Monday, January 6, 2014

Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót (19)



Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins

(The God Delusion)
(tiếp theo ...)





Chương 7

Quyển Sách “Tốt” và Tinh thần Thời đại Đạo đức Thay đổi

Chính trị đã giết hàng nghìn của nó, nhưng tôn giáo đã giết hàng chục nghìn của nó. (Sean O’Casey)


Có hai cách trong đó những sách thánh có thể là một nguồn của đạo đức hoặc những luật lệ cho đời sống. Một là bằng sự hướng dẫn trực tiếp, thí dụ thông qua Mười điều Răn, vốn là chủ đề của tranh chấp gay gắt trong cuộc chiến tranh văn hóa ở những vùng kém phát triển của nước Mỹ. Cách kia là bằng thí dụ: Gót, hoặc một vài nhân vật kinh Thánh khác, có thể được dùng như là – để dùng từ đặc biệt ngày nay – một vai trò khuôn mẫu làm gương. Cả hai con đường dùng sách thánh, nếu như đã hoàn tất đi theo một cách tôn giáo từ đầu đến đuôi (trạng từ được dùng trong nghĩa ẩn dụ của nó nhưng với một mắt nhìn theo nguồn gốc của nó), đều khuyến khích một hệ thống đạo đức mà bất kỳ một con người có văn minh nào trong thời hiện đại, cho dù có tôn giáo hay không, sẽ thấy – Tôi có thể nói nó ra không thể nào dịu nhẹ hơn – nhờm tởm khó chịu đáng ghét.

Cho công bằng, phần lớn của quyển kinh Thánh thì không xấu ác một cách hệ thống, nhưng chỉ quái lạ thẳng thừng, như bạn sẽ mong đợi từ một tuyển tập gồm những văn bản rời rạc không đâu vào đâu, ghép vá vào nhau một cách hỗn loạn – đã được hàng trăm những tác giả vô danh, những người biên tập và những người sao chép góp công soạn thảo, chỉnh sửa, chuyển dịch, bóp méo, và “cải thiện”, họ đều là những người chúng ta không biết, và hầu hết cũng là những người không biết lẫn nhau, trải qua suốt chín thế kỷ [1]. Điều này có thể giải thích được một vài những sự lạ lùng hoàn toàn tuyệt đối của kinh Thánh. Nhưng điều bất hạnh là cũng chính khối sách quái lạ này mà những kẻ cuồng tín tôn giáo dương lên với chúng ta như là nguồn không thể sai lầm của đạo đức và những quy tắc cho đời sống chúng ta. Những ai là người muốn đặt cơ sở đạo đức của họ, theo nghĩa đen, trên kinh Thánh, hoặc là không đọc nó hoặc là không hiểu nó, như một thày chăn chiên cấp tỉnh John Shelby Spong, trong The Sins of Scripture [2], đã nhận xét đúng như vậy. Nhân đây, nhà chăn chiên Spong là một thí dụ đẹp về một người chăn chiên cấp tỉnh có tinh thần cởi mở tự do, có những tin tưởng quá tiến bộ đến nỗi đa số những người tự gọi mình là người Kitô gần như không thể nhận ra được. Một tương ứng giống như ông ở nước Anh là Richard Holloway, nhà chăn chiên cấp tỉnh của Edinburgh, gần đây mới về hưu. Holloway thậm chí tự mô tả mình là một “người đương hồi phục sau cơn bệnh Kitô”. Tôi đã có một thảo luận trước công chúng với ông ở Edinburgh, vốn là một trong những gặp gỡ khuyến thích tinh thần và thú vị tôi từng có. [3]


Cựu Ước

Bắt đầu trong Genesis với câu chuyện Noah rất phổ biến, xuất phát từ huyền thoại Babylon của Uta-Napisthim, và cũng còn được biết từ những thần thoại cổ hơn của nhiều văn hóa khác. Truyền thuyết về những con vật, từng đôi (trống mái) một, đi xuống chiếc thuyền lớn dài, thì mê mẩn người nghe, nhưng đạo đức của câu chuyện Noah thì kinh hoàng. Gót đã có một cái nhìn không sáng sủa cho lắm về loài người, vì thế ông dìm chết đuối hết trọn đám, gồm cả trẻ em (trừ chỉ một gia đình) và cũng có thể, cho thêm chắc chắn, tất cả phần còn lại của đám thú vật nữa (phải giả định chúng là vô can, vô tội).

Dĩ nhiên, những nhà gót-học bị chạm nọc sẽ phản đối rằng chúng ta không đọc chương sách Sáng Thế theo nghĩa đen nữa. Nhưng đó là toàn bộ những gì tôi muốn nói, tất cả điều tôi muốn nêu lên! Chúng ta chọn và lựa ra những mảnh vụn nào của kinh Thánh [4] để tin, những mảnh vụn nào để gạt bỏ đi, xem là những biểu tượng hoặc những phúng dụ. Khi chọn và lựa như thế là một vấn đề của quyết định cá nhân, cũng giống nhiều hay ít, hệt như quyết định của người không-tin-có-gót để tuân theo giới luật đạo đức này hay kia, cũng đã là một quyết định cá nhân, không có một nền tảng tuyệt đối. Nếu một trong số những chọn lựa này là đạo đức dựa trên sáng kiến ​​và nhận thức riêng (của người không-tin-có-gót), thì những chọn lựa (của người theo kinh Thánh) kia cũng vậy (“đạo đức của đũng quần, thay đổi tùy chỗ đặt đít ngồi”), không khác.

Dù trong trường hợp nào đi nữa, Bất chấp những ý định tốt của những nhà gót học phức tạp tinh tế, một con số lớn khiếp đảm hãi hùng của những người thực sự vẫn đọc hiểu quyển sách thánh của họ, gồm chuyện của Noah [5], theo nghĩa đen. Theo thống kê Gallup, những người này chiếm khoảng 50 phần trăm của số cử tri đoàn nước Mỹ. Ngoài ra, không cần nghi ngờ, nhiều người trong số những “con người thánh” của châu Á đã đổ lỗi tsunami năm 2004, không bởi một sự chuyển dịch của thềm lục địa quả đất, nhưng trên tội lỗi của con người [6], nhiều loại khác nhau, từ uống rượu và nhảy múa trong những quán bar đến phạm một vài quy luật không đáng kể của ngày Sa-bát. Đã đắm mình trong câu chuyện của Noah [7], và không biết gì hết về tất cả (khoa học phổ thông) ngoại trừ việc học kinh Thánh, ai là người có thể trách họ? Toàn bộ giáo dục (trong nhà thờ) của họ cả đã đưa họ đến xem những thiên tai như buộc chặt với công ăn việc làm sinh hoạt con người, là những đáp trả với những tội lỗi, hạnh kiểm xấu hơn là bất cứ gì khác hết sức tự nhiên, không-con người, như những chuyển dịch tại rìa của những thềm lục địa. Nhân đây, Thật là hết sức tự phụ, lấy mình làm trung tâm, để tin rằng những biến cố chấn động trái đất, trên một quy mô mà trong đó một vị gót (hoặc một thềm lục địa) có thể lay động, phải luôn luôn có một kết nối với con người. Tại sao một vị gót, với não thức sáng tạo và vĩnh cửu của mình, lại phải bận tâm lặt vặt cỏn con với một vài chuyện xấu xa nhỏ nhặt của con người? Chúng ta, những con người, đã tự cho chúng ta những thái độ kênh kiệu màu mẻ, ra vẻ ta-đây, tự phóng lớn cho mớ “tội lỗi” nhỏ mọn, tầm thường của chúng ta đến mức có ý nghĩa quan trọng vũ trụ!

Khi tôi phỏng vấn Michael Bray trên tivi, tôi hỏi ông, một người Mỹ chống phá thai nổi bật có tiếng, tại sao những người “Kitô Phúc âm” (hữu phái bảo thủ quá khích) [8] đã quá ám ảnh đến thế với những khuynh hướng tình dục cá nhân, chẳng hạn như đồng tính luyến ái, vốn không can dự gì vào đời sống của bất cứ một ai nào khác. Trả lời của ông đã gọi đến một gì đó như sự tự vệ. Những công dân vô tội có nguy cơ trở thành “thiệt hại thế chấp”, nghĩa là chịu vạ lây, nếu Gót chọn một thành phố để giáng xuống thiên tai, vì trong đó có nhà cửa của những người tội lỗi. Năm 2005, thành phố New Orleans đẹp đẽ, đã bị thiên tai ngập lụt sau trận bão Katrina. Nhà chăn chiên Tinlành Pat Robertson, một trong những người chuyên giảng đạo Kitô trên tivi nổi tiếng nhất nước Mỹ, và cũng là người từng tranh cử đại diện đảng (Cộng hòa) trong bầu cử tổng thống, được thuật lại là đã đổ lỗi cơn bão lốc tàn khốc này cho một người đồng tính luyến ái nữ, chuyên nói chuyện khôi hài, là người sống ở New Orleans [9]. Bạn hẳn đã nghĩ một Gót toàn năng sẽ có một giải pháp khéo hơn một tí trong việc vào thẳng mục tiêu thu hẹp, để hạ gục những kẻ tội lỗi: có lẽ chỉ cần một cơn đau tim khôn ngoan, hơn là tiêu hủy theo lối bán sỉ tất cả thành phố, chỉ vì đã xảy ra nó là chỗ ở của một người nói chuyện khôi hài, đồng tính luyến ái nữ.

Trong tháng 11/2005, những công dân của thành phố Dover, tiểu bang Pennsylvania, đã bỏ phiếu gạt đi toàn bộ danh sách ứng cử viên hữu phái tôn giáo quá khích khỏi hội đồng giáo dục địa phương, là những người đã gây tai tiếng cho thành phố, nếu không nói là giễu cợt, khi họ cố gắng thúc ép thực hành giảng dạy thuyết “thiết kế thông minh”. Khi Pat Robertson nghe rằng những người Kitô hữu phái quá đã bị lá phiếu dân chủ đánh bại, ông đã đưa ra một cảnh cáo nghiêm khắc cho thành phố Dover:

Tôi muốn nói với những công dân tốt của Dover, nếu có thiên tai trong khu vực của bạn, đừng có mà quay sang Gót nữa. Bạn đã vừa mới gạt bỏ ngài ra khỏi thành phố của bạn, và đừng có tự hỏi tại sao ông đã không giúp bạn khi những thảm họa nổi lên, nếu chúng có nổi lên, và tôi không nói rằng chúng sẽ nổi lên. Nhưng nếu chúng có bắt đầu, hãy chỉ nhớ rằng bạn vừa mới bỏ phiếu gạt Gót ra khỏi thành phố của bạn. Và nếu đó là trường hợp sẽ xảy ra, sau đó đừng có mà cầu xin sự giúp đỡ của ngài, vì ngài có thể không có ở đó nữa!”. [10]

Pat Robertson sẽ là đóng trò hài kịch vô hại, nếu như ông đã không là điển hình cho những người ngày nay giữ quyền lực và ảnh hưởng trong nước Mỹ.

Trong sự tiêu hủy hai thành phố Sodom và Gomorrah, cũng trong kinh Thánh, người tương đương với Noah, người được lựa chọn để được chừa ra với gia đình của ông vì ông này là người chân chính duy nhất, là Lot, cháu trai của Abraham. Hai thiên thần nam được gửi tới thành Sodom để báo trước cho Lot phải rời khỏi thành trước khi lửa và diêm sanh trừng phạt đến đốt cháy. Lot thân thiện mời những thiên thần này vào nhà mình, và rồi tất cả những người đàn ông thành Sodom tụ tập xung quanh và đòi hỏi rằng Lot nên giao những thiên thần cho họ, để họ có thể (còn điều gì khác?) ăn nằm với họ: “Những người mà đến ở nhà ngươi đêm nay đâu rồi? Hãy mang họ ra cùng chúng ta, để chúng ta có thể “biết” họ”. (Genesis 19: 5) [11] . Vâng, “biết” đã có ý nghĩa uyển khúc ngữ pháp thông thường của Phiên bản được ủy quyền (của hội nhà thờ), rất buồn cười trong ngữ cảnh. Sự hào hiệp của Lot khi từ chối đòi hỏi này cho thấy rằng Gót có thể đã có một ý gì đó, khi ông đã chừa riêng chỉ mình anh ta ra như là con người tốt độc nhất của thành Sodom. Nhưng hào quang của Lot bị nhơ nhuốc vì những điều kiện của ông ta khi từ chối: “Tôi van cầu các bạn, những anh em của tôi, đừng có ác độc như thế. Này bây giờ, tôi có hai đứa con gái chưa từng ăn nằm với đàn ông, hãy để cho tôi, tôi van xin các bạn, mang chúng ra đây đem cho các bạn, và các bạn hãy cứ “làm” với chúng những gì các bạn thấy là tốt dưới mắt các bạn: chỉ xin đừng “làm” gì với những người đàn ông này, vì họ đã đến đây ngụ dưới bóng (che chở) mái nhà của tôi (Genesis 19: 7-8) [12].

Bất cứ gì lạ lùng nào khác đi nữa mà câu chuyện này có thể có nghĩa, nó chắc chắn bảo với chúng ta một điều gì đó về sự tôn trọng đã được dành cho phái nữ trong văn hóa đầy ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo này. Vì như truyện đã xảy ra, thương lượng của Lot đem cho đi “trinh tiết” những con gái của mình, đã chứng minh ngay là không cần thiết, vì những thiên thần đã thành công trong việc đẩy lùi những kẻ cướp bằng phép lạ làm bọn chúng bị mù. Họ sau đó báo trước với Lot phải dời ngay gia đình và những gia súc của ông đi lập tức, vì thành phố đã sắp bị phá hủy. Toàn gia trốn thoát, chỉ trừ người vợ bất hạnh của Lot, người mà Gót đã biến thành một cột muối vì bà phạm vào một tội lỗi – tương đối nhẹ, người ta có thể nghĩ thế – bà đã ngoái lại nhìn thành phố khi nó nổ và cháy sáng lên như pháo bông.

Hai người con gái của Lot còn một xuất hiện ngắn ngủi nữa trong câu chuyện. Sau khi mẹ của họ đã chết, vì bị biến thành cột muối, họ đã sống với cha của họ trong một hang núi. Đói khát hơi đàn ông, họ quyết định làm cho người cha say rượu và giao cấu với ông ta. Lot đã không biết gì khi cô con gái lớn của ông vào nằm bên ông cùng giường, hay khi cô xong xuôi đứng lên, nhưng ông không quá say vì vẫn biết ‘làm’ đứa con gái lớn của mình có thai. Đêm sau, hai người con gái đồng ý, là đến lượt cô em. Một lần nữa, Lot đã quá say không nhận biết, nhưng ông cũng ‘làm’ cô em này mang thai như cô chị (Genesis 19: 31-6). Nếu cái gia đình rối loạn bất thường này đã là những gì tốt nhất đã được thành Sodom đem cho theo đường đạo đức, vài người có thể đã bắt đầu cảm thấy một sự đồng cảm nhất định nào đó với Gót, và thứ công lý đốt lửa diêm sanh của ông.

Câu chuyện về Lot và những người tội lỗi thành Sodome [13] là kỳ lạ rùng mình, lại vang vọng trong chương 19 của quyển Judges, trong đó có một người Levite (giáo sĩ) không tên, cùng người vợ lẽ của ông, trên đường (thăm gia đình vợ) trở về nhà, đi ngang vùng thị trấn Gibeah. Họ trải qua đêm trong nhà của một ông già hiếu khách. Trong khi họ đang ăn tối, có những người đàn ông của thành phố đến và đập cửa, đòi hỏi rằng ông già nên đem người khách nam giới của ông giao cho họ “để chúng ta có thể ‘biết’ hắn”. Trong gần như chính xác cùng những từ tương tự như câu chuyện Lot, ông già này nói: “Không, những anh em của tôi, không được, tôi cầu xin các bạn, đừng có ‘làm’ ác như thế; thấy người này đi vào nhà tôi, đừng làm điều điên rồ này. Này đây, tôi có đứa con gái chưa hề giao hợp với ai, và cô vợ lẽ của người khách nầy; tôi mang họ ra ngay bây giờ, và các ngươi hãy làm họ nhục nhã xấu hổ đi, nhưng đừng làm điều nhơ nhuốc với người nầy” (Judges 19: 23-4). Một lần nữa, đặc tính văn hóa khinh miệt phái nữ, qua thời gian xuyên tới chúng ta, to tiếng và rõ ràng. Tôi thấy câu “các ngươi hãy làm họ nhục nhã xấu hổ đi” đặc biệt ớn lạnh rùng mình. Các bạn hãy tận hưởng thích thú bằng cách làm nhục và cưỡng hiếp con gái tôi và cô vợ lẽ của người giáo sĩ này, nhưng hãy cho thấy một sự tôn trọng xứng đáng với người khách của tôi, sau tất cả, vốn là phái nam. Mặc dù có sự tương đồng giữa hai câu chuyện, đoạn kết cho cô vợ lẽ người Levite thì kém may mắn hơn cho những con gái của Lot.

Người Levite nắm tay cô vợ bé giao cho đám loạn, những người đã hiếp dâm tập thể cô suốt đêm: “Họ ‘biết’ cô và hành hạ cô tàn tệ cả đêm đến sáng: và khi ngày bắt đầu bừng dậy, họ để cho cô ấy đi. Sau đó, người phụ nữ, trong khởi đầu của ngày mới, đi đến và ngã quị ở cửa nhà người trong đó có “chủ tể” của cô đương ngụ, cho đến khi ngày đã sáng hẳn”. (Judges 19: 25-6). Buổi sáng, người Levite thấy cô vợ lẽ của ông nằm phủ phục trên ngưỡng cửa, và nói: – với những gì chúng ta ngày nay có thể nghe như thô lỗ nhẫn tâm – “Đứng lên, và chúng ta hãy lên đường nào”. Nhưng cô bất động. Cô đã chết. Vì vậy, anh ta lấy một con dao, và giữ không hụt nhát nào băm vào xác người vợ lẽ của mình, và cắt chặt, cô cùng với xương của cô, phân thành mười hai mảnh, và gửi cô đến tất cả những bờ biển của Israel”. Đúng, bạn đọc đúng (như chép trong ‘kinh’ Thánh) đấy. Xoát lại nó trong Judges 19: 29 [14] . Hãy nhân từ đặt nó xuống một lần nữa, với những sự kỳ quặc khó hiểu, nhưng chỗ nào cũng có, phổ biến trong suốt kinh Thánh. Câu chuyện này như vậy thì tương tự với chuyện của Lot, người ta không thể không tự hỏi có phải một đoạn bản thảo đã ngẫu nhiên đặt không đúng chỗ, trong một phòng sao chép giấy tờ bỏ quên đã lâu của tu viện: một minh hoạ cho xuất xứ thất thường của tập sách thánh linh thiêng.

Abraham, chú của Lot, là tổ phụ của tất cả ba tôn giáo “lớn” tin-chỉ-một-gót. Vị thế tộc trưởng làm người này chỉ phần nào kém hơn chính Gót để xem là một vai trò khuôn mẫu. Nhưng nhà luân lý hiện đại sẽ ước muốn theo ông ta những gì đây? Tương đối sớm trong đời sống thọ lâu của mình, Abraham đã sang xứ Egypt với vợ là Sarah, để tránh khó khăn của một nạn đói. Ông nhận ra rằng một phụ nữ xinh đẹp như thế sẽ làm người Egypt thèm muốn, và vì thế gây nguy hiểm có thể đến tính mạng cho riêng ông, như chồng của bà. Vì vậy, ông quyết định ngoài mặt trình diện người vợ như là em gái của mình. Trong tư cách này, bà đã được đem vào hậu cung làm phi tần của Pharaoh, và do đó Abraham trở nên giàu có, vì được Pharaoh ân sủng. Gót không chấp thuận sắp xếp ấm cúng này, và giáng họa bệnh dịch xuống Pharaoh và gia đình nhà vua (tại sao không xuống Abraham?). Một Pharaoh đau buồn, có thể hiểu được, đòi được biết lý do tại sao Abraham đã không nói với ông rằng Sarah là vợ của Abraham. Sau đó, ông trả lại bà này cho Abraham, và đuổi cả hai ra khỏi xứ Egypt (Genesis 12: 18-19). Thật là quái đản, chuyện xem ra có vẻ như là cặp vợ chồng đó về sau lại cố giở cùng một trò này lần nữa, lần ấy với Abimelech là vua của vùng Gerar. Ông cũng bị Abraham xui đẩy vào việc kết hôn với Sarah, cũng lần nữa đã bị dẫn đến tin rằng bà này không phải vợ, nhưng là em gái Abraham (Genesis 20: 2-5). Ông vua này cũng bày tỏ sự phẫn nộ của mình, trong những điều kiện gần giống như của Pharaoh, và người ta không thể không có cảm tình với cả hai. Có phải sự tương tự này là một dấu hiệu khác của tính không thể tin cậy của cùng văn bản? [15]

Những tiểu đoạn nhờm tởm khó chịu như vậy trong câu chuyện của Abraham chỉ đơn thuần là những lỗi nhỏ không đáng kể so với những câu chuyện khét tiếng bỉ ổi về sự hy sinh con trai của Abraham là Isaac (kinh Thánh của Islam kể cùng một câu chuyện tương tự về Ishmael, con trai khác của Abraham). Gót ra lệnh cho Abraham làm một dàn thiêu để hiến cúng đứa con trai mong cầu của ông. Abraham dựng một bàn thờ, chất củi vào đó, và trói gô Isaac vào trên đầu khối củi. Con dao giết người đã thủ sẵn trong tay, khi một thiên thần đột ngột can thiệp báo tin có một sự thay đổi “kế hoạch” vào phút cuối: Gót đã chỉ nói đùa sau tất cả, chỉ “cám dỗ” Abraham, và thử nghiệm lòng tin-gót của ông ta. Một nhà luân lý hiện đại không thể không tự hỏi làm sao đứa con có bao giờ có thể hồi phục từ một chấn thương tâm lý loại như vậy. Bằng những tiêu chuẩn của đạo đức hiện đại, câu chuyện nhục nhã đáng xấu hổ này đồng thời là một thí dụ cho cả hai, vừa là sự ngược đãi trẻ em, vừa là sự bắt nạt lớn hiếp bé trong những quan hệ giữa hai sức mạnh không cân xứng, và là sự sử dụng được ghi chép đầu tiên của lối bào chữa trong tòa án xử tội nhân chiến tranh, những đảng viên Nazi Đức, sau thế chiến thứ hai chấm dứt, ở Nuremberg: “Tôi đã chỉ tuân theo mệnh lệnh”. Thế nhưng truyền thuyết này là một trong những thần thoại nền tảng lớn lao của tất cả ba tôn giáo tin-chỉ-một-gót. [16]

Một lần nữa, những nhà gót-học hiện đại sẽ phản đối rằng câu chuyện Abraham hy sinh Isaac không nên được đón nhận như là sự kiện giấy trắng mực đen. Và, một lần nữa, phản ứng thích hợp có hai loại. Thứ nhất, có nhiều và rất nhiều người bình thường, thậm chí cho đến ngày nay, quả thực vẫn đọc hiểu toàn bộ kinh Thánh của họ theo nghĩa sự kiện giấy trắng mực đen, và họ có rất nhiều quyền lực chính trị trên phần chúng ta còn lại, đặc biệt là ở nước Mỹ và thế giới Islam. Thứ hai, nếu không là sự kiện giấy trắng mực đen, chúng ta nên đọc hiểu câu chuyện trên như thế nào? Là một câu chuyện ngụ ngôn? Sau đó, một câu chuyện ngụ ngôn về những gì? Chắc chắn không có giá trị nào đáng đề cao.

Như một bài học đạo đức? Nhưng thứ đạo đức nào đây người ta có thể lấy từ câu chuyện thật khiếp đảm này? Hãy nhớ rằng, tất cả gì tôi đang cố gắng để thiết lập cho thời điểm này là chúng ta, như một sự kiện của thực tế, không rút lấy đạo đức của chúng ta từ kinh Thánh. Hoặc, nếu như chúng ta có làm thế đi nữa, chúng ta đã bới tìm và lựa chọn trong số những quyển sách thánh để lấy những mảnh tốt đẹp và bỏ đi những mảnh kinh tởm, buồn nôn. Nhưng sau đó chúng ta phải có một vài tiêu chẩn độc lập để quyết định mảnh nào trong đó là đạo đức: một tiêu chuẩn mà dù nó đến từ đâu, nó không thể đến từ bản thân kinh Thánh, và có lẽ nó có sẵn cho tất cả chúng ta, dù chúng ta có tôn giáo, hay không có tôn giáo. [17]

Những nhà bào chữa đạo Kitô thậm chí tìm cách cố cứu vớt lấy được một vài điều mà họ xem là ‘vừa phải hợp lẽ thường’ cho nhân vật Gót trong câu chuyện đáng mửa khinh bỉ gớm tởm này. Không phải việc Gót để Isaac được sống ở phút cuối cùng chẳng đã là điều tốt lành hay sao? Trong trường hợp không chắc rằng bất kỳ người đọc nào của tôi cũng bị đoạn bẩn thỉu nhờm gớm này đặc biệt cầu xin thuyết phục, tôi chuyển họ đến một câu chuyện khác về sự giết người hy sinh, mà kết thúc bất hạnh hơn nhiều. Trong Judges, Chương 11, nhà lãnh đạo quân sự Jephthah đã làm một mặc cả với Gót, nếu Gót sẽ đảm bảo cho Jephthah chiến thắng dân Ammonites, Jephthah sẽ không thất hứa, đem thiêu cúng như vật hy sinh “bất cứ gì hiện ra đầu tiên ở cửa nhà tôi, để gặp tôi, khi tôi trở về”. Jephthah đã thực sự đánh bại Ammonites (“với một sự chém giết rất tàn khốc đẫm máu”, như nó tương xứng với chuyển biến của toàn câu chuyện trong tập sách Judges) và chiến thắng, ông trở về nhà. Không ngạc nhiên, con gái ông, đứa con duy nhất của ông, chạy ra cửa để chào đón ông ta (với trống con và điệu múa) và – than ôi – cô ấy là sinh vật đầu tiên làm như vậy khi ấy. Dễ hiểu, Jephthah (vò đầu dứt tai) xé quần xé áo của mình, nhưng không có gì ông có thể làm khác về điều đó. Gót thì rõ ràng đang chờ đợi lễ hiến sinh đã hứa, và trong hoàn cảnh này, đứa con gái rất đoan trang đồng ý là chịu làm vật hy sinh. Cô chỉ xin điều duy nhất là được phép đi vào núi rừng trong hai tháng tới để khóc thương cho trinh tiết của cô. Đến cuối thời gian này, cô hiền lành trở lại, và Jephthah đã nấu  chín cô (theo lời hứa với Gót). Gót đã không thấy có gì phải can thiệp lần này. [18]

Thịnh nộ của Gót dâng “cao như núi chồng như non”, bất cứ khi nào dân tộc được lựa chọn của mình (Israel) được một vị gót đối thủ o bế, tán tỉnh, thì tương tự với không khác gì nhiều hơn là sự ghen tương tình dục thuộc loại xấu xa nhất [19], và một lần nữa nó sẽ đập vào mắt một nhà đạo đức hiện đại, thật là xa với những gì gọi là nguyên liệu cho vai trò tốt đẹp khuôn mẫu làm gương. Sự cám dỗ với sự ngoại tình tình dục là dễ hiểu ngay cả với những ai là người không quị ngã, không phải chịu thua nó, và nó là một thức ăn của tiểu thuyết và kịch, từ Shakespeare cho tới những trò hề nhẹ nhàng quanh chuyện phòng the. Nhưng sự cám dỗ không thể cưỡng lại được hiển hiện rõ ràng để “thông dâm”, “ngoại tình, làm điếm” với những vị gót khác [20], hoặc cổ hơn, hoặc xa lạ, như gót của những dân tộc láng giềng khác, là một điều gì đó mà con người hiện đại chúng ta thấy để thông cảm với nó là còn khó khăn nhiều hơn. Với đôi mắt kém kinh nghiệm, tự nhiên của tôi, “Ngươi sẽ không có những gót khác, nhưng chỉ mình ta” có vẻ như một lệnh truyền đủ dễ dàng để gìn giữ: một việc làm rất giản dị không chút khó khăn, một người có thể nghĩ thế, so với “Ngươi sẽ không thèm muốn vợ kẻ láng giềng”. Hoặc con lừa của nó. (Hoặc con bò của nó.) Tuy nhiên trong suốt Cựu Ước, với những dự đoán đều đặn giống như trong trò hề nhẹ nhàng quanh chuyện phòng the, Gót đã chỉ quay lưng mình đi chỉ có một khoảnh khắc là những con trẻ của Israel sẽ được thả lỏng, và ‘thông đồng, ngoại tình’ với Baal, hoặc với một vài hình tượng “đĩ điếm” [21] . Hoặc, trong một dịp tai họa nhất, với một con bê vàng. …

Moses, thậm chí còn hơn Abraham, có lẽ là một mẫu mực làm gương cho tín đồ của tất cả ba tôn giáo tin-chỉ-một-gót. Abraham có thể là người tộc trưởng gốc, nhưng nếu một ai nên được gọi là người sáng lập những giáo lý của đạo Dothái và những tôn giáo bắt nguồn từ nó, người đó là Moses (Mô-se). Trong trường hợp đoạn truyện (kinh hãi) kể về một con bê vàng trong kinh Thánh. Trong lúc Moses đương an toàn trên đường lên núi Sinai, nói chuyện với Gót và nhận những phiến đá khắc chữ của ông ta. Đám dân chúng dưới núi (những người đã cố tránh tội chết, phải giữ đừng có chạm tay vào núi này) đã không bỏ phí mất chút thì giờ nào, dịp này:

Khi người ta thấy rằng Moses đã chậm, không từ núi xuống, mọi người dân tự tụ tập nhau vào với Aaron, và nói với ông này, Nhanh lên, làm cho chúng ta những vị gót sẽ đi trước (dẫn đường) chúng ta, vì về phần việc này với Moses, người đã đưa chúng ta ra khỏi đất Egypt, chúng ta không biết ông ta đã gặp chuyện gì rồi. (Exodus 32: 1)

Aaron có được tất cả mọi người đem vàng của họ gộp chung, nấu chảy và làm thành tượng một con bê vàng, với vị gót vừa được đặt để này [22], sau đó ông đã dựng một bàn thờ, như thế để tất cả bọn họ đều có thể bắt đầu hy sinh cho nó. [23]

Vâng, họ đáng lẽ phải biết nhiều hơn, là đừng có đánh lừa loanh quanh sau lưng Gót như thế. Ông có thể ở cao tít trên một đỉnh núi, nhưng sau tất cả, ông là “toàn trí”, và ông đã không chậm trễ, không mất chút thì giờ nào, phái ngay Moses xuống núi như viên ‘công an’ của ông. Moses nhanh chân chạy xuống núi, mang phiến đá mà trên đó Gót đã viết mười điều răn. Khi ông xuống đến nơi và nhìn thấy con bê vàng, ông đã rất tức giận đến nỗi run lên đánh rơi những phiến đá và làm vỡ chúng (Gót sau này đã cho ông một bộ khác thay thế, do đó tất cả sự việc thì vẫn tốt, không sao). Moses chộp lấy con bê vàng, đốt nó chảy, nghiền nó thành bột, trộn với nước và khiến mọi người phải nuốt uống [24]. Sau đó ông nói với mọi người trong bộ tộc giáo sĩ Levi (chuyên làm nghề tư tế của dân Dothái), mỗi người lấy một thanh kiếm và đi giết càng nhiều người càng tốt. Điều này làm cho con số người bị giết chết lên tới khoảng ba ngàn, người ta có thể có hy vọng, sẽ có được đủ (máu và xác người) để làm dịu cơn ghen sưng mày sưng mặt ủ ê của Gót. Nhưng không, với Gót không phải thế là đã xong xuôi hết chuyện. Trong câu cuối cùng của chương kinh thánh kinh khủng này, phát đạn bắn như hành động chia tay của ông là gửi bệnh dịch hạch cho những người còn lại “Vì họ đã làm con bê vàng, mà Aaron đã làm”.

Sách Numbers kể Gót đã kích động Moses như thế nào để tấn công dân chúng (bộ tộc) Midianites. Quân đội của ông đã nhanh chóng làm việc, giết tất cả đàn ông, và họ đốt tất cả những thành phố Midianite, nhưng họ đã không giết những phụ nữ và trẻ em. Sự hạn chế như thương xót này của binh sĩ của ông làm Moses tức điên lên, và ông đã ra lệnh tất cả những trẻ em bị giết, và tất cả những người phụ nữ không còn trinh. “Nhưng tất cả những thiếu nữ chưa ăn nằm với người nam nào, hãy giữ lại cho anh em” (Numbers 31: 18). Không, Moses không là một mẫu mực lớn để làm gương cho đạo đức hiện đại. [25]

Trong chừng mức xa đến như những ngòi bút tôn giáo hiện đại gán kèm bất kỳ một ý nghĩa biểu tượng hoặc ngụ ý ẩn dấu nào, cho cuộc thảm sát những người Midianites, biểu tượng học đã nhắm đúng tới chiều hướng sai lầm. Những người Midianites bất hạnh, cho đến mức như người ta có thể nói từ tài liệu ghi chép kinh thánh, họ là những nạn nhân của nạn diệt chủng trên đất nước của họ. Thế nhưng tên tuổi của họ sống trong truyền thuyết Kitô chỉ trong bài ca tụng Gót ưa thích đó (Mà tôi vẫn có thể hát từ ký ức sau năm mươi năm, với cả hai giai điệu khác nhau, cả trong những cung thứ u tối):

Dân Kitô, các ngươi không thấy chúng hay sao
Trên nền đất thánh ?
Sao đám lính của Midian
Dám sục sạo và quẩn quanh?
Dân Kitô, đứng cả lên và đập chúng,
Kể thắng đừng tính thua;
Đập chúng để được ngợi khen
của cây thập giá thánh.

Than ôi, Những người Midianites khốn khổ, bị vu khống, bị sát hại như thú vật, để được nhớ chỉ như là biểu tượng thi ca của cái ác phổ quát trong một bài tụng ca thời Victoria. [26]

Nhưng Gót Baal đối thủ dường như đã có một sự quyến rũ luôn luôn tái diễn hướng đến sự thờ phụng ‘ương ngạnh’ cám dỗ. Trong Numbers, Chương 25, nhiều dân Dothái được phụ nữ Moabite thu hút để lôi cuốn đến cúng lễ hiến sinh cho Gót Baal. Gót phản ứng với cơn giận dữ đặc trưng. Ông ra lệnh cho Moses để “hãy tóm tất cả những đầu lĩnh của đám dân chúng và đem treo cổ chúng lên phơi nắng mặt trời, trước mặt Gót, để sự tức giận dữ dội của Gót có thể được chuyển dịch khỏi Israel”. Người ta không thể nào, một lần nữa, không thể đừng tự kinh ngạc trước cái nhìn tàn ác khắc nghiệt khác thường khi xem xét đến tội lỗi của sự để mình bị ‘tán tỉnh’, để cho những vị gót đối thủ lôi ‘lôi cuốn cám dỗ’. Đối với ý thức hiện đại của chúng ta về những giá trị và công chính, điều trên có vẻ như một tội lỗi vô tình bị lôi kéo, không có gì quan trọng, nói thí dụ, khi so với sự kiện đem trao con gái của bạn cho một đám đông để chúng hãm hiếp tập thể. Đó là một thí dụ nữa, của sự cắt đứt, không thể kết nối giữa ‘đạo đức’ kinh thánh và đạo đức hiện đại (người ta phải muốn nói là đạo đức văn minh). Dĩ nhiên, điều này là dễ dàng để hiểu trong những thuật ngữ của lý thuyết meme, và những phẩm tính mà môt gót/thần linh ngõ hầu cần phải có để sống còn trong ao meme chung. [27]

Những bi kịch-trò hề (cười ra nước mắt) của Gót ghen tuông điên cuồng chống lại những vị gót có thể chiếm chỗ, hay đe dọa thay thế ông, đã liên tục tái diễn suốt Cựu Ước. Nó là động cơ thúc đẩy điều thứ nhất của Mười điều Răn (khắc trên những phiến đá mà Moses đã làm vỡ – Exodus: 20, Deuteronomy: 5), và nó còn nổi bật hơn trong những điều răn thay thế (nếu không là khá khác nhau) mà Gót cho để thay cho những phiến đá bị vỡ (Exodus 34). Sau khi hứa (với dân Israel) sẽ đẩy sạch những dân tộc không may như Amorites, Canaan, Hittite, Perizzites, Hivites và Jebusites, khỏi vùng đất sống của họ (nhưng được Gót giao ước dành cho dân Israel với điều kiện dân tộc này đặt mình chỉ dưới một gót Giê-hô-va); Gót đi thẳng xuống với những gì thực sự quan trọng: những gót-géc đối thủ [28]

... ngươi sẽ phá hủy bàn thờ của chúng, phá vỡ hình tượng của chúng, và kéo xập xuống những hang bụi vòm cây thờ chúng. Vì nhà ngươi sẽ không thờ thần nào khác: vì Chúa tể, có tên là Ghen tuông, là một Gót ghen tuông. Để ngươi đừng thực hiện một giao ước với những cư dân của cõi này, và chúng đi ‘hành dâm’ theo sau những gót của chúng, và dâng hiến sinh cùng những gót của chúng, và một ai trong chúng gọi ngươi, và ngươi ăn vật hiến sinh cho thần của chúng; Và ngươi cưới con gái của chúng cho con trai ngươi và con gái của ngươi đi ‘hành dâm’ theo sau những gót của chúng, và làm cho con trai ngươi cũng đi hành dâm theo sau những gót của chúng. Ngươi sẽ không làm cho ngươi những tượng gót bằng kim loại nấu chảy (Exodus 34: 13-17) [29]

Tôi biết, vâng, dĩ nhiên, dĩ nhiên, thời gian đã thay đổi, và ngày nay không có lãnh đạo tôn giáo nào (ngoài những tương đương trong Islam Taliban hoặc Kitô quá khích Mỹ) còn suy nghĩ như Moses. Nhưng đó là toàn bộ điểm muốn nói của tôi. Tất cả những gì tôi đang thiết lập là đạo đức hiện đại, cho dù nó có thể đến từ bất kỳ một nơi nào khác, nhưng không đến từ kinh Thánh. Những nhà biện hộ Kitô không thể chối bỏ tuyên bố rằng tôn giáo (của họ) đã cung cấp cho họ một vài kiểu như đường đi sâu xa bên trong, để định nghĩa những gì là tốt và những gì là xấu – Một nguồn dành riêng chỉ cho họ, vì những người không-tin-có-gót không có. Họ không thể trốn chạy khỏi điều đó, không phủi tay được ngay cả nếu họ dùng lối nói-mập-mờ hai-lối ưa thích bằng cách diễn dịch bới chọn những bản văn kinh thánh như là “biểu tượng” hơn là nghĩa đen. Bởi vì – bằng những tiêu chuẩn nào khiến bạn quyết định đoạn kinh thánh nào là tượng trưng, đoạn kinh thánh nào là nên theo nghĩa đen?

Làm sạch chủng tộc [30] bắt đầu trong thời Moses đã đưa đến thành quả đẫm máu trong Joshua, một văn bản đặc biệt đáng chú ý về những tàn sát đẫm máu nó ghi chép và sự ưa thích óc bài ngoại, ghét-người-ngoài-nhóm. Như một bài hát cổ thich thú có nói hớn hở, “Joshua (Giô-suê) vừa vặn với trận chiến Jericho, và những bức tường đã chấn động sụp đổ… . Không có ai giống như Joshuay đáng phục, tại trận Jericho”. Joshuay đáng phục đã không nghỉ ngơi cho đến khi “họ hoàn toàn phá hủy tất cả những gì trong thành phố, cả nam lẫn nữ, trẻ và già, và bò, và cừu, và lừa, với lưỡi kiếm “(Joshua 6: 21).[31]

Tuy nhiên, một lần nữa, những nhà gót học sẽ phản đối, nó đã không xảy ra. Vâng, nó không xảy ra – Câu chuyện kể rằng những bức tường sụp đổ chỉ đơn thuần bởi âm thanh của con người la hét và tiếng tù và thổi, do đó, thực sự nó không thể xảy ra – nhưng đó không phải là vấn đề muốn nói. Vấn đề là, cho dù sự thật hay không, kinh Thánh được giương cao với chúng ta như nguồn gốc của đạo đức cho chúng ta. Và câu chuyện kinh Thánh hủy diệt thành Jericho của Joshua, và cuộc xâm lăng trên Đất Hứa nói chung, về mặt đạo đức không thể phân biệt được với sự xâm lăng Ba Lan của Hitler, hoặc thảm sát người Kurd và người Ả Rập Marsh của Saddam Hussein. Kinh Thánh có thể là tác phẩm lôi cuốn, thu hút chú ý và hư cấu thi ca, nhưng nó không phải là loại sách mà bạn nên đem cho con em của bạn để hình thành đạo đức cho chúng. Như chuyện xảy ra, câu chuyện về Joshua trong Jericho là chủ đề của một thí nghiệm thú vị về đạo đức trẻ em, sẽ được thảo luận sau trong chương này.

Nhân đây, đừng nghĩ rằng nhân vật Gót trong câu chuyện đã có nuôi dưỡng một bất kỳ nghi ngờ thận trọng hay đắn đo ngần ngại nào về những thảm sát và diệt chủng đi kèm với sự chiếm giữ vùng Đất Hứa. Ngược lại, mệnh lệnh của ông, thí dụ như trong Deutoronomy 20, đã tàn nhẫn rõ ràng. Ông đã làm một phân biệt tách bạch giữa những dân tộc sống trên đất cần xâm chiếm cho họ (Israel), và những dân sống ở những đất tiếp cận xa hơn. Những người sau, ở ngoài xa, trước hết nên được mời hãy đầu hàng một cách hòa bình. Nếu họ từ chối, hãy giết tất cả đàn ông, còn phụ nữ được chừa lại bắt làm nô tì để sinh sản gây giống. Ngược lại với đối xử tương đối nhân đạo này, hãy xem những gì được dành sẵn và chờ đợi những bộ lạc không may, chỉ có tội là sống trong vùng đất hứa Lebensraum [32]: “Nhưng trong những thành của những dân tộc này, mà Gót của ngươi đã dành cho ngươi thừa hưởng, ngươi sẽ không chừa lại mạng sống của bất cứ gì sống trong các thành thuộc vùng đất mà Giê-hô-va là Gót sẽ ban cho các ngươi. Hãy tận diệt các dân sau đây: Hê-tít, A-mô-rít, Ca-na-an, Phê-ri-xít, Hê-vít và Giê-bu-sít theo như Gót đã truyền dặn “ [33]

Có thực những người giương kinh Thánh lên cao như là một nguồn cảm hứng cho chuẩn mức, cho thái độ đúng đắn đạo đức, họ có mảy may được một ý niệm nào, dẫu cùng cực nhỏ nhất, về những gì thực sự đã ghi chép, viết xuống thành văn bản đó? Những vi phạm sau đây xứng với án tử hình, theo như Leviticus 20: nguyền rủa cha mẹ của bạn; phạm tội ngoại tình, làm tình với mẹ kế hoặc con dâu; đồng tính luyến ái; kết hôn với cả mẹ lẫn con gái, giao hợp với thú vật (và, để thêm xúc phạm thương tổn, con thú đáng thương cũng phải bị giết). Bạn cũng có thể bị giết chết, dĩ nhiên, nếu làm việc trong ngày Sa-bát: điểm này được nói rõ một lần, lần nữa rồi lại lần nữa,… trong suốt Cựu Ước. Trong Numbers 15, một đám trẻ em Israel đã bắt gặp một người sống giữa rừng hoang, đang đi nhặt củi trong ngày cấm. Chúng bắt ông và sau đó hỏi Gót phải làm gì với ông ta. Như chuyện đã thành, Gót đã không có tâm trạng nào với một biện pháp nửa vời ngày hôm đó. “Và Gót đã phán cùng Moses: người này phải chắc chắn bị đem giết chết: tất cả giáo đoàn phải lấy đá ném ông ta chết, ngoài doanh trại (đang ở), và tất cả giáo đoàn đã đem ông ta ra ngoài doanh trại, lấy đá ném ông, và ông chết”. Không biết người nhặt củi vô hại này có hay không một người vợ và đàn con khóc thương ông ta? Ông ấy có rên rỉ khiếp sợ khi những viên đá đầu tiên bắt đầu ném vào ông, và có hét lên với đau đớn khi đá tới tấp ném như đạn bắn liên tiếp vào đầu? Những gì khiến tôi bị sốc hôm nay về những câu chuyện như vậy, không phải là chúng thực sự đã xảy ra hay không. Chúng cũng có thể đã không hoàn toàn là như thế. Điều làm tôi phải há hốc mồm kinh hoàng là đòi rằng người ta ngày nay nên đặt cơ sở đời sống của họ trên vai trò khuôn mẫu làm gương thật kinh khủng như vậy của Yahweh – và, thậm chí tệ hơn, là họ còn hống hách lên giọng chủ nhân cố gắng ép buộc cũng cùng con quái vật tàn ác đó (cho dù có thực hay viễn tưởng) trên phần chúng ta còn lại.

Sức mạnh chính trị của những người tập tễnh ôm lấy Mười điều răn ở nước Mỹ thì đặc biệt đáng tiếc trong đất nước cộng hòa lớn lao đó, sau tất cả, có hiến pháp vốn đã được những người của thời Khai sáng soạn thảo, với những điều kiện thế tục rõ ràng. Nếu chúng ta nghiêm túc nhận Mười điều răn, chúng ta sẽ xếp hạng sự tôn thờ của những gót sai, và làm những hình khắc thần tượng, như là thứ nhất và thứ hai trong số những tội lỗi. Thay vì đúng hơn, lên án sự phá hoại kinh tởm không lời nào kể xiết của đám Taliban, những kẻ đã lấy chất nổ giật đổ những tượng Phật Bamiyan cổ cao 150 feet ở vùng núi Afghanistan, chúng ta sẽ phải khen ngợi lòng sùng mộ đạo đức chân chính của họ. Những gì chúng ta nghĩ về như sự phá hoại của họ đã chắc chắn thúc đẩy bởi lòng cuồng nhiệt chân thành tôn giáo. Điều này thì được chứng thực một cách sống động bởi một câu chuyện thật kỳ lạ, đã là tin hàng đầu trên tờ Independent (London) ngày 06 tháng 8 năm 2005. Dưới nhan đề đầu trang trước, “Việc tiêu hủy Mecca, báo Independent tường trình:

Mecca lịch sử, cái nôi của đạo Islam, thì đang bị chôn vùi trong một tấn công dữ dội chưa từng thấy bởi những cuồng tín tôn giáo. Hầu như tất cả lịch sử phong phú và nhiều tầng lớp của thành phố thánh thì đã mất sạch .. . Bây giờ, nơi ra đời thực sự của tiên tri Muhammad đang đối mặt với những xe ủi đất, với sự nhắm mắt làm ngơ của chính quyền tôn giáo Ả Rập Saudi có đường lối diễn dịch Islam cứng rắn, thuyết phục họ tự xóa sạch di sản của họ.. . Động cơ đằng sau sự hủy diệt là sự sợ hãi cuồng tín của những người Wahhabists [34] rằng những địa điểm lịch sử và thu hút quan tâm tôn giáo có thể đưa đến sự sùng bái thần tượng hoặc tôn giáo tin-nhiều-gót, thờ những vị nhiều những vj gót và họ có quyền năng ngang nhau. Những ai thực hành sùng bái thần tượng ở Ả Rập Saudi, trên nguyên tắc, vẫn còn bị trừng phạt bằng cách chặt đầu.

Tôi không tin rằng có một người không-tin-có-gót nào trên thế giới là người sẽ muốn san bằng đất thánh Mecca – hoặc nhà thờ Chartres, York Minster hoặc Notre Dame, chùa mái vàng Shwedagon, những đền ở cố đô Kyoto, dĩ nhiên, hay những tượng Phật ở Bamiyan. Khi nhà vật lý người Mỹ đoạt giải Nobel Steven Weinberg nói: “Tôn giáo là một lời lăng mạ, sỉ nhục xúc phạm phẩm giá con người. Có nó hay không có nó, bạn sẽ có những người tốt làm những việc tốt và người xấu làm những điều ác. Nhưng để cho những người tốt làm những việc ác, nó cần có tôn giáo”. Blaise Pascal (ông là người đem tin tưởng tôn giáo ra để đánh cá được thua, hơn thiệt) đã nói một điều gì đó tương tự: “Con người không bao giờ làm điều ác hết sức hoàn toàn và vui vẻ, bằng như khi họ làm điều đó với sự xác quyết từ lòng tin tôn giáo” [35].

Mục đích chính của tôi ở đây đã không phải để chưng bày cho thấy rằng chúng ta không nên tiếp nhận đạo đức của chúng ta từ quyển sách thánh (mặc dù đó là ý kiến riêng của tôi). Mục đích của tôi đã là chứng minh rằng chúng ta (và đó là gồm hầu hết những người có tôn giáo) như một vấn đề thực tiễn, đừng tiếp nhận đạo đức của chúng ta từ quyển sách thánh. Nếu chúng ta đã thế, chúng ta sẽ tuân hành chặt chẽ luật của ngày Sa-bát và nghĩ nó là công chính và thỏa đáng để giết bất cứ ai là người đã chọn không thực hành luật này [36]. Chúng ta sẽ ném đá cho đến chết bất kỳ cô dâu mới lấy chồng nào là người không thể chứng minh cô vẫn còn là một trinh nữ, nếu chồng cô tuyên bố không hài lòng với cô [37]. Chúng ta sẽ giết chết những trẻ em không vâng lời cha mẹ [38]. Chúng ta sẽ.. . nhưng hãy chờ. Có lẽ tôi đã bất công. Những người Kitô tử tế sẽ phản đối suốt phần này: mọi người đều biết Cựu Ước là rất nhờm tởm khó chịu đáng ghét. Tân Ước của Jesus chữa lại tai tiếng tai hại đó, và làm nó thành đúng tất cả. Có phải không?


Tân Ước có tốt gì hơn không?

Vâng, không có phủ nhận rằng, từ một điểm nhìn đạo đức, Jesus là một cải tiến hết sức lớn so với độc ác yêu tinh của Cựu Ước. Thực vậy, nếu như ông hiện hữu (hoặc bất cứ ai đã viết kịch bản về ông, nếu như ông đã không thực) Jesus đã chắc chắn là một trong những nhà sáng tạo đạo đức lớn trong lịch sử. Bài giảng trên Núi là đã đi trước thời đại của ông rất xa. “Đưa nốt má bên kia” của ông như ứng đoán trước Gandhi và Martin Luther King, hai ngàn năm. Không phải là bỗng không khiến tôi đã viết một bài gọi là “Những người không-tin-có-gót cho Jesus”(và sau này vui mừng được tặng cho một áo áo thung-kiểu-chữ-T mang tên truyền thuyết).[39]

Tuy nhiên, ưu thế đạo đức của Jesus đúng như thế đã mang ra quan điểm của tôi. Jesus đã không hài lòng để rút lấy luân lý của ông từ những quyển sách thánh dù chính ông đã được nuôi dạy. Ông rõ ràng đã khởi đi từ chúng, thí dụ khi ông làm xì hơi những cảnh cáo nghiêm trọng về vi phạm Sa-bát. “Sa-bát được làm cho con người, không phải con người cho Sa-bát”, đã được khái quát hóa thành một thành ngữ khôn ngoan. Vì luận án chính của chương này là chúng ta không, và không nên, rút lấy đạo đức của chúng ta từ kinh Thánh, nên Jesus phải được vinh danh như một khuôn mẫu cho chính luận án này.

Nhưng những giá trị gia đình của Jesus, một điều phải được thừa nhận, đã không như người ta có thể muốn tập trung vào. Ông thì cộc lốc với mẹ mình, đến mức sống sượng lỗ mãng, và ông khuyến khích những môn đệ ông hãy từ bỏ gia đình của họ để theo ông. “Nếu bất kỳ con người nào đến với ta, và không ghét cha của hắn, và mẹ, và vợ, và con, và anh em, và chị em, phải đấy, và cả đời sống của riêng hắn nữa, hắn không thể là học trò của ta”. Nhà hài hước người Mỹ Julia Sweeney bày tỏ sự hoang mang của cô trong một người phụ nữ, trong màn kịch độc diễn của cô, Letting Go of God: [40] “Đó chẳng phải là những gì những giáo phái cuồng tín vẫn làm hay sao? Làm cho bạn chối bỏ gia đình bạn, để nhồi sọ khắc sâu cho bạn? [41]

Mặc dù những giá trị gia đình phần nào không vững vàng, khó tin của ông, những giảng dạy đạo đức của Jesus đã là – ít nhất qua so sánh với lĩnh vực đạo đức thiên tai mà đó là Cựu Ước – thì đáng ngưỡng mộ, nhưng có những giảng dạy đạo đức khác trong Tân Ước mà không một người tốt nào nên ủng hộ. Tôi đặc biệt trỏ thẳng về lý thuyết trung tâm của đạo Kitô: là sự “chuộc tội” cho “tội nguyên thủy”. Điều giảng dạy này, nằm ở giữa trái tim của gót-học Tân Ước, là gần như cũng nhờm tởm đáng ghét về mặt đạo đức như câu chuyện Abraham sửa soạn “nướng thịt” Isaac [42], mà nó giống – và đó là không phải ngẫu nhiên, như Geza Vermes làm cho rõ ràng trong The Changing Faces of Jesus. Bản thân tội nguyên thủy đến thẳng từ huyền thoại Adam và Eva trong Cựu Ước. Tội lỗi của họ – ăn trái của một cây cấm – có vẻ nhẹ, chỉ đủ đơn giản để nhận một khiển t.rách. Nhưng tính chất tượng trưng của trái cây (kiến thức về thiện và ác, mà trong thực tế hóa ra là kiến thức rằng họ đã là trần truồng) là đủ để chuyển sự trộm-táo [43] của họ tháo thoát ra vào thành mẹ và cha của tất cả những tội lỗi [44]. Họ và tất cả con cháu của họ đã bị trục xuất mãi mãi khỏi vườn  Eden, bị tước mất món quà của sự sống đời đời, và bị lên án với những thế hệ của lao động vật vã đau đớn, trong canh tác ngoài đồng và trong sinh nở.

Cho đến nay, sự báo thù đã rõ đắc thắng: ngang ngửa với dòng chảy Cựu Ước. Gót học Tân Ước cộng thêm một sự bất công mới, bằng một sự khổ-bạo-dâm mới được đẩy lên cao mà thậm chí sự xấu xa đồi bại tà ác của Cựu Ước hầu như không vượt qua được [45]. Đó là, khi bạn nghĩ về nó, thật là đáng chú ý rằng một tôn giáo lại nên chọn lấy một dụng cụ dùng để tra tấn và để xử tội tử hình như biểu tượng thiêng liêng của nó, thường được tín đồ đeo quanh cổ. Lenny Bruce đã châm biếm đúng rằng “Nếu Jesus bị giết chết chỉ mới hai mươi năm trước, trẻ em Catô trong tuổi đi học sẽ được đeo một chiếc ghế điện nhỏ trên cổ, thay vì cây thập giá”. Nhưng lý thuyết về gót-học và về sự trừng phạt đằng sau nó, thậm chí lại còn tàn tệ hơn. Tội lỗi của Adam và Eve được cho là được truyền xuống theo phái nam – được di truyền trong tinh dịch theo như thánh chiên Augustine [46]. Triết lý đạo đức thuộc loại nào vậy [47], khi nó lên án mọi trẻ em, ngay cả trước khi chúng được sinh ra, đã kế thừa những tội lỗi của một tổ tiên xa tít mù mờ? Augustine, cũng nhân đây, người tự coi mình và đúng thế, là một-gì đó thuộc vào hàng cá nhân có thẩm quyền khi nói về tội lỗi, là người đã chịu trách nhiệm ghép nên cụm từ “tội nguyên thủy”. Trước ông, nó đã được gọi là “tội tổ tông”. Những tuyên bố của Augustine và những cuộc tranh luận, tóm thu cho tôi một hình ảnh, là sự bận tâm không lành mạnh của những nhà gót học đạo Kitô buổi ban đầu với tội lỗi. Họ đã có thể dành những trang đầy chữ viết hay những bài giảng bất tuyệt của họ vào việc tán dương vòm trời tràn ngập những vì sao, hoặc non cao và rừng xanh lá, và những hợp xướng của biển và bình minh. Những điều này đôi khi có được nhắc tới, nhưng tập trung của Kitô là đa số tuyệt đối tràn ngập những tội lỗi, tội lỗi, tội lỗi, tội lỗi, tội lỗi, tội lỗi, tội lỗi. Thật là một ám ảnh đen tối, bận tâm nhỏ nhoi khó chịu để trùm lên đời sống của bạn. Sam Harris đã bình luận gay gắt một cách tuyệt vời trong Letter for a Christian Nation: “Mối quan tâm chính yếu của bạn xuất hiện như rằng Đấng Tạo Hóa của vũ trụ sẽ bị xúc phạm với một vài điều gì đó mà người ta làm khi đương trần truồng. Sự hổ ngươi ra bộ đoan trang giữ gìn của bạn góp phần hàng ngày vào sự thặng dư của khốn khổ con người”.

Nhưng bây giờ, đến sự khổ-bạo-dâm. Gót đã nhập thể bản thân mình như một con người, là Jesus, ngõ hầu để nhân vật này phải bị tra tấn và bị hành quyết, trong sự chuộc tội cho tội lỗi di truyền của Adam. Kể từ khi Paul mở rộng thành chi tiết rõ ràng lý thuyết nhờm tởm này, Jesus đã được tôn thờ như đấng Cứu Thế, kẻ cứu chuộc cho tất cả những tội lỗi của chúng ta. Không chỉ là tội lỗi quá khứ của Adam: cả những tội lỗi trong tương lai nữa, cho dù mọi người trong tương lai quyết định sẽ có phạm vào chúng hay không!

Như một thêm vào khác nữa, điều đã xảy ra với nhiều người khác nhau, gồm cả Robert Graves trong huyền sử tiểu thuyết Vua Jesus của ông [48], rằng Judas Iscariot khốn khổ (“kẻ phản Chúa”), đã nhận chịu một dàn xếp đầy tai tiếng xấu của lịch sử, nhưng sự “phản bội” của Judas đã là một một phần tất yếu của kế hoạch vũ trụ. Như thế cùng một điều có thể nói về những kẻ sát nhân bị cáo buộc (“dân giết Chúa”) đã giết Jesus. Nếu Jesus đã muốn bị phản bội và để sau đó bị sát hại, ngõ hầu ông có thể cứu chuộc chúng ta tất cả, không phải đúng hơn là điều không công bằng của những người tự xem chính bản thân họ nhận được cứu chuộc, nhưng lại kể tội, xả oán hận của mình xuống trên Judas và dân Dothái dòng dã hàng thế kỷ, qua bao nhiêu thời đại? Tôi đã đề cập đến danh sách dài những tập sách phúc âm không được chọn như kinh điển của hội nhà thờ. Một bản thảo có nội dung như là Phúc Âm thất lạc của Judas gần đây đã được dịch và đã được công nhận tầm quan trọng [49]. Những sự kiện chi tiết về khám phá của nó thì còn thảo luận bàn cãi, nhưng nó dường như đã xuất hiện ở Egypt trong khoảng thời gian những năm 1970 hoặc 60. Nó là văn bản chép bằng chữ Coptic trên sáu mươi hai trang giấy papyrus, định tuổi-carbon vào khoảng năm 300 CN, nhưng có lẽ dựa trên một bản thảo Hylạp có sớm hơn trước đó. Dù một ai đó là tác giả đi nữa, phúc âm được nhìn từ quan điểm của Judas Iscariot, và đưa ra sự kiện rằng Judas đã phản bội Jesus chỉ vì Jesus đã yêu cầu ông đóng vai trò đó. Tất cả nó đã là phần của kế hoạch để có được Jesus phỉ bị giết chết bằng đóng đinh, để ông có thể chuộc nhân loại. Dù khó chịu nhờm tởm như giáo thuyết của nó, nó xem dường làm tăng thêm tai tiếng khó chịu mà Judas từ bao giờ vẫn bị phỉ báng.

Tôi đã mô tả sự chuộc tội, giáo thuyết trung tâm của đạo Kitô, như đồi bại xấu xa, bạo-dâm-trộn-khổ-dâm và nhờm tởm đến gớm ghiếc muốn gạt bỏ. Chúng ta cũng nên xua đuổi nó như chó dại sủa điên cuồng, nhưng vì sự quen thuộc phổ biến khắp nơi của nó đã làm cùn nhụt đi tính khách quan của chúng ta. Nếu Gót muốn tha thứ cho những tội lỗi của con người, tại sao không chỉ đơn giản là tha chúng đi, mà không cần phải tự tra tấn và hành quyết như đòi tiền thanh toán món nợ – do đó, một cách ngẫu nhiên, đã lên án và xử phạt những thế hệ xa xôi dân Dothái trong tương lai, với những ruồng bố tàn sát và kỳ thị ngược đãi họ như những “kẻ giết Chúa”: có phải tội lỗi di truyền đó truyền theo tinh dịch xuống những thế hệ sau hay không? [50]

Như học giả Dothái Geza Vermes làm cho rõ ràng, Paul đã dấn bước sâu vào trong nguyên tắc gót-học cổ của Dothái, rằng nếu không có máu thì không có chuộc tội [51]. Thật vậy, trong Thư gửi tín hữu của mình cho người Dothái (9: 22) ông đã nói nhiều như thế. Những nhà luân lý tiến bộ thời nay thấy khó để chống đỡ bào chữa cho bất cứ một loại lý thuyết nào về sự trả đáp ứng đền với trừng phạt, đừng nói chi đến chỉ lý thuyết “giết dê tế thần”, ở đây là giết con cừu non dâng Gót – nghĩa là đem giết một kẻ vô tội để đền trả những tội lỗi của những kẻ có tội. Trong bất kỳ trường hợp nào đi nữa (người ta không thể không phải tự hỏi), Ai là người được Gót đang gắng tạo cảm kích chấn động sâu đậm đây? Có lẽ chính ông ta – vừa là quan tòa, vừa là bồi thẩm đoàn và cũng vừa là nạn nhân tử hình. Để thu kết tất cả, Adam, kẻ thủ phạm giả định của tội nguyên thủy, trước hết đã không bao giờ xuất hiện (trong bản án): một thực tế éo le trái khoáy khó xử, Paul có thể tạm tha thứ vì không biết đến, nhưng có lẽ một Gót toàn trí phải giả định là biết đến (và cả Jesus, nếu bạn tin rằng ông ta là Gót?) – Đó là về cơ bản đã làm suy yếu những tiền đề của toàn bộ lý thuyết ngoắt ngéo xảo trá nhờm tởm khó chịu. Ồ, nhưng dĩ nhiên, câu chuyện Adam và Eve đã vẫn chỉ là tượng trưng, phải không? Tượng trưng? Nếu như thế, để tự gây cảm kích chấn động sâu đậm cho mình, Jesus đã tự để mình bị tra tấn và bị hành quyết, trong một hình phạt ác độc cho một tội tượng trưng đã phạm bởi một cá nhân không-hiện hữu? Như tôi đã nói, chó dại sủa điên cuồng, cũng như tàn độc nhờm tởm khó chịu.

Trước khi rời khỏi kinh Thánh, tôi cần phải gọi chú ý đến một khía cạnh đặc biệt khó nuốt của giảng dạy đạo đức của nó. Những người Kitô hiếm khi nhận ra rằng nhiều những đắn đo quan tâm đạo đức của họ đối với người khác vốn vẫn được thúc đẩy rõ ràng trong hai kinh Thánh, cả cũ và mới, đều ban đầu đã được dự định chỉ áp dụng cho một tập thể những người thuộc trong-nhóm được ấn định hạn hẹp. “Hãy yêu láng giềng ngươi” đã không có nghĩa những gì bây giờ chúng ta nghĩ rằng nó có nghĩa. Nó chỉ có nghĩa là “Hãy yêu một ngươi Dothái khác”. Điều này đươc nhà y sĩ và nhà tiến hóa nhân loại học người Mỹ là John Hartung làm vỡ tan tác. Ông đã viết một bài khảo cứu đáng chú ý về sự tiến hóa và lịch sử kinh thánh của đạo đức nhìn theo sự đối xử phân biệt của trong/ngoài nhóm, và cũng nhấn mạnh, lật tẩy mặt bên kia – sự thù địch với ngoài-nhóm.




Hãy Yêu Láng Giềng nhà Ngươi

Khôi hài đen của John Hartung hiện rõ ngay từ đầu, ở chỗ ông kể về sáng kiến của một người Baptist Nam  nước Mỹ để đếm số người của tiểu bang Alabama trong hỏa ngục.

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất 
(Jul/2013)









[1] [Lane Fox (1992); Berlinerblau (2005).]
[2] John Shelby Spong. The Sins of Scripture – Những Tội ác trong kinh Thánh
[3] [Holloway (1999, 2005). Câu “một người Kitô đương hồi phục” của Richard Holloway là trong một bài điểm sách trên Guardian, 15/02/2003:
http://books.guardian.co.uk/reviews/scienceandnature/ 0,6121,894941,00.html.
Muriel Gray, nhà báo người Scott đã viết một thuật kể đẹp đẽ về gặp gỡ giữa tôi và Holloway ở Edinburgh trong tờ (Glasgow) Herald: http://www.sundayherald.com/44517.]

[4] Bible hay “la bible” [Middle English < Old French < Medieval Latin biblia (feminine singular) < Greek, [như trong “ biblía tà hagía” (= the holy books); biblíonbyblíon = cuộn giấy papyrus, gốc từ býblos (papyrus), có tên từ Býblos, là tên một hải cảng xứ Phoenicia đã xuất cảng giấy papyrus này].
Như vậy trong ngữ nguyên bible chỉ có nghĩa đơn giản là quyển sách, và trong các sách báo phương Tây, khi được viết hoa “Bible”, nó được nhấn mạnh để có nghĩa “quyển Sách”, chỉ một quyển sách đặc biệt, phổ thông ai cũng biết đến (đã có một thời gian rất lâu, với người dân thường, nó là quyển ‘sách’ duy nhất mà họ được biết hay được nhìn thấy), và quyển sách đó có tính linh thiêng (“holy” hay “sacred”), thường hiểu là ‘quyển sách linh thiêng của đạo Kitô’ (the sacred book of the Christian religion), và nếu rộng hơn, là của hai tôn giáo Abraham anh em: Juda, và Islam (Koran). Khi dịch sang tiếng Việt và Tàu – những nhà truyền giáo mượn chữ ‘kinh’ và dịch “Bible” thành Thánh kinh ( ). Từ ‘kinh’ () với nghĩa (sutra = sợi dây, chủ đề) đã sẵn có trong tiếng Sanskrit và Tàu, trước hết có nghĩa nguyên thủy chỉ những tập sách viết trên một thứ lá cây cọ nước (lá bối), sâu lại thành tập, ghi lời dạy của Phật, và về một chủ đề (không phải truyền thuyết, huyền thoại, và không tản mạn mọi chuyện); sau đó mở rộng dùng với nghĩa sách ghi lời giảng dạy của thánh nhân phương Đông (kinh Veda, tứ thư ngũ kinh, Nam hoa kinh,…).

Thế nên “bible” tự thân nó không hề hợp với ý niệm “kinh” hay “điển” (như trong kinh Phật, hay tứ thư ngũ kinh) như trên, nhưng những người nghe nói đến, nhưng không đọc ‘bible’, đã tiếp nhận theo vô thức, gán những gì mình quen biết với những gì chưa biết, đi đến mặc nhận, lầm lẫn khái niệm và rồi tưởng ‘hiểu sai’ của mình là ‘hiểu đúng’. Khi dịch ‘bible’ thành ‘thánh kinh’, người dịch ban đầu có thể đã chỉ mượn một khái niệm sẵn có để giới thiệu một khái niệm mới, và nhu cầu vội vàng đưa đến lệch lạc, đến nhận hiểu sai lầm. Nhưng với thời gian qua, họ đã không chữa lại cho đúng, trả ‘bible’ về đúng nghĩa của nó là ‘quyển sách linh thiêng’? Tôi nghĩ, ở đây những người Kitô đã hé lộ cho thấy chiến thuật truyền đạo mà thực chất là xâm lược văn hóa (inculturation) có chủ ý muốn gây ra, hay đem dùng, hoặc giữ lại sự sai lầm ngẫu nhiên, trong trường hợp ngôn ngữ này, vì chúng đem lại thuận lợi cho công việc phổ biến tôn giáo của họ, khoác áo đẹp của người, dù không vừa vặn nhưng để tạm che dấu mình thực sự là gì. Tôi gọi thủ thuật này, mập mờ trong những từ-dùng để mập mờ trong những nghĩa-dùng, trợ giúp cứu cánh truyền giáo. Khi biết mình khó được tiếp đón, chấp nhận nếu trình bày chân thực những gì như mình là, đã khéo léo (hay gian xảo) trá hình để gây thân thiện, tạo gần gũi, mượn áo người vốn đã được nhìn quen, khéo léo vượt những khác biệt để vào được vườn văn hóa người; tôi gọi đó là thủ thuật “ốc mượn hồn”. Trong trường hợp này, khi dịch một quyển sách ghi những huyền thoại linh thiêng là ‘kinh’, nó đã khoác được những tính chất cao quí không phải của nó, cho những người ngoài (không phí thì giờ đọc), hay trong nhưng còn mới (chưa hay không bao giờ đọc trọn tập sách một cách độc lập) với tôn giáo này. Những người này quen với ý nghĩa kinh lá lời dạy cao quí của thánh nhân, không hiểu ‘bible’ chỉ là ghi chép lời nói, truyên kể về một thần linh (Gót). Cũng như trường hợp ‘lập lờ’ dịch Gót là ‘Thượng đế’, dù tự biết Gót, hay Giê-hô-va khác xa, hay không phải, thậm chí yếu tính là trái ngược với những gì từ bản thân từ Thượng đế vốn có nghĩa từ trước đến nay). Và cũng cho thấy thái độ hay một cách tự đề cao (không thực sự đọc cho hết quyển sách gớm ghiếc đầy những truyện kinh hãi này) của những người Kitô Tàu, Vietnam. Họ tôn sùng quyển sách này còn hơn chính những tác giả và độc giả của nó trong truyền thống phương Tây có thể đề cao nó.

Như thế, ‘kinh Thánh’ là sách ‘thánh’ vì ghi những lời của Gót, của thần linh, và như thế ‘thánh’ là ‘thần thánh’ (truyền thuyết, huyền thoại, trong thế giới siêu nhiên); khác ‘thánh’ là tính chất hơn người, cao quí của những ‘thánh nhân’ (con người thực, có những hành động, sự nghiệp, vươn tới, đat gần đến tuyệt đối, vượt trên người thường, trong thế giới tự nhiên

Vậy chúng ta nên hiểu từ ‘kinh thánh’ như thế nào? – có thể hiểu ‘kinh’ Thánh = quyển sách ghi những truyện kinh hãi về nhân vật Gót được không?

(a) “kinh” là “kinh hãi” – gần hết những truyện kể trong quyển sách ‘thần thánh’ này đều ít nhiều có tính kinh hoàng, có thể làm người ta kinh hãi, khiếp sợ rồi đi đến tùng phục Gót, người có quyền năng vô biên làm những hành vi siêu nhiên, đầy quyền phép,muốn ai sống được sông, muốn ai chết phải chết; trước sau khắc nghiệt nếu không nói là ác độc, sẵn sàng nặng tay trừng phạt. Gót là nhân vật đáng sợ gây kinh hoàng, là nhân vật chính Yahweh, hay Jehovah, và phiên âm là GiêHôVa trong Cựu Ước, và như Dawkins đã tóm tắt về nhân vật này, ở chương 2:
“Gót của Cựu Ước có thể được cho là nhân vật cực kỳ khó chịu, gây tai giáng họa bất hạnh, ứng xử không thân thiện, bất cần, và thô lỗ nhất trong tất cả mọi truyện giả tưởng: kẻ ghen tuông và tự hào về điều đó, một quái vật tính tình đồng bóng, thất thường luôn muốn dành quyền kiểm soát, hiềm thù không hề biết tha thứ, nhỏ nhen, bất công, kẻ tẩy rửa sắc tộc khát máu; kẻ ghét phụ nữ, kẻ ghét đồng tính luyến ái, kẻ kỳ thị chủng tộc, kẻ giết trẻ con, kẻ diệt chủng, kẻ giết con ruột, kẻ độc hại như bệnh dịch, kẻ thích làm lớn, hoang tưởng tự đại, kẻ bạo dâm, cuồng dâm, ác dâm, thông dâm và loạn dâm, kẻ ác độc thất thường lại hay bắt nạt.”

(b) Còn từ ‘thánh’? Giới học giả Kitô gọi Biblia sacra (sách thánh) và giải thích tính chất “thánh” như sau, tạm nhắc không bàn đúng sai, vì có nhiều phần tin tưởng chủ quan: “thánh” là “thiêng liêng, tách biệt, và linh hiển” (a) Khi Gót với Môsê trong bụi gai cháy, ông ra lệnh Môi-se bỏ dép ra vì ông đang đứng trên nên đất “thánh” thiêng. Chỗ đất ấy là đất thánh vì sự hiện diện (dù vô hình) của Gót. Bởi vì Gót là thiêng liêng, những lời Gót nói cũng là thiêng liêng, Trong cùng một cách, những lời Gót cho Môsê trên núi Sinai cũng là thiêng liêng, cũng giống như tất cả các lời của Gót đã ghi trong Kinh Thánh là thiêng liêng ((Psalm 19:7), (Psalm 19:8). (b) Sách Thánh cũng là “thánh” bởi vì nó do những người dưới sự chỉ đạo và ảnh hưởng của Gót Thánh Thần viết ra. Kinh Thánh là “hơi thở của Gót” Từ ngữ này HyLạp dịch từ “Theopneustos = theos(gót) + pneo (thở hoặc hơi thở). (c) Một nghĩa thánh khác là ‘không phàm tục’, hay ‘đứng riêng ra ngoài’. Gót giao ước với dân Israel để nó thành “vương quốc của Gót và một dân tộc thánh linh” (Exodus 19:6). Với người Kitô Nó cũng có nghĩa là cuốn sách duy nhất được Gót “viết”, cuốn sách duy nhất sẽ trường tồn với thời gian (Matthew 5:18).

Vậy bible chỉ là một quyển sách, sách này là sách thánh vì có liên hệ với một thần thánh (Gót), hoặc ghi lời ông, hoặc ông giúp viết, hoặc ông cho riêng một dân tộc được ông lựa chọn và giao ước (Cựu ước, Tân ước). Như vậy tính chất thánh đều có những nội dung tin tưởng chủ quan. Nhưng không có ý nghĩa thánh thiện, hay thuần túy đạo đức khách quan như vẫn có thể hiểu lẫn lộn với từ “thánh” của phương đông (thánh nhân, thánh thư). ‘thánh’ trong ‘kinh thánh’ chỉ có nghĩa là thánh linh, linh thiêng, siêu nhiên và là một nghĩa chủ quan, nghiã là những gì được tin tường không phải được biết thực.
Và để trả nó về với nghĩa tương đối khách quan (không-Kitô, ngoài Kitô) với nhiều người khi vui đọc nó để giải trí (và tìm hiểu phong tục đường xa, xứ lạ, thời xưa) như tập truyền thuyết, huyền thoại chọn lọc của dân tộc Dothái đặc biệt:
kinh = kinh hãi; Thánh=thần thánh, huyền thoại, không chắc có thực (Gót, hay Giê-hô-va)
Kinh Thánh = sách ghi những truyện “kinh hãi” về nhân vật không chắc có thực Gót.
(Nhân vật Jesus xưng là Christ trong Tân Ước cũng nhận mình là Gót-con, vậy kinh thánh gồm cả hai quyển Tân và Cựu, đều có chung một nhân vật, đều là những truyện kể về Gót).
Đó là cách hiểu từ ngữ bible = kinh Thánh; của tôi, có lẽ cũng của nhiều người đã đọc nó, và không xa lắm với những gì nó được hiểu trong môi trường văn hóa phương Tây của nó, hiện nay (như Dawkins, chúng ta đang đọc). Chúng ta chỉ nên gọi nó là quyển sách thánh, hay rõ hơn sách thánh Kitô; và khi nghe nói “kinh thánh”, đã đọc những gì Dawkins viết trên – chúng ta hiểu đó là quyển sách có hại, chép những chuyện kinh hãi, gây những hành động kinh hoàng.
[5] Nô-ê và trận lụt lớn – nguyên văn từ quyển sách Thánh:
“Sau đây là gia phổ của Nô-ê. Nô-ê là người nhân đức, chân thật nhất trong thời đại ông. Nô-ê đồng đi với Gót. Ông có ba con trai: Sem, Cham và Gia-phết. Dân cư trên đất làm những điều Gót cho là độc ác. Đâu đâu cũng thấy điều bạo ngược. Khi Gót thấy loài người đã làm hư hoại đất vì họ chỉ chuyên làm ác,thì Ngài phán cùng Nô-ê rằng, “Vì đất đã đầy dẫy điều bạo ngược do con người tạo ra, nên ta sẽ tiêu diệt mọi sinh vật khỏi đất. Con hãy đóng một chiếc tàu bằng gỗ bách cho con. Hãy làm nhiều phòng trong tàu rồi lấy nhựa chai trét bên trong và bên ngoài. Tàu sẽ có kích thước như sau: dài 150 thước, rộng 25 thước, cao 15 thước. Hãy làm một cửa sổ quanh nóc tàu cao 5 tấc tính từ mép của nóc xuống. Trổ một cửa lớn bên hông tàu. Bên trong tàu chia làm ba từng: từng trên, từng giữa và từng dưới.
Ta sẽ mang nước lụt đến trên đất để tiêu diệt tất cả các sinh vật sống dưới bầu trời, toàn thể các sinh vật có hơi sống. Mọi loài trên đất đều sẽ chết hết. Nhưng ta sẽ lập giao ước với con. Các con trai con, vợ con, các nàng dâu con sẽ đi vào tàu. Ngoài ra con phải mang vào tàu mỗi sinh vật một cặp, trống và mái. Hãy nuôi sống các loài ấy. Loài chim, thú vật, động vật bò sát, mỗi loài một cặp sẽ đến với con để sống còn”.
[6] [For a frightening collection of sermons by American clergymen, blaming hurricane Katrina on human 'sin', see http://universist.org/neworleans.htm.]
[7] Gót trừng phạt vì “Vì đất đã đầy dẫy điều bạo ngược do con người tạo ra, nên ta sẽ tiêu diệt mọi sinh vật khỏi đất.” Ở đây, đừng hãy nhớ rằng chính vị Gót này đã tạo ra con người, và chính ông cũng biết mình lầm lẫn – cùng đoạn văn, ngay câu trước có nói “Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn; thì tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong lòng.” – vậy cứ cho là Giê-hô-va tạo thiên lập địa, ông cũng không thông minh khéo léo gì khi đã “tạo ra lũ người” – và sau đó mỗi lần chúng có làm gi không đúng, ông chỉ có một cách là “giết sạch” diệt sạch, trừng trị thẳng tay. Đây cũng là điều đáng suy nghĩ, nếu hiểu Gót cho con người sự sống, nên trừng phạt là sự chết, đem đến khái niệm thiên đường (ban thưởng sự chết, phải chết mới vào thiên đường!) và hỏa ngục (chết không là hết nhưng là trừng phạt vĩnh cửu, mãi mãi, đời đời,…) Cuối cùng là ngày “tận thế” – chấm dứt màn kịch sáng thế thất bại thảm hại xong chuyện; mà đến ngày đó, theo như sách Khải Huyền cho thấy (cứ tạm tin vào kho những câu chuyện dài này, tất cả trước sau như thế, cho đủ bộ và nhất thống toàn vẹn) vẫn còn có rất nhiều người nhởn nhơ không tin theo ông!

Tôi không thể không đôi lúc tự hỏi – theo chính những huyền thoại này, (bản thân Jesus cũng tin nồng nhiệt hơn ai, vào một ngày tận thế – ‘Ta bảo thật, trong số những người đứng đây, có vài người sẽ được chứng kiến Con Người trở lại trong nước Ngài trước khi họ qua đời’), hiểu theo nghĩa luân lý tôn giáo (con người làm ác, không tin/nghe Gót, tận thế= chấm dứt thế giới con người, tất cả loài người đều chết hết, xấu lẫn tốt,...), không theo nghĩa tự nhiên khoa học (mặt trời cháy hết, cái chết vật lý của quả đất), vậy tất cả mọi rao giảng, chinh phục, chiến tranh, giết hại, trong suốt 2000 năm qua… chỉ là một hoài công mù quáng trong một tuyệt vọng vĩ đại, một thất bại thê thảm của một sáng tạo ngu muội....
Hay thực sự chỉ đơn giản là những biểu hiện thần kỳ và kinh tởm từ cuồng vọng của một bầy ký sinh trùng hèn mạt sống trên chỉ sự ngu muội và sợ hãi không bao giờ có thể chấm dứt của con người. Ly gián xã hội, gây thương tổn con người và kiên trì ngăn chặn với bất cứ những gì lý trí có thể đưa tiến bộ đến cho thực tại con người trong quần thể nhân loại.

[8] evangelical Christians
[9] [*Không rõ liệu những câu chuyện, có nguồn gốc ở:
http://datelinehollywood.com/archives/2005/09/05/robertson-blames-hurricane-on-choice-of-ellen-deneres-to-hostemmys / là đúng sự thật hay không. Nhưng cho dù đúng hay không, nó được tin tưởng rộng rãi, rõ ràng vì nó là hoàn toàn là điển hình của những lời phát biểu của giới chăn chiên chuyên giảng đạo trên tvi này, gồm Robertson, về những thảm họa như Katrina.
Trang web nói câu chuyện Katrina/ Robertson là không đúng thật (www.snopes.com/katrina/ châm biếm / robertson.asp) cũng trích dẫn lời Robertson, nhân có một tuần hành của nhóm Gay Pride (Tự hào Đồng Phái Tính) diễn ra trước đó ở thành phố Orlando, Florida, đã nói, “Tôi muốn báo cho Orlando biết trước rằng bạn nằm đúng trên đường đi của một vài cơn bão nghiêm trọng (từ vịnh Mexico thổi vào Nam Mỹ), và tôi không nghĩ rằng tôi muốn vẫy những lá cờ (đồng tính tự hào) đó trước mặt của Gót, nếu tôi là bạn”.]
Bà Ellen Degeneres là một tài tử, một người kể chuyện hài ước, rất nổi tiếng và được yêu chuộng, và đóng vai “chủ” nhiều chương trình đàm thoại tivi, Louisiana là quê bà, nhưng thực sự bà sống ở Hollywood.
[10] [Pat Robertson, theo tường thuật của BBC ở đây:
 http://news.bbc.co.Uk/2/hi/americas/4427144.stm.]
[11] Dẫn chứng này (và các dẫn chứng sau) lấy từ http://www.biblegateway.com/ (Sáng Thế 19 – Vietnamese Bible: Easy-to-Read Version):
Genesis 19:4-5 – Trước khi họ đi ngủ thì toàn thể đàn ông trong thành Xô-đôm, từ già đến trẻ, kéo đến bao vây nhà Lót. Họ gọi Lót, “Ê, hai người mới đến nhà anh đêm nay đâu? Mang họ ra đây để chúng ta ăn nằm với họ.”
[12] Genesis 19:7-8 – Ông bảo, “Không được, anh em ơi! Chớ có làm việc ác nầy. Nầy, tôi có hai đứa con gái còn trinh trắng, chưa hề ngủ với đàn ông nào. Tôi sẽ đưa chúng nó cho các anh em. Các anh em làm gì cũng được, nhưng xin anh em chớ đụng đến hai người nầy. Họ đã đến nhà tôi. Tôi có bổn phận phải bảo vệ họ…”

[13] Toàn câu chuyện: Genesis-19:
Lót rời khỏi Xô-đôm: Hai thiên sứ đến Xô-đôm vào lúc chiều tối, khi Lót đang ngồi nơi cửa thành. Nhìn thấy họ, Lót đứng dậy đến trước mặt cúi mọp xuống đất để chào. Lót thưa, “Xin mời các ngài vào nhà tôi nghỉ đêm. Các ngài sẽ rửa chân rồi ngày mai hãy lên đường.” Các thiên sứ đáp, “Không, đêm nay chúng tôi sẽ ngủ ngoài công viên thành phố.”Nhưng Lót năn nỉ quá nên họ bằng lòng vào nhà. Lót dọn bữa ăn cho họ. Ông nướng bánh mì không men, rồi họ ăn.
Trước khi họ đi ngủ thì toàn thể đàn ông trong thành Xô-đôm, từ già đến trẻ, kéo đến bao vây nhà Lót. Họ gọi Lót, “Ê, hai người mới đến nhà anh đêm nay đâu? Mang họ ra đây để chúng ta ăn nằm với họ.”Lót bước ra ngoài gặp họ, rồi đóng cửa nhà sau lưng mình. Ông bảo, “Không được, anh em ơi! Chớ có làm việc ác nầy. Nầy, tôi có hai đứa con gái còn trinh trắng, chưa hề ngủ với đàn ông nào. Tôi sẽ đưa chúng nó cho các anh em. Các anh em làm gì cũng được, nhưng xin anh em chớ đụng đến hai người nầy. Họ đã đến nhà tôi. Tôi có bổn phận phải bảo vệ họ .” Bọn đàn ông vây quanh nhà Lót đáp, “Đi chỗ khác!” Rồi chúng bảo nhau, “Thằng Lót nầy đến ở thành phố chúng ta như kiều dân mà bây giờ còn dám lên mặt dạy chúng ta nữa à?” Rồi chúng bảo Lót, “Chúng tôi sẽ xử với anh còn tệ hơn với hai người nầy.” Chúng bắt đầu xô ông và định xông tới phá cửa.Nhưng hai người ở nhà Lót mở cửa lôi ông vào, và đóng ập cửa lại. Rồi hai người ấy khiến bọn người ở ngoài cửa bị mù, đến nỗi già trẻ đều lần mò mà không tìm được cửa.
Chạy thoát khỏi thành Xô-đôm: Hai người hỏi Lót, “Anh còn có thân nhân nào nữa trong thành nầy không? Anh có con rể, con trai, con gái hay bà con nào nữa không? Nếu có thì bảo họ phải rời thành ngay, vì chúng tôi sắp tiêu diệt thành nầy. Đức Giê-hô-va đã nghe những việc độc ác trong thành cho nên Ngài sai chúng tôi đến để tiêu diệt thành.”Nên Lót đi ra nói với các con rể tương lai, đã hứa hôn với con gái mình rằng, “Hãy mau mau ra khỏi thành nầy, vì Đức Giê-hô-va sắp sửa tiêu diệt nó!” Nhưng họ tưởng Lót nói đùa.
Sáng sớm hôm sau các thiên sứ hối thúc Lót. Họ bảo, “Nhanh lên. Mang vợ và hai con gái anh đi ra để các con không bị tiêu diệt khi ta trừng phạt thành nầy.”Nhưng Lót lừng khừng. Cho nên hai người ấy nắm tay Lót, cùng vợ và hai con gái ông, dẫn ra khỏi thành. Đức Giê-hô-va tỏ lòng thương xót đối với Lót và gia đình ông. Sau khi mang họ ra khỏi thành rồi một trong hai người bảo, “Hãy chạy cứu mạng mau lên! Chớ ngoái cổ nhìn và đừng dừng lại nơi nào trong thung lũng. Hãy chạy lên núi. Nếu không các con sẽ bị tiêu diệt đó.”
Nhưng Lót năn nỉ một trong hai người đó, “Xin làm ơn đừng bắt tôi đi xa như thế! Các ngài đã nhân từ thương xót mà cứu mạng tôi, nhưng tôi không thể chạy lên núi kịp đâu. Thảm họa sẽ chụp bắt tôi, tôi sẽ mất mạng. Kia có cái thành nhỏ không xa lắm. Xin cho tôi chạy đến đó. Vì là thành nhỏ, chắc tôi được an toàn.” Thiên sứ bảo Lót, “Được, ta cho phép anh. Ta sẽ không tiêu diệt thành đó. Nhưng phải chạy nhanh đến đó vì chúng tôi không thể tiêu diệt Xô-đôm trước khi anh đã đến đó an toàn.” (Thành đó tên là Xoa vì nó nhỏ.)
Thành Xô-đôm và Gô-mô-rơ bị tiêu diệt: Khi mặt trời vừa mọc thì Lót cũng vừa đến Xoa. Đức Giê-hô-va giáng mưa lửa diêm sinh từ trời xuống trên Xô-đôm và Gô-mô-rơ, đốt cháy tiêu hai thành đó. Đức Giê-hô-va cũng tiêu diệt toàn thung lũng Giô-đanh, hủy diệt mọi người trong các thành đó, luôn cả cây cối vùng ấy.
Ngay lúc đó vợ Lót quay lại nhìn, nên bà liền biến thành cột muối.
Sáng sớm hôm sau Áp-ra-ham dậy, đi đến nơi ông đã đứng trước mặt Đức Giê-hô-va. Nhìn về hướng Xô-đôm và Gô-mô-rơ và toàn thung lũng Giô-đanh, ông thấy khói từ dưới đất bốc lên giống như khói của lò lửa.
Khi Đức Giê-hô-va tiêu diệt các thành trong thung lũng thì Ngài nhớ đến Áp-ra-ham. Nên Ngài cứu mạng Lót, nhưng hủy diệt thành phố Lót sinh sống.
Lót và hai cô con gái: Lót sợ không dám ở lâu trong Xoa nên ông và hai cô con gái đi vào trong núi sống trong một cái hang. Một hôm cô chị bảo cô em, “Cha chúng ta nay đã già rồi. Ai trên đất nầy cũng có vợ có chồng nhưng quanh đây không có đàn ông nào để lấy chúng ta theo như lệ thường. Thôi chúng ta hãy phục rượu cho cha say rồi đến nằm với cha. Chúng ta sẽ nhờ cha mà sinh con để lưu truyền nòi giống.”
Hôm đó hai cô phục rượu cho cha khiến ông say. Cô chị đến nằm với cha mình. Nhưng Lót chẳng biết lúc nào cô ta nằm xuống hay lúc nào cô ta dậy hết.Hôm sau cô chị bảo cô em, “Hôm qua chị đã đến nằm với cha rồi. Đêm nay chúng ta hãy phục rượu cho cha say nữa, để em vào với cha. Làm như thế để nhờ cha mà lưu truyền nòi giống.” Cho nên đêm đó hai cô lại phục rượu cho cha say nữa, rồi cô em vào nằm với cha mình. Lần nầy Lót cũng không hay lúc nào nàng nằm hay lúc nào nàng dậy hết.
Vậy hai cô con gái mang thai qua cha mình. Cô chị sinh ra một con trai đặt tên là Mô-áp. Nó là ông tổ của các dân Mô-áp mà hiện nay vẫn còn. Cô em cũng sinh ra một con trai đặt tên là Bên-Am-mi . Nó là ông tổ của dân Am-môn hiện nay vẫn còn đó.
[14] Các Thủ Lãnh 19 – Vietnamese Bible: Easy-to-Read Version
http://www.biblegateway.com/passage/?search=Judges%2019&version=BPT
Người Lê-vi và cô vợ lẽ
19 – Lúc đó dân Ít-ra-en không có vua. Có một người Lê-vi sống ở một nơi hẻo lánh trong vùng núi Ép-ra-im. Ông lấy một cô vợ lẽ gốc thành Bết-lê-hem thuộc xứ Giu-đa về sống chung với mình, Nhưng cô không chung tình với ông. Cô bỏ ông đi về nhà cha mình ở Bết-lê-hem thuộc xứ Giu-đa và ở đó bốn tháng. Chồng cô đi năn nỉ cô về với mình, mang theo đứa đầy tớ và hai con lừa. Khi người Lê-vi đến nhà cha cô thì cô mời ông vào nhà. Còn cha cô mừng được gặp ông. Ông cha vợ, tức cha người đàn bà, yêu cầu ông ở lại. Vậy ông ở lại ba ngày, ăn uống, ngủ lại đó.
… người Lê-vi không muốn ở nán thêm đêm nữa cho nên ông mang hai con lừa chuẩn bị yên cương và cùng cô vợ lẽ đi về phía thành Giê-bu cũng gọi là Giê-ru-sa-lem. Khi gần đến thành Giê-bu thì trời tối rồi nên người đầy tớ thưa với chủ, “Thôi chúng ta hãy vào thành nầy của dân Giê-bu-sít để ngủ đêm.”
Nhưng người chủ nói, “Không. Chúng ta sẽ không vào thành ngoại quốc. Họ không phải dân Ít-ra-en. Chúng ta sẽ ráng đi đến thành Ghi-bê-a.” Ông bảo, “Thôi hãy ráng đi đến Ghi-bê-a hay Ra-ma ngủ đêm ở một trong hai thành đó.” Vậy họ tiếp tục đi. Khi đến gần Ghi-bê-a thuộc chi tộc Bên-gia-min thì mặt trời đã lặn. Họ dừng lại đó nghỉ đêm. Họ đến chỗ công viên trong thành phố ngồi nghỉ nhưng không ai mời vào nhà nghỉ đêm cả. Sau cùng đến chiều tối có một ông già đi làm việc từ ngoài đồng về. Nhà ông trước ở vùng núi Ép-ra-im nhưng bây giờ ông cư ngụ tại Ghi-bê-a. Dân Ghi-bê-a thuộc chi tộc Bên-gia-min. Khi ông thấy có lữ khách nơi công viên liền hỏi, “Các anh đi đâu đây? Các anh ở đâu đến vậy?”
Người Lê-vi đáp, “Chúng tôi đi từ Bết-lê-hem thuộc Giu-đa về nhà tôi ở trong vùng núi Ép-ra-im. Trước kia tôi ở Bết-lê-hem thuộc Giu-đa nhưng nay tôi đi đến Lều Thánh của Chúa. Không ai mời chúng tôi vào nhà cả. Chúng tôi có đủ rơm và thức ăn cho lừa của chúng tôi cùng bánh mì, rượu cho tôi, cô gái nầy và người đầy tớ. Chúng tôi không thiếu gì cả.”
Ông già nói, “Mời các ông bà vào nghỉ nhà tôi. Tôi sẽ cung cấp cho các ông bà đầy đủ mọi sự, đừng ngủ đêm nơi công viên.” Vậy ông già đưa người Lê-vi vào nhà rồi cho lừa ăn. Họ rửa chân và ăn uống. Trong khi họ đang ăn thì có mấy tên du đãng trong thành phố vây nhà và đập cửa. Họ kêu chủ nhà, “Mang anh chàng mới vào nhà ông ra đây. Chúng tôi muốn làm tình với nó.” Ông chủ nhà đi ra bảo họ, “Các bạn ơi, đừng làm chuyện gian ác như thế. Người nầy là khách của tôi . Chớ phạm điều nhơ nhuốc nầy! Đây, tôi có đứa con gái chưa hề giao hợp với ai, và cô vợ lẽ của người nầy. Tôi sẽ mang họ ra cho các bạn rồi các bạn muốn làm gì mặc ý, nhưng đừng làm điều nhơ nhuốc đối với người nầy.”
Nhưng bọn đó không thèm nghe ông già. Nên người Lê-vi bắt cô vợ lẽ mang ra cho họ. Chúng hiếp dâm và hành hạ nàng trọn đêm. Đến sáng chúng thả nàng về nhà. Nàng về đến nhà nơi chồng mình ở rồi té gục nằm trước cửa. Đến sáng khi người Lê-vi thức dậy, mở cửa nhà đi ra ngoài chuẩn bị lên đường thì thấy cô vợ lẽ nằm sóng sượt nơi cửa, hai tay đặt trên ngạch cửa. Người Lê-vi bảo nàng, “Đứng dậy! Chúng ta hãy đi.” Nhưng nàng chẳng trả lời.
Vì thế người Lê-vi đặt nàng lên lưng lừa chở về nhà. Khi về đến nhà, người Lê-vi lấy con dao chặt thây cô vợ lẽ ra làm mười hai khúc gởi đi khắp xứ Ít-ra-en. Ai thấy chuyện nầy cũng bàn tán, “Từ khi dân Ít-ra-en ra khỏi Aicập chưa bao giờ xảy ra chuyện như thế nầy cả. Hãy suy nghĩ đi rồi tìm cách hành động.”

[15] Genesis 12: 18-19 – Nên vua liền mời Áp-ram lại hỏi, “Anh làm gì cho ta vậy? Tại sao không nói thẳng với ta rằng Sa-rai là vợ anh? Tại sao anh bảo, ‘Cô ta là em gái tôi’ để đến nỗi ta đã lấy nàng làm vợ? Bây giờ vợ anh đây. Nhận lại rồi đi đi!”
Genesis 20: 2-5 – Áp-ra-ham rời Hếp-rôn đi đến miền Nê-ghép, cư ngụ giữa Ca-đe và Su-rơ một thời gian. Khi đến Ghê-ra thì ông bảo mọi người rằng Sa-ra là em gái mình. A-bi-mê-léc, vua Ghê-ra nghe thế liền sai mấy đầy tớ cho bắt Sa-ra. Nhưng một đêm kia Gót bảo A-bi-mê-léc trong chiêm bao rằng, “Con sẽ chết, vì người đàn bà con lấy đã có chồng rồi.” Nhưng A-bi-mê-léc chưa lại gần Sa-ra nên ông thưa, “Lạy Chúa, Ngài sẽ tiêu diệt cả một dân tộc vô tội sao? Chính Áp-ra-ham đã bảo con, ‘Người đàn bà nầy là em gái tôi,’ mà chính nàng cũng đã nói với con, ‘Ông nầy là anh tôi.’ Cho nên con vô tội. Con đâu có biết mình làm sai trái?”
[16] Genesis 22 – Gót thử Áp-ra-ham
“ … Gót thử đức tin của Áp-ra-ham. Gót gọi Áp-ra-ham, “Áp-ra-ham!” Ông thưa, “Dạ.” Gót bảo, “Con hãy bắt đứa con trai một của con là Y-sác, đứa con mà con rất thương yêu, đi đến xứ Mô-ri-a. Hãy dâng nó làm của lễ toàn thiêu trên một hòn núi mà ta sẽ chỉ cho.” Sáng hôm sau Áp-ra-ham dậy sớm và chuẩn bị yên cương cho lừa. Ông mang Y-sác và hai đứa đầy tớ nữa cùng đi. Sau khi đốn củi để làm của lễ thiêu thì họ lên đường, đi đến nơi Gót chỉ định. Đến ngày thứ ba, Áp-ra-ham ngước mắt lên thấy địa điểm đó từ đàng xa. Ông bảo mấy đứa đầy tớ, “Mấy chú ở đây với con lừa. Con trai ta và ta sẽ đi đến đàng kia thờ phụng rồi sẽ trở lại với các chú.” Áp-ra-ham chất củi để làm của lễ thiêu lên cho Y-sác vác, còn mình thì cầm dao và lửa. Hai cha con cùng đi.
Y-sác gọi Áp-ra-ham cha mình, “Cha ơi!” Áp-ra-ham đáp, “Cha đây, con!” Y-sác hỏi, “Thưa cha, mình có lửa và củi đây, nhưng chiên con đâu mà làm của lễ thiêu?” Áp-ra-ham đáp, “Con ơi, Gót sẽ chuẩn bị chiên con để chúng ta làm của lễ thiêu.” Hai cha con lại tiếp tục đi. Đến nơi Gót chỉ định, Áp-ra-ham dựng một bàn thờ tại đó. Xong ông đặt củi lên rồi trói con mình là Y-sác đặt nằm lên đống củi trên bàn thờ. Xong Áp-ra-ham giơ dao định giết con mình.
Nhưng thiên sứ của Gót từ trời kêu xuống, “Áp-ra-ham! Áp-ra-ham!” Áp-ra-ham đáp, “Thưa, con đây!”Thiên sứ bảo, “Đừng đụng đến con của con! Bây giờ ta biết con thật kính sợ Gót. Con đã không tiếc con trai, tức con một mình, đối với ta.”
Áp-ra-ham ngước lên thấy một con chiên đực đang mắc kẹt sừng trong bụi cây, nên Áp-ra-ham bắt giết nó. Ông dâng nó lên làm của lễ thiêu cho Gót, thế cho con mình. Vì vậy, Áp-ra-ham gọi chỗ đó là Nơi Gót Cung Ứng. Đến ngày nay người ta vẫn nói “Trên hòn núi của Gót mà mọi việc sẽ được cung ứng.”
Thiên sứ của Gót từ trời gọi Áp-ra-ham một lần nữa 16 rằng, “Gót phán, ‘Vì đối với ta, con đã không tiếc con trai, tức con một của con, nên nhân danh chính mình, ta hứa như sau: Ta chắc chắn sẽ ban phước và cho con vô số con cháu. Chúng nó sẽ đông như sao trên trời, như cát bãi biển. Chúng sẽ chiếm đoạt thành trì của quân thù. Nhờ con cháu con mà nhiều dân tộc trên đất sẽ được phước, vì con vâng lời ta.’”

[17] Đây là một vấn đề hoàn toàn của người phương Tây, Âu Mỹ, trong văn hóa với đạo đức (luân lý) truền thống của Juda-Kitô. Với các dân tộc ngoài châu Âu – trên các lục địa Á, Phi, Mỹ – đều có những đạo đức hay luân lý riêng trong văn hóa tương ứng. Và những đạo đức hay luân lý này thường cổ xưa hơn nhiều so với Juda-Kitô của phương Tây (như Ấn, BaTư, Aicập, Tàu, Inca,…) hiển nhiên những sự kiện này cho thấy – bàn luận của Dawkins (và rất nhiều những người như ông ở phương Tây) với câu hỏi này – đạo đức có đến từ sách thánh Kitô không – và trả lời Không – cả câu hỏi lẫn lời đáp chỉ hạn hẹp trong lĩnh vực địa bàn văn hóa Âu Mỹ mà thôi. Trên đay – Dawkins đang thuyết phục lời đáp Không với câu hỏi – đạo đức có nên đến từ sách thánh Kitô không? Như chúng ta thấy – là một câu hỏi quan trọng và thời sự cho người Âu Mỹ, và chỉ với người Âu Mỹ mà thôi.
Thế nên, chúng ta thấy, như ở Việt nam làm thí dụ, các nhà truyền đạo Kitô khi bàn chuyện đạo đức thường nhắc đến (a) những khái niệm đạo đức của Khổng hay Phật, vì chúng đã có trước, nên đã quen thuộc ở địa bàn văn hóa Việt Nam, gần gũi với người nghe; rồi nhân đó, mượn làm mở đầu đưa vào khái niệm Kitô muốn bàn luận, để đưa đến rằng (b) trong Kitô (Christ, thánh chiên Augustinô, thánh chiên Tôma Aquinô, vua chiên,… nói) một gì đó tương tự, và dần dà cho thấy, (c) thế nhưng trong (b) lại còn có một gì đó hoặc hay hơn/hợp thời hơn/một gì đó… là “hơn”, nhưng đọc/nghe kỹ sẽ thấy (c) sai vì (a) đã bị hiểu lệch lạch vì cố ý hay vô tình (thường vì không hiểu nổi, hay tưởng là hiểu nhưng hiểu sai, hay tiềm thức tự tôn tôn giáo dẫn dụ hiểu sai, không thể/muốn hiểu đúng), và (b) đã chọn lựa kỹ lưỡng – tôi gọi là việc ‘chọn hoa giữa bãi phân’ (chỉ có được hoa cứt lợn!) – như Dawkins nói trên đây – vì toàn thể đạo đức Kitô là vô đạo đức (khái niệm “thay tội” cho người khác, khái niệm “rửa tội, xưng tội”) và những sự kiện lịch sử đã đi đôi với những chiến tranh đế quốc, xâm lăng, thực dân, nô lệ, diệt chủng, tấy rửa sắc tộc, hủy hoại môi trường sống và trên hết với yếu tính khinh miệt sự sống con người trên trần gian này.
[18] Judges 11- Các Thủ Lãnh 11 (Vietnamese Bible: Easy-to-Read Version)
Lời hứa nguyện của Giép-thêGiép-thê khẩn nguyện cùng Đức Giê-hô-va rằng: Nếu Ngài phó dân Am-môn vào tay tôi, khi tôi thắng chúng nó trở về, hễ chi ở cửa nhà tôi đi ra đầu hết đặng đón rước tôi, thì nấy sẽ thuộc về Đức Chúa Trời, và tôi sẽ dâng nó làm của lễ thiêu.Đoạn, Giép-thê đi đến dân Am-môn đặng giao chiến cùng chúng nó, và Đức Giê-hô-va phó chúng nó vào tay người.Người đánh bại chúng nó từ A-rô-e cho đến Mi-nít, và cho đến A-bên-Kê-ra-mim, cùng chiếm lấy của chúng nó hai mươi cái thành. Ấy là một trận-bại rất lớn; dân Am-môn bị phục trước mặt dân Y-sơ-ra-ên.
Giép-thê trở về nhà mình tại Mích-ba; kìa, con gái người ra đón-rước người, có cầm trống nhỏ và nhảy múa. Nàng là con-một của người, ngoài nàng chẳng có con trai hoặc con gái nào khác hơn. Giép-thê vừa thấy nàng, liền xé áo mình mà rằng: Ới con, than ôi! con gây cho cha tức tối quá thay! Con thuộc vào số kẻ làm rối cha! Vì cha có mở miệng khấn nguyện cùng Đức Giê-hô-va, không thế nuốt lời. Nàng thưa rằng: Cha ôi, nếu cha có mở miệng khấn nguyện cùng Đức Giê-hô-va, xin hãy làm cho con y như lời ra khỏi miệng cha, vì bây giờ Đức Giê-hô-va đã báo thù kẻ cừu địch cha rồi, tức là dân Am-môn.
Đoạn, nàng lại nói cùng cha mình rằng: Xin cha hãy nhậm cho con lời nầy: Để cho con thong thả trong hai tháng, con sẽ đi ở trên núi đặng cùng chị em bạn con khóc về sự đồng trinh của con. Giép-thê đáp rằng: Con cứ đi. Rồi người để nàng đi hai tháng. Vậy, nàng đi cùng chị em bạn mình, khóc sự đồng trinh mình tại trên núi. Cuối hai tháng, nàng trở về cha mình, và người làm cho nàng tùy theo lời khấn nguyện mình đã hứa. Nàng chẳng có biết người nam. Tại cớ đó trong Y-sơ-ra-ên có thường lệ nầy: Mỗi năm, các con gái Y-sơ-ra-ên đi than khóc con gái của Giép-thê, người Ga-la-át, trong bốn ngày.

Ý tưởng “khóc sự đồng trinh của mình” ở đây, với một người đọc xa lạ và mới đọc lần đầu, xem dường có vẻ lạc lõng, ngớ ngẩn, nên khó hiểu (hay huyền bí!), nếu chỉ đọc mà không có giải thích thêm (thường làm cho xa lạc hơn), và có thể làm người đọc (như tôi) cười ra nước mắt, nhưng ý nghĩa của nó trở nên hiển hiện rõ ràng dễ hiểu khi chúng ta đặt nó vào chung với mẫu thức (pattern) quen thuộc thấy trong các truyền thuyết, truyện cổ, huyền thoại Trung Đông, mà ở đây chúng ta đương xem xét một trường hợp cụ thể. Pattern đó là người ta hiến sinh một trinh nữ cho Gót, nên ở đây chúng ta thấy ba yếu tố của pattern: ‘giết cúng’ + ‘một trinh nữ’ + cho Gót’, và người giết cúng là Giép-thê, người cha, trinh nữ đó là (không màng chép tên vì tên vật hy sinh – vật hy sinh tên gì? – không quan trọng, chỉ là một yếu tố của pattern, thông điệp nhắn gửi – vật hy sinh là một trinh nữ – mới là quan trọng) chính đứa con gái yêu quí của mình.

Trong Pattern hiến sinh một trinh nữ cho Gót, những gì liên hệ giữa hai khái niệm “người nữ” và “Gót” – như dâng cúng, ăn nằm, ... – đều phải là tinh khiết, trong sạch thể hiện qua hình ảnh cụ thể dễ hiểu là một “trinh nữ”, tương tự như chi tiết “Maria đồng trinh” (như Maria vẫn đồng trinh dù đã ‘ăn nằm’, thụ thai với Gót), hay chi tiết những người tử đạo Muslim lên ‘thẳng’ thiên đường và ‘món quà quí giá’ đầu tiên là những trinh nữ (con số bàn cãi hiện nay là … 72, nhưng ít hơn hay nhiều hơn, đèu cho thấy phải có yếu tố xác thịt gớm ghiếc “còn trinh”) – đó là một meme rất phổ thông của văn hóa tôn giáo Trung Đông (Aicập, Batư, Dothái, Kitô), meme đó cũng cho thấy liên kết với một meme khác trong ao meme chung của các văn hóa này là – người phụ nữ bị coi rẻ, giữ địa vị thứ yếu sau phái nam; vì một trong nhiều lý do, đầu tiên và cụ thể là hiện tượng kinh nguyệt trong sinh lý cơ thể, nên những gì có liên hệ với không-sạch, ô uế (phụ nữ) khi liên hệ với sạch, tinh khiết, cao quí (Gót), chúng bị cưỡng ép phải đi kèm tính chất trong sạch, dù phản tự nhiên; và ở đây là “sự đồng trinh”, “chẳng có biết người nam”. Pattern đó thành công thức cụ thế:

Người nữ (Ô uế, không sạch) + (Gót) sạch, tinh khiết = ‘đồng trinh”

Thế nên, “Khóc sự đồng trinh mình” đã được diễn giải với ý nghĩa “giấy trắng mực đen” thông thường, như một bản ‘kinh’ Thánh khác, cho người đọc ít chữ nghĩa, là “không bao giờ có chồng” và thêm cho chắc chắn là “không có con”, cho thật rõ ràng, dễ hiểu; Trong văn bản trên – trước khi người cha đau khổ Giép-thê ‘làm cho nàng tùy theo lời khấn nguyện mình đã hứa’ nghĩa là giết cúng nàng cho Gót (sau này người Israel chuyển sang cúng con dê con, cừu con), tác giả câu truyện kinh hoàng này phải nhấn mạnh lại “Nàng chẳng có biết người nam”.
“Khóc sự đồng trinh mình” (2 lần), “Nàng chẳng có biết người nam” trong một đoạn văn ngắn dẫn trên là thuộc một meme tôn giáo quan trong. Như trong thí dụ sau đây, cùng một web page, giải thích rõ ràng hơn: (Judges 11 – Contemporary English Version (CEV)
http://www.biblegateway.com/passage/?search=Judges%2011&version=CEV) [(“… wandering in the hill country with my friends. We will cry together, because I can never get married and have children … She and some other girls left, and for two months they wandered in the hill country, crying because she could never get married and have children. Then she went back to her father. He did what he had promised, and she never got married]
[19] từ đánh ghen, xé quần xé áo tình địch trước công chúng, tạt a xít hủy hoại nhan sắc tình đich, và đến ám hại, giết hết,… Gót trong ‘kinh’ Thánh làm những kinh hoàng tương tự.
[20] trong kinh Thánh, nếu mơ tưởng, chạy theo, nghĩ đến một vị Gót khác, xem như hành động “thông dâm”, ngoại tình tư tưởng. Khái niệm “trong sạch” trong tư tưởng gót học Kitô thường xoay quanh khái niệm cụ thể lấy từ thế giới vật dục xác thịt, như tình dục.
[21] [* Ý tưởng về tính chất giàu hài ước này, Jonathan Miller đã nêu lên cho tôi, nhưng ngạc nhiên là ông chưa bao giờ từng đem nó vào trong một màn kịch ngắn của Beyond the Fringe nào. Tôi cũng cảm ơn ông đã giới thiệu quyển sách khảo cứu đã dựa trên nó của: M. Halbertal và A. Margalit. Idolatry. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1992.]
Beyond the Fringe: Nhưng hài kịch ngắn, châm biếm, nổi tiếng của sân khấu Anh, do các tác giả Peter Cook, Dudley Moore, Alan Bennett, và Jonathan Miller viết và diễn ở London, New York, và trên BBC trong những năm 1960’s, được xem như gây mầm cho thể loại “revue” này trong những năm 1960 ở nước Anh.
[22] Tôi nghĩ Dawkins ở đây có thể đã vội vàng, thực ra tôn giáo thờ Gót-Bò đã có với dân Dothái, có phần là họ có từ dân Aicập. Những người Dothái đang bàn ở đây, nếu theo như kể trong Genesis (dù sự đào thoát khỏi Aicập không là lịch sử thật), họ là những nô lệ vừa cùng Moses chạy thoát khỏi Egypt, họ chỉ đơn giản quay lại với Gót-Bò của những chủ nhân cũ của họ: Tôn giáo thờ thần bò Apis của dân Aicập: Apis được trình bày như một con bò đực. – Ông là vị thần Aicập của sức mạnh và khả năng sinh sản. Tinh thần của Apis được cho là có trong cơ thể của một con bò đực thực, được các Pharaoh nuôi giữ hàng năm và được những giáo sĩ của nhà vua chăm sóc. Vào cuối năm cũ, con bò nuôi Apis này đã được đem giết mổ, và Pharaoh ăn thịt của nó. Người ta tin rằng các Pharaoh sau đó sẽ kế thừa sức mạnh tuyệt vời của gót-bò Apis.
Apis, (Greek); Egyptian Hap, Hep, or Hapi, in ancient Egyptian religion, sacred bull deity worshipped at Memphis. The cult of Apis originated at least as early as the 1st dynasty (c. 2925–c. 2775 bce). Like other bull deities, Apis was probably at first a fertility god concerned with the propagation of grain and herds, but he became associated with Ptah, the paramount deity of the Memphite area, and also with Osiris (as User-Hapi) and Sokaris, gods of the dead and of the underworld. As Apis-Atum he was associated with the solar cult and was often represented with the sun-disk between his horns. [Encyclopedia Britannica]
[23] Exodus 32: 1 – Xuất Hành 32 – Vietnamese Bible: Easy-to-Read Version (BPT)
Con bò vàng
Dân chúng chờ lâu mà không thấy Mô-se xuống núi nên họ xúm quanh A-rôn nói, “Mô-se dẫn chúng tôi ra khỏi Ai-cập nhưng bây giờ chúng tôi không biết ông ta gặp chuyện gì rồi. Thôi ông hãy làm những thần để dẫn chúng tôi đi.” A-rôn bảo dân chúng, “Hãy cởi các bông tai vàng mà vợ, con trai, con gái các ngươi đeo, mang đến cho ta.” Vậy dân chúng mang các bông tai vàng đến cho A-rôn. Ông lấy vàng đó của dân chúng và dùng dụng cụ tạc một tượng bò con vàng. Rồi dân chúng bảo, “Ít-ra-en ơi, đây là thần đưa các ngươi ra khỏi xứ Ai-cập!”. Khi A-rôn thấy vậy liền xây một bàn thờ trước mặt con bò và long trọng tuyên bố: “Ngày mai sẽ có một lễ đặc biệt cho Đức Giê-hô-va.” Sáng hôm sau dân chúng dậy sớm dâng của lễ thiêu và của lễ thân hữu. Họ ngồi xuống ăn uống rồi đứng dậy vui chơi.
Đức Giê-hô-va liền bảo Mô-se, “Hãy đi xuống núi mau vì dân mà con mang ra khỏi xứ Ai-cập đã hư đốn rồi. Chúng nó đã vội bỏ những điều ta truyền dặn mà tự tạc cho mình một bò con vàng và bái lạy nó, dâng của lễ cho nó. Chúng nó bảo, ‘Ít-ra-en ơi, đây là các thần đã mang con ra khỏi Ai-cập!’” Đức Giê-hô-va bảo Mô-se, “Ta đã thấy rõ dân nầy là dân ương ngạnh. Nên bây giờ hãy để ta ra tay. Ta tức giận chúng nó đến nỗi ta sẽ tiêu diệt chúng nó. Rồi ta sẽ làm cho con và dòng dõi con thành một dân lớn.”
Nhưng Mô-se van xin Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời mình rằng, “Đức Giê-hô-va ơi, xin đừng tức giận mà tiêu diệt dân Ngài, là dân Ngài đã mang ra khỏi Ai-cập bằng quyền năng và sức mạnh lớn lao của mình. Xin đừng để dân Ai-cập phê bình, ‘Đức Giê-hô-va đã mang dân Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập vì mục đích xấu. Ngài đã dự định giết họ trong núi và diệt họ khỏi đất.’ Nên xin Ngài bớt giận, đừng tiêu diệt dân Ngài. Xin nhớ lại những người phục vụ Ngài: Áp-ra-ham, Y-sác, và Ít-ra-en. Ngài hứa bằng lời thề với họ rằng: Ta sẽ làm cho con cháu các con đông như sao trên trời. Ta sẽ cấp cho con cháu các con xứ nầy mà ta đã hứa, xứ đó sẽ thuộc về chúng nó đời đời.” Nhờ vậy, Đức Giê-hô-va đổi ý, không tiêu diệt dân chúng như Ngài đã định làm.
Rồi Mô-se xuống núi, trong tay mang hai bảng đá có khắc Giao Ước. Giao Ước được viết trên cả hai mặt, mặt trước và mặt sau của mỗi bảng. Chính tay Đức Chúa Trời đã làm các bảng đá đó, và cũng chính Ngài đã khắc các mệnh lệnh lên bảng. Khi Giô-suê nghe tiếng dân chúng reo hò, ông bảo Mô-se, “Nghe giống như tiếng ồn ào của chiến trận trong doanh trại.” Mô-se đáp, “Không phải tiếng reo mừng chiến thắng, cũng không phải tiếng kêu khóc vì thua trận, mà ta nghe như tiếng ca hát.” Khi Mô-se đến gần doanh trại và nhìn thấy bò con vàng và mọi người nhảy múa, thì ông vô cùng giận dữ. Ông liền ném xuống đất hai bảng đá đang cầm trong tay, bể tan tành nơi chân núi. Rồi ông lấy tượng bò con bằng vàng mà dân chúng đã tạc, đốt chảy nó trong lửa rồi nghiền thành bột. Ông ném bột vào trong nước, bắt dân Ít-ra-en uống.
Mô-se hỏi A-rôn, “Dân nầy làm gì cho anh? Tại sao anh gây cho họ phạm tội ghê gớm như vậy?” A-rôn đáp, “Xin chủ đừng giận. Ngài biết dân nầy có khuynh hướng làm bậy. Dân chúng bảo tôi, ‘Mô-se dẫn chúng tôi ra khỏi Ai-cập nhưng không biết ông ta gặp chuyện gì rồi. Xin ông làm những thần để dẫn chúng tôi đi.’ Nên tôi bảo họ, ‘Hãy cởi đồ trang sức bằng vàng của các con.’ Khi họ trao vàng cho tôi thì tôi ném nó vào lửa rồi làm ra bò con nầy!” Mô-se thấy dân chúng phóng túng vì A-rôn để họ phóng túng và làm trò cười trước mặt kẻ thù. Nên Mô-se đứng trước cửa doanh trại tuyên bố, “Ai muốn theo Đức Giê-hô-va thì đến cùng ta.” Tất cả những người trong họ Lê-vi liền tập họp quanh Mô-se. Mô-se liền bảo họ, “Đức Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của Ít-ra-en, phán như sau: ‘Ai nấy phải mang gươm và đi từ đầu nầy đến đầu kia của doanh trại. Mỗi người phải giết anh em, bạn hữu và láng giềng mình.’”
Mọi người thuộc họ Lê-vi vâng lời Mô-se và trong ngày đó có khoảng ba ngàn người Ít-ra-en chết. Sau đó Mô-se bảo, “Hôm nay các ngươi đã hiến mình phục vụ Đức Giê-hô-va. Các ngươi đã sẵn lòng giết con trai và anh em mình, nên Đức Chúa Trời đã ban phước cho các ngươi .”Hôm sau Mô-se bảo dân chúng, “Các ngươi đã phạm tội tầy đình. Nhưng bây giờ tôi sẽ lên gặp Đức Giê-hô-va. Tôi sẽ cố gắng van xin để may ra Đức Giê-hô-va sẽ xóa tội các ngươi.” Nên Mô-se đi trở lại gặp Đức Giê-hô-va và thưa, “Dân nầy đã phạm tội ghê gớm! Họ đã làm các thần cho mình bằng vàng. Bây giờ xin Ngài tha tội cho họ. Nếu không, xin xóa tên tôi khỏi Sách của Ngài đi.” Nhưng Đức Giê-hô-va bảo Mô-se, “Ta sẽ xóa tên khỏi sách kẻ nào phạm tội cùng ta. Bây giờ, hãy lên đường, dẫn dân chúng đến nơi ta đã bảo con. Thiên sứ ta sẽ hướng dẫn con. Đến kỳ trừng phạt, ta sẽ trừng phạt tội của họ.” Nên Đức Giê-hô-va giáng tai hoạ ghê gớm cho dân chúng để phạt họ về tội con bò vàng mà A-rôn đã làm.
[24] Đánh ghen kinh hãi, và quái đản; cho đến nay, có lẽ trong lịch sử loài người, có lẽ vẫn không ai làm hơn được, như Gót Dê-hô-va và Gót-Bò. Chi tiết này tương đương với hành động – đốt ảnh tình địch rồi hòa than với nước và bắt kẻ ngoại tình phải uống! Đây là công thức tập hợp ‘khôn ngoan’ , hoàn chỉnh nhất đã được ghi truyền cho người sau trong ‘quyển sách đọc mà thất kinh vì lắm sự hãi hùng’ = Đốt ra than + nghiền bột + hòa chất lỏng + bắt uống.
[25] Numbers 31: 18 – “Vậy bây giờ hãy giết tất cả con trai trong đám trẻ và tất cả người nữ nào đã ăn nằm với người nam. Nhưng tất cả những thiếu nữ chưa ăn nằm với người nam nào, hãy giữ lại cho anh em.”
[26] Người Midianite , còn gọi là Ishmaelite , trong Cựu Ước , thành viên của một nhóm các bộ lạc du mục liên quan đến người Dothái và có nhiều khả năng sống phía đông của Vịnh Aqaba ở khu vực phía tây bắc của sa mạc Ả Rập . Họ tham gia vào các hoạt mục vụ, kinh doanh lưu động, và thổ phỉ, và địa chỉ liên lạc chính của họ với người Dothái là từ thời kỳ của Exodus (thế kỷ 13 TCN) qua các thời kỳ của Judges (thế kỷ 12 – 11 TCN) . Theo sách Judges, thủ lĩnh Israel là Gideon đã đẩy dân Midianites về phương Tây Palestine, sau đó họ phần lớn biến mất khỏi câu chuyện Kinh Thánh. Theo sách Genesis, những người Midianites là hậu duệ của Midian là con trai của tộc trưởng Dothái Abraham và Keturah người vợ thứ hai của ông này. Jethro là giáo sĩ lãnh đạo của một bộ lạc nhánh của dân Midianite được gọi là bộ tộc Kenites, và con gái ông Zipporah (người vợ của Môi-se), đã chịu ảnh hưởng tư tưởng Hebrew ban đầu: đó là Yahweh, chúa tể của dân Midianites, người đã tiết lộ cho Moses là Gót của Hebrew. Cắt bao quy đầu được dân Midianites thực hiện trước người Israelites. [ Encyclopædia Britannica]

Tôi ghi chú dài dòng để cho thấy – dân Dothái từ cổ thời là một dân tộc nhỏ nhưng hiếu chiến, hiếu sát, thường dùng vũ lực để giải quyết mọi tranh chấp, và những tranh chấp thường với những dân láng giềng, thường là đồng tộc, đồng chủng, nhưng chiến tranh khốc liệt vì động cơ sâu xa chỉ là sự bất đồng tôn giáo (trước sau họ là một dân tộc nhỏ, nhu cầu kinh tế, hay kinh tế/chính trị không lớn – như tranh chấp Israel/Palestine hiện nay). Tính chất quan trọng này sẽ thấy trong các dân tộc thấm nhuần những tôn giáo thoát thai từ tôn giáo của họ, như tính chất hiếu chiến, hiếu sát trong Cựu Ước, vốn cũng có thể xem như huyền sử, hay lịch sử mà dân tộc này muốn tin là mình đã thực có, của dân Dothái, đó là Kitô và Islam. Cả hai tôn giáo đó đều bành trướng bằng máu đổ từ gươm giáo súng đạn, bằng những xâm lược của đế quốc, thực dân, mọi hình thức của xâm lăng, và của nô lệ con người. Chúng đều nuôi dưỡng ý hệ trong đó giữ chặt khái niệm “chỉ có một” và “duy nhất đúng”, nên chúng không chỉ là mầm, nhưng ngòi nổ chiến tranh muôn đời, là tai ương cho nhân loại. Tính chất hiếu chiến, hiếu sát – chẳng những thể hiện qua sự tàn sát quân thù (thập tự chinh) – nhưng qua cả hành động chết vì đạo, từ những người Maccabee Dothái đến những ‘thánh’ tử đạo Kitô và Islam, đều đến từ những quyển sách loại như kinh Thánh này. Chiến tranh diệt chủng, diệt văn hóa, tẩy rửa chủng tộc, sẽ thấy trên đường bành trướng của Kitô giáo, từ thời kể trong kinh Thánh cho đến hôm qua, từ Trung Đông, Nam Phi, bắc Mỹ, Trung nam Mỹ, Balkan, châu Phi và hiện nay, như từ bao giờ, lại vẫn dai dẳng ở Trung đông, và ngay trên đất Thánh Jerusalem.
Trên chính đất Thánh của ba tôn giáo này – vẫn tự hào là kêu gọi, và đề cao thương yêu con người; nhưng con người ở đó không bao giờ rời gươm đạn, chiến tranh không bao giờ ngưng, khói súng chưa bao giờ tắt cho được lâu dài.
“Chất chứa một thế giới với …. những tôn giáo thuộc loại tôn giáo Abraham, giống như bỏ bừa bãi đầy đường phố những súng ống lại còn nạp đạn sẵn. Đừng ngạc nhiên nếu người ta không đem chúng ra dùng” [“To fill a world with ... religions of the Abrahamic kind, is like littering the streets with loaded guns. Do not be surprised if they are used”- Richard Dawkins, "Religion's Misguided Missiles" (September 15, 2001)]
[27] Dân Số 25 – Vietnamese Bible: Easy-to-Read Version (BPT)
Dân Ít-ra-en cúng thờ thần Ba-anh ở Phê-ô
Dân Y-sơ-ra-ên ở tại Si-tim, khởi thông dâm cùng những con gái Mô-áp. Con gái mời dân chúng ăn sinh lễ cúng các thần mình; dân sự ăn và quì lạy trước các thần chúng nó. Y-sơ-ra-ên cũng thờ thần Ba-anh-Phê-ô, cơn giận của Đức Giê-hô-va bèn nổi lên cùng Y-sơ-ra-ên.
Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Hãy bắt các đầu trưởng của dân chúng, và treo lên trước mặt Đức Giê-hô-va, đối cùng mặt trời, để cơn giận của Đức Giê-hô-va xây khỏi Y-sơ-ra-ên. Vậy, Môi-se nói cùng các quan án Y-sơ-ra-ên rằng: Mỗi người trong các ngươi phải giết những kẻ nào thuộc về bọn cúng thờ Ba-anh-Phê-ô. Nầy, một người trong dân Y-sơ-ra-ên dẫn một người nữ Ma-đi-an đến giữa anh em mình, hiện trước mắt Môi-se và cả hội dân Y-sơ-ra-ên, đương khi hội chúng khóc tại cửa hội mạc. Phi-nê -a, con trai Ê-lê -a-sa, cháu A-rôn, thầy tế lễ, thấy sự nầy, bèn đứng dậy giữa hội chúng, cầm một cây giáo, đi theo người Y-sơ-ra-ên vào trong trại, đâm ngang dạ dưới của người Y-sơ-ra-ên và người nữ; tai vạ (bệnh dịch) giữa dân Y-sơ-ra-ên bèn ngừng lại.
Vả, có hai mươi bốn ngàn người chết về tai vạ (bệnh dịch) nầy.
[28] Nguyên văn “godsl”– từ viết chệch của từ gods – như từ “trời đất ơi” thành “chèng đéc ơi” – tôi dịch tạm là “gót géc”.
[29] Exodus 34: 13-17 –
“Nhưng các ngươi hãy phá hủy bàn thờ, đập bể pho tượng và đánh hạ các thần chúng nó. Vì ngươi đừng sấp mình xuống trước mặt Chúa nào khác, bởi Đức Giê-hô-va tự xưng là Đức Chúa Trời kỵ tà; Ngài thật là một Đức Chúa Trời kỵ tà vậy. Hãy cẩn thận đừng lập giao ước cùng dân của xứ đó, e khi chúng nó hành dâm cùng các tà thần chúng nó và tế các tà thần của chúng nó, có kẻ mời, rồi ngươi ăn của chúng họ chăng. Lại đừng cưới con gái chúng nó cho con trai ngươi, e khi con gái chúng nó hành dâm với các tà thần chúng nó, quyến dụ con trai ngươi cũng hành dâm cùng các tà thần của chúng nó nữa chăng. Ngươi chớ đúc thần tượng.”
[30] ethnic cleansing: Làm sạch chủng tộc: hiện tượng chiến tranh xua đuổi hay tiêu diệt tập thể những người thuộc một sắc tộc hay tôn giáo trong một xã hội hay quốc gia của một dân tộc mà thành phần đa số nắm quyền lực đã muốn triệt tiêu họ.
[31] Joshua 6: 21 – Giô-sua 6
Ðánh Hạ và Tiêu Diệt Giê-ri-cô
Dân Giê-ri-cô rất lo sợ, vì dân Ít-ra-en đã đến gần. Họ đóng chặt các cổng thành và canh gác cẩn thận. Không ai được ra vào.
Đức Giê-hô-va bảo Giô-suê, “Nầy, ta đã trao Giê-ri-cô, vua và quân sĩ, vào tay con. Trong sáu ngày các con hãy đi vòng quanh thành mỗi ngày một lần. Sắp xếp cho bảy thầy tế lễ, cầm kèn làm bằng sừng chiên đực, đi trước Rương. Sang ngày thứ bảy, các con hãy đi vòng quanh thành bảy lần, rồi bảo các thầy tế lễ vừa đi vừa thổi kèn. Họ phải thổi một hồi kèn thật dài. Khi các con nghe tiếng kèn đó, thì mọi người phải la lớn lên. Lúc đó vách thành sẽ sập, mọi người phải xông thẳng vào thành.”
… Bảy thầy tế lễ cầm bảy cây kèn đi trước Rương, vừa đi vừa thổi. Các chiến sĩ, có mang vũ khí, đi trước họ còn dân chúng thì đi sau Rương của Đức Giê-hô-va. Trong lúc đó các thầy tế lễ thổi kèn. Ngày thứ nhì họ đi vòng quanh thành một bận rồi trở về lều. Họ làm như vậy trong sáu ngày. Đến ngày thứ bảy họ dậy thật sớm rồi đi quanh thành như những ngày trước. Nhưng riêng trong ngày đó họ đi vòng quanh thành bảy lần. Đến lần thứ bảy thì các thầy tế lễ thổi kèn. Rồi Giô-suê ra lệnh, “Bây giờ hãy la hét lên! Đức Giê-hô-va đã giao thành nầy vào tay đồng bào đó! Phải tiêu diệt thành cùng mọi thứ trong đó để làm của lễ dâng lên cho Đức Giê-hô-va. Chỉ một mình cô gái điếm Ra-háp và những người trong nhà cô ta là được để cho sống thôi. Không được giết họ vì Ra-háp đã giấu hai người thám thính của chúng ta phái đến. Các ngươi phải thận trọng, không được lấy cho mình những gì đã được quy định phải tiêu diệt, để làm của lễ dâng cho Đức Giê-hô-va. Nếu ai lấy những món ấy mang về lều, các ngươi sẽ bị diệt và các ngươi sẽ mang tai họa đến cho toàn dân Ít-ra-en. Tất cả những vật bằng bạc và vàng cùng đồ làm bằng đồng hay sắt đều thuộc về Đức Giê-hô-va. Phải mang vào kho Ngài.”
Khi các thầy tế lễ thổi kèn, dân chúng liền la hét lên. Vừa nghe tiếng kèn, dân chúng la hét vang lên, lúc ấy vách thành liền đổ sập, mỗi người vội chạy thẳng vào thành. Dân Ít-ra-en đánh chiếm thành này như thế đó. Họ dùng gươm tiêu diệt mọi sinh vật trong thành, đàn ông, đàn bà, già trẻ lớn bé, súc vật, chiên, lừa.
… . Rồi dân Ít-ra-en phóng hỏa thiêu đốt thành cùng mọi thứ trong đó, nhưng họ không thiêu những vật dụng bằng bạc, vàng, đồng hay sắt. Các món ấy được mang vào kho của Đức Giê-hô-va.
[32] Vùng lãnh thổ được những người Nazis đặc biệt tin tưởng là cấn thiết cho sự sống còn của đất nước và phát triên kinh tế tự túc.
[33] Deuteronomy 20
Luật lệ về chiến tranh
Khi các ngươi ra trận đánh kẻ thù mình và thấy ngựa xe cùng đạo binh đông hơn mình thì đừng sợ. Giê-hô-va là Gót, Đấng mang các ngươi ra khỏi Ai-cập sẽ phù hộ ngươi. Thầy tế lễ sẽ đến và nói chuyện với quân sĩ trước khi các ngươi ra trận. Người sẽ nói như sau, “Hỡi Ít-ra-en, hãy nghe đây! Hôm nay các ngươi ra trận đánh quân thù mình. Đừng sợ hãi hay kinh hoảng. Đừng thất vọng hay e ngại chúng, vì Giê-hô-va là Gót các ngươi đi với các ngươi, đánh kẻ thù cho các ngươi và ban cho ngươi chiến thắng.” Các sĩ quan cũng sẽ nói cùng quân sĩ mình như sau, “Có ai mới cất nhà mà chưa dâng cho Gót không? Người đó được phép trở về vì lỡ người chết trong chiến trận rồi kẻ khác sẽ dâng hiến nhà ấy chăng. Có ai trồng vườn nho mà chưa hưởng hoa lợi nó không? Người đó được phép trở về vì lỡ người chết trong chiến trận rồi kẻ khác sẽ hưởng vườn nho đó chăng. Có ai hứa hôn với một thiếu nữ mà chưa cưới không? Người đó được phép trở về vì lỡ người chết trong chiến trận rồi kẻ khác sẽ lấy nàng chăng.” Rồi các sĩ quan cũng sẽ nói, “Ở đây có ai sợ hãi không? Người đó được phép trở về kẻo người làm cho kẻ khác cũng mất can đảm chăng.” Sau khi các sĩ quan nói cùng các quân sĩ xong thì họ phải đề cử các cấp chỉ huy để lãnh đạo họ.
Khi ngươi đi lên định đánh thành nào thì hãy đưa ra đề nghị hoà bình trước. Nếu họ chấp nhận đề nghị và mở cổng thành cho các ngươi thì tất cả dân thành đó sẽ làm nô lệ phục vụ các ngươi. Nhưng nếu họ bác bỏ đề nghị hoà bình và đánh các ngươi thì các ngươi hãy bao vây thành đó. Giê-hô-va là Gót các ngươi sẽ trao thành đó cho các ngươi. Hãy dùng gươm giết tất cả đàn ông, các ngươi có thể đoạt lấy mọi thứ khác trong thành cho mình. Hãy chiếm đoạt đàn bà, trẻ con, gia súc. Ngươi có thể dùng các thứ đó mà Giê-hô-va là Gót giao cho ngươi từ tay kẻ thù. Hãy làm như thế cho thành nào ở xa, không thuộc về các dân tộc gần đó. Chớ chừa vật gì sống trong các thành thuộc vùng đất mà Giê-hô-va là Gót sẽ ban cho các ngươi. Hãy tận diệt các dân sau đây: Hê-tít, A-mô-rít, Ca-na-an, Phê-ri-xít, Hê-vít và Giê-bu-sít theo như Gót đã truyền dặn. Nếu không chúng nó sẽ dạy ngươi thờ các thần chúng nó, và nếu ngươi làm theo các điều gớm ghiếc đó tức các ngươi phạm tội cùng Giê-hô-va là Gót ngươi.
Khi ngươi bao vây và tấn công thành nào lâu ngày, tìm cách chiếm nó, thì đừng lấy rìu đốn hết các cây. Các ngươi có thể ăn trái cây nhưng không được đốn cây. Các cây đó không phải là kẻ thù của ngươi cho nên đừng gây chiến với chúng. Tuy nhiên ngươi có thể đốn cây nào không thuộc loại cây ăn trái và dùng nó làm phương tiện tấn công vách thành cho đến khi thành bị chiếm đoạt.
[34] A member of a Muslim sect founded by Abdul Wahhab (1703-1792), known for its strict observance of the Koran and flourishing mainly in Arabia.
[35]Jamais on ne fait le mal si pleinement et si gaîment que quand on le fait par conscienceBlaise Pascal, Pensees, 1670 – “conscience” hiểu theo Pascal và những người Kitô chính là “tiếng nói của Gót”, là xác quyết tin tưởng có từ Gót, là đạo đức tối thượng! – Câu này của Pascal giải thích các trường hợp những người thực dân Pháp với “đức tin Kitô” cao thượng của họ, trong các hành động xâm lăng, tàn sát, hủy diệt, hay đàn áp tàn khốc các dân tộc thuộc địa, trong đó có Vietnam. Hay những kẻ “chỉ tin vào luật Gót”, bất chấp pháp luật trần gian, vẫn rình rập ám sát hại các y sĩ phá thai ở các nước bắc Mỹ hiện nay.
[36] Numbers 15:32:
“dân Y-sơ-ra-ên đương ở tại đồng vắng, gặp một người lượm củi trong ngày Sa-bát; những kẻ gặp người đương lượm củi dẫn người đến Môi-se, A-rôn, và cả hội chúng. Họ bắt người giam tù, vì điều phải làm cho người chưa nhất định. Đức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Người nầy phải phạt xử tử, cả hội chúng hãy ném đá người ngoài trại quân. Vậy, cả hội chúng đem người ra ngoài trại quân mà ném đá, và người chết, y như Đức Giê-hô-va đã phán dặn Môi-se.”
[37] Deuteronomy 22:13-21:
“Luật về hôn nhân – Nếu ai kết hôn với một cô gái, ăn nằm với nàng rồi sau không thích nàng nữa, đi nói xấu về nàng. Chẳng hạn như, “Tôi lấy cô nầy nhưng khi ăn nằm với nàng tôi thấy nàng không còn trinh trắng.”
Thì cha mẹ cô gái phải trưng bằng cớ rằng con mình trinh trắng cho các bô lão tại cổng thành. Cha mẹ cô gái sẽ trình với các lãnh tụ, “Tôi gả con gái cho anh nầy làm vợ nhưng anh ta không thích nó nữa. Anh nầy đã tung tin láo khoét về con gái tôi. Anh bảo, ‘Con gái ông không còn trinh trắng,’ nhưng đây là bằng cớ chứng tỏ con gái tôi còn trinh.” Rồi cha mẹ nàng phải trưng miếng vải cho các lãnh tụ thành phố, các lãnh tụ phải bắt người đó và trừng phạt nó. Họ phải bắt nó trả hai cân rưỡi bạc cho cha cô gái vì nó đã bêu xấu một trinh nữ của Ít-ra-en. Cô gái đó sẽ vẫn là vợ của nó. Suốt đời nó không thể ly dị nàng.
Nhưng nếu điều người chồng nói về vợ mình là đúng, và rằng không có chứng cớ gì cho thấy nàng còn trinh trắng, thì người ta phải mang nàng đến cửa nhà cha nàng. Rồi các người đàn ông trong thành sẽ ném đá nàng chết. Nàng đã phạm một điều sỉ nhục trong Ít-ra-en vì đã giao hợp trước khi kết hôn. Ngươi phải trừ khử điều gian ác ra khỏi các ngươi.
[38] Deuteronomy 21:18-21
Con trai ngỗ nghịch – Nếu ai có con trai ương ngạnh, chống báng và ngỗ nghịch không vâng lời cha mẹ khi bị sửa dạy, thì cha mẹ nó phải mang nó đến các bô lão nơi cửa thành. Và trình với họ rằng, “Con chúng tôi ương ngạnh và ngỗ nghịch. Nó không chịu vâng lời chúng tôi. Nó ăn uống say sưa tối ngày.” Sau đó các người trong thành phải ném đá cho nó chết. Hãy trừ khử điều ác trong các ngươi để cho toàn dân Ít-ra-en nghe và sợ.
[39] [R. Dawkins, 'Atheists for Jesus', Free Inquiry 25: 1, 2005, 9-10.]
[40] [Julia Sweeney cũng nhắm đúng khi cô ngắn ngủi nhắc đến đạo Phật. Cũng giống như Kitô thì đôi khi được xem như một tôn giáo tế nhị, dịu dàng hơn Islam, đạo Phật thì cũng buồn cười được xem như tế nhị nhất trong tất cả. Nhưng học thuyết về sự diệt dần những nấc thang luân hồi, vì nghiệp báo từ kiếp trước thì cũng khá khó chịu, khó tin. Julia Sweeney: “Tôi đến Thailand và chuyện ngẫu nhiên xảy ra là tôi đến thăm một một phụ nữ đang chăm sóc một đứa bé tật nguyền rất dị hình. Tôi nói với người này, “Thật là tử tế khi bà chăm sóc đứa bé đáng thương này”. Bà nói: “Đừng nói đứa bé này đáng thương, nó đã phải làm gì đó kinh khủng lắm trong kiếp trước nên kiếp này mới sinh ra như vậy”]
[41] [For a thoughtful analysis of techniques used by cults, see Barker (1984). More journalistic accounts of modern cults are given by Lane (1996) and Kilduff and Javers (1978).]
[42] Nguyên văn “barbecue” – đây là từ ngữ đến tự nhiên với tác giả có lẽ từ sự kiện ông đọc ‘kinh’ thánh từ thuở bé, lợm giọng với chuyện Abraham trói đốt con để hiến sinh cho Gót.
Khi chúng ta đặt câu hỏi tại sao có tục giết người (con trẻ, trinh nữ) để cúng thần, gót, tìm thấy trong lịch sử từ Đông sang Tây, chúng ta thấy ngay không có gót nào, thần nào đòi mạng người (hay phẩm vât dâng cúng dù là gì) – chẳng qua con người muốn tự tỏ rõ và chứng minh “lòng thành” của mình khi dâng hiến, hy sinh một gì đó quí giá nhất, ở đây là mạng người – điều đó cho thấy động cơ và mục đích hướng tới chỉ có trong não thức người dâng cúng, những đối tượng như thần, thánh, gót,… đều là tưởng tượng – sản phẩm tưởng tượng của lòng sợ hãi.
[43] Nguyên văn scrumping” – the act of stealing apples, nothing more. Either stealing froma tree, orchard or store. The one who scrumps is called the scrump or scrumper.
[44] [* Tôi biết rằng “scrumping” sẽ không quen thuộc với độc giả Mỹ. Nhưng tôi thích thú khi đọc những từ ngữ không quen thuộc của Mỹ và tra từ điển tìm nghĩa chúng, để mở rộng vốn từ vựng của tôi. Tôi đã cố tình dùng một vài chữ khác, cụ thể riêng trong tôn giáo, vì lý do này. Scrumping tự nó là một mot juste của ngắn gọn tiết kiệm bất thường. Nó không chỉ có nghĩa là ăn cắp: nó đặc biệt là ăn cắp táo và chỉ ăn cắp táo. Thật khó có được một từ mà đúng hơn đến thế được . Phải thừa nhận rằng câu chuyện Genesis không xác định rõ rằng trái cây là một quả táo, nhưng truyền thống từ lâu đã xem nó là “táo” như vậy.]
[45] Sadomasochism: Cuồng dâm thể hiện qua Bạo dâm và Khổ-dâm Thí dụ hiện tượng: Flagellation: hành động lấy roi, gậy tự đánh mình (khổ dâm), hay người khác (bạo dâm), đặc biệt vì tập quán tôn giáo hay nhu cầu, thúc đẩy của bản năng nhục dục (sadomasochism), có tác dụng gây khoái cảm giống như, hay tăng cường chính khoái cảm khi thỏa mãn tình dục.

Tập quán tôn giáo – thấy trong đạo Kitô, được đề cao ở một vài dòng tu “khổ hạnh”, hay những cá nhân; như vua chiên John Paul II, qua lời những thân cận “sùng kính” kể lại, vẫn giữ riêng một dây lưng quần để nhiều lần tự đánh mình, một nổi tiếng khác là nhóm Opus Dei, đối với họ tự đánh đập mình là “thanh rửa thân xác”. Đây là một truyền thống lâu đời của đạo Kitô, như lời của Paul, người lập đạo này, “I chastise my body” – nguyên ủy có gốc rễ từ giáo lý của hội nhà thờ đề cao chịu dựng đau khổ (suffering) và quan niệm nhị nguyên về linh hồn/thân xác. Về phương diện tâm lý nó rất gần gũi và thực sự là một trong những biểu hiện của hiện tượng gọi là Sadomasochism.
Khuynh hướng tâm lý dominance và submission quen thuộc trong nhà thờ – là nội dung cơ bản tìm thấy trong sadism và masochism. Cả hai thường được gọi chung là Sadomasochism hay S&M; chúng là hai hình thức biểu hiện xa đọa của bản năng tình dục, có tương liên và thường được thực hành cùng nhau.
Sadism: Bạo dâm chỉ những lạc thú nhục dục, xác thịt đến từ tính dục, trong đó kết hợp với sự gây đau đớn, thương tích cho đối tượng tình dục. (tên có từ Marquis de Sade, nhà văn, nhà tư tưởng Pháp, tác giả nhiều kịch bản, truyên dài, ngắn có nội dung bạo dâm, cuồng dâm). Masochism, Khổ dâm về mặt khác là đối ngịch với sadism. Trong trường hợp này, người thụ nhận thú vui nhục dục được tăng cường khi họ đóng vai nạn nhân, nô lệ; thích thú khi bị đánh đập, khoái cảm khi hứng chịu thương tích. Khổ dâm (Tên có từ tác giả Austrian, Leopold von Sacher-Masoch, viết Venus in Fur).



Nội dung của gót học Ki tô là một câu chuyện về tội lỗi và cứu chuộc, tội lỗi đó nếu quả là có như đã nói trong huyền thoại sáng tạo tất cũng phải dù ít nhiều do một kẻ sáng tạo vũ trụ đã thiết kế – nên tất cả phải có trong ý chí của một Gót-cha; ý chí đó là ý chí của một kẻ bạo dâm (sadist): tạo một vũ trụ có đau khổ để thích thú nhìn những kẻ mình tạo ra chịu đau khổ. Sang phần cứu chuộc, chúng ta có một nhân vật thứ hai – hay khuôn mặt thứ hai của nhân vật thứ nhất – Gót-Con, nhân vật này tự nguyện gánh chịu đau khổ, tự nguyện bị hành hạ đến chết, tự đóng vai hy sinh, vì qua hành động hy sinh, được hạnh phúc sung sướng, khi làm cho, và biết được người khác sẽ được mình đem đau khổ để cứu chuộc tội lỗi, giúp họ thoát trừng phạt của Gót-cha, tất cả qua một màn trình diễn đầy máu me, kết thúc trong chết chóc – qua đau khổ để có vui sướng: một kẻ Khổ dâm (masochist). Như thế, một cách bệnh hoạn, sự trừng phạt/nhận trừng phạt tội lỗi bằng gây/nhận khổ đau, lại được chuyển thành một gì đó tích cực và đức hạnh. Tất cả được lập lại trong những kẻ tự nhận mình là tội lỗi (tội tổ tông), rồi mỗi chủ nhật lại có dịp gục đầu đấm ngực, mê sảng trong quằn quại, sung sướng trong ăn năn, khoái lạc trong xưng tội, thú tội, và trong một lễ nghi nghiêm trọng, được uống máu, ăn thịt kẻ đã chịu đau khổ vì mình,  để ngấm vào mình sự đau đớn của kẻ đã hy sinh, để thấy chút ngất ngây sung sướng tựa khoái lạc khi nhận biết có người hy sinh, chịu khổ đến thế vì mình, nghĩa là tưởng nhận được ơn cứu rỗi thiêng liêng từ thần linh!
Hình phạt và "tội lỗi" (đau khổ) đã tài tình vặn bẻ đến méo mó và trở thành một gì đó tích cực, đáng có, nên giữ và trong chính nó dù dị hợm và nhờm tởm nhưng thành một đức hạnh – đã trở thành thánh dược cho các tín đồ. Tự nhận có tội để được cứu rỗi – và sung sướng, đó là một chút ngoài mặt của tâm lý Sadomasochism này trong đạo Kitô.
Thế nên, chúng ta thấy vây quanh những tín đồ là một hình tượng, hoặc treo trang trọng trong nhà, hoặc tôn kính ở những nơi công cộng, hoặc trang hoàng tô điểm rực rỡ trong những nơi thờ phượng . Hình tượng đó là một xác người của một kẻ đã chết trong đau đớn, và hình tượng đó cũng là một khí cụ giết người ghê tởm nhất, nhưng cả hai – xác chết trên giá gỗ chuyên dùng giết người – được xem là một biểu tượng cao quí và được các nhà gót học gọi “thập giá là tin mừng về sự đau khổ”. Đúng vậy, đau khổ nhưng có tin mừng vì có người chịu khổ nạn, hứng và chuộc tội cho mình –  đó là sự hy sinh vĩ đại rơi xuống từ trời cao, từ chính đứa con của Gót – Gót-con – người tự chịu đóng đinh chết trên thập giá. Nên Thập giá mang một ý nghĩa trọng đại với những đau khổ của thế giới.  Thập giá lại là một Tin mừng cho con người. Trọng tâm giảng dạy của Kitô, trong Tân ước, không là cuộc đời Jesus, nhưng là những đau khổ và cái chết của Christ. Màn mở ở Bethlehem sau đó lướt nhanh qua khoảng trống 30 năm, đi thẳng đưa mọi người đến Golgotha và sau đó hạ màn.

Trở lại kinh Thánh, với một người đọc đơn giản và suy nghĩ về nó. Trong những câu chuyện và những hình ảnh sống động về chiến tranh, diệt chủng, nạn lụt, chết vì đạo, những cái chết tàn khốc thê thảm vì bị trừng phạt hay những cái chết của những người mẹ và trẻ sơ sinh trong sinh nở, đau đớn khi bị cắt bao quy đầu nam, xén bộ phận sinh dục nữ, khủng hoảng tinh thần với các thử thách ‘đức tin’ như của Abraham, Job, ….; Tất cả chỉ trình bày cho chúng ta một mặt, không cho thấy mặt kia – của những quằn quại, đau khổ, của những người bất lực, tuyệt vọng, … của thân nhân, đồng bào của những kể trên, phải đông đảo hơn nhiều, đứng quanh đâu đó không xa, nhìn những người thân của họ đau khổ, chết chóc. Chúng ta phải giả định họ là vô tội – và phải kết luận rằng nếu có một cái nhìn trong kinh thánh, đâu đó chiếu trên những thân nhân của những tội nhân; cho thấy phải là một cái nhìn tàn ác, bạo dâm, cuồng dâm từ trang đầu đến trang cuối.
Về phần những nạn nhân, được mô tả và xem là tội nhân, và người đọc được đưa đến trạng thái tâm lý trong đó mặc nhận để hầu như đồng ý họ là những “tội” nhân, những kẻ tội lỗi (sinners) nên những đau khổ và trừng phạt xem thành chính đáng. Chấp nhận rằng có những đau khổ tât nhiên của người khác, nhìn sự đau khổ chỉ với xót thương hay với thản nhiên, vì đồng thuận rằng đó là “ý Chúa”, là ý chí, hay theo phán xét  không thể nghi ngờ, và không thể tra hỏi của Gót, phản ảnh một sự thờ ơ trước đau khổ, và như thế là một thái độ vô đạo, bất nhân, phản con người.

Đáng lẽ, ít nhất hãy bắt đầu từ nhìn nhận đau khổ như thực tại tất yếu của sự sống vô thường, tự nhiên của thiên nhiên vô tình, (không phải là hậu quả của trừng phạt một tỗi lỗi vô hình và trên tập thể); và con đường thoát khổ đau (không bằng tin tưởng vào cứu rỗi, một kiếp sống khác) khởi đi từ chính con người gắng gỏi tự tìm cách chế ngự tự nhiên, và thăng hoa nhận thức lẫn bản năng, lấy trí tuệ soi sáng để nâng cao sự sống con người, như thế thực sự đi đến giảm bớt rồi sẽ chấm dứt khổ đau trong sự sống, và đó là đạo đức chân thực. Một tín ngưỡng chỉ đề cao khổ đau có thực của con người nhưng đi kèm với những diễn giải kêu gọi trên “đức tin” vào những đối tượng vẫn còn ngờ không thực, là bệnh hoạn hay lừa dối, và như ở đây, chỉ là sự biểu hiện của bản năng con người cuồng dâm qua bạo dâm và khổ-dâm.
[46] Tội lỗi của Adam Eve, Augustin biện luận, đã bất di dịch được truyền xuống những thế hệ con cháu, không thay đổi theo di truyền, đến từng người của loài người; tội tổ tông truyền qua tinh dịch trong hành động giao hợp nam nữ.
[47] Tôi giữ nguyên văn “ethical philosophy” nhưng tôi không đồng ý với tác giả, ở đây cũng như trong toàn bộ lý thuyết tư tưởng Kitô, vẫn gọi là thần học, hay tôi gọi là gót học, (vì chủ yếu là một sự cố gắng chứng minh tin tưởng chủ quan vào một gót, theo lối “cố đấm ăn xôi”), thực sự không phải là triết lý, nên không có triết gia (nhà gót học, hay gót gia, khác với nhà triết học, hay triết gia), nhưng chỉ có giáo điều, những lý thuyết để tin theo – tín lý, không phải triết lý.
Triết học có nền tảng trên nhận thức trí tuệ về thực tại và phán đoán lý trí, những tính chất này tuyệt không có, bị từ chối và gạt bỏ trong Kitô. Tín lý Kitô giữ con người trong bóng đêm để họ tin, triết lý dẫn con người ra ánh sáng để họ có thể thấy và hiểu.
[48] Robert Graves. King Jesus. New York: Creative Age Press, 1946. Vua Jesus là một tiểu thuyết bán lịch sử của Robert Graves, xuất bản lần đầu năm 1946. Tiểu thuyết xem Jesus không phải là con trai của Gót, nhưng là một nhà tư tưởng, ông đòi ngôi vua Do thái của Herod the Great, vì Jesus là dòng dõi vua Đavít.
[49] [Paul Vallely and Andrew Buncombe, 'History of Christianity: Gospel according to Judas', Independent, 7 April 2006.]
[50] Nếu người ta nghĩ lại và sau tất cả, thấy những tình tiết trong kinh Thánh, cũng những diễn giảng của hội nhà Thờ mọi loại – rằng Gót muốn chính đứa con trai độc nhất của ông phải chịu tra tấn hành hạ và bị giết chết một cách tàn nhẫn, trước khi ông tha thứ cho những tội lỗi của con người (với giá là phải tin theo ông), một Gót như thế, thuộc loại nào, người ta phải tự hỏi? Đó là câu hỏi đặt toàn thể ý niệm cứu chuộc, và ý niệm có trong tất cả những người Ki tô – khi họ thờ phượng – ăn bánh và uống rượu như chúng là thân xác và máu của Christ. Một ai suy nghĩ và đặt câu hỏi như thế, sẽ thấy ngay những khái niệm vẫn nói như trên xụp đổ và tất cả trước sau chỉ là sự ăn mừng tàn ác và tôn vinh bạo lực quanh một câu chuyện tự tử được thổi phồng vĩ đại.