Wednesday, January 30, 2013

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức (19)

Về Lai lịch của Đạo đức

(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche
(tiếp theo ...)






Luận văn Thứ Ba
Những lý tưởng khổ hạnh có nghĩa là gì?


19.
Những phương pháp của nhà tu khổ hạnh đem xử dụng mà chúng ta đã vừa biết – làm cùn nhụt toàn bộ sự tỉnh thức của đời sống, hoạt động máy móc, niềm vui nhỏ nhặt, trên tất cả là niềm vui của “hãy thương yêu hàng xóm của ngươi”, tổ chức bầy đoàn, sự tỉnh thức về tình cảm về quyền lực của cộng đồng, theo đến hậu quả là sự bất mãn của cá nhân với chính nó thì bị dìm chìm bởi thích thú của người ấy trước sự thịnh vượng của cộng đồng, – những điều này, đem đo với những điều kiện hiện đại, là những phương tiện ngây thơ của hắn ta trong cuộc chiến chống lại sự bất mãn: bây giờ chúng ta hãy quay sang điều thú vị hơn, những phương tiện (của sự) “có tội”. Chúng tất cả đều liên hệ với một điều: dăm loại nào đó của một sự quá độ của tình cảm, – chúng được dùng như thuốc gây mê công hiệu nhất cho đau đớn-kéo-dài, tê liệt đến tật nguyền, buồn nản đến tàn lụi; đó là lý do tại sao tài khéo thần kỳ của những thày chăn chiên đã thực tế không cạn kiệt trong suy nghĩ ra những ẩn ý của một câu hỏi này: “cách nào người ta có thể tạo được sự quá độ của tình cảm?”. . .

Friday, January 4, 2013

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức (18)


Về Lai lịch của Đạo đức

(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche



Luận văn Thứ Ba
Những lý tưởng khổ hạnh có nghĩa là gì?

15.
Nếu bạn đã hiểu thấu trọn vẹn – và ngay ở chỗ này, tôi đòi hỏi sự lĩnh hội sâu xa, sự nhận thức sâu xa –rằng tại sao tuyệt đối không thể là công việc của kẻ khỏe mạnh để trông nom người bệnh hoạn, để làm người bệnh hoạn thành khỏe mạnh, vậy cũng đã thấu hiểu được một cần thiết khác sau đó, – sự cẩn thiết của những y sĩ và y tá, những người bản thân họ là bệnh hoạn: và bây giờ chúng ta có được, và nắm bằng cả hai tay, ý nghĩa của nhà tu khổ hạnh.

Nhà tu khổ hạnh, trong mắt chúng ta, phải được kể như người cứu tinh tiền định, người chăn bầy cừu và người bảo vệ đàn gia súc bệnh hoạn: chỉ như thế, sau đó chúng ta mới thực hiểu được sứ mệnh lịch sử lớn lao vô cùng của ông ta. Thống trị trên khổ đau là lĩnh vực của ông, bản năng của ông hướng ông đến đó, và kỹ năng đặc biệt của ông, đứng làm chủ, và cái lá nhãn của hạnh phúc, đã có trong đó. Ông phải chính mình bị bệnh, ông thực sự phải là một người bà con gần gũi của người bệnh và người nghèo tàn tật, ngõ hầu hiểu họ, – ngõ hầu đi đến một sự hiểu biết với họ; nhưng ông cũng phải mạnh mẽ nữa, làm chủ chính mình nhiều hơn so với những người khác, ý dục quyền lực của ông thực sự không bị tổn thương, như thế để ông có được tin cậy và sợ hãi của những người bệnh, và có thể là người chống đỡ, bảo vệ, nương tựa, cưỡng bách, áp dụng kỷ luật, bạo chúa, Gót, tất cả cho họ. Ông phải bảo vệ bầy gia súc của ông, chống ai? Chống lại kẻ lành mạnh, không phải nghi ngờ gì, nhưng cũng còn chống lại sự ghen tị của người lành mạnh; ông phải là đối thủ tự nhiên, và kẻ khinh miệt của tất cả sự khỏe mạnh thô sống, bão táp, không kiềm chế, cứng khó, dữ dội của kẻ săn mồi, và sự hùng mạnh. Thày chăn chiên là hình thức đầu tiên của con thú  thanh cảnh hơn vốn nó khinh thường dễ dàng hơn hơn nó ghét. Ông sẽ không tránh khỏi chiến tranh với những con thú săn mồi, một chiến tranh của xảo quyệt tinh ranh (của ‘tinh thần’) đúng hơn là của vũ lực, là điều đồng ý không còn phải bàn, – thêm nữa, nếu cần thiết, ông sẽ thực tế phải làm chính mình thành một loài thú săn mồi mới, hoặc ít nhất là biểu hiện nó – một sự tàn bạo thú vật mới, trong đó con gấu bắc cực, uyển chuyển nhanh nhẹn, con báo đương rình mồi lạnh lẽo, và không phải là ít từ con cáo, xem dường được kết hợp trong một thống nhất cũng hấp dẫn như đáng sợ. Nếu nhu cầu ép buộc, thậm chí ông sẽ có thể trên bước trong số chính những loại con thú săn mồi khác, về tất cả những khả năng với sự chịu đựng nghiêm trọng, tôn kính, khôn ngoan, lạnh lẽo, dối trá cao đẳng, như sứ giả và kẻ phát ngôn của những quyền năng huyền bí hơn, đã nhất định để gieo đau khổ, chia rẽ và tự mâu thuẫn trên nền đất này ở bất cứ nơi nào ông có thể làm được, và chỉ quá chắc chắn về tài khéo của ông với tư cách là chủ nhân của khổ đau bất cứ lúc nào. Ông mang theo những loại dầu thơm để xức và những món thuốc mỡ để xoa với ông [1], dĩ nhiên, nhưng trước tiên ông phải gây ra vết thương để ông có thể là thày thuốc; và trong khi ông làm dịu cơn đau do vết thương gây ra, đồng thời ông tẩm thuốc độc vào vết thương  – vì đó là những gì ông được huấn luyện để làm khéo nhất, nhà ảo thuật này và kẻ dạy cho thuần phục những con thú săn mồi, người mà chỉ sự hiện diện không thôi cũng đủ nhất thiết làm bệnh hoạn tất cả mọi thứ khỏe mạnh, và làm thuần hóa tất cả mọi thứ bệnh hoạn.