong khi “tất cả mọi người nếu không thuộc về một họ đạo nhà thờ nào cả, đều được cộng vào con số những kẻ không được cứu”. Sự dương dương tự mãn tự đắc siêu phàm của những người như vậy được phản ảnh trong nhiều trang web “cực sướng” ngày nay, nơi mà tác giả của nó luôn có thái độ xem như chuyện đương nhiên phải có rằng ông sẽ là một trong những người “biến mất” vào thiên đường khi “ngày giờ cuối” xảy đến. Dưới đây là một thí dụ điển hình, từ tác giả của “Rapture Ready”, một trong nhiều sự phô trương lòng mộ đạo nhờm tởm hơn cả thuộc mẫu thử nghiệm cho loại này: “Nếu sự cực sướng rồi sẽ có diễn ra, kết quả trong sự vắng mặt của tôi, điều sẽ trở nên cần thiết để “những thánh trong thời hoạn nạn” copy sao chụp lại, hoặc hỗ trợ tài chính cho trang web này” [2].

Diễn giải về kinh Thánh của Hartung gợi ý rằng nó không cung cấp những nền tảng cho sự tự mãn tự đắc thiển cận như vậy giữa những người Kitô. Jesus đã nghiêm ngặt giới hạn những người trong-nhóm được cứu của ông chỉ gồm những người Dothái, đó là ông đã theo truyền thống Cựu Ước, đó cũng là tất cả những gì ông được biết. Hartung rõ ràng cho thấy rằng “Ngươi không được giết người” đã không bao giờ dự định sẽ có nghĩa như những gì chúng ta bây giờ nghĩ rằng nó có nghĩa. Nó có nghĩa, rất đặc biệt, là ngươi sẽ không giết người Dothái. Và tất cả những điều răn đó có nhắc tới “láng giềng nhà ngươi” là cũng chuyên biệt như thế. “Láng giềng” có nghĩa là một người Dothái, cùng giống, cùng tộc [3]. Moses Maimonides, nhà rápbai Dothái thế kỷ thứ mười hai rất được tôn kính và cũng là một y sĩ, khai mở đầy đủ ý nghĩa của “Ngươi sẽ không giết người” như sau: “Nếu một người giết chỉ một người Israel, người ấy đã đạp qua, phủ nhận một điều răn, vì kinh Thánh nói: ngươi không được giết người. Nếu một người giết một ai cố ý với sự hiện diện của những nhân chứng, người ấy sẽ bị giết chết bằng kiếm. Không cần phải nói, một người sẽ không bị xử và giết, nếu người ấy giết chết một người ngoại đạo”. Không cần phải nói!

Monday, January 6, 2014

Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót (19)



Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins

(The God Delusion)
(tiếp theo ...)





Chương 7

Quyển Sách “Tốt” và Tinh thần Thời đại Đạo đức Thay đổi

Chính trị đã giết hàng nghìn của nó, nhưng tôn giáo đã giết hàng chục nghìn của nó. (Sean O’Casey)


Có hai cách trong đó những sách thánh có thể là một nguồn của đạo đức hoặc những luật lệ cho đời sống. Một là bằng sự hướng dẫn trực tiếp, thí dụ thông qua Mười điều Răn, vốn là chủ đề của tranh chấp gay gắt trong cuộc chiến tranh văn hóa ở những vùng kém phát triển của nước Mỹ. Cách kia là bằng thí dụ: Gót, hoặc một vài nhân vật kinh Thánh khác, có thể được dùng như là – để dùng từ đặc biệt ngày nay – một vai trò khuôn mẫu làm gương. Cả hai con đường dùng sách thánh, nếu như đã hoàn tất đi theo một cách tôn giáo từ đầu đến đuôi (trạng từ được dùng trong nghĩa ẩn dụ của nó nhưng với một mắt nhìn theo nguồn gốc của nó), đều khuyến khích một hệ thống đạo đức mà bất kỳ một con người có văn minh nào trong thời hiện đại, cho dù có tôn giáo hay không, sẽ thấy – Tôi có thể nói nó ra không thể nào dịu nhẹ hơn – nhờm tởm khó chịu đáng ghét.

Cho công bằng, phần lớn của quyển kinh Thánh thì không xấu ác một cách hệ thống, nhưng chỉ quái lạ thẳng thừng, như bạn sẽ mong đợi từ một tuyển tập gồm những văn bản rời rạc không đâu vào đâu, ghép vá vào nhau một cách hỗn loạn – đã được hàng trăm những tác giả vô danh, những người biên tập và những người sao chép góp công soạn thảo, chỉnh sửa, chuyển dịch, bóp méo, và “cải thiện”, họ đều là những người chúng ta không biết, và hầu hết cũng là những người không biết lẫn nhau, trải qua suốt chín thế kỷ [1]. Điều này có thể giải thích được một vài những sự lạ lùng hoàn toàn tuyệt đối của kinh Thánh. Nhưng điều bất hạnh là cũng chính khối sách quái lạ này mà những kẻ cuồng tín tôn giáo dương lên với chúng ta như là nguồn không thể sai lầm của đạo đức và những quy tắc cho đời sống chúng ta. Những ai là người muốn đặt cơ sở đạo đức của họ, theo nghĩa đen, trên kinh Thánh, hoặc là không đọc nó hoặc là không hiểu nó, như một thày chăn chiên cấp tỉnh John Shelby Spong, trong The Sins of Scripture [2], đã nhận xét đúng như vậy. Nhân đây, nhà chăn chiên Spong là một thí dụ đẹp về một người chăn chiên cấp tỉnh có tinh thần cởi mở tự do, có những tin tưởng quá tiến bộ đến nỗi đa số những người tự gọi mình là người Kitô gần như không thể nhận ra được. Một tương ứng giống như ông ở nước Anh là Richard Holloway, nhà chăn chiên cấp tỉnh của Edinburgh, gần đây mới về hưu. Holloway thậm chí tự mô tả mình là một “người đương hồi phục sau cơn bệnh Kitô”. Tôi đã có một thảo luận trước công chúng với ông ở Edinburgh, vốn là một trong những gặp gỡ khuyến thích tinh thần và thú vị tôi từng có. [3]