Wednesday, February 13, 2013

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức (20)

Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche






Luận văn Thứ Ba
Những lý tưởng khổ hạnh có nghĩa là gì?

21.
Nhìn về phần toàn bộ loại thuốc men này của thày chăn chiên, cái thứ “phạm tội”, mọi lời của phê bình là quá thừa. Rằng một sự quá độ của tình cảm loại như thế do nhà tu khổ hạnh đã kê toa cho những người bệnh của ông ta (dưới những tên gọi thiêng liêng nhất, điều đó chẳng cần phải nói, và tương tự đã được ngâm tẩm với sự thiêng liêng cho mục đích của ông), nó nên trong bất kỳ cách nào đã thực sự từng có chỗ dùng cho bất kỳ người bệnh nào, ai sẽ muốn biện minh cho một tuyên xưng thuộc loại này? Ít nhất chúng ta nên rõ ràng về từ “có chỗ dùng”. Nếu chúng ta muốn ngụ ý rằng một một hệ thống điều trị như thế đã làm con người tốt đẹp hơn lên, tôi sẽ không biện luận: Tôi chỉ đơn thuần nói thêm ‘tốt đẹp hơn lên có nghĩa là những gì với tôi – nó chính xác cùng một nghĩa như bị thuần hóa, bị làm suy yếu, làm mất hứng khởi, chán nản, uốn nắn tỉ mỉ, bảo bọc quá đáng, suy nhược như mất nam tính (vì vậy, gần như tương tự như bị thương ...). Tuy nhiên, nếu nó là chủ yếu là một câu hỏi về người bệnh, người bất mãn, người chán nản trầm cảm, một hệ thống giống như thế này làm cho người bệnh đã ốm đau bị đau ốm hơn trong mọi trường hợp, ngay cả khi nó có làm cho anh ta “tốt hơn”, chỉ cần hỏi những bác sĩ điều trị những người có bệnh điên hoang tưởng, những gì luôn đi kèm với hệ thống áp dụng của những khảo hành hối hận, ăn năn cắn rứt và những quặn thắt của sự chuộc tội. Tương tự như vậy, nghiên cứu lịch sử: ở khắp mọi nơi, nơi nào những nhà tu khổ hạnh đã thắng thế với điều trị lối này cho những người bệnh, sự ốm đau đã tăng sâu và rộng với một tốc độ lớn lao. Trong mỗi trường hợp điều gì đã là ‘kết quả thành công? Một hệ thống thần kinh vỡ vụn được cộng thêm vào tình trạng đau ốm; và điều đó áp dụng trên quy mô lớn nhất và nhỏ nhất, với những cá nhân và với những đám đông.

Chúng ta tìm thấy những bệnh dịch động kinh khủng khiếp trong sự trỗi dậy của sự huấn luyện về ăn năn và chuộc tội. Chuyện lớn nhất từng biết trong lịch sử như thánh chiên Vitus của những vũ công, và thánh chiên John thời Trung cổ [1]; một hình thức sau-tác động khác của nó có dạng là những tê liệt kinh hoàng, và những bệnh chán chường ủ ê dài đằng đẵng buồn nản, trong những hoàn cảnh nhất định, có thể là nguyên nhân của một sự đảo ngược vĩnh viễn tính khí của một đám dân hoặc một thị trấn (Geneva, Basel);  – ở đây thuộc về chứng cuồng loạn tâm thần phù thủy [2], có liên quan phần nào với chứng mộng du  [3] (tám bệnh dịch lớn của chứng cuồng loạn tâm thần bùng phát, chỉ trong khoảng giữa 1564 và 1605) – ; trong trỗi dậy của nó, tương tự như vậy, chúng ta tìm thấy sự mê sảng hàng loạt tìm cái chết, có tiếng kêu khóc kinh khiếp “cái chết muôn năm!’ [4] có thể nghe được khắp châu Âu, bị gián đoạn giờ đây bởi tính khiêu gợi gây khoái lạc, giờ đây bởi những đặc ứng tàn hoại-thất thường; và cùng một thay đổi luân phiên của những cảm xúc, với cùng những cách khoảng và đảo ngược tương tự, có thể vẫn còn quan sát thấy được ở khắp mọi nơi ngày nay, trong mỗi trường hợp, nơi mà học thuyết khổ hạnh về tội lỗi có một thành công lớn khác (chứng loạn thần kinh tôn giáo hiện ra như một hình thức của “Ác quỉ Satan”: không còn phải ngờ gì về nó. Nó là gì vậy?  Đó là câu hỏi [5]). Nói chung, lý tưởng khổ hạnh và sự sùng bái đạo đức siêu phàm của nó, sự hệ thống hóa khéo léo, vô đạo đức và nguy hiểm nhất này, của tất cả những phương pháp gây quá độ cảm xúc dưới sự bảo vệ của những ý định thánh thiện, đã khắc ghi chính nó, trong một cách khủng khiếp và không thể nào quên, vào trong toàn bộ lịch sử của con người, và bất hạnh thay không chỉ vào trong lịch sử của hắn. . .

Tôi khó có thể nghĩ được đến hầu như bất cứ điều gì đã hút cạn nhựa sống lành mạnh và sức mạnh gốc rễ đến hủy hoại chính những người châu Âu như lý tưởng này, với không bất kỳ ngoa ngôn phóng đại nào cả, chúng ta là có quyền gọi nó là thảm họa thực sự trong lịch sử sức khỏe của con người châu Âu. Điều duy nhất có thể so sánh được với ảnh hưởng của nó là ảnh hưởng đặc biệt của dân Đức: Tôi muốn nói là sự làm ngộ độc châu Âu bằng rượu, cho đến nay vốn đã chặt chẽ theo kịp nhịp đi với ưu thế chính trị và chủng tộc của người Đức (- nơi nào họ tiêm máu của họ, họ cũng tiêm cả những thói xấu của họ nữa). –Đứng xếp hàng thứ ba là bệnh giang mai – magno sed proxima intervallo.[6]


22.
Nhà tu khổ hạnh đã hủy hoại sức khỏe tinh thần bất cứ nơi nào ông đến nắm quyền cai quản, hậu quả tất nhiên là ông đã hủy hoại thẩm vị trong văn chương và mỹ thuật  [7] – ông ta vẫn còn hủy hoại nó. “hậu quả tất nhiên?” – Tôi hy vọng bạn sẽ chỉ đơn giản cho phép tôi với từ ‘hậu quả tất nhiên” này; với bất kỳ mức nào, tôi không muốn chứng minh điều đó. Một trỏ-về duy nhất: nó đề cập đến văn bản cơ bản của văn chương Kitô, kiểu mẫu của nó, “quyển sách của những quyển sách” của nó.  Ngay cả trong thời đại của huy hoàng Hylạp-Lamã, cũng là một huy hoàng của những sách vở, đối mặt với một thế giới cổ đại của  những thư tịch mà vẫn chưa chịu ngã gục vì bị hư hỏng và hủy hoại, ở một thời khi bạn vẫn có thể đọc một vài cuốn sách mà ngày nay chúng ta sẽ đem đổi lấy với giá bằng một nửa của toàn bộ văn học hiện có, sự đơn giản và hợm mình tự cao tự đại của những kẻ khấy động Kitô – chúng ta gọi họ là những ông Bố của hội Nhà Thờ [8] – đã dám ban nghị luật: “chúng ta có văn học cổ điển của chúng ta, chúng ta không cần cái đó của những người Hylạp”, và khi nói như vậy, họ tự hào chỉ vào tập sách của những huyền thoại, thư tín của những tín đồ đầu tiên [9] và những đoản văn bào chữa tôn giáo, phần đúng hơn tương tự như cách giáo phái Salvation Army [10] của người Anh ngày nay chiến đấu’ chống lại Shakespeare và những kẻ “ngoại giáo” với thứ văn chương đại loại.

Tôi không thích “Tân Ước”, bây giờ bạn đã đoán được điều đó, nó gần như xáo động tôi là như rất cô lẻ  trong khẩu vị của tôi về công trình giá trị nhất, giá trị quá cao hơn thực (khẩu vị của hai nghìn năm thì phản ngược với  tôi): nhưng nó chảng dùng được gì! “Chỗ này tôi đứng, tôi không thể làm gì khác” [11] ,– Tôi can đảm với khẩu vị xấu của tôi. Quyển Cựu Ước, – tốt đấy, nó là một-gì đó hầu như khác biệt: mọi ngưỡng phục với Cựu Ước! Tôi tìm thấy trong nó, những con người lớn lao, những cảnh quan gây ấn tượng sâu sắc, và một-gì đó thuộc hàng hiếm có nhất trên mặt đất, sự hồn nhiên ngây thơ không gì so sánh được của con tim mạnh mẽ, còn hơn thế nữa,  tôi tìm thấy một đám dân chúng. Ngược lại, trong Tân Ước, tôi không thấy gì ngoài những nhóm giáo phái lặt vặt, không gì nhưng chỉ hoa hòe bày biện của linh hồn, không gì nhưng chỉ những trang trí vòng vèo, những xó xỉnh và những kỳ quặc, không gì nhưng chỉ không khí của hội họp tôn giáo tổ chức bí mật, đừng quên đôi khi có hơi thở của ngọt ngào thôn quê, vốn thuộc với kỷ nguyên (và với tỉnh hạt Lamã) và nó không phải là Dothái cũng không phải Hylạp. Nhún nhường hèn mọn và vênh vang tự đại ngay bên cạnh nhau; một sự ba hoa nói nhiều của cảm xúc đến nỗi gần như làm đờ người ra; nồng nhiệt làm ra vẻ bề ngoài nhưng thiếu đam mê, điệu bộ bối rối lung túng; rõ ràng là ở đây thì thiếu giáo dục lịch sự. Người ta có quyền gì để làm ầm lên về những thiếu sót nhỏ nhoi của họ, giống như những người nhỏ bé ngoan đạo này làm? Không có con gà nào sẽ gáy vang trên chuyện đó; Gót ư?  lại còn ít  hơn. Cuối cùng, họ thậm chí muốn có “vương miện của sự sống vĩnh cửu” [12], tất cả những người dân tỉnh nhỏ này: để làm gì? tại sao? nó là sự tận cùng trong giả định cầm bằng là đúng. Một Peter ‘bất tử’: ai có thể chịu nổi hắn ta? [13] Họ có một tham vọng làm cho bạn phải cười: những người như thế ợ lên những công chuyện cá nhân riêng tư nhất của họ, những xuẩn ngốc, những buồn bã, và những lo lắng dằng dặc, làm như nếu cái trong-tự thân của những sự vật là đã có trách nhiệm phải quan tâm bản thân nó với tất cả điều đó, những người như thế không bao giờ mệt mỏi với sự bao gồm Gót vào trong rắc rối tầm thường nhất mà họ vương vào. Và việc sử dụng liên tục này của sự xuồng xã gọi thẳng tên Gót, trong thẩm vị tồi tệ nhất! Tính Dothái này, không chỉ tính Dothái mầnn mò tay chân và dí mõm vào và xấc xược ngạo mạn hướng về Gót! . . .

Có những “dân tộc không theo những đạo Abraham” nhỏ, bị coi khinh, trong vùng Đông Á, là những người đã có thể dạy những tín đồ Kitô đầu tiên này một vài điều gì đó chủ yếu, một vài lịch thiệp trong sự tôn kính, những người vừa kể trước thậm chí không cho phép chính họ nhắc đến tên gọi vị gót của họ, như những người truyền giáo đạo Kitô đã làm chứng. Điều này dường như với tôi để được đủ tế nhị, nó thì chắc chắn là quá tinh tế và không chỉ với những tín đồ Kitô “đầu tiên”: như thế để bạn có thể cảm kích   sự tương phản, hãy nghĩ tới Luther, người nông dân hùng hồn nhất và tự phụ tự tin nhất mà nước Đức đã từng có, hãy nghĩ tới giọng điệu của Luther mà ông đã hài lòng làm theo  trong những đối  thoại của ông với Gót. Sự kháng cự của Luther với những thánh-chiên  trung gian trong hội Nhà thờ (đặc biệt là với con lợn nái của “ma quỷ”, ông vua-chiên), không nghi ngờ gì, đã về cơ bản là sự đề kháng của một người cục mịch đã thấy ngứa ngáy phát cáu vì nghi thức tốt đẹp của hội Nhà thờ, nghi thức tôn kính đó của khẩu vị đẳng cấp, vốn chỉ chấp nhận hơn thánh hóa và câm lặng hơn vào trong sự linh thiêng của những linh thiêng, và đóng cửa nó với những người cục mịch thô lỗ. Những người này là tuyệt đối sẽ không được cho phép có một tiếng nói ở đây – nhưng Luther, người nông dân, đã muốn một thay đổi hoàn toàn, nó đã không có đủ tính Đức với ông: trên tất cả, ông muốn nói chuyện trực tiếp, đích thân người với người, và “không nghi lễ khách sáo” với Gót của ông. . . Vâng, ông đã làm điều đó. –

Lý tưởng khổ hạnh, bạn đã đoán ra, không bao giờ, ở bất cứ đâu. đã là một trường phái của khẩu vị tốt, của cách cư xử tốt, lại vẫn còn kém hơn – có kể là tốt nhất thì nó là một trường phái của những cách cư xử giới thày tu, – : có nghĩa là nó chứa trong nó một-gì đó là kẻ thù chết người của tất cả những cách cư xử tốt đẹp, –  thiếu quân bình điều độ, không thích sự cách tân đổi mới, có tư cách tự nó là một “non plus ultra[14].


23.
Lý tưởng khổ hạnh không chỉ phá hoại sức khỏe và khẩu vị, nó cũng phá hoại điều thứ ba, chuyện thứ tư, vật thứ năm, sự việc thứ sáu nữa – Tôi sẽ cố nhịn dằn lại không nói ra chúng là những gì (Tôi sẽ không bao giờ nói đến hết!). Tôi không muốn đưa ra ánh sáng những gì lý tưởng đã làm, nhưng đúng hơn chỉ đơn giản đưa ra những gì nó có nghĩa là, những gì nó chỉ định, những gì nằm ẩn đằng sau, bên dưới và bên trong nó, và những gì nó thể hiện một cách tạm thời, không rõ ràng, chằng chịt vướng mắc với những dấu hỏi và những hiểu lầm. Và chỉ theo chiều hướng tới mục đích này mà tôi không thể tránh cho những người đọc của tôi một cái nhìn lướt vội về những tác động gớm guốc quái đản của nó, và những tác động đó tai họa đến thế nào: thực sự là vấn đề, để sửa soạn cho họ về khía cạnh khủng khiếp sau cùng, vốn câu hỏi về ý nghĩa của lý tưởng (khổ hạnh) này đã cho tôi. Quyền lực của lý tưởng đó có nghĩa là gì? Sự gớm guốc xấu xa của quyền lực của nó? Tại sao rất nhiều không gian đã được đem cho nó? Tại sao sự kháng cự hiệu quả hơn không từng được đem đối đầu nó? Lý tưởng khổ hạnh thể hiện một ý dục: Ở đâu là ý dục đối kháng, trong đó một lý tưởng đối nghịch có thể thể hiện chính nó? Lý tưởng khổ hạnh có một mục đích – điều này thì quá tổng quát khiến tất cả những ích lợi quan trọng của sự hiện hữu của con người hiện ra thành nhỏ mọn và hẹp hòi khi so đọ với nó; nó không chút mủi lòng giải thích những kỷ nguyên, dân tộc, con người, tất cả với tham chiếu về mục đích này, nó không cho phép giải thích khác, không mục đích khác, và từ chối, phủ nhận, khẳng định, xác định chỉ với tham chiếu về giải thích của nó (– và đã từng bao giờ có một hệ thống diễn dịch suy nghĩ thông xuốt trước sau đầy đủ hơn?); nó không tự đặt nó dước bất kỳ quyền lực nào, trong thực tế, nó tin vào tính ưu việt của nó trên bất cứ quyền lực nào, ưu thế về thứ  hạng của nó vô điều kiện bên trên bất cứ quyền lực nào, – nó tin rằng không có gì trên trái đất thuộc bất kỳ quyền lực nào mà không trước tiên phải nhận lấy một ý nghĩa, một quyền để hiện hữu, một giá trị từ nó, như một dụng cụ để cho sự làm việc của nó, như một lối đến và phương tiện tới mục đích của nó, tói một mục đích …  Đâu là tương đương đối ứng với hệ thống đóng kín này của ý dục, mục đích và diễn giải? Tại sao tương đương đối ứng thì thiếu vắng? … Ở đâu là “một mục đích” khác? . . .

Nhưng tôi nghe kể rằng nó không phải là thiếu, Nó không chỉ đã chiến thắng một cuộc chiến dài lâu, chống lý tưởng đó, nhưng nó có đã làm chủ  lý tưởng đó trong tất cả những thiết yếu: tất cả  khoa học hiện đại của chúng ta là chứng nhân cho điều đó, –  khoa học hiện đại, như là một triết lý chính cống của thực tại, nó hiển nhiên tin tưởng chỉ vào chính nó, hiển nhiên sở hữu sự can đảm là chính nó, ý chí là chính nó, và từ đó trở đi cho đến nay tồn tại thành công tốt đẹp với không Gót, không thế-giới-bên-kia và không có những đức hạnh của sự khước từ (sự sống). Tuy nhiên, tôi không cảm kích trước những tiếng ồn và mị dân phô trương cốt lấy khen như vậy: những người này họ tự hào chiến thắng thực tại là những nhạc sĩ tồi, tiếng của họ không đến từ độ sâu là điều dễ dàng để nghe thấy, từ họ không nói lên vực thẳm của lương tâm khoa học – vì lương tâm khoa học ngày nay là một vực thẳm, – từ “khoa học” thì hầu như chỉ đơn giản là một sự tục tĩu trong mớ hành lý của bọn thổi kèn như vậy, một sự lạm dụng, sự bất chính. Chính xác ở đây, đối ngược lại với những gì họ đang tuyên bố là sự thật: khoa học ngày hôm nay hoàn toàn không có niềm tin vào bản thân chính nó, chư đừng có nói tới có một lý tưởng nằm trên nó, – và nơi nào mà nó vẫn là còn đam mê, thương yêu, bốc lửa, đau khổ, nó thì không phải là đối nghịch của lý tưởng khổ hạnh, nhưng đúng hơn thay vào đó, nó là biểu hiện mới gần đây và cao quý nhất của riêng điều kể sau. Có phải với bạn điều này nghe lạ lùng? . . .

Có đủ những người làm việc xứng đáng và khiêm tốn ngay cả trong số những học giả của ngày nay, người giống như cái góc nhỏ bé của họ, vì họ thích được ở đó, và do đó đôi khi có phần hơi tự phụ khi làm cho nghe đòi hỏi của họ, nói rằng con người ngày nay trong tổng quát, phải là hài lòng, đặc biệt là với khoa học – bởi vì ở trong đó, có rất nhiều việc hữu ích được đem thực hiện. Tôi không phủ nhận điều đó: Tôi sẽ là người cuối cùng nếu như muốn làm hỏng niềm vui của những công nhân chân thực trong tài khéo của họ: vì tôi thích thú trong công việc của họ. Tuy nhiên, sự kiện là ngày nay người ta làm việc cần mẫn trong khoa học, và rằng họ là công nhân hài lòng toại nguyện, không hoàn toàn tất cả chứng minh rằng khoa học ngày nay, như một toàn thể có một mục đích, ý chí, một lý tưởng, một đam mê của đức tin lớn lao. Ngược lại, như tôi đã nói, mới đùng là trường hợp: ở chỗ nó không phải là biểu hiện gần đây nhất của lý tưởng khổ hạnh – có quá ít những trường hợp cao quý, đặc biệt để cho sự phán đoán tổng quát có thể dò tìm nhận  ra được  – sau đó khoa học ngày nay là một nơi lẩn trốn cho tất cả những loại tính tình tức giận bất bình, không tin tưởng, những sâu bọ gặm nhấm, tự-kinh-miệt [15],  lương tâm cắn rứt – đó là băn khoăn về sự thiếu lý tưởng cho chính mình, đau khổ từ một thiếu thốn yêu thương lớn lao, sự bất mãn trên sự mãn nguyện bị ép buộc.

Ôi, những gì ngày nay mà khoa học không che giấu! Nhiều chừng nào nó đã giả định phải che dấu, với bất cứ mức nào! Cần cù của những học giả bậc nhất của chúng ta, siêng năng không ngẫm nghĩ của họ, đầu bốc khói ngày và đêm, tài sử dụng thành thạo thật sự trong nghề nghiệp của họ – thường thường đến đâu, tất cả những gì đó có nghĩa là sự cố gắng để che giấu một-gì đó từ chính mình? Khoa học như một phương tiện tự gây mê: bạn có biết điều đó không? . . .

Tất cả mọi người tiếp xúc với những học giả có kinh nghiệm rằng họ đôi khi bị trúng thương đến tận tủy bởi một từ vô hại, chúng ta làm tức giận những người bạn học giả của chúng ta ở đúng thời điểm chúng ta muốn tôn vinh họ, chúng ta làm cho họ mất bình tĩnh và mất tự chủ, đơn giản chỉ vì chúng ta đã quá sống sượng để đoán ai là người mà chúng ta đã thực sự đương tiếp xúc với, với những người bị đau khổ mà không muốn thú nhận họ là những gì họ với chính họ, với những người bị đánh thuốc và bị choáng váng, là người sợ hãi chỉ một điều: sự đi đến với ý thức…


24.
 – Và bây giờ xem xét những trường hợp hiếm hơn mà tôi đã nói, những nhà theo thuyết ý tưởng cuối cùng mà chúng ta có ngày nay giữa những triết gia và học giả: có lẽ chúng ta có hay không, trong họ, những đối thủ tìm-kiếm cho những lý tưởng khổ hạnh, những đối lập với những nhà theo thuyết ý tưởng của những lý tưởng khổ hạnh?


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất 
(Jan/2013)




[1] Vitus được hội nhà thờ xem như thánh bảo hộ của những vũ công và diễn viên. Ông cũng là thánh bảo hộ của những người mắc bệnh động kinh, và chứng chứng múa giật Sydenham', còn gọi là Vũ điệu của thánh chiên Vitus; một căn bệnh có đặc trưng là những động tác nhanh co giật thất thường.
John Chrysostom. Truyền thuyết kể lại John – khi sống như một nhà khổ hạnh ẩn dật - đã làm một thiếu nữ mang thai - sau đó giết cô để che dấu tội lỗi. Ông bị trừng phạt phải sống trong sa mạc nhưng như một con thú, chỉ bò không đi. Về sau, người thiếu nữ được biết là không chết, tìm thấy cả mẹ lẫn con, nên ông được tha tội.
[2] Witch- hysteria
[3] Sleep-walking
[4] Nguyên văn “Evviva la morte
[5] Nguyên văn “Quoearitur”.
[6] Kế tiếp, nhưng sau một khoảng cách xa
[7] Nguyên văn “litteris et artibus”
[8] giáo phụ
[9] tông đồ
[10] Một giáo phái Kitô  – gần gũi với phái Methodist, trong các nước liên hiệp Anh  - ngày nay chuyên về xã hội, cứu tế
[11] [Câu trả lời nổi tiếng của Luther tại Hội Nghị thành Worms (1521) – khi đòi ông phải công khai rút lại lời tuyên bố]
[12] Kinh Thánh  - Relevation 2.10: “Ngươi chớ ngại điều mình sẽ chịu khổ. Nầy, ma quỉ sẽ quăng nhiều kẻ trong các ngươi vào ngục, hầu cho các ngươi bị thử thách; các ngươi sẽ bị hoạn nạn trong mười ngày. Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi ta sẽ ban cho ngươi mũ triều thiên của sự sống.
[13] Simon Peter người thành Bethsaida, làm nghề đánh cá trên hồ Genesareth, là một trong mười hai học trò đầu tiên của Jesus
[14] “quá khích cùng cực không thể vượt qua”.
[15] Nguyên văn despectio sui