Saturday, October 26, 2013

Bertrand Russell – Về Lịch Sử


Về Lịch Sử

On History
Bertrand Russell





Mặc dù Russell tự nhận rằng ông không phải là một sử gia chuyên nghiệp, và ông đến gần môn học với “bối rối đáng kể”, ông cho thấy cái nhìn sắc bén trong một số các vấn đề chính yếu của lịch sử. Russell đã chú tâm rất đậm đà với lịch sử từ khi còn trẻ, và từ đó vẫn giữ đam mê này sinh động đến tận cuối đời. Có sự quan tâm sâu mạnh như thế với bức tranh toàn cảnh của lịch sử, không ngạc nhiên khi thấy vị triết gia này sớm chuyển sang lịch sử triết học.

Russell nghĩ rằng lịch sử cần được quan tâm không chỉ với những học giả, nhưng mà nó phải nên là “một phần thiết yếu của những gì vẫn có đấy” của bất kỳ một trí não học thức nào. Những con người có quan tâm bị chi phối chỉ bởi khoảng thời gian ngắn ngủi giữa sinh và tử của mình mà thôi, thì có cái nhìn cận thị và tầm nhìn giới hạn. Mặt khác, một ai với một ý thức về lịch sử có thể thấy trước bi kịch của sự tái diễn những sai lầm ngu xuẩn, và có được sức chịu đựng im lặng cao cả khi phải đối mặt trước những điên dại thời nay.

theo John G. Slater

Dịch từ: Bertrand Russell, “On History (1904), trong The Basic Writings of Bertrand Russell (1903-1959), Part XIII, The Philosopher of History, ed. Robert. E. Egner và Lester E Denonn. London: Routledge, 2009, pp. 532-538.




Về Lịch Sử


Trong tất cả những ngành học qua đó con người thu được tư cách công dân của khối thịnh vượng chung về trí thức, không một ngành duy nhất nào lại hết sức không thể thiếu được như ngành học về quá khứ. Để biết thế giới đã phát triển ra sao ngược về tận điểm khi ký ức cá nhân của chúng ta bắt đầu, những tôn giáo, những tổ chức, những quốc gia trong đó chúng ta sống, chúng đã trở thành những gì chúng là như thế nào; để quen thuộc với những con người lớn lao của những thời khác, với những phong tục và những tin tưởng khác biệt rộng rãi so với của chúng ta riêng – những điều này là không thể thiếu với bất kỳ nhận thức nào về vị trí của chúng ta, và với bất kỳ giải phóng nào khỏi những trường hợp tình cờ của giáo dục của chúng ta. Lịch sử có giá trị không chỉ với sử gia, không chỉ với những người tự xưng là sinh viên nghiên cứu trên những văn bản lưu trữ và những tài liệu, nhưng với tất cả ai là người có khả năng của một duyệt khảo trầm ngâm về đời người. Nhưng giá trị của lịch sử thì quá đa dạng đến nỗi đối với những ai bị một vài mặt của nó quyến rũ với sức mạnh đặc biệt thì trong nguy cơ liên tục của sự quên mất tất cả những mặt khác.


Sunday, October 13, 2013

Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013)



Võ Nguyên Giáp
(25/08/1911 – 04/10/2013)








1. 

Ông đứng hùng vĩ cùng những khổng lồ của tài lãnh đạo quân sự trong lịch sử 2.000 năm qua. Ông cao lớn ngang tầm Alexander Đại đế. Ông vượt qua Napoleon. Ông vượt qua tất cả những tướng lĩnh của chúng ta. Ông là con người vĩ đại của tất cả mọi thời.

Một người lính trận, và một người yêu nước, cho đến cuối.[1]

Tướng Giáp là hiện thân đặc tính người Việt, dùng trí tuệ của họ để đưa ra những chiến thuật và chiến lược, nhờ đó kẻ xem dường yếu có thể đánh bại kẻ mạnh. [2]


2.
Thù nước lấy máu đào đem báo”. Tướng quân và những người cùng ông đã thực hiện được ý muốn đó của lịch sử dân tộc. Họ không định làm anh hùng, không mong thành danh tướng, Họ chỉ đơn giản khát vọng làm người – người Việt.
Mỗi khi bị thử thách, đe dọa, tước đoạt, khát vọng này lên tiếng, một lần mới đây, trước ăn cướp phương Tây, đã nói chân thực trước giờ hành động – “không thành công thì thành nhân”. Đó cũng chỉ là lập lại lần khác, bảy trăm năm trước, đã hào hùng với cường địch phương Bắc – làm người Việt dù chết còn hơn sống – “làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.

Trước thảm họa xâm lăng mới, đám “bạch quỉ” tàn nhẫn, bọn “Pha lang sa” dơ dáy, những con thú thực dân mê muội nhất của phương Tây, hậu duệ của Alexander lẫn Napoleon, vừa cuồng bạo với “tàu đồng súng sắt”, vừa đặc biệt đóng vai “trưởng nữ của hội nhà thờ La mã”, trước sau vẫn cuồng tín với “chính nghĩa” thập giá [3]. Tướng quân và những người cùng ông, theo bản năng sống còn của dân tộc, không có và cũng không cần chọn lựa nào khác, họ chỉ đơn giản làm theo, như  lời uất ức của một nhà vua mất nước: “Nước bẩn thì lấy máu mà rửa”.


Saturday, October 12, 2013

Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót (10)

Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins
(The God Delusion)
(tiếp theo ...)






Chương 4

Tại sao hầu như chắc chắn là không có Gót  (tiếp theo)


Nguyên lý loài người: Phiên bản hành tinh


Những nhà gót-học về những “khe hở”, người có thể đã chịu thua, buông bỏ những mắt nhìn và cánh bay, động cơ flagellar và hệ miễn dịch, thường ghim chặt những hy vọng còn xót lại của họ vào nguồn gốc khởi đầu của sự sống. Gốc của sự tiến hóa trong hóa học nhưng phi-sinh học, bằng cách nào đó dường có vẻ như trình bày một khe hở lớn hơn bất kỳ một chuyển hóa đặc biệt nào xảy ra trong quá trình tiến hóa tiếp theo. [1] Và trong một ý nghĩa, nó là một khe hở lớn hơn. Một ý nghĩa đó thì khá đặc biệt, và nó không đem lại yên ổn thoải mái cho người sùng mộ bào chữa, chống trả cho đạo Kitô. Nguồn gốc khởi đầu của sự sống đã phải xảy ra chỉ một lần. Do đó, chúng ta có thể để cho nó từng là một biến cố (hiếm hoi) cực kỳ khó có thể xảy ra, có nhiều cấp độ của bề thế lớn lao khó thể xảy ra hơn hầu hết mọi người nhận hiểu rõ, như tôi sẽ cho thấy. Sau đó những bước tiến hóa được nhân đôi, trong những đường lối ít nhiều tương tự hơn, qua hàng triệu và hàng triệu những chủng loại một cách độc lập, và tiếp tục và lập lại suốt những thời kỳ địa chất. Thế nên, để giải thích sự tiến hóa của sự sống phức tạp, chúng ta không thể viện đến cùng một loại của lý luận thống kê, như chúng ta có thể áp dụng được với nguồn gốc khởi đầu của sự sống. Những những biến cố đã dựng lập sự tiến hóa trung bình, không đặc biệt, vì khác biệt với nguồn gốc độc nhất của nó (và có lẽ một ít những  trường hợp đặc biệt), không thể đã là rất khó xảy ra.



Sự khác biệt này có thể có vẻ rắc rối khó hiểu, và tôi phải giải thích nó thêm, bằng cách dùng nguyên lý có-tên là nguyên lý loài người [2]. Nguyên lý loài người đã được nhà toán học người Anh Brandon Carter đặt tên vào năm 1974, và được những nhà vật lý John Barrow và Frank Tipler mở rộng trong quyển sách của họ về cùng đề tài.[3]  Luận chứng loài người thường áp dụng vào toàn bộ vũ trụ, và tôi sẽ đi tới đó. Nhưng tôi sẽ giới thiệu ý tưởng trong một quy mô nhỏ hơn, ở mức thang hành tinh. Chúng ta hiện hữu ở đây trên Trái đất. Do đó Trái đất phải là loại hành tinh mà nó có khả năng để tạo ra và phù trợ chúng ta, cho dù là loại hành tinh đó có khác thường đến đâu, thậm chí duy nhất đi nữa. Lấy thí dụ, loại sự sống của chúng ta không thể tồn tại nếu không có nước thể lỏng. Thật vậy, những nhà khoa học ngành tìm sự sống và nghiên cứu môi trường sống trong vũ trụ [4], trong thực hành đương rà xoát những tầng trời, để tìm những dấu hiệu của nước. Xung quanh một ngôi sao điển hình như mặt trời của chúng ta, có một khu vực  gọi là vùng Goldilock – không quá nóng và không quá lạnh, nhưng vừa phải – cho những  hành tinh có Nước ở thể lỏng trên đó. Một dải mỏng gồm những quỹ đạo nằm giữa những quĩ đạo quá xa ngôi sao, nơi mà nước đóng băng, và những quĩ đạo quá gần, nơi nước sôi nóng.

Tuesday, October 8, 2013

Richard Dawkins - Huyễn Tưởng Gót (09)


Huyễn Tưởng Gót

Richard Dawkins

(The God Delusion)












Chương 4
Tại sao hầu như chắc chắn là không có Gót  (tiếp theo)

Thờ phụng những khe hở

Tìm kiếm những thí dụ riêng lẻ đặc thù của sự phức tạp không thể giản lược được, là một cách tiến hành không có nền tảng khoa học: một trường hợp đặc biệt của biện luận từ sự thiếu kiến thức, những gì hiện nay còn chưa hiểu biết. Nó với gọi đến cùng một lôgích sai lầm, như chiến lược“Gót của những khe hở thiếu sót” vốn nhà Gót học là Dietrich Bonhoeffer đã lên án [1]. Những người theo thuyết Sáng tạo háo hức tìm kiếm một khe hở trong kiến thức hoặc hiểu biết ngày nay. Nếu tìm thấy được một khe hở xem dường hiển hiện, nó được giả định rằng Gót, bằng thay thế tự động, phải lấp khe hở đó. Những gì làm những nhà gót học có suy nghĩ như Bonhoeffer lo lắng là những tiến bộ khoa học sẽ làm những khe hở đó thu hẹp dần, và Gót đang bị đe dọa, cuối cùng sẽ không còn gì để làm và không còn chỗ nào để ẩn trốn. Những gì làm những nhà khoa học lo ngại là một gì đó khác hơn. Nó là một phần yếu tính của nghiệp vụ khoa học là thừa nhận sự thiếu hiểu biết, ngay cả đến mức mừng rở khi gặp sự khiếm khuyết, còn chưa hiểu biết, như là một thách thức cho chinh phục trong tương lai. Như Matt Ridley, người bạn tôi đã viết, “Hầu hết những nhà khoa học đều chán những gì họ đã khám phá ra. Đó là sự còn chưa hiểu biết đã làm động lực đẩy họ tiến tới”. Những nhà thần bí mừng rỡ trong sự bí ẩn và cũng muốn ở lại cùng bí ẩn. Những nhà khoa học mừng rỡ trong bí ẩn vì một lý do khác biệt: nó đem cho họ một gì đó để làm việc. Một cách tổng quát hơn, như tôi sẽ lập lại ở Chương 8, một trong những tác động thực sự xấu xa của tôn giáo là nó dạy chúng ta rằng đó là một đức hạnh để giữ tư thế hài lòng với sự không hiểu biết.

Sunday, October 6, 2013

Emily Dickinson – Hy vọng là Một gì đó có Lông vũ


Hy vọng là Một gì đó có Lông vũ
Emily Dickinson (1830 – 1886)

“Hope” is the thing with feathers (254)








Hy vọng là một gì đó có lông vũ
Nó đậu trên cành hồn
Và hát khúc không lời
Mãi không bao giờ ngưng cả,

Và nghe ngọt nhất trong gió lộng;
Và ê ẩm là cơn bão phải đau
Nó có thể chao đảo con chim nhỏ
Vốn giữ nhiều ấm áp đến thế.

Tôi đã nghe nó ở vùng đất lạnh lẽo nhất
Và trên biển lạ lùng nhất,
Nhưng, chưa bao giờ, dẫu cùng cực,
Nó đòi lấy một mảnh tôi vụn vỡ.

Emily Elizabeth Dickinson
Lê Dọn Bàn đọc – tạm dịch, bản nháp thứ nhất 
(Oct/2013)


Saturday, October 5, 2013

Richard Dawkins - Huyễn Tưởng Gót (08)


Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins
(The God Delusion)








Chương 4

Tại sao hầu như chắc chắn là không có Gót 


Những nhà chăn chiên của những giáo phái khác nhau.. . khiếp hãi sự tiến bộ của khoa học như những mụ phù thủy khiếp hãi ánh sáng ban ngày dần tỏ rạng, và cáu giận trước báo hiệu chết người về sự phân nhỏ manh múng của những bịp bợm họ vẫn sống nhờ trên chúng.
THOMAS JEFFERSON 



Chiếc máy bay Boeing 747 sau cùng

Luận chứng từ xác xuất không chắc xảy ra là một luận chứng lớn. Trong ngụy trang truyền thống của luận chứng thiết kế, là dễ dàng để luận chứng phổ biến nhất thời nay được trình bày với thiên vị nghiêng về sự hiện hữu của Gót, và thấy được một số lượng lớn đến đáng ngạc nhiên của những người-tin-có-gót, họ xem nó như hoàn toàn thuyết phục và rốt ráo sau cùng. Quả thực, nó là một luận chứng rất mạnh mẽ, và tôi ngờ nó là một luận chứng không thể phản bác được – nhưng chính xác trong hướng ngược lại với ý định của người tin-có-gót. Luận chứng từ xác xuất không chắc xảy ra, được triển khai đúng cách, đi gần đến chứng minh rằng Gót thực sự không hiện hữu. Tên tôi đặt cho sự chứng tỏ bằng phương pháp xác xuất thống kê rằng Gót hầu như chắc chắn không hiện hữu là mở đầu liều lĩnh chiếc máy bay Boeing 747 sau cùng.