Saturday, March 31, 2012

Sigmund Freud - Tôtem và Tabu (3)


Tôtem và Tabu
Những giống nhau giữa đời sống tâm lý của người sơ khai và của người bệnh nhiễu loạn nơ rô
Sigmund Freud
(tiếp theo …)






Chương IV.   Hệ tin tưởng tôtem tái diễn trong Tuổi thơ

3.
Đi vào trong sự tối đen này, kinh nghiệm của phân tích tâm lý ném lên một tia ánh sáng duy nhất.

Quan hệ của trẻ thơ với loài vật có chung nhiều với của con người nguyên thủy. Đứa trẻ còn chưa cho thấy bất kỳ dấu vết của tự hào nào vốn sau đó chuyển con người văn minh trưởng thành đến lập một đường phân chia rõ ràng giữa bản chất của chính mình và của tất cả những loài vật khác. Đứa trẻ không do dự gán cho loài vật sự bình đẳng hoàn toàn, đứa bé có thể cảm thấy chính nó liên hệ gần gũi với con vật hơn là với người lớn chắc chắn bí ẩn, trong sự tự do mà nó nhận biết những nhu cầu của nó.

Không phải là không thường xuyên một rối loạn lạ lẫm gây tò mò tự nó thể hiện trong sự hiểu biết tuyệt vời này giữa trẻ em và động vật. Đứa trẻ đột nhiên bắt đầu sợ hãi một loài động vật nào đó nhất định và tự phòng vệ nó chống lại sự nhìn thấy, hay sờ chạm vào bất kỳ một con thú riêng biệt nào của loài này. Những kết quả hình ảnh từ thực tế bệnh viện của một phobia động vật, vốn là một trong số những bệnh psychoneurotic xảy ra thường xuyên nhất của lứa tuổi này và có lẽ là hình thành sớm nhất của một bệnh như vậy. Ám ảnh sợ hãi (phobia) là như một quy luật, liên quan đến loài động vật vốn đứa trẻ, cho đến tận lúc đó, đã cho thấy sự chăm chú sống động nhất, và đã không có gì dính líu với một con thú riêng lẻ cùng loại. Trong những thành phố, sự lựa chọn về giống vật nào có thể trở thành đối tượng của phobia là không nhiều. Chúng là loài ngựa, loài chó, loài mèo, ít hơn là loài chim, và thu hút chú ý nhất là những loài thường rất nhỏ như sâu bọ và loài bướm. Đôi khi những giống vật được đứa trẻ biết đến chỉ từ sách tranh ảnh, và những chuyện thần tiên; chúng trở thành đối tượng của sự lo lắng vô nghĩa và quá mức, được thể hiện với những phobia này, thường là hiếm khi có thể học được nguyên nhân vốn cách thức trong đó một sự lựa chọn khác thường như thế của sự lo lắng đã có được. Tôi đã mang ơn bác sĩ Karl Abraham về bản tường thuật của một trường hợp mà trong đó đứa trẻ tự nó giải thích sợ hãi của nó với con ong bắp cày khi nói rằng màu sắc và những sọc của cơ thể con ong đã làm nó nghĩ đến con cọp, vốn từ tất cả những gì nó đã nghe, cũng có thể là đáng sợ hãi.

Những phobia về động vật còn chưa được thành đối tượng của sự điều tra phân tích cẩn thận, mặc dù chúng rất xứng đáng như thế. Những khó khăn của phân tích trẻ em thuộc về một tuổi quá nhạy cảm có lẽ đã là động lực của sự thờ ơ giống vậy. Thế nên, không thể khẳng định được rằng ý nghĩa tổng quát của những chứng bệnh này thì đã được biết, và bản thân tôi không nghĩ rằng nó sẽ quay sang trong tất cả mọi trường hợp là giống như nhau. Nhưng một số những phobia loại như hướng về loài động vật lớn hơn đã chứng minh có thể tiếp cận được để phân tích, và thế nên đã phản bội bí mật của chúng với người điều tra. Trong mọi trường hợp, nó đã là như nhau: sự sợ hãi ở dưới đáy đã là người cha, nếu những đứa trẻ được khám bệnh đã là con trai, và (sợ hãi người cha) đã chỉ đơn thuần chuyển chỗ lên con vật. [1]

Tuesday, March 27, 2012

Sigmund Freud - Tôtem và Tabu (2)


Tôtem và Tabu
Những giống nhau giữa đời sống tâm lý của người sơ khai và của người bệnh nhiễu loạn nơ rô
Sigmund Freud
(tiếp theo …)





Chương IV.   Hệ tin tưởng tôtem tái diễn trong Tuổi thơ

2.

Chúng ta càng trở nên bị thuyết phục bao nhiêu rằng hệ tin tưởng tôtem đã thường xuyên hình thành một giai đoạn của mọi nền văn hóa, càng cấp bách hơn bấy nhiêu về sự cần thiết phải đi đến một sự hiểu biết về nó, và chiếu ánh sáng lên sự bí ẩn của bản chất của nó. Điều là chắc chắn, tất cả mọi thứ về hệ tin tưởng tôtem thì trong bản chất thuộc về một bí ẩn, những câu hỏi quyết định là nguồn gốc của tôtem, động lực của hôn chế dị tộc (hay đúng hơn là của tabu loạn luân mà nó là biểu hiện) và sự liên hệ giữa hai, cơ chế tôtem và sự ngăn cấm loạn luân. Sự hiểu biết sẽ đồng thời vừa lịch sử và vừa tâm lý; nó sẽ cho chúng ta biết cơ cấu đặc thù này đã phát triển dưới những điều kiện nào, và nó đã biểu lộ những nhu cầu tâm lý nào của con người.

Người đọc sẽ chắc chắn bị sửng sốt để nghe từ nhiều không biết bao nhiêu những quan điểm khác biệt vốn đã từng gắng thử trả lời cho những câu hỏi này, và biến đổi bất đồng xa đến đâu trong những ý kiến của những nhà điều tra chuyên môn. Hầu như tất cả mọi điều mà có thể được khẳng định trong tổng quát về hệ tin tưởng tôtem là bị ngờ vực; ngay cả câu tuyên bố trên đây về nó, lấy từ một bài viết của Frazer năm 1887, cũng không thể thoát khỏi phê bình rằng nó biểu lộ một ưa thích tùy tiện của tác giả, và đến ngày nay hẳn sẽ bị chính Frazer thách thức, người đã nhiều lần thay đổi quan điểm của chính ông về đề tài [1].

Nó là khá hiển nhiên rằng bản chất của hệ tin tưởng tôtem và hôn chế dị tộc có thể nắm hiểu được sẵn sàng nhất, nếu như chúng ta đã có thể liên hệ gần gũi hơn được với nguồn gốc của cả hai cơ cấu. Nhưng khi phán đoán trạng thái của sự việc, chúng ta phải đừng quên ghi nhận của Andrew Lang [2], rằng ngay cả những chủng tộc nguyên thủy cũng đã không gìn giữ những hình thức nguyên thủy và những điều kiện của nguồn gốc của chúng, nên chúng ta hoàn toàn tùy thuộc vào những giả thuyết thay vào chỗ không có những quan sát, cho chỗ chúng ta thiếu,[3]. Giữa những cố gắng giải thích, trong phán xét của nhà tâm lý học, một số có vẻ đã không thỏa đáng ngay từ mới rất bắt đầu. Chúng tất cả là hoàn toàn quá duy lý và không quan tâm đến tác động cá tính nhân vật của những gì chúng sẽ giải thích. Những giải thích khác dựa trên những giả định vốn quan sát thất bại không minh chứng được, trong khi vẫn còn những giải thích khác kêu gọi đến những sự kiện vốn chúng tốt hơn nên là đối tượng cho một diễn dịch khác. Sự phủ bác những ý kiến khác loại này, như một quy luật, hiếm gặp bất kỳ khó khăn nào; những tác giả, như thường lệ, đã thực hành sự phê bình giữa họ với nhau mạnh mẽ hơn là với công việc của họ. Kết quả cuối cùng về phần hầu hết những điểm được nghiên cứu là một non liquet – một sự không rõ ràng. Do đó, không ngạc nhiên khi hầu hết những tài liệu xuất bản mới về đề tài này, vốn phần lớn đã bị chúng ta bỏ qua ở đây, cho thấy nỗ lực không nhầm lẫn để từ chối một giải pháp tổng quát cho những vấn đề về totem, như là là không thể thực hiện được. (Xem, chẳng hạn, B. Goldenweiser trong Journal of American Folklore XXIII, 1910. Reviewed in the Britannica Year Book 1913). Tôi đã tự do, tùy tiện làm ngơ thứ tự thời gian khi nêu những giả thuyết mâu thuẫn này.

Monday, March 26, 2012

Sigmund Freud - Tôtem và Tabu

Tôtem và Tabu
Những giống nhau giữa đời sống tâm lý của người sơ khai và của người bệnh nhiễu loạn nơ rô
Sigmund Freud







Totem and Taboo
Resemblances Between the Psychic Lives of Savages and Neurotics
(Totem und Tabu.
EinigeÜbereinstimmungen im Seelenleben der Wilden und der Neurotiker)


Dịch theo bản tiếng Anh của Abraham Arden Brill (1874-1948)
(Freud, Sigmund. Totem and Taboo; Trans. by A. A. Brill. New York: Moffat, Yard & Co., 1918)

Mục Lục
I. The Savage’s Dread of Incest
II. Taboo and the Ambivalence of Emotions
III. Animism, Magic and the Omnipotence of Thought
IV. The Infantile Recurrence of Totemism



“Bữa tiệc tôtem, có lẽ là lễ kỷ niệm ăn mừng đầu tiên của loài người, sẽ là sự lập lại và truy điệu về hành vi tội phạm (giết cha) đáng ghi nhớ này, rất nhiều điều đã bắt đầu với nó: tổ chức xã hội, những ngăn cấm đạo đức, và tôn giáo”. (Chương IV).



Lời nói đầu của Tác giả

Những bài tiểu luận ở đây dưới nhan đề chung của quyển sách này đã xuất hiện trong những số đầu tiên của chuyên san tâm lý “Imago” do tôi biên tập. Chúng trình bày những cố gắng đầu tiên của tôi để áp dụng những quan điểm và những kết quả của phân tâm học vào những vấn đề không giải thích được của tâm lý chủng tộc. Về phương pháp, tập sách này tương phản với của W. Wundt [1] và với những công trình của trường phái phân tâm Zurich. Vị trước cố gắng để hoàn thành cùng một đối tượng nhưng qua những giả định và những thủ tục từ tâm lý học (không dùng) phân-tích-tâm-lý, trong khi những người sau đi theo quá trình ngược lại và cố gắng giải quyết những vấn đề của tâm lý học cá nhân bằng cách dẫn dựa trên tài liệu của tâm lý học chủng tộc [2]. Tôi hài lòng để nói rằng những kích thích đầu tiên cho những công trình của riêng tôi đã đến từ hai nguồn này.

Tôi hoàn toàn nhận thức được những thiếu sót trong những tiểu luận này. Tôi sẽ không chạm trên những gì là đặc trưng của những nỗ lực đầu tiên trong sự điều tra. Tuy nhiên, còn những điều khác, đòi hỏi một lời giải thích. Bốn tiểu luận thu thập ở đây sẽ thuộc quan tâm của một nhóm rộng rãi những người có học thức, nhưng chúng chỉ có thể được thông xuốt thấu hiểu và phán đoán bởi những người thực sự có hiểu biết về phân tích tâm lý trong thực chất. Hy vọng rằng chúng có thể phục vụ như là một kết nối giữa những người học hỏi trong khoa học dân tộc, văn hóa dân gian, ngữ văn cùng những khoa học liên hệ, và những nhà phân tâm học; tuy nhiên, chúng không thể cung cấp cả cho hai nhóm toàn bộ những cần thiết cho sự hợp tác loại như thế. Chúng sẽ không cung cấp cho nhóm trước với cái nhìn sâu sắc đầy đủ vào trong kỹ thuật tâm lý mới, cũng không cho những nhà phân tâm có được sự thành thạo đầy đủ trên vật liệu được khải triển để lập luận. Cả hai nhóm sẽ phải tự hài lòng với dù-gì-chăng-nữa gợi chú ý họ có thể nhận được kích thích rải rác từ chỗ này chỗ kia, và hy vọng rằng những gặp gỡ thường xuyên giữa họ sẽ không còn là không sinh lợi cho khoa học.

Tuesday, March 20, 2012

Sigmund Freud - Ego và Id (7)


Cái Ta và cái Đó
Sigmund Freud (1856-1939)

The Ego and the Id
Das Ich und das Es (1923)




Lời bạt của người dịch bản tiếng Việt 


“Psycho-analysis is a procedure for the medical treatment of neurotic patients.” (Introductory Lectures on Psychoanalysis).

Phân Tâm hay Phân tích Tâm lý là một khoa trị bệnh dựa trên tâm lý học hơn là trên y học – đó là chữa trị những chứng bệnh liên hệ với não thức như lo lắng không dứt, sợ hãi những gì không thực và những chứng tương tự; nhưng cũng, và có lẽ quan trọng hơn, đối với nhiều người là một cách tìm được hiểu biết về chính mình, và sau đó được tự do, thoát khỏi những giới hạn áp đặt trên chính mình từ những bận tâm vô thức hay những chấn thương tâm lý thường gây ra từ tuổi thơ ((hay chiến tranh, đặc biệt với thế hệ có những biến cố loại như Mỹ-Lai).

Nhưng trong khi ngành trị bệnh bằng tâm lý học (psychotherapy) là một ngành tổng quát chỉ chung những trị liệu với những phương tiện không sinh học này (thí dụ gần đây, mở rộng sang những khoa trị bệnh bằng thiền, bằng yoga); nhưng Phân Tâm (PsychoAnalysis) là từ ngữ đặc biệt và chỉ riêng dành để chỉ về một dạng của khoa trị bệnh bằng tâm lý, hoàn toàn đặt cơ sở trên những lý thuyết của Sigmund Freud (1856-1939), và những người đi theo lối mở của ông, và tập Cái-Ta và Cái-Đó này là giới thiệu gần gũi nhất và trực tiếp nhất; The Ego and the Id cho chúng ta vắn tắt và rõ ràng nhất những khái niệm nội dung chủ yếu của lý thuyết – nay quen gọi là lý thuyết Phân tâm học. Và cũng thế, khi chúng ta dùng từ ngữ Phân tâm – lý thuyết (Phân tâm học) hay thực hành (dùng Phân tích tâm lý), chúng ta đều biết là chỉ nói về những gì hiểu theo Freud.

Sigmund Freud, người nước Áo, là một y sĩ, chuyên khoa về thần kinh (neurologist), và là một nhà trị liệu thần kinh (psychiatrist). Ông đã bắt đầu phát triển những quan điểm của ông, những năm 1880 khi thăm dò những lợi ích của phép thôi miên (hypnosis) như một cách chữa trị cho chứng hysteria của phụ nữ, những người này không cho thấy có một nguyên nhân trực tiếp về sinh lý vật lý nào trên cơ thể. Ông đã đi đến quan điểm rằng hysteria có nguyên nhân từ những ký ức không thoải mái đẹp đẽ, vốn đã bị dồn nén trong vô thức của họ. Đầu tiên ông nghĩ là họ đã là những nạn nhân của nạn lạm dụng tình dục trong thời thơ ấu. Ông gọi đây là lý thuyết về cám dỗ (seduction theory). Sau đó, ông thay đổi và chủ trương rằng những ký ức bị dồn nén, xua đuổi đó là những mong ước loạn luân với cha mẹ khác phái, và điều này đã được lấy làm nền tảng cho quan điểm của ông rằng tất cả những chứng nơ-rô thấy nơi người lớn đều bắt rễ từ những phát triển tâm sinh lý, hoặc đã bất toàn, hoặc bị rối loạn, trong thời thơ ấu.

Trong lý thuyết trưởng thành của ông (vẫn đương phát triển trong hai mươi năm cuối đời ông). Freud chủ trương là có ba cơ cấu trung tâm của não thức  – hay ba khuôn mặt của mỗi nhân cách – ông gọi là  cái-Đó, cái-Ta,cái-Ta-lý tưởng, và có lẽ cả thế giới ngày nay đều biết chúng dưới tên gọi “quốc tế” của chúng là:  Id, Ego, Super-ego, nên chúng ta hãy dùng những thuật ngữ phổ thông này để chỉ những khái niệm đặc biệt này của ông.

Thursday, March 15, 2012

Roman Jakobson - Ngữ học và Thi học


Ngữ học và Thi học

(Linguistics and poetics – 1960)

Roman Jakobson







Lời Giới thiệu


Linguistics and Poetics phân định sáu chức năng của ngôn ngữ, mỗi chức năng dựa trên một thành tố tạo dựng của sáu tiến trình ngôn ngữ. Thi học, như nghiên cứu về một trong những chức năng này – chức năng Thơ ca - của ngôn ngữ, phải được xem là một phần ràng buộc không thể tách khỏi Ngữ học.

1.
Điều gì làm một nhắn gửi bằng lời nói (thông điệp ngôn ngữ) là thơ? - Khi nào trong nhắn gửi đó, chức năng Thơ ca đóng vai ưu thế - Vậy chức năng Thơ ca đó là gì?

Trả lời câu hỏi này chúng ta phải quay trở lại với Roman Jacobson, vì chức năng Thơ ca là từ đề nghị của ông khi phân biệt sáu chức năng của sự truyền thông ngôn ngữ, và cũng trên quan điểm ông nhìn tất cả những luận bàn nói năng như diễn ra trên hai tuyến của những dấu hiệu, ở đây là những dấu hiệu của tiếng nói. Khi chúng ta nói, chuyện này dẫn tới việc kia, có thể hoặc trên sự tượng tự hay sự tương cận – thế nên, theo Jacobson, dấu hiệu để nhận biết sự có mặt của thơ - là trong cách dùng lối chuyển nghĩa (trope) - hoặc ẩn dụ hay hoán dụ (metaphor / metonymy).

Nội dung trên của Roman Jacobson đến nay đã thành cổ điển, nhưng ứng dụng những câu hỏi như thế, lúc nào cũng đem lại một gì đó mới lạ. Tôi đã phần nào nhắc đến lý thuyết của ông khi tôi đọc bài thơ “Tiếng chuông chùa trong Phong Kiều Dạ Bạc – cho thấy thực sự đâu là nhắn gửi của bài thơ đó; nên cũng là lý do tôi trực tiếp giới thiệu bản văn này của Jacobson.

Wednesday, March 7, 2012

Sigmund Freud - Ego và Id (6)


Cái Ta và cái Đó
Sigmund Freud (1856-1939)

The Ego and the Id
Das Ich und das Es (1923)




Chương V

Những liên hệ tùy thuộc của Ego

Sự phức tạp của nội dung vấn đề của chúng ta phải là một cái cớ để xin lỗi cho sự kiện rằng không một đầu đề chương sách nào của quyển sách này hoàn toàn tương ứng với nội dung của chúng, và rằng khi quay sang những khía cạnh mới của chủ đề, chúng ta không ngừng lộn trở lại những nội dung đã từng được bàn luận rồi.

Như thế, chúng ta đã nhiều lần lập lại, nói rằng Ego, trong một mức độ rất lớn, được hình thành từ những  đồng hóa nhân cách, vốn chúng chiếm chỗ của những kết tập năng lượng đã bị Id bỏ rơi; rằng sự đồng hóa nhân cách đầu tiên trong số này luôn luôn cư xử như là một cơ năng đặc biệt trong Ego, và đứng riêng ra khỏi  Ego trong hình thức của một Super-ego, trong khi về sau này, khi nó lớn mạnh hơn, Ego có thể trở thành đề kháng hơn với những ảnh hưởng của những sự đồng hóa nhân cách như vậy. Super-ego có được  vị trí đặc biệt của nó trong Ego, hoặc trong liên quan với Ego, nhờ vào một yếu tố phải được xem xét từ hai mặt: về một mặt, nó đã là sự đồng hóa nhân cách đầu tiên, và là một đồng hóa xảy ra trong khi Ego vẫn còn yếu ớt, và về mặt khác, nó là thừa kế cho mặc cảm Oedipus, và thế nên đã đem giới thiệu những đối tượng cực kỳ quan trọng vào Ego. Quan hệ của Super-ego với những thay đổi về sau này của Ego thì đại khái tương tự như của giai đoạn tình dục chủ yếu trong thời thơ ấu với đời sống tình dục về sau khỏi tuổi dậy thì. Mặc dù nó có thể tiếp cận được với tất cả những ảnh hưởng sau này, dù sao đi nữa trong suốt cuộc đời, nó vẫn duy trì cá tính nhân cách đã đem cho nó từ những nguồn gốc biến thái của nó từ mặc cảm-người cha - cụ thể là, khả năng đứng riêng ra khỏi và khả năng làm chủ Ego. Nó là một vật tưởng niệm về sự yếu kém trước đây và sự phụ thuộc trước đây của Ego, và Ego trưởng thành vẫn bị giữ lại là đối tượng với sự thống trị của nó. Như đứa trẻ đã một lần từng bị bắt buộc vâng lời cha mẹ của nó, Ego tuân phục cũng giống thế với phạm trù mệnh lệnh của Super-ego của nó.

Monday, March 5, 2012

Sigmund Freud - Ego và Id (5)


Cái Ta và cái Đó
Sigmund Freud (1856-1939)

The Ego and the Id
Das Ich und das Es (1923)




Chương IV

Hai Lớp Bản năng

Chúng ta đã nói rồi, nếu sự phân định chúng ta đã làm não thức thành vào một Id, một Ego, và một Ego-Lý tưởng, có trình bày bất kỳ tiến bộ nào trong kiến ​​thức chúng ta, nó phải làm chúng ta có khả năng để hiểu thông xuốt hơn những quan hệ năng động bên trong não thức, và mô tả chúng rõ ràng hơn. Chúng ta cũng đã kết luận rồi rằng Ego thì đặc biệt nằm dưới ảnh hưởng của sự nhận thức, và tuyên bố rộng rãi, rằng những nhận thức có thể nói được là có cùng tầm quan trọng đối với Ego, như những bản năng có tầm quan trọng đối với Id. Đồng thời, Ego là đối tượng chịu ảnh hưởng của những bản năng, với Id cũng vậy, vì như chúng ta biết, thuộc về nó vốn chỉ một phần được sửa đổi đặc biệt.

Gần đây, tôi mới phát triển một quan điểm về những bản năng [1], vốn tôi sẽ chủ trương ở đây, và sẽ lấy làm cơ sở cho những thảo luận thêm của tôi. Theo quan điểm này, chúng ta phải phân biệt hai lớp [2] gồm những bản năng, một trong chúng, những bản năng tình dục hoặc Eros, thì kể là rõ ràng dễ thấy hơn và dễ tiếp cận hơn để nghiên cứu. Nó không chỉ đơn thuần gồm bản năng tình dục đích thực không bị ngăn cấm, và những xung động bản năng thuộc một bản chất có mục tiêu bị cấm đoán, hoặc được thăng hoa bắt nguồn từ nó, nhưng cũng gồm cả bản năng tự bảo tồn, vốn phải được gán vào ego, và khi bắt đầu công việc phân tích của chúng ta, chúng ta đã có lý do đúng để tương phản nó với những bản năng-có đối tượng tình dục. Lớp thứ hai của những bản năng là không dễ dàng để chỉ ra như thế; cuối cùng, chúng ta đã đi đến nhận ra chứng sadism [3] như đại diện của nó. Trên cơ sở của những cân nhắc về mặt lý thuyết, được sinh học hỗ trợ, chúng ta đưa ra giả thuyết về một bản năng Chết [4], nhiệm vụ của nó là dẫn sự sống hữu cơ quay về lại trong trạng thái bất động vô tri giác; về mặt khác, chúng ta đã giả định là Eros, bằng cách  đem lại nhiều hơn và rộng hơn sự kết hợp của những phân tử, trong đó chất sống được phân tán gieo rắc, nhằm đến phức tạp sự sống, và đồng thời, tất nhiên, nhắm đến bảo tồn nó. Làm theo lối này, cả hai bản năng sẽ là bảo thủ trong ý nghĩa chặt chẽ nhất của từ này, vì cả hai sẽ cố gắng để thiết lập lại một trạng thái của những sự vật vốn đã bị xáo trộn bởi sự xuất hiện của sự sống. Sự xuất hiện của sự sống như vậy, sẽ là nguyên nhân của sự tiếp tục lâu dài của sự sống, và đồng thời, cũng của sự gắng sức hướng tới cái chết; và tự chính sự sống sẽ là một xung đột và thỏa hiệp giữa hai khuynh hướng này. Vấn đề về nguồn gốc của sự sống sẽ vẫn còn là một vấn đề có tính cách vũ trụ; và vấn đề về mục tiêu và cứu cánh của sự sống sẽ được trả lời một cách nhị nguyên.[5]