Friday, June 29, 2012

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức (06)


Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)

Friedrich Nietzsche






Luận văn thứ nhất: ‘Lành và Dữ’, ‘Tốt và Xấu’
(tiếp theo và hết)

16.
Chúng ta hãy cùng rút ra một kết luận. Hai giá trị đối lập “tốt và xấu”, “lành và ác” [1] đã chiến đấu một trận chiến khủng khiếp hàng ngàn năm trên mặt đất; mặc dù điều kể sau đã chiếm thắng thế trong một thời gian dài, nhưng vẫn còn không thiếu những nơi tại đó trận chiến vẫn chưa ngã ngũ. Bạn thậm chí có thể nói rằng, trong khi đó, nó đã từng đạt đến những đỉnh cao hơn, nhưng đồng thời đã từng trở thành sâu xa hơn và trí thức hơn: thế nên ngày nay có lẽ không còn nữa nét phân biệt nổi bật của “bản chất cao hơn”, bản chất trí thức, hơn là của tư thế bị phân chia trong ý hướng này, và thực và đúng một chiến trường của những đối lập này. Dấu hiệu của cuộc chiến này, được viết trong một dòng chữ cho đến nay vẫn còn đọc được rõ ràng qua suốt lịch sử loài người, là ‘Rome chống lại Judea, Judea chống lại Rome’: [2] - cho đến tận giờ, đã chưa từng có biến cố nào lớn hơn trận chiến này, câu hỏi này, mâu thuẫn này của những kẻ thù sống mái. Rome thấy người Dothái như là một-gì đó trái với tự nhiên, như thể người ấy đã là quái vật đối cực của nó (Monstrum); tại Rome, người Dothái bị nhìn như bị kết án có tội hận thù chống lại toàn bộ loài người: [3] đúng đấy, nếu người ta là đúng khi liên kết phúc lợi và tương lai của loài người với qui luật tuyệt đối của những giá trị quí tộc, những giá trị Lamã. Mặt khác, dân Dothái đã cảm thấy gì về Rome? Chúng ta có thể đoán từ một ngàn những dấu chỉ, nhưng là đủ để gọi về trí nhớ một lần nữa Sách Tận Thế của John, bản văn ngông cuồng nhất của tất cả những giận dữ bùng nổ đã từng được viết trong đó sự báo thù mặc áo lương tâm của nó [4]. (Nhân đây, chúng ta phải đừng lầm đánh giá thấp sự kiên định sâu xa, trước sau như một của bản năng Kitô khắc ghi trong quyển sách của sự thù ghét này, với những môn đồ của thương yêu, cũng chính thực cùng là một người nó đã gán cho phúc âm xuất thần mê mẩn đầy nhiệt tình đó - : có một vài sự thật trong đây, tuy nhiên, nhiều những giả mạo văn chương (thêm thắt, sửa đổi) có thể là cần thiết để phục vụ mục đích). Như thế, những người Lamã đã là người mạnh mẽ và cao thượng, mạnh mẽ hơn và cao thượng hơn so với bất cứ ai cho đến nay đã từng sống, hay đã từng mơ ước đến, trên trái đất; tất cả mỗi di tích của họ và ghi khắc của họ mang đến thích thú khoái cảm, miễn là nếu người ta có thể đoán được là điều gì đây vốn làm chuyện khắc ghi ở đó. Ngược lại, dân Dothái đã là một dân tộc thày tu của ressentiment tối thượng hảo hạng, sở hữu một thiên tài không ai sánh bằng về đạo đức phổ thông: so sánh những dân tộc với những tài năng tương tự, chẳng hạn như dân Tàu hay dân Đức, với dân Dothái, và bạn sẽ nhận ra ai là bậc nhất và ai là bậc thứ năm. Ai trong đám họ đã thắng thế tạm thời, Rome hay Judea? Nhưng không có dấu vết ngờ vực nào: hãy chỉ thử ngẫm nghĩ xem - ai là người bạn sẽ cúi đầu trước họ trong chính Rome ngày nay, như thể trước sự hiện thân của những giá trị cao nhất - và không chỉ ở Rome, nhưng trên gần quá nửa trái đất, khắp mọi chốn, nơi mà con người đã trở thành thuần hóa hoặc muốn trở thành thuần hóa, với ba người Dothái, như chúng ta biết, và một người đàn bà Dothái (với Jesus người thành Nazareth, Peter Người-đánh-cá, Paul Người-thợ-dệt-thảm, và mẹ của Jesus, người đã nhắc đến trước tiên, có tên là Mary) [5]. Điều này rất đáng chú ý: Rome đã bị đánh bại, chẳng còn phải ngờ gì. Tuy nhiên, trong thời Phục hưng đã có một sự tái-thức-tỉnh kỳ lạ, rực rỡ chói sáng của lý tưởng cổ điển, của phương pháp quý tộc về định giá tất cả mọi giá trị: Rome tự nó đã tỉnh giấc, như thể từ sống động trước đã bị đình chỉ, dưới áp lực của Rome-bị Dothái-hóa mới, đã xây trùm trên nó, trông giống như một synagogue [6] cho toàn thế giới, và đã được gọi là hội ‘Nhà thờ’: nhưng ngay lập tức Judea lại chiến thắng lần nữa, đó là nhờ vào vận động-ressentiment, cơ bản là giới vô sản (dân Đức và Anh), vốn người ta gọi nó là phong trào Cải cách [7], gồm cả hậu quả không thể tránh khỏi của nó, là sự khôi phục lại hội nhà thờ, cũng như khôi phục lại sự im lặng như trong lăng-mộ cổ, của cổ điển Rome. Trong một ý nghĩa sâu sắc và thậm chí còn quyết định hơn hơn sau đó, Judea đã chiến thắng một lần nữa trên lý tưởng cổ điển với cuộc Cách mạng Pháp: giới quí tộc chính trị cuối cùng ở châu Âu, đó là của Pháp những thế kỷ mười bảy và mười tám, bị sụp đổ dưới những bản năng-ressentiment của lớp bình dân, - thế giới đã chưa từng  bao giờ nghe tiếng sấm nhiệt tình vui mừng lớn hơn và vang động hơn! Đúng, điều chết khiếp nhất và bất ngờ nhất đã xảy ra ở đoạn giữa: lý tưởng cổ điển chính nó đã hiện ra bằng xương thịt với huy hoàng chưa từng được nghe, trước mắt nhìn và ý thức của loài người, và một lần nữa, mạnh hơn, đơn giản hơn và thấm nhuần sâu hơn, hơn bao giờ hết, trong trả lời cho những khẩu hiệu ressentiment gian dối cũ kỹ của ưu tiên cho đa số, của ý chí của con người với sự đê tiện hèn hạ, sự hạ phẩm giá nhục nhã, sự đánh bằng ngang nhau, sự suy đồi và phân rã, ở đó vang lên phản-khẩu hiệu khủng khiếp và thích thú mê đắm: ưu tiên cho thiểu số! Giống như một dấu chỉ đường cuối cùng về con đường khác, Napoleon đã xuất hiện như một con người nhiều độc nhất vô nhị hơn và ra đời muộn hơn với thời đại của ông, hơn bất cứ người nào đã từng có trước, và trong ông ta, vấn đề của lý tưởng quí phái tự nó đã làm thành xương thịt - chỉ hãy nghĩ đó là một vấn đề gì: Napoleon, hợp đề này của Unmensch (có thú tính không con người) và Übermensch (con người trên người) . . .


Tuesday, June 26, 2012

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức (05)


Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche








Luận văn thứ nhất: ‘Lành và Dữ’, ‘Tốt và Xấu’

11.
Ngược lại y như thế là đúng với người quí tộc, người tự hình thành ý niệm cơ bản về ‘tốt’ cho chính mình, từ sớm trước và tự phát, và chỉ sau đó mới tạo một ý niệm về ‘xấu’! “Xấu” này từ nguồn gốc quí tộc và ‘ác’ đó từ vạc lớn của hận thù không vơi – cái trước là một suy nghĩ đến sau hành động, một điều phụ cạnh, một màu sắc thêm thắt, trong khi cái sau là nguyên gốc, là khởi đầu, là hành vi tác động thực trong khái niệm nhận thức của đạo đức nô lệ - hai từ ‘xấu’ và ‘ác’ khác nhau biết chừng nào, mặc dù cả hai đều dường như đối nghịch của cùng một khái niệm, “tốt”! Thế nhưng nó không phải là cùng một khái niệm “tốt”; ngược lại, người ta nên hỏi ai là ác thực sự trong ý nghĩa của đạo đức của ressentiment. Lời đáp nghiêm nghị là: đích xác là cá nhân “tốt” của thứ đạo đức kia, thứ đạo đức của người thống trị, hùng mạnh, cao quí, nhưng bị tô vẽ lại, diễn dịch lại, và xem lại qua mắt nhìn ngấm thuốc độc của ressentimentỞ đây có một điểm mà chúng ta sẽ là những người cuối cùng (nếu phải) phủ nhận: bất cứ ai là người đi đến biết những ‘con người tốt’ này như những kẻ thù, đã đi đến không biết gì ngoài hơn, nhưng chỉ “những kẻ thù xấu ác”, và cũng những người này, những con người bị bị kềm giữ bởi tập quán, sự tôn kính, lòng biết ơn và thậm chí còn hơn nữa qua sự dọ thám lẫn nhau, và qua sự ganh tị giữa đồng-bạn-cùng-nhóm, về mặt khác, lại là những người cho thấy họ đối xử với nhau thật hết sức uyển chuyển linh động tháo vát trong sự quan tâm, tự kiểm soát, tinh tế, trung thành, tự hào, và tình bằng hữu, - họ chẳng phải là nhiều tốt đẹp gì hơn so với những loài thú săn mồi không bị nhốt giữ trong thế giới bên ngoài, nơi bắt đầu cái lạ lẫm, cái không quen. Ở đó, họ được tự do thỏa thích, thoát khỏi tất cả mọi ràng buộc xã hội, trong sự hoang dã,  họ đền bù cho căng thẳng vốn là hậu quả của tư thế sát nhau cận kề, và bị nhốt kỹ và rào chặt trong hòa bình của cộng đồng đã từ lâu, họ quay trở lại với lương tâm vô tư của con thú hoang, như những con quái vật hả hê đắc chí, những kẻ có lẽ đi nhúng tay vào một liên tục ghê tởm gớm guốc của giết người, đốt phá, hãm hiếp và tra tấn, trong một tính khí hào sảng và cân bằng tinh thần, như thể họ đơn giản chỉ chơi khăm một trò đùa nhả nhớt của học trò, tin chắc rằng bây giờ sẽ có một-gì-đó để những nhà thơ ca ngợi, và tán dương trong một thời gian khá lâu dài. Ở trung tâm của tất cả những những sắc dân quý phái này, chúng ta không thể không nhìn thấy con thú đi săn mồi, con thú lông vàng [1] cừ chiến lộng lẫy say sưa đi lùng kiếm mồi và chiến thắng; thỉnh thoảng những nhu cầu trung tâm ẩn dấu này cần được buông thả, con thú lại phải thoát tung, phải quay về với tự nhiên hoang dã: - quí tộc Lamã, Ảrập, Đức, Nhật, những anh hùng trong thơ Homer, những Viking (gan dạ vượt biển cướp bóc) dân Scandinavia - họ tất cả đều giống nhau trong đòi hỏi này.

Friday, June 1, 2012

Thơ Lê Thạch Thất




5 July 2007






chiều mưa tan mây xuống thấp như đời
những mảng xám bồng bềnh lan trong lũng
tôi ngang qua – chùng lòng – dừng xe lại
trong mịt mờ – quên mình định về đâu.

mưa đầu xuân rất êm xuống quanh đây
chút vui ẩn thầm kín giữa cây cỏ
gió thổi nghiêng đám hoa dại bên đường
và thanh thản vài giọt nhòa trên kính.

nước đọng thành vũng – nổi những lá xanh
dật dờ nhánh cây tươi vừa rơi gãy
mây – bất ngờ – như đám khói – thật dịu dàng
tôi vào gần –  tự loãng ra – nhường lối. 

nghìn xưa từ đâu bỗng dạt về đây
quanh co bên tôi chiều nay – nơi lũng tối
đất trời vừa mới lại dưới mưa xuân
tôi vừa cũ lại – cùng đám mây không tuổi.




(Xuân 2012 – đọc lại một bài thơ cũ)