Saturday, December 28, 2013

Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót (18)


Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins

(The God Delusion)
(tiếp theo ...)






Chương 6 (tiếp theo …)

Một trường hợp Nghiên cứu về những Gốc rễ của Đạo đức

Nếu ý thức đạo đức của chúng ta, giống như ham muốn tình dục của chúng ta, thực sự có gốc rễ bắt nguồn sâu xa trong quá khứ đã tiến hóa của chúng ta theo như Darwin, trước khi có tôn giáo, chúng ta nên mong đợi rằng nghiên cứu về não thức con người sẽ tiết lộ một vài phổ quát về đạo đức, vượt qua những rào cản địa lý và văn hóa, và cũng thế, điều quan trọng, những rào cản tôn giáo. Nhà sinh vật học trường Harvard, Marc Hauser, trong quyển How Nature Designed Our Universal Sense of Right and Wrong của ông [1], đã mở rộng dọc một đường đi đến thành quả của những thí nghiệm bằng suy tưởng, vốn ban đầu đã do những triết gia về đạo đức đề nghị. Nghiên cứu này của Hauser sẽ được dùng thêm với mục đích giới thiệu cách suy nghĩ của những triết gia về đạo đức. Một đilemma [2] đạo đức có tính giả thuyết được đặt ra, và sự khó khăn chúng ta có kinh nghiệm trong khi trả lời nó, bảo cho chúng ta một vài điều gì đó về ý thức của chúng ta về đúng và sai. Trường hợp mà Hauser vượt quá những triết gia là ông đã thực sự làm điều tra thống kê và những thí nghiệm tâm lý, bằng cách dùng những bảng câu hỏi trên Internet, lấy thí dụ, để điều tra về ý thức đạo đức của những người sống thực. Từ quan điểm hiện nay, điều thú vị là hầu hết mọi người đều đi đến cùng những quyết định tương tự khi phải đối mặt với những tình thế khó xử này, trong đó họ buộc phải có một giải pháp miễn cưỡng, và sự đồng thuận của họ về những quyết định của chính họ thì mạnh hơn khả năng của họ để trình bày rõ ràng những lý do của họ. Đây là những gì chúng ta nên mong đợi nếu chúng ta có một ý thức đạo đức đã vốn được xây dựng vào thành-phần của bộ óc chúng ta, giống như bản năng tình dục của chúng ta hay những sợ hãi về độ cao của chúng ta, hay như chính Hauser thích nói, giống như khả năng của chúng ta về ngôn ngữ (những chi tiết có thay đổi từ văn hóa này sang văn hóa khác, nhưng cấu trúc nằm chìm sâu bên dưới của ngữ pháp thì phổ quát [3]). Như chúng ta sẽ thấy, cách người ta ứng phó với những thí nghiệm đạo đức này, và họ không có khả năng của chính họ để nói lên rõ ràng những lý do của họ, dường như phần lớn độc lập với những tin tưởng tôn giáo của họ hoặc không có những tin tưởng tôn giáo. Thông điệp của quyển sách của Hauser, mượn chính cách nói của riêng ông là: “Lèo lái những phán đoán đạo đức của chúng ta là một ngữ pháp đạo đức phổ quát, một khả năng tập thành và thừa kế của não thức đã tiến hóa qua hàng triệu năm để bao gồm một tập hợp những nguyên tắc để xây dựng một loạt những hệ thống đạo đức có thể có. Cũng như ngôn ngữ, những nguyên tắc tạo nên ngữ pháp đạo đức của chúng ta bay lẩn bên dưới màng lưới tầm radar nhận thức của chúng ta”.

Điển hình của tình huống khó xử đạo đức của Hauser là những biến đổi trên chủ đề của một chiếc xe tải bị đứt phanh, hay “xe goòng điện” chạy trên một đường rầy, đe dọa sẽ cán chết một số người. Câu chuyện trong dạng đơn giản nhất tưởng tượng có một người, Denise, đứng cạnh một tập hợp những tụ điểm, và ở một vị trí có thể chuyển hướng chiếc xe điện sang một đưởng rầy phụ bên cạnh, do đó sẽ cứu sống được năm người đang bị mắc kẹt trên đường rầy chính, ở phía trước. Thật không may, lại có một người khác cũng đang bị mắc kẹt trên đưởng rầy phụ. Nhưng vì ông chỉ là một, ít hơn con số của năm người bị mắc kẹt trên đường rầy chính, hầu hết mọi người đồng ý rằng đó là cho phép về mặt đạo đức, nếu như không phải là bắt buộc, cho Denise để xoay cần chuyển và cứu lấy năm bằng cách giết một. Chúng ta bỏ qua trường hợp giả định chẳng hạn rằng con người đứng trên đưởng rầy phụ có thể là Beethoven, hoặc một người bạn thân.

Wednesday, December 25, 2013

Friedrich Nietzsche – Kẻ Điên



Kẻ Điên
Der tolle Mensch

The Madman
Friedrich Nietzche






Bây giờ, tất cả những nhà thờ này là gì, nếu chúng không là những mồ chôn và mả táng của Gót?”


1.
Gott ist todt”  – Gót đã chết”, đây là phát biểu quen thuộc nhất của Nietzsche, được trích dẫn nhiều nhất, nhưng cả nghe lẫn nhắc đều lạc vào hiểu lầm nhiều nhất, ít nhiều đã không đến thẳng nội dung đơn giản của câu nói thời thượng này. Nietzsche không có ý nói Gót đã từng hiện hữu và giờ đây thôi hiện hữu. Không phải đã có một Gót, vừa mới bị giết chết, đêm qua. Trước sau, Nietzsche không hề tin có Gót như trong Kitô  – từ rất sớm, thế nên, ông không bao giờ lên tiếng phủ nhận sự hiện hữu của Gót (như những người quanh ông, từ lý trí mở mắt cố minh chứng như Kant đến nhắm mắt nhảy liều theo niềm tin như Kierkegaard). Với Nietzsche Gót đương nhiên không hiện hữu, vậy khi ông cho một người ra giữa chợ đời kêu lớn “Gót đã chết”, Nietzsche muốn nói rằng tất cả mọi người, kể cả những người không-tin-có-gót đang cười cợt, nếu như còn có được một chút trí tuệ, bây giờ đã đến lúc phải nhận thức được sự thật rằng trong vũ trụ này, không có thiết kế thông minh, sáng tạo siêu nhiên, không hướng đến một cứu cánh nào cả, đừng nói chi đến trong đó có, hay gắng có lấy được một xếp đặt hợp lý: con người bây giờ phải hiểu lấy điều đơn giản rằng không có lý do tại sao sự việc xảy ra cách này và không cách khác, và rằng hài hòa và trật tự chúng ta đi tìm vì tin chúng tồn tại trong vũ trụ đều chỉ là sản phẩm tưởng tượng của não thức con người, chúng ta lần lượt đã dán những nhãn hiệu giả dối đó lên chúng mà thôi, ngay cả thiện và ác của những kẻ đang rao bán thương yêu và đạo đức cũng chỉ là những nhãn hiệu trống rỗng – Tất cả mọi sự vật việc đều là đối tượng để diễn dịch, và mỗi thời đại, mỗi xã hội, diễn dịch ưu thắng là thể hiện của ý dục quyền lực của thời đại xã hội đó, không phải của sự thực muôn đời vẫn tưởng khách quan!. Không có những sự kiện, chỉ có những diễn dịch!  Trước khi dẫn chúng ta đến công việc ông gọi là phải xét-định-lại tất cả giá trị, ông bảo chúng ta tất cả những giá trị, trong đó có vẫn dai dẳng những giá trị đạo đức Kitô, vốn chúng cho đến nay vẫn mặc nhận Gót như tiêu chuẩn tuyệt đối, tối thượng, như thước đo hay cứu cánh của con người phương Tây. Những thước đo, những cứu cánh, những tiêu chuẩn đó đã chấm dứt, những tuyệt đối đó đã mất hết ý nghĩa, đã chết; con người đã vượt qua chúng, Gót đã chết. Người ta đã bỏ những tiêu chuẩn, tuyệt đối, tối thượng, thước đo, cứu cánh… đó từ lâu rồi, đã giết chết Gót từ lâu rồi, chỉ chưa nghe và nhận biết được điều đó thôi.

Tuesday, December 24, 2013

Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót (17)


Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins

(The God Delusion)
(tiếp theo ...)









Chương 6

Những Gốc rễ của Đạo đức: Tại sao chúng ta tốt ?

Lạ lùng là tình trạng chúng ta ở đây trên mặt đất. Mỗi chúng ta đến vì một chuyến đi ngắn, không biết tại sao, nhưng đôi khi xem dường hướng đến một mục đích. Từ góc độ của đời sống hàng ngày, tuy nhiên, có một điều chúng ta thực biết: rằng con người ở đây là để giúp đỡ những người khác – hơn tất cả gì khác, hạnh phúc riêng của chúng ta tùy thuộc trên những ai đó có những nụ cười và đời sống an lành. (Albert Einstein)




Nhiều người có tôn giáo [1] thấy khó tưởng tượng, nếu không có tôn giáo, người ta lại có thể là người tốt, hoặc thậm chí muốn sẽ là người tốt, như thế nào.Tôi sẽ thảo luận về những câu hỏi như vậy trong chương này. Nhưng những nghi ngờ còn đi xa hơn, và đẩy một vài người có tôn giáo đến những cuồng kích cực điểm thù hận chống lại những ai là người không có cùng tin tưởng tôn giáo như họ. Đây là điều quan trọng, vì những đắn đo suy nghĩ đạo đức nằm ẩn sau những thái độ tôn giáo hướng về những chủ đề khác vốn không có liên kết thực sự nào với đạo đức. Một số lượng lớn của sự phản đối với giảng dạy thuyết tiến hóa không có liên kết nào với bản thân thuyết tiến hóa, hoặc với bất cứ gì trong khoa học, nhưng sự phẫn nộ về đạo đức đã tiếp tục xông tới thúc dục như thúc ngựa. Điều này có phạm vi, từ ấu trĩ “Nếu bạn dạy cho trẻ em rằng chúng tiến hóa từ loài khỉ, sau đó chúng sẽ hành động như những con khỉ”, đến động lực tinh vi hơn, nằm lẩn ở dưới toàn bộ chiến lược “chêm đỡ” của lập trường “thiết kế thông minh”, như nó đã được lột trần không thương hại, trong Creationism's Trojan Horse: The Wedge of Intelligent Design của Barbara Forrest và Paul Gross [2].

Tôi nhận được một số lượng lớn những thư từ, từ những người đọc những sách của tôi, [3] trong số họ hầu hết là nhiệt tình thân thiện, một vài trong số họ phê bình hữu ích, một ít thì xấu xa tàn nhẫn, hay thậm chí ác độc. Và những kẻ ác độc nhất trong tất cả, tôi xin lỗi phải kể lại, đều hầu như có động lực bất biến đến từ tôn giáo. Sự lạm dụng có tính chất phản-kitô như vậy, thường những người được xem như là những kẻ thù của đạo Kitô đều có kinh nghiệm. Ở đây, lấy thí dụ là một lá thư, đã đăng trên Internet, và gửi cho Brian Flemming, tác giả và đạo diễn phim The God Who Wasn't There [4],  một phim tài liệu chân thực và cảm động, biện luận ủng hộ thuyết không-tin-có-gót [5]. Với đầu đề ‘Đốt đi, khi chúng ta đang cười lớn’, ghi ngày 21 /12 /2005, thư gửi cho Flemming, đọc như sau:

Mày chắc là có được dăm ba táo gan bạo phổi đấy. Tao rất muốn lấy một con dao, vạch ruột mày ra, đồ ngu; và khoái trá hét tướng lên khi ruột gan phèo phổi mày phọt bắn tung tóe trước mắt mày. Mày thì đang cố đánh lửa châm ngòi một thánh chiến, mà rồi trong đó có ngày tao và những người như tao, có thể có được thích thú để bắt tay vào hành động nhắc trên.

Người viết, tới điểm này, dường như đi đến một nhận thức muộn màng rằng ngôn ngữ của mình không phải là Kitô cho lắm, vì ông viết tiếp, “nhân từ” hơn:

Tuy nhiên, GÓT dạy chúng tao để đừng tìm kiếm sự trả thù, nhưng để cầu nguyện cho những kẻ giống tất cả chúng mày.

Lòng nhân từ của ông thì ngắn ngủi, tuy nhiên:

Tao sẽ không phải lo, nhưng nhẹ nhõm khoan khoái khi biết rằng sự trừng phạt GÓT sẽ mang đến cho mày sẽ là 1000 lần thê thảm hơn bất cứ gì tao có thể giáng xuống mày. Phần tuyệt nhất là mày SẼ bị khốn khổ khốn nạn đến đời đời, vì những tội lỗi này mà mày hoàn toàn chẳng biết quái gì về chúng. Cơn Thịnh nộ của Gót sẽ cho thấy tuyệt không thương xót. Vì ích lợi của mày, tao hy vọng sự thật sẽ được vén cao lên cho mày thấy trước khi con dao chạm vào thịt mày. Merry Christmas!

Tái bút: Chúng mày chẳng biết đếch gì về phần những gì, như cả kho hàng, chờ sẵn chúng mày…... Tao cảm ơn Gót , Tao không phải là mày.

Friday, December 20, 2013

Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót (16)


Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins

(The God Delusion)
(tiếp theo ...)









Chương 5 (tiếp theo)

Những Giáo phái thờ Hàng hóa 

Trong The Life of Brian, một trong những điều nhóm Monty Python đã đúng là một giáo phái mới có thể bắt đầu cực kỳ nhanh chóng [1]. Nó có thể mọc lên hầu như qua đêm và sau đó thành kết hợp vào trong một văn hóa, nơi nó đóng một vai trò chi phối ồn ào. “Những Giáo phái thờ hàng hóa chở bằng tàu[2], ở vùng quần đảo Melanesia của Thái Bình Dương và của New Guinea, cung cấp những thí dụ nổi tiếng nhất từ đời sống thực. Toàn bộ lịch sử của một vài những giáo phái này, từ khởi đầu đến tàn cuộc, được gói trọn vẹn trong ký ức sống. Không giống như giáo phái của Jesus [3], trong đó nguồn gốc của nó thì không có chứng cớ xác nhận đáng tin cậy, chúng ta có thể nhìn thấy toàn bộ quá trình của những sự kiện đặt ra trước mắt chúng ta (và ngay cả ở đây, như chúng ta sẽ thấy, giờ  đây một vài chi tiết đã bị mất). Nó là hết sức lý thú hấp dẫn để đoán rằng giáo phái Kitô hầu như chắc chắn đã bắt đầu trong nhiều cách thức rất giống như thế, và đã khởi đầu lan truyền với cùng một tốc độ nhanh như thế.

Nguồn tài liệu chính tôi dựa vào, về những giáo phái thờ phụng hàng hóa chở bằng tàu, là tập sách Quest in Paradise của David Attenborough, mà ông rất tử tế tặng tôi làm quà [4]. Mẫu thức là một như nhau cho tất cả chúng, từ những giáo phái sớm nhất trong thế kỷ XIX, đến những giáo phái nổi tiếng hơn, đã lớn dậy sau Thế chiến thứ Hai. Dường như trong mọi trường hợp, những dân đảo đều đã hoàn toàn phủ phục trước những sự vật sở hữu kỳ diệu của những người da trắng di cư đến những hải đảo của họ, gồm những nhà hành chính, binh lính, và truyền giáo. Họ có lẽ đã là nạn nhân của luật thứ ba của (Arthur C.) Clarke, mà tôi đã trích dẫn trong Chương 2: “Bất kỳ một kỹ thuật nào tới mức tiến bộ đầy đủ là không thể phân biệt được với pháp thuật kỳ diệu”.

Wednesday, December 18, 2013

Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót (15)



Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins

(The God Delusion)







Chương 5 (tiếp theo)

Hãy bước nhẹ, vì bạn dẫm trên những meme của tôi

Sự thật, trong những nội dung của tôn giáo, thì đơn thuần là ý kiến đã sống sót. (Oscar Wilde)

Chương này đã bắt đầu với nhận xét, rằng chọn lọc tự nhiên trong thuyết Darwin ghét cay ghét đắng sự hoang phí, thừa thãi, bất kỳ thuộc tính nổi bật phổ biến nào của một chủng loại – loại như của tôn giáo – phải đã ban cho một vài lợi thế nào đó, hoặc nếu không thế, nó đã không sống sót [1]. Nhưng tôi mớm ý rằng lợi thế không nhất thiết phải góp lớn phần vào sự sống còn, hay sự thành công tái sinh sản của cá nhân. Như chúng ta đã thấy, lợi thế có từ những gene [2] của virus bệnh cảm lạnh đủ giải thích sự có mặt khắp nơi của than phiền khổ não đó trong loài người chúng ta [3] . Và thậm chí không phải là những gene được lợi. Bất kỳ đơn vị tự-sao-chép [4] nào cũng sẽ có lợi. Những gene chỉ là những thí dụ hiển nhiên nhất của những đơn vị tự-sao-chép. Những ứng viên khác là virus cômputơ, và những meme – những đơn vị của di truyền văn hoá, và chủ đề của phần sách này [5]. Chúng ta nếu sắp sửa hiểu những meme, chúng ta trước tiên phải nhìn kỹ lưỡng hơn một chút vào chọn lọc tự nhiên xem nó làm việc chính xác thế nào.


Trong hình thức tổng quát nhất của nó, chọn lọc tự nhiên phải chọn giữa những đơn vị tự-sao-chép thay thế nhau được. Một đơn vị tự-sao-chép là một mảnh của thông tin trong dạng ký hiệu mà nó làm những bản sao chính xác của chính nó, cùng với thỉnh thoảng có những bản sao không chính xác, hay “những đột biến” [6]. Điểm chú ý về việc này là một quan trọng theo Darwin. Những đơn vị tự-sao-chép có nhiều loại khác nhau này khi xảy ra là tốt trong việc làm sao chép, chúng trở nên đông đảo hơn, thiệt thòi cho những đơn vị tự-sao-chép có thể thay thế nó, nhưng là xấu trong việc làm sao chép. Điều đó, ở mức sơ đẳng nhất của nó, là sự chọn lọc tự nhiên. Đơn vị tự sao chép mẫu thức tiêu biểu là một gene, một đoạn của DNA mà nó tự sao chép, nhân đôi, gần như luôn luôn với chính xác cực độ, qua một số vô tận của những thế hệ. Câu hỏi trung tâm cho lý thuyết meme là – không biết có hay không những đơn vị bắt chước văn hóa mà chúng ứng xử như những đơn vị tự-sao-chép thực sự, như những gene. Tôi không nói rằng những meme nhất thiết phải những tương tự gần sát của những gene, chỉ rằng chúng càng giống những gene bao nhiêu, lý thuyết meme làm việc sẽ càng tốt hơn bấy nhiêu; và mục đích của phần này là để hỏi xem – không biết lý thuyết meme có thể làm việc được hay không cho trường hợp đặc biệt của tôn giáo.

Thursday, November 28, 2013

Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót (14)


Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins

(The God Delusion)






Chương 5 (tiếp theo)

Đã chín mùi tâm lý sẵn cho tôn giáo


Ý tưởng về những sản-phẩm-phụ tâm lý lớn dậy một cách tự nhiên từ lĩnh vực quan trọng và đang phát triển của khoa tâm lý học tiến hóa [1]. Những nhà tâm lý học tiến hóa nêu ý kiến rằng, cũng giống đúng như mắt là cơ quan đã tiến hóa để nhìn, và cánh là một cơ quan đã tiến hóa để bay, như thế bộ óc là một sưu tập của những cơ năng (hoặc “những mô-đun”) để đối ứng với một tập hợp của những nhu cầu về sự nhận-chuyển-giải những dữ liệu thông tin chuyên biệt. Có một mô-đun để đối ứng với liên hệ họ hàng, một mô-đun để đối ứng với những đổi chác qua lại, một mô-đun để đối ứng với sự đồng cảm cùng người khác, và vân vân. Tôn giáo có thể được xem như một sản phẩm phụ của sự sai hỏng, lạc đích, ngoài dự định [2] của một vài trong số những mô-đun này, lấy thí dụ, những mô-đun để hình thành những lý thuyết về những não thức khác, để tạo dựng những liên minh, và để đối xử phân biệt có lợi cho thành viên trong-nhóm và chống lại người lạ. Bất kỳ một nào trong những mô-đun này có thể được dùng như tương đương trong con người với sự định hướng bay trong con bướm đêm, tinh tế nhưng mong manh, dễ bị tổn thương, gây kết quả ngoài dự định, theo cùng một loại của đường lối như tôi đã đưa lên ý kiến về sự cả tin của trẻ em. Nhà tâm lý học Paul Bloom, một người ủng hộ khác của quan điểm “tôn giáo là một sản phẩm phụ”, trỏ ra rằng trẻ em có một khuynh hướng hướng tự nhiên, hướng tới một thuyết nhị nguyên về não thức. Với ông, tôn giáo là một sản phẩm phụ của quan điểm nhị nguyên trong bản năng, thuộc loại giống như thế. Loài người chúng ta, ông đưa ý kiến, và đặc biệt là trẻ em, đều tự nhiên là những người có quan điểm nhị nguyên bẩm sinh.

Một người theo quan điểm nhị nguyên thừa nhận có một sự khác biệt cơ bản giữa vật chất và ý thức tinh thần. Một người theo quan điểm nhất nguyên, ngược lại, tin rằng ý thức tinh thần là một sự biểu hiện của vật chất – của thể chất vật lý trong một bộ óc, hoặc có lẽ một cômputơ – và không thể tồn tại tách biệt khỏi vật chất. Một người nhị nguyên tin rằng ý thức tinh thần [3] là một loại nào đó của linh hồn tách-biệt-với-thể-xác, nhưng cư ngụ trong thể xác, và do đó có thể hình dung được rằng nó có thể rời cơ thể, tồn tại ở một nơi nào khác. Những người nhị nguyên sẵn sàng giải thích những bệnh tâm thần như là “bị ma quỷ chiếm hữu” (bệnh quỉ ám), những ma quỷ đó là những hồn ma mà trú ngụ của chúng trong cơ thể là tạm thời, như chúng có thể bị đánh “bật thoát ra ngoài” [4]. Những người nhị nguyên nhân cách hóa những đối tượng vật lý vô tri giác ở mỗi cơ hội mơ hồ, mong manh nhất, nhìn thấy những linh hồn và ma quỷ ngay cả trong những thác nước và mây trời [5].

Wednesday, November 20, 2013

Plato – Phaedo


 Phaedo
(Về Hồn-người)

(Φαίδων, Phaidōn)
Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)








Dẫn nhập của người biên tập bản tiếng Anh

Phaedo[1] được những học giả cổ HyLa biết dưới nhan đề mô tả nội dung hơn, Về Hồn-người, là một màn kịch về những giờ phút cuối cùng, và cái chết của Socrates, trong nhà tù tại Athens. Trên đường trở về nhà ở Elis, một trong những học trò gần gũi của ông, Phaedo, người đã ở bên Socrates khi đó, tạm dừng xe ở Phlius, một thành phố trong bán đảo Peloponnese. Tại đây, Phaedo thuật tất cả lại cho một nhóm người theo học phái Pythagoras đã định cư ở đây sau khi họ bị trục xuất khỏi ​​miền Nam nước Ý. Sự liên hệ với nhóm Pythagoras thêm rõ ràng hơn trong chính đàm thoại này, vì Simmias và Cebes, hai người theo và bàn luận với Socrates, – từ Thebes, một thành phố khác, nơi những thành viên của nhóm huynh đệ bị trục xuất đã định cư, đều là cộng sự của Philolaus, người đứng đầu nhóm Pythagoras ở đó. Những người theo học phái Pythagoras được ghi nhận vì tin tưởng của họ vào sự bất tử của hồn người (psuchē), và sự tái sinh hay đúng hơn sự đầu thai (reincarnation) của nó trong dạng người hoặc động vật, và với quan tâm như hệ quả của hai điều trên là giữ hồn người cho tinh khiết, bằng cách tránh đừng để nó bị thân xác làm nhơ bẩn, như thế để lấy được một đời sau tốt nhất có thể có được. Socrates dệt tất cả những chủ đề này vào thảo luận của ông về sự bất tử của hồn người.

Saturday, November 16, 2013

Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót (13)



Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins

(The God Delusion)




Chương 5
Những gốc rễ của tôn giáo

Với một nhà tâm lý học theo thuyết tiến hóa, trước những quá đáng rườm rà phổ quát của những nghi lễ tôn giáo, với tổn hại của chúng về thì giờ, nguồn lực, đau đớn và thiếu hụt, làm người ta nên nghĩ rằng tôn giáo, cũng sinh động sặc sỡ như cái trôn của con khỉ đỏ đít, có thể là do thích nghi mà có. (Marek Kohn).


Cấp thiết nghiêm trọng theo Darwin


Mọi người đều có lý thuyết yêu chuộng riêng của họ cho câu hỏi tôn giáo từ đâu đến, và tại sao tất cả những nền văn hóa loài người đều có tôn giáo. Nó đem lại sự an ủi và khuây khỏa dễ chịu. Nó hun đúc sự kết đoàn trong những nhóm. Nó đáp ứng khao khát của chúng ta muốn hiểu lý do tại sao chúng ta hiện hữu. Tôi sẽ đi đến với những giải thích thuộc loại này trong chốc lát, nhưng tôi muốn bắt đầu với một câu hỏi trước, một câu hỏi có ưu tiên vì những lý do chúng ta sẽ thấy: một câu hỏi về chọn lọc tự nhiên theo học thuyết Darwin.

Biết rằng chúng ta là những sản phẩm của tiến hóa theo Darwin, chúng ta nên hỏi áp lực, hoặc những áp lực nào, chọn lọc tự nhiên ban đầu tạo ra, đã nghiêng thuận lợi cho sự thúc đẩy đến tôn giáo. Câu hỏi dành được sự cấp thiết từ những suy xét theo tiêu chuẩn Darwin về sự quản lý tiện tặn những nguồn lực. Tôn giáo thì rất tốn kém, rất lãng phí xa xỉ, và lựa chọn theo Darwin thường quen nhắm vào sự lãng phí, lấy nó làm mục tiêu để loại trừ. Thiên nhiên là một nhà kế toán hà tiện, bất đắc dĩ nếu phải tiêu thì dè xẻn từng xu, nhìn đồng hồ, trừng phạt sự lãng phí cỏn con nhất. Không ngơi và không ngừng, như Darwin giải thích, “chọn lọc tự nhiên là rà soát hàng giờ và hàng ngày, trên toàn thế giới, mọi biến thái, thậm chí chỉ một li một tí; từ chối những gì là xấu, gìn giữ và cộng lại tất cả những gì là tốt, âm thầm và vô cảm, bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào nếu đem cho cơ hội, làm việc vào sự cải tiến của từng tổ chức hữu cơ của hữu thể”. Nếu một con thú sống trong hoang dã thường xuyên thực hiện một vài hoạt động vô dụng, lựa chọn tự nhiên sẽ nghiêng thuận lợi sang những cá nhân đối thủ, thay vào đó, là kẻ dành thời giờ và năng lực, cho sự sống còn và tái tạo. Thiên nhiên không thể kham nổi trò phù phiếm lấy sự phô trương khôn ngoan làm vui. Chủ nghĩa ích nhiều lợi đông mới đáng khen [1], tàn nhẫn là quân bài thắng trọn ván, ngay cả khi nếu nó không luôn luôn có vẻ như vậy.

Friday, November 8, 2013

Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót (12)




Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins
(The God Delusion)




Chương 4
Tại sao hầu như chắc chắn là không có Gót  (tiếp theo)


Một tạm nghỉ xen giữa tại trường Cambridge

Trong một hội thảo gần đây về khoa học và tôn giáo ở Cambridge, nơi tôi đưa ra lập luận tôi đang gọi ở đây là luận chứng 747 Sau cùng, tôi đã đương đầu với, để nói ít nhất, những gì đã  là một thất bại thân hữu trong việc đạt đến một hội họp của những não thức về vấn đề sự đơn giản của Gót. Kinh nghiệm đã là một “hé mở sáng mắt”, và tôi mong chia xẻ nó với bạn đọc.

Đầu tiên, tôi phải thú nhận (đó có lẽ là một từ đúng) rằng cuộc hội thảo đã được Quỹ Templeton tài trợ. Những người đến nghe đã được chọn lựa cẩn thận từng người, từ một nhóm nhỏ gồm những nhà báo khoa học ở Anh và Mỹ. Tôi đã là tiêu biểu cho người không-tin-có-gót trong số mười tám người được mời đến nói chuyện. Một trong những nhà báo, John Horgan, kể lại rằng mỗi người trong số họ đã được trả món tiền kếch sù 15.000 $ để tham dự hội thảo, chưa kể tất cả những chi phí khác. Điều này làm tôi ngạc nhiên. Kinh nghiệm lâu dài của tôi về hội thảo của giới học giả đã không có trường hợp nào trong đó  những người nghe (như ngược với những người nói chuyện) lại được trả tiền để đến nghe. Nếu như tôi đã biết, lập tức những nghi ngờ của tôi đã nổi lên rồi. Có phải Templeton đã dùng tiền của mình để mua chuộc những nhà báo khoa học, và xoay chuyển tính trung thực khoa học của họ?  Sau đó, John Horgan cũng đã tự hỏi một điều tương tự, và đã viết một bài báo về toàn bộ kinh nghiệm của ông.[1]  Trong đó, ông đã tiết lộ, làm tôi thất vọng, rằng việc quảng cáo có tôi tham dự như một diễn giả, đã giúp ông và những người khác gác qua nghi ngờ của họ: 

Nhà sinh vật học người Anh Richard Dawkins, sự tham dự của ông trong cuộc họp đã giúp thuyết phục tôi và những đồng nghiệp khác về tính chính đáng của nó, là diễn giả duy nhất đã tố cáo  những tin tưởng tôn giáo như là không tương đồng với khoa học, bất hợp lý, và gây hại. Những diễn giả khác – ba người theo thuyết không thể biết, một người Dothái, một người đê-ít, và 12 người Kitô (một triết gia Muslim phút cuối đã không tham dự) – đã đem cho một góc nhìn cong lệch rõ ràng nghiêng sang thuận lợi cho tôn giáo và  đạo Kitô. 

Saturday, November 2, 2013

Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót (11)

Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins

(The God Delusion)







Chương 4
Tại sao hầu như chắc chắn là không có Gót  (tiếp theo)

Nguyên lý loài người: phiên bản vũ trụ


Chúng ta không chỉ sống trên một hành tinh thân thiện, nhưng cũng trong một vũ trụ thân thiện. Nó dẫn đến từ thực tại về hiện hữu của chúng ta rằng những định luật vật lý phải là đủ thân thiện để cho phép sự sống phát sinh. Khi chúng ta nhìn bầu trời đêm, thấy những sao sáng, đó không phải là ngẫu nhiên, vì những vì sao là một điều kiện tiên quyết cần thiết cho sự hiện hữu của hầu hết những nguyên tố hóa học, và nếu không có hóa học, đã không thể có sự sống. Những nhà vật lý đã tính toán rằng, nếu những qui luật và những hằng số vật lý đã khác biệt ngay cả dù chỉ một tí, vũ trụ đã phát triển trong một cách mà sự sống sẽ không thể nào có thể có được. Những nhà vật lý khác nhau đã trình bày những cách khác nhau, nhưng kết luận luôn luôn giống nhau. Martin Rees, trong Just Six Numbers [1], liệt kê sáu hằng số cơ bản, đó là những con số mà người ta tin rằng ở chỗ nào cũng vẫn có trị giá như nhau trong toàn vũ trụ. Mỗi trong sáu con số này thì được điều chỉnh khéo léo, theo ý nghĩa là, nếu nó đã chỉ hơi khác đi một chút, vũ trụ sẽ khác biệt toàn diện, và giả định rằng cũng sẽ không thân thiện với sự sống .[2]


Saturday, October 26, 2013

Bertrand Russell – Về Lịch Sử


Về Lịch Sử

On History
Bertrand Russell





Mặc dù Russell tự nhận rằng ông không phải là một sử gia chuyên nghiệp, và ông đến gần môn học với “bối rối đáng kể”, ông cho thấy cái nhìn sắc bén trong một số các vấn đề chính yếu của lịch sử. Russell đã chú tâm rất đậm đà với lịch sử từ khi còn trẻ, và từ đó vẫn giữ đam mê này sinh động đến tận cuối đời. Có sự quan tâm sâu mạnh như thế với bức tranh toàn cảnh của lịch sử, không ngạc nhiên khi thấy vị triết gia này sớm chuyển sang lịch sử triết học.

Russell nghĩ rằng lịch sử cần được quan tâm không chỉ với những học giả, nhưng mà nó phải nên là “một phần thiết yếu của những gì vẫn có đấy” của bất kỳ một trí não học thức nào. Những con người có quan tâm bị chi phối chỉ bởi khoảng thời gian ngắn ngủi giữa sinh và tử của mình mà thôi, thì có cái nhìn cận thị và tầm nhìn giới hạn. Mặt khác, một ai với một ý thức về lịch sử có thể thấy trước bi kịch của sự tái diễn những sai lầm ngu xuẩn, và có được sức chịu đựng im lặng cao cả khi phải đối mặt trước những điên dại thời nay.

theo John G. Slater

Dịch từ: Bertrand Russell, “On History (1904), trong The Basic Writings of Bertrand Russell (1903-1959), Part XIII, The Philosopher of History, ed. Robert. E. Egner và Lester E Denonn. London: Routledge, 2009, pp. 532-538.




Về Lịch Sử


Trong tất cả những ngành học qua đó con người thu được tư cách công dân của khối thịnh vượng chung về trí thức, không một ngành duy nhất nào lại hết sức không thể thiếu được như ngành học về quá khứ. Để biết thế giới đã phát triển ra sao ngược về tận điểm khi ký ức cá nhân của chúng ta bắt đầu, những tôn giáo, những tổ chức, những quốc gia trong đó chúng ta sống, chúng đã trở thành những gì chúng là như thế nào; để quen thuộc với những con người lớn lao của những thời khác, với những phong tục và những tin tưởng khác biệt rộng rãi so với của chúng ta riêng – những điều này là không thể thiếu với bất kỳ nhận thức nào về vị trí của chúng ta, và với bất kỳ giải phóng nào khỏi những trường hợp tình cờ của giáo dục của chúng ta. Lịch sử có giá trị không chỉ với sử gia, không chỉ với những người tự xưng là sinh viên nghiên cứu trên những văn bản lưu trữ và những tài liệu, nhưng với tất cả ai là người có khả năng của một duyệt khảo trầm ngâm về đời người. Nhưng giá trị của lịch sử thì quá đa dạng đến nỗi đối với những ai bị một vài mặt của nó quyến rũ với sức mạnh đặc biệt thì trong nguy cơ liên tục của sự quên mất tất cả những mặt khác.