Friday, May 11, 2012

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức (04)

Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche






Luận văn thứ nhất: ‘Lành và Dữ’, ‘Tốt và Xấu’

8.
Nhưng bạn không hiểu điều ấy phải không? Bạn không có mắt riêng chú ý vào một-gì đó đã cần hai nghìn năm để đạt chiến thắng phải không? . . . Chẳng có gì ngạc nhiên về việc ấy: tất cả những-gì dài lâu thì khó nhìn, khó thấy cho trọn đầu đuôi. Nhưng thế đó là những gì đã xảy ra: từ thân mình của cái cây thù hằn và căm ghét, căm ghét lối Dothái - căm ghét sâu xa nhất và siêu phàm nhất, quả thực một căm ghét đã tạo ra những lý tưởng và đã thay đổi những giá trị, điều giống như nó chưa từng bao giờ nhìn thấy trên mặt đất - ở đó đã lớn dậy một-gì-đó đúng là không thể so sánh được, một thương yêu mới, loại thương yêu sâu xa nhất và siêu phàm nhất: - và còn thân cây khác nào nữa nó có thể đã mọc lớn dậy? . . . Nhưng đừng vướng sai lầm nếu nghĩ rằng nó đã trỗi lớn như một sự từ chối với sự thèm khát báo thù, như sự đối nghịch với căm ghét lối Dothái! Không, ngược lại mới là đúng! Thương yêu này đã lớn dậy từ sự căm ghét, vì vương miện của nó, vì vương miện khải hoàn luôn luôn liên tục phát triển lớn rộng hơn dưới mặt trời rạng ngời tinh khiết nhất và chói lòa nhất, vương miện, như nó đã là thế, nó ở trong cõi của ánh sáng và cao rộng, đã đương theo đuổi những mục tiêu của căm ghét đó, chiến thắng, chiến lợi phẩm, cám dỗ đó với cùng một sự cấp bách của những gốc rễ của căm ghét đó đã đương đào sâu chôn dấu lại càng hết mực trước sau kỹ lưỡng và tham lam hơn vào trong tất cả mọi thứ vốn là sâu tối và tà ác. Jesus người thành Nazareth này, như hiện thân của rao giảng tin mừng [1] của thương yêu, “kẻ cứu chuộc” này khi đem cứu rỗi và chiến thắng đến với kẻ nghèo, kẻ bệnh, kẻ tội lỗi – chẳng phải ông đã là sự quyến rũ trong hình thức nham hiểm nhất và không thể cưỡng lại nhất, sự quyến rũ và con đường xoay vòng đi quanh để đến với đúng chỉ những những giá trị và những lý tưởng sáng tạo rất Dothái đó – hay sao? Không phải là Israel đã đạt được đỉnh cao tột cùng của sự báo thù siêu phàm của nó đúng qua lối chính “kẻ cứu thế” này hay sao? kẻ đối thủ rành rành này của Israel và kẻ phân tán này của Israel hay sao? Không phải đó là phần của một ma thuật bí mật của một chính trị thực sự lớn lao của sự báo  thù, một sự báo thù nhìn xa thấy trước, ngấm ngầm ẩn sâu, chậm mới thấu hiểu nổi và đầy tính toán, rằng Israel đã phải vạch mặt tố cáo khí cụ thực sự của sự báo thù của nó trước toàn thế giới, như một kẻ thù sinh tử, và đóng đinh hắn lên giá gỗ chữ thập, như thế để “tất cả thế giới”, cụ thể là tất cả những kẻ thù địch của Israel, có thể an toàn nhấm nhằn táp rỉa cái mồi bẫy này? Và về mặt khác, có thể có bất kỳ một ai, bằng cách sử dụng tất cả tài khéo của trí tuệ của mình, lại dựng lập lên được một mồi bẫy nguy hiểm hơn thế nữa? Một gì đó ngang bằng với sức mạnh hư hỏng đồi bại, hấp dẫn lôi cuốn, dậy men say sưa, tê cóng mụ mẫm trí óc của cái biểu tượng đó của “giá gỗ chữ thập thần thánh”, ngang bằng với nghịch lý kinh hoàng đó của một “Gót trên Thập giá”, ngang bằng với bí ẩn đó của một hành động cuối cùng không thể tưởng tượng nổi của sự cực kỳ tàn ác, và sự tự chịu đóng đinh trên giá gỗ chữ thập của Gót cho sự cứu rỗi của loài người? . . . Ít nhất có một điều chắc chắn, rằng Israel sub hoc signo [2], với sự báo thù của nó và sự đánh giá lại tất cả những những giá trị đã có trước đây của nó, nó đã chiến thắng lần lượt không ngừng trên tất cả những lý tưởng khác, tất cả những lý tưởng cao thượng hơn. - - [3]



Saturday, May 5, 2012

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức (03)

Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche
(tiếp theo)




Luận văn thứ nhất: ‘Lành và Dữ’, ‘Tốt và Xấu’


1  

- Những nhà tâm lý học lối Anh [1] này, phải cảm ơn họ vì là những người duy nhất cho đến nay đã làm những nỗ lực để viết một lịch sử về sự xuất hiện của đạo đức [2], - cung cấp cho chúng ta một câu đố nhỏ dưới hình thức là chính bản thân họ; trong thực tế, tôi thú nhận rằng, như những câu đố sống, họ có một lợi thế ý nghĩa hơn những quyển sách của họ - họ thì thật sự thú vị đáng chú ý! Những nhà tâm lý người Anh này – đúng là họ muốn gì?  Bạn luôn luôn tìm thấy họ, dù họ muốn thế hay không, trong cùng một công việc đẩy cái phần đáng xấu hổ [3] của thế giới bên trong chúng ta ra mặt trước, và tìm kiếm những gì thực sự hiệu quả, hướng dẫn và quyết định cho sự phát triển của chúng ta ở chỗ vốn sự tự hào trí thức của con người sẽ ít muốn tìm thấy nó nhất (lấy thí dụ, trong sức kéo trì trệ  [4] của thói quen, hay trong sự quên lãng, hay trong một ghép hợp mù lòa và ngẫu nhiên, và cơ chế máy móc của những ý tưởng, hoặc trong một-gì đó thuần túy thụ động, tự động, phản xạ, đơn lẻ cục bộ và ngu ngốc suốt từ đầu đến cuối) – điều thực sự thúc đẩy những nhà tâm lý này lúc nào cũng theo đúng hướng này là gì đây? Có phải nó là một bản năng bí mật, độc hại, tồi tàn để giảm giá trị loài người đi, vốn nó chắc có lẽ không thú nhận với chính nó? Hoặc có lẽ một sự nghi ngờ bi quan, sự mất tin cậy của những người theo thuyết duy ý  [5] đã vỡ mộng, cáu kỉnh, là những người đã quay sang thành có nọc độc, và xanh chát thiếu chín chắn? Hoặc là một ác cảm và hận thù [6] ngấm ngầm nhất định nào đó hướng về đạo Kitô (và Plato), vốn có lẽ ngay cả đã còn chưa vượt qua ngưỡng cửa của ý thức? Hoặc thậm chí là một khẩu vị không biết xấu hổ với cái lạ, với nghịch lý đau đớn, với sự đáng ngờ và vô nghĩa trong đời sống? Hoặc cuối cùng - một chút của tất cả mọi thứ, một chút của hèn hạ bần tiện, một chút của âu sầu ảm đạm, một chút của chống-đạo-Kitô, một chút của một phập phồng hồi hộp và cần đến tiêu cay? . . . Nhưng người ta bảo tôi rằng họ chỉ là những con ếch già, lạnh, nhàm chán, bò quanh đám người và nhảy chỗm vào trong những người này như thể họ đã ở trong môi trường quen thuộc của họ, cụ thể là một đầm lầy. Tôi cự lại với nghe điều này, và thực vậy, tôi không tin nó, và nếu như được cho phép để mong ước ở chỗ vốn không thể nào có thể biết, tôi thành thực hy vọng rằng điều ngược lại là đúng, - rằng những nhà phân tích này soi một kính hiển vi vào linh hồn [7] là những động vật thực sự tự hào, hào sảng, và dũng cảm, những người biết làm thế nào để kiểm soát thú vui và đau đớn của họ, và đã được dạy để biết hy sinh sự thèm muốn cho sự thật, tất cả mọi sự thật, thậm chí một sự thật phi-đạo đức, phi-đạo-kitô, thô lỗ, xấu xí, đắng cay, xuông đuột sống sượng,. . . Bởi vì có những sự thật loại như vậy. –


Friday, May 4, 2012

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức (02)

Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche

(tiếp theo)







Lời Nói Đầu

5.
Thực ra, đúng lúc ấy, tôi bận tâm với một gì đó nhiều quan trọng hơn bản chất của những giả thuyết, của tôi hoặc của bất kỳ ai khác, về nguồn gốc của đạo đức (hoặc, chính xác hơn: điều kể sau làm tôi bận tâm chỉ với một mục đích, vốn nó là một trong nhiều phương tiện). Đối với tôi nó là một câu hỏi về giá trị của đạo đức, - và ở đây tôi đã phải đương đầu với vị thày lớn Schopenhauer [1] của tôi, người mà sách của tôi đã nói cứ như ông đã vẫn còn có mặt, với đam mê của nó và mâu thuẫn ẩn dấu của nó (- nó, cũng vậy, có tư cách là một “luận chiến”). Tôi giải quyết đặc biệt là với giá trị của “không-ích kỷ”, những khuynh hướng bẩm sinh của lòng thương cảm, sự tự phủ nhận, sự hy sinh vốn là những thứ Schopenhauer từ lâu đã mạ vàng, đã phong thần, và đã siêu nghiệm hóa, đến cuối cùng ông đã để chúng lại như “những giá trị loại giống thế” đó, trên cơ bản của chúng, ông đã nóikhông” với đời sống cũng như với chính mình. Nhưng chống lại chính những khuynh hưởng bẩm sinh này tôi đã nói cho hả một sự không tin tưởng ngày càng tăng sâu xa, một sự hoài nghi vốn đào sâu hơn và càng sâu hơn! Chính ở đây, tôi đã thấy nguy hiểm lớn cho loài người, cám dỗ và quyến rũ cao diệu nhất của nó - cám dỗ đến với gì? Với hư vô? chính là đúng ở đây, tôi đã nhìn thấy sự bắt đầu của sự chấm dứt, bất động bế tắc, loài người nhìn ngược lại mệt mỏi, quay chính ý chí của nó sang chống lại đời sống, và bắt đầu của sự ốm đau sau cùng trở nên  thể hiện một cách dịu dàng, đáng buồn. Tôi hiểu đạo đức của lòng thương xót, vẵn từng quăng lưới quanh nó rộng hơn để bắt lấy ngay cả những triết gia và làm họ đau ốm, triệu chứng kỳ lạ nhất của văn hóa châu Âu của chúng ta trong đó có tự chính nó trở thành kỳ lạ, như sự đi vòng của nó đến một Phật giáo mới ? đến một Phật giáo châu Âu?  đến - chủ nghĩa hư vô? . . . Thị hiếu dành cho và sự định giá quá cao lòng thương xót này mà những triết gia hiện đại cho thấy, thực sự, là một gì đó mới: cho đến tận bây giờ, những triết gia đã đồng ý về sự vô dụng của lòng thương xót. Tôi chỉ cần nhắc đến Plato, Spinoza, La Rochefoucauld và Kant, bốn não thức khác nhau như có thể khác nhau được, nhưng đã thống nhất về cùng một điểm: định giá về lòng thương xót của họ đều thấp. - [2]