Saturday, March 30, 2013

Lý Đông A – Sứ mệnh của Văn nghệ



MUSES

Lý Đông A
(1920 - ?)






Văn nghệ tự thân không có sứ mệnh, nhưng người làm văn nghệ có thể có sứ mệnh; vì con người bao giờ cũng gắn buộc với thời và không, và hoạt động văn nghệ trong cứu cánh là hướng ngoại; văn nghệ chỉ có-với và có-giữa con người. Vẽ tranh, làm thơ, viết văn, soạn nhạc; người khác sẽ xem, đọc, nghe, ngắm, dù muốn hay không, tác động theo đến và độc lập với người sáng tạo; đưa một tác phẩm vào đời như thả một viên sỏi xuống mặt nước, những vòng sóng sẽ lan tỏa, lớn nhỏ, xa gần. Thế nên, nếu không thể tránh, tốt hơn hãy là tác động ý thức, hiểu rằng sự sống trên giấy mực sắc màu này dù nhỏ đến đâu cũng sẽ chạm những sự sống khác, va vào máu xương khác và có thể chuyển nhịp tim người vẫn đập; nên nó có thể chở một ý nhỏ, hay mang một cứu cánh lớn nào đó, nghĩa là làm văn nghệ mang sứ mệnh với đồng loại, nội dung sứ mệnh đó cũng tùy thuộc thời đại và xã hội.

Không ý thức được hay từ chối sứ mệnh của mình – người làm văn nghệ sẽ thành bọn “mõ chợ”, tệ hơn sẽ là tiếng “chó sủa”, hay chỉ “đồ đùa” cho những thế lực có-tiền và có-quyền, hay thảm hại nhục nhã nhất, thành “đồ chơi” trong tay “bọn tục”; như thấy quanh chúng ta.

Thursday, March 21, 2013

Phản-kitô - The Antichrist (3e)


Phản-kitô
Lời nguyền rủa đạo Kitô
Friedrich Nietzsche (1844 – 1900)

Der Antichrist (1895)
Fluch auf das Christenthum.





 54.         
Người ta đừng nên để mình bị lừa gạt: những não thức lớn thì hoài nghi. Zarathustra là một người hoài nghi. Sức mạnh, sự tự do tự tại vốn sinh ra từ sức mạnh và sức-mạnh-dồi dào của não thức, chứng tỏ chính mình bởi chủ thuyết hoài nghi. Những con người của niềm tin chắc chắn đều là không xứng đáng ít nhất với sự cân nhắc xem xét trong những câu hỏi nền tảng của giá trị hay không-giá-trị. Những tin-chắc là những nhà tù. Những người loại như thế không nhìn thấy đủ xa, họ không nhìn bên dưới chính họ: nhưng để được phép tham dự vào sự bàn luận về của giá trị hay không-giá-trị, một người phải nhìn thấy năm trăm niềm tin chắc chắn ở bên dưới chính mình – đằng sau chính mình.

Một tinh thần là người muốn những điều lớn lao, là người cũng muốn những phương tiện cho chúng, thì nhất thiết là một người hoài nghi. Tự do từ bất kỳ loại nào của những niềm tin chắc chắn, có khả năng để nhìn thấy rộng rãi, không vướng mắc, là phần của sức mạnh. Đam mê lớn lao, nền đứng và sức mạnh của hiện sinh của người ấy, lại còn được tỏ rõ soi sáng hơn, thậm chí chuyên quyền hơn so với người ấy khi là chính mình, đem dùng toàn bộ trí tuệ của người ấy; nó làm người đó không lưỡng lự; nó cho người ấy can đảm ngay cả với những phương tiện báng bổ thánh thần; trong những hoàn cảnh nhất định nó không làm người ấy phải bất đắc dĩ với những niềm tin chắc chắn. Niềm tin chắc chắn như một phương tiện: nhiều những sự việc đã đạt đến được chỉ bằng những phương tiện của một niềm tin chắc chắn. Đam mê lớn dùng và dùng hết những niềm tin chắc chắn, nó không quị ngã trước chúng – nó biết chính nó có chủ quyền.

Ngược lại: nhu cầu của lòng-tin, của dăm ba loại nào đó thuộc Có và Không vô điều kiện, đây là chủ nghĩa cần phải có dẫn đạo – chủ nghĩa Carlyle này [1], nếu người ta sẽ tha lỗi cho tôi với từ ngữ này, là một nhu cầu sinh ra từ  sự yếu đuối. Con người của lòng-tin, “tín đồ” thuộc mọi loại, thì tất yếu phải là một người tùy thuộc, không độc lập – một người là người không thể đăt chính mình như một cứu cánh, một người là người không thể thừa nhận bất kỳ một cứu cánh nào tất cả bởi chính mình. Người “tín đồ” không thuộc về chính mình, người ấy chỉ có thể là một phương tiện, người ấy phải bị đem dùng cho hết sạch, người ấy đòi hỏi một ai nào đó đem xử dụng mình cho hết sạch. Bản năng của người ấy đem vinh dự cao nhất cho một đạo đức của sự tự-phủ-nhận; tất cá mọi thứ thuyết phục người ấy đi vào phương hướng này: sự thận trọng khôn ngoan của người ấy, kinh nghiệm của người ấy, lòng tự cao tự đại của người ấy. Tất cả mọi loại của lòng-tin tôn giáo thì tự nó là một biểu hiện của sự tự-phủ nhận, của sự tự-vong thân.

Friday, March 15, 2013

Phản-kitô - The Antichrist (3d)


Phản-kitô
Lời nguyền rủa đạo Kitô
Friedrich Nietzsche (1844 – 1900)

Der Antichrist (1895)

Fluch auf das Christenthum.






50.
Ở điểm này này, tôi không thể cho phép mình bỏ qua đặc điểm tinh thần và thái độ - một tâm lý của “lòng-tin” [1], của “tín đồ” – chính là vì lợi ích của những “tín đồ”, như nó thích ứng vừa vặn. Nếu ngày nay, còn không thiếu những người là người không biết trong cách nào là đứng đắn để “tin tưởng.” – hoặc một dấu hiệu của suy đồi, của ý dục với đời sống bị phá vỡ – ngày mai, rồi họ sẽ đã biết về nó. Tiếng nói của tôi vang đến người dẫu lãng-tai cũng nghe được.

Trừ khi tôi đã nghe nhầm, xem dường như giữa những người Kitô có một thứ tiêu chuẩn về sự thật được gọi là “chứng minh bằng hiệu lực” [2]. “Lòng-tin làm nên ân sủng, do đó nó là sự thật” – Chỗ này, người ta có thể phản đối trước tiên rằng chính xác là sự kiện có-ân-sủng đã không chứng minh được, nhưng mới chỉ đơn giản được-hứa-hẹn: ân sủng còn bị buộc vào điều kiện của “lòng-tin” – một người sẽ trở nên có ân sủng  người đó tin tưởng. Nhưng liệu không biết những gì mà nhà chăn chiên hứa hẹn với người tín đồ, tóm lại là có xảy ra trong một thế giới “bên kia” hay không, vốn không là đối tượng cho một thử nghiệm nào – điều đó làm thế nào chứng minh được? – “Chứng minh bằng hiệu lực” được viện dẫn trên, thì như thế, ở nền đáy chỉ đơn thuần không gì ngoài một “lòng-tin” khác, cụ thể là, tác động một người mong chờ từ lòng-tin sẽ không thất bại, nhưng sẽ xuất hiện. Trong một công thức: “Tôi tin rằng lòng-tin làm nên ân sủng – vì vậy cho nên, nó là sự thật”. Nhưng với điều này chúng ta đã ở ngõ cụt rồi. “Vì vậy cho nên” này sẽ chính nó là phi lý nếu dùng như tiêu chuẩn của sự thật.

Saturday, March 9, 2013

Phản-kitô - The Antichrist (3c)



Phản-kitô
Lời nguyền rủa đạo Kitô
Friedrich Nietzsche (1844 – 1900)

Der Antichrist (1895)
Fluch auf das Christenthum.





46.
Những gì theo đến sau tự sự này? Rằng người ta mang găng tay khi đọc Tân Ước là chuyện hay. Kề cận sát với quá nhiều dơ dáy nhường đó hầu như buộc người ta phải làm điều này. Chúng ta sẽ thôi không chọn kết giao với “những người Kitô đầu tiên” hơn là kết giao với những người Dothái Poland – không cần đến phải đòi bất kỳ một phản đối nào chống lại họ: Chẳng đám nào trong hai, cả hai đều không có mùi dễ ngửi.

Tôi đã tìm nhưng vô vọng qua bộ Tân Ước mong nhận ra dẫu lấy chỉ một nét độc nhất thông cảm đồng tình, nhưng không-gì trong đó mà là sự thanh thoát không ràng buộc, độ lượng tử tế, vô tư bộc trực, ngay thẳng lương thiện. Tình-người, lòng nhân đạo thậm chí đã không bắt bén những bước đầu tiên ở đây – Những bản năng về sự sạch sẽ thì thiếu vắng. Chỉ có những bản năng xấu ác trong Tân Ước, và ngay cả còn không có sự can đảm để có những bản năng xấu xa này. Tất cả mọi thứ trong đó là sự hèn nhát, tất cả mọi thứ là tự-nhắm-một-mắt, và tự-lừa-dối. Mọi cuốn sách nào khác cũng trở nên sạch sẽ, sau khi người ta đã đọc Tân Ước: để cho một thí dụ, đã là với thích thú hết sức, đúng ngay sau khi đọc Paul, tôi đã đọc tác giả nhạo báng, chơi khăm đùa nhả vô cùng nhưng rất có duyên, Petronius [1] là người, trong đó người ta có thể nói những gì Domenico Boccaccio đã viết cho Công tước xứ Parma về Caesar Borgia: “è tutto festo” –khỏe mạnh đời đời, tươi vui đời đời và khéo léo cẩn trọng [2].

Friday, March 1, 2013

Phản-kitô - The Antichrist (3b)

Phản-kitô
Lời nguyền rủa đạo Kitô
Friedrich Nietzsche (1844 – 1900)
Der Antichrist (1895)
Fluch auf das Christenthum.





40.
 – Kết thúc thê thảm của kẻ rao giảng Tin Mừng đã được quyết định với cái chết – nó được gắn với “thập giá”. Chỉ cái chết, đột ngột và nhục nhã này, chỉ câu rút thường dành xử tử lớp thấp hèn, tiện dân – chỉ nghịch lý kinh hoàng này đặt trước mặt đám học trò điều bí ẩn khó hiểu thực sự: “là Ai đây? là Gì đây?” – những xúc cảm buồn bực xáo trộn và tổn thương sâu xa của họ, và sự nghi ngờ của họ rằng một cái chết như thế có thể tương ứng với sự phủ nhận động cơ của họ, cái dấu hỏi khủng khiếp, “Tại sao trong cách thế này” –  trạng thái này chỉ là quá dễ hiểu. Ở đây tất cả mọi việc phải là tất yếu, phải có ý nghĩa, lý do, lý do cao nhất; một thương yêu của học trò không biết tới tai ương hay hoạn nạn [1]. Chỉ bây giờ kẽ nứt sâu mới mở lên: “Kẻ nào đã giết ông? Ai đã là kẻ thù tự nhiên của ông?”- Câu hỏi này bắn nhanh tới phía trước như chớp sáng. Trả lời: bọn Dothái cai trị, giai cấp cao nhất của nó. Từ khoảnh khắc này, người ta cảm thấy chính mình trong sự nổi dậy chống lại trật tự đương có, và trong chiêm nghiệm, người ta đã hiểu Jesus đã từng trong sự nổi dậy chống lại trật tự hiện hữu. Cho đến sau khi đó, nét hiếu chiến này, nói-Không này, làm-Không-gì này đã vẫn là thiếu vắng trong hình ảnh của ông; còn hơn thế, ông đã từng là đối nghịch của nó.