Sunday, September 23, 2012

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức (14)


Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche








Luận văn Thứ Ba
Những lý tưởng khổ hạnh có nghĩa là gì?




Bất cần, nhạo báng, bạo động – khôn ngoan muốn chúng ta như thế này đây: là một phụ nữ, tất cả gì nàng từng yêu là một người dày dạn trận mạc.
Zarathustra đã nói như thế


1.
Những lý tưởng khổ hạnh có nghĩa là gì?– Với những nghệ sĩ, không là gì cả, hoặc là quá nhiều những điều khác nhau; với những triết gia và học giả, là một gì đó giống như một chiếc mũi và khứu giác với những điều kiện thuận lợi nhất của trí thức cao đẳng [Geistigkeit]; với phụ nữ, cho đến nhiều nhất, thêm một nét duyên dáng quyến rũ hơn, một chút mềm ngon [1] trên thịt tươi sống, sự biểu hiện thiên thần trên một con thú xinh đẹp, béo tốt; với những (kẻ bị) tổn thương sinh lý và cằn nhằn cáu kỉnh (trong số đông lớn của giống vật chịu tử sinh), một nỗ lực để nhìn chính mình như “quá tốt” cho thế giới này, một hình thức thánh thiện của sự đồi trụy, vũ khí chính yếu của họ trong cuộc chiến chống lại đau đớn kéo-dài-ra và sự nhàm chán; với những nhà chăn chiên, đức tin chăn chiên thực sự, khí cụ tốt nhất của họ với quyền lực và cũng là sự phê chuẩn ‘tối hậu” của quyền lực của họ; với những vị thánh chiên, cuối cùng là một cái cớ để nằm trốn ngủ lì thật dài, tham lam tân kỳ nhất với sự huy hoàng [2] của họ, nằm nghỉ yên của họ trong hư vô (“Gót”), hình thức của sự điên rồ của họ. Đó là lý tưởng khổ hạnh đã có ý nghĩa nhiều đến chừng đó với con người, để lộ cho thấy một sự kiện cơ bản của ý chí con người, sự kinh dị trống không [3] của nó, nó cần một mục tiêu, – và nó thà thích có ý chí với hư vô hơn là không có ý chí. – Tôi có làm chính tôi được hiểu không? . . . Tôi đã làm cho chính mình được hiểu chưa? ...  Tuyệt đối không, thưa ngài khả kính!” – Thế vậy, chúng ta hãy cùng bắt đầu, từ chỗ khởi đầu.



Saturday, September 22, 2012

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức (13)


Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche











“Có tội”, “Lương tâm Cắn Rứt”,  và những Vấn đề liên quan


23.

Thế nên là đủ, lần này và cho tất cả những lần sau, về nguồn gốc của “Gót linh thiêng”. –


Rằng khái niệm về những vị gót, trong tự tính, không nhất thiết dẫn đến sự sa đọa đó của trí tưởng tượng vốn chúng ta đã phải suy ngẫm trong một chốc, rằng có những cách cao thượng hơn để sử dụng sự phát minh ra những vị gót, hơn là sự tự-đóng-đinh con người trên giá gỗ chữ thập, và tự ngược đãi hành hạ, những cách trong đó châu Âu đã xuất sắc trong suốt thiên niên kỷ vừa qua, điều này có thể may mắn được suy diễn từ bất kỳ thoáng nhìn vội vàng nào với những vị gót Hylạp, những phản ánh này của những con người cao quý và tự hào, người mà con vật trong con người cảm thấy được tôn phong thần thánh, đã không tự xé nó thành mảnh, và đã không cuồng giận chống lại chính nó! Những người Hylạp này, hầu hết thời gian, đã dùng những vị gót của họ rõ ràng để dồn “lương tâm cắn rứt” vào chân tường, như thế khiến họ có thể tiếp tục vui hưởng sự tự do của linh hồn của họ: do đó, ngược lại với lối dùng của vương quốc Kitô đã đem sử dụng Gót của nó. Họ đã đi rất xa trong việc này, những đứa trẻ kỳ diệu, có con tim của sư tử, và chẳng kém một uy quyền hơn so với Zeus trong những Homer đem cho họ để hiểu rằng họ đang làm cho nó quá dễ dàng cho bản thân họ. “Lạ lùng”, ông nói trong một dịp –  ông đang nói về trường hợp của Aegisthus [1], một trường hợp rất xấu

Lạ lùng thay, những con người phàn nàn về những vị gót thật quá nhiều!
Chỉ một tay chúng ta gây nên tà ác, họ tuyên bố, thế nhưng bản thân họ,
Qua điên rồ, gây nên cùng bất hạnh cùng quẫn cho chính họ, thậm chí ngược lại cả số phận! [2]

Còn nữa, chúng ta có thể ngay lập tức nghe và thấy rằng ngay cả vị gót trên núi Olympus, quan sát và phán đoán, cũng đã không có ý định mang hận thù với con người và không lên án họ về điều này: “Họ thật là điên rồ biết chừng nào” là những gì vị gót đó nghĩ khi những con vật có sống chết đó cư xử ăn ở tồi tệ, – “điên rồ”, “ngu ngốc”, một chút, “rối loạn tâm thần”, nhiều chỉ có đến bằng thế, với ngay cả những người Hylạp của thời kỳ mạnh mẽ nhất, dũng cảm nhất, đã tự cho phép chính họ-  như là một lý do cho đã nhiều đến như thế xấu xa hay tai họa: – sự dại dột ngu ngốc, không phải tội lỗi! bạn hiểu không? . . .

Wednesday, September 19, 2012

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức (12)


Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche












“Có tội”, “Lương tâm Cắn Rứt”,  và những Vấn đề liên quan

18.
Chúng ta phải thận trọng khi suy nghĩ một cách khinh miệt về toàn bộ hiện tượng này, vì nó thừa hưởng xấu xí và đau đớn từ di truyền. Về nền tảng, nó là cùng một sức mạnh tích cực như sức mạnh hoạt động trên một quy mô rộng lớn trong những nghệ sĩ của bạo động và những người tổ chức, và của sức mạnh xây dựng những nhà nước, vốn ở đây, có tính nội bộ, và trên một quy mô nhỏ hơn, vụn vặt tầm thường hơn, đã quay ngược vào bên trong, trong “mê cung của cõi lòng”, như Goethe thường nói, [1]  tạo ra lương tâm cắn rứt cho chính nó, và xây dựng những lý tưởng tiêu cực, nó là chính cái bản năng về tự do đó (đưa vào ngôn ngữ của tôi: ý dục với quyền lực) [2]: ngoại trừ rằng vật chất hữu hình trên đó bản chất tham lam và trưởng thành của sức mạnh này tự phun thoát ra, thì đích xác là con người chính nó, toàn bộ tự ngã con thú cũ của nó – và không, như trong hiện tượng đó lớn hơn và dán vào mắt hơn, con người khác, những con người khác. Sự tự vi phạm bí mật này, sự tàn ác của nghệ sĩ này, khát vọng này muốn đem hình dạng cho tự thân, như một mảnh của vật chất khó khăn, phản kháng, đau khổ, để dán nhãn hiệu cho nó với một ý chí, một phê bình, một mâu thuẫn, một khinh miệt, một “không”, lao động kỳ lạ, khủng khiếp nhưng vui vẻ này của một linh hồn tự nguyện phân cắt bên trong chính nó, vốn làm chính nó đau khổ thoát ra từ sự vui sướng của làm nên đau khổ, toàn bộ cái lương tâm cắn rứt hoạt động này đã cuối cùng – chúng ta đã đoán được rồi  – như tử cung thực sự của lý tưởng và những sự kiện tưởng tượng, đã mang lại một giàu có mới lạ khác thường, cái đẹp ngỡ ngàng và sự khẳng định choáng váng, ra với ánh sáng, và những có lẽ lần đầu tiên, cái đẹp tự thân. . . Điều gì sẽ là “cái đẹp”, nếu trái với nó đã không đầu tiên đi đến nhận thức của chính nó, nếu sự xấu xí đã không trước tiên nói với chính nó: “Tôi xấu xí”? . . . [3]


Monday, September 17, 2012

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức (11)


Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche










“Có tội”, “Lương tâm Cắn Rứt”,  và những Vấn đề liên quan

13.
   Trở về với chủ đề của chúng ta, cụ thể là sự trừng phạt, chúng ta phải phân biệt giữa hai phương diện của nó: một mặt là tính cố định lâu bền tương đối của nó, tập quán, hành động, “tấn tuồng”, một trình tự nghiêm nhặt nào đó nhất định của những thủ tục, mặt kia là tính tuôn chảy thay đổi của nó, ý nghĩa [Sinn] của nó, mục đích và kỳ vọng, chúng được kết nối với sự thực hiện những thủ tục loại giống như thế. Và ở đây, không phải nói thêm nhiều, tôi giả định, bằng loại suy [1], ứng theo với điểm chính yếu của phương pháp lịch sử vừa mới phát triển, rằng chính thủ tục tự nó sẽ là một gì đó cổ hơn, với năm tháng bắt đầu trước khi có sử dụng nó như sự trừng phạt, rằng điều sau này đã  chỉ được gài vào và diễn giải vào trong thủ tục (vốn đã hiện hữu một thời gian dài, mặc dù nó đã được nghĩ đến trong một cách khác biệt), nói ngắn gọn, rằng vấn đề thì không hiểu theo cách những nhà viết lai lịch của đạo đức và pháp lý ngây thơ của chúng ta đã giả định cho đến bây giờ, những người tất cả đều nghĩ rằng thủ tục tiến hành như được phát minh cho mục đích của sự trừng phạt, cũng giống y như người ta quen nghĩ rằng bàn tay đã được phát minh cho mục đích để nắm bắt.


Về phần yếu tố kia trong sự trừng phạt, yếu tố tuôn chảy thay đổi, “ý nghĩa” của nó, khái niệm “trừng phạt”, ở giai đoạn rất muộn của văn hóa (lấy thí dụ, ở châu Âu ngày nay), trình bày không chỉ một ý nghĩa, nhưng một toàn bộ tổng hợp của “những ý nghĩa” [Sinnen]: nói tổng quát, lịch sử của sự trừng phạt cho đến nay là lịch sử của sự sử dụng của nó cho nhiều những mục đích đa tạp, cuối cùng kết tinh [2] vào thành một thứ của thống nhất, vốn sau đó khó giải thể trở lại về những yếu tố của nó, khó để phân tích, điều này phải được nhấn mạnh, và hoàn toàn không-thể-định-nghĩa được. (Ngày nay, là không thể nào có thể nói cho chính xác tại sao thực sự người ta bị trừng phạt: tất cả những khái niệm trong đó toàn bộ tiến trình thì tập trung cô đọng mang tính cách ký hiệu, nó thách thức định nghĩa; chỉ có một-gì đã không có lịch sử là có thể được định nghĩa). Tuy nhiên, vào một giai đoạn trước đó sớm hơn, tổng hợp đề này của “những ý nghĩa”, hiện ra có vẻ dễ dàng hơn nhiều để tháo mở và chuyển đổi, chúng ta có thể vẫn hiểu được, trong tất cả mỗi trường hợp, những yếu tố của sự tổng hợp đã chuyển hóa trị [3] và đổi thứ tự như thế nào, trong khi chúng diễn ra khiến bây giờ như vầy, sau đó yếu tố đó nổi bật và chiếm ưu thế, với thiệt hại cho những yếu tố khác, quả thật vậy, trong một số hoàn cảnh, một yếu tố (lấy thí dụ, mục đích nhắm đến răn đe, làm nhụt chí, cản trở) xem dường như  thắng vượt tất cả đám còn lại.

Thursday, September 13, 2012

Thích Minh Châu - Phục hồi Ý nghĩa cho Đời sống Con người



Phục hồi Ý nghĩa cho Đời sống Con người

Thích Minh Châu 
(1918 - 2012)







1.

Một niềm tin quyết liệt vào vận mệnh thiêng liêng của dân tộc trong ý thức thể hiện và vượt qua nỗi phân ly bi đát của bản tính con người để mà có thể chịu đựng và bước tới một cách can đảm trên con đường của chân lý và sáng tạo.


Chiến tranh nay mai sẽ chấm dứt, nhưng sự nô lệ của con người không hẳn là mất đi, khi hoà bình đến, sự nô lệ này càng hiện lên rõ rệt hơn nữa, vì chỉ có một sự nô lệ đáng sợ là sự nô lệ của tinh thần và tư tưởng, còn tất cả sự nô lệ khác chỉ có tính cách phụ thuộc.

Giải toả sự nô lệ của con người thì phải giải toả toàn diện, tận căn để, có nghĩa là phải giải toả sự nô lệ của ý thức, của tư tưởng và tâm thức. Đó mới là con đường khả dĩ mang đến sự tự do của nhân tính trên lộ trình dẫn tới chân lý.  


2.
…  Giải phóng con người ra khỏi tất cả lệ thuộc, tất cả sự nô lệ trong đời sống toàn diện của từng cá thể. Giải phóng là phương tiện đồng lúc với giải thoát: giải phóng phương tiện là giải thoát khỏi quá trình và tiến trình của bản ngã trong tất cả mọi biến thể tế nhị, cởi mở những ràng buộc năng lực toàn diện để thể hiện con người sáng tạo trong đời sống thường nhật.

Tất cả mọi chủ thuyết (…) đều phiến diện, vì cơ sở hành động đã bị lệ thuộc vào chủ hướng ý thức, trên một vị trí bất di dịch. Chủ hướng ý thức phải là chủ hướng của sinh thể ý thức: sinh thể biến dịch luân lưu từng giây phút. Giải thoát toàn diện (...) chuyển tướng và chuyển dụng chủ hướng ý thức tuỳ theo phương tiện uyển chuyển thuận theo hướng sinh thành của sinh thể, nhờ đó mà con người (...) không còn lệ thuộc vào một lý tưởng, vào tín ngưỡng, vào một biên giới quốc gia nhất định; con người (…) trước tiên phải là con người tự do toàn diện và giữ vai trò chủ động trong việc chuyển hướng văn minh nhân loại …

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức (10)


Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche










“Có tội”, “Lương tâm Cắn Rứt”,  và những Vấn đề liên quan

11.
  Bây giờ, một đề cập không đáng về những nỗ lực gần đây để tìm nguồn gốc của công lý ở một chỗ nào khác, – cụ thể là trong ressentiment. Một lời vào tai của những nhà tâm lý học, giả định họ có khuynh hướng nghiên cứu ressentiment một lần cho thật sát chặt: thứ cây-thân-cỏ này lan tràn lớn dậy nhanh nhất ngày nay giữa những người theo thuyết chủ trương không chính phủ và những người bài-Dothái [1], do đó, nó ra hoa như nó đã vẫn luôn ra hoa, trong bí mật, giống như hoa tím nhưng với một mùi hương khác biệt. Và đúng như giống nhau luôn luôn làm nẩy sinh giống nhau, sẽ đi đến không có gì ngạc nhiên để tìm thấy những cố gắng lại một lần nữa đến từ những giới này, cũng thường xuyên như trước đây – xem phần 14 [trong Luận văn thứ Nhất] ở trước, để thánh hóa sự trả thù với thuật ngữ công lý – mặc dù công lý đã cơ bản chỉ là một phát triển hơn nữa của tình cảm bị đối xử sai trái – và đến muộn, để hợp pháp hóa với những phản ứng trả thù tình cảm nói chung, một lần và tất cả. Điều kể sau là một gì đó mà ít nhất tôi không đồng ý với nó: nhìn theo hướng toàn bộ vấn đề sinh học (trong đó, giá trị của những xúc cảm này đã bị hạ thấp giá, cho đến giờ), tôi thậm chí xem nó như một ưu điểm. Tất cả gì tôi muốn chỉ ra là một sự kiện rằng sắc thái mới này của sự quân bình khoa học (vốn nó thiên vị căm ghét, ghen tị, phẫn hận, nghi ngờ, ác cảm [2] và báo thù) đâm nhánh từ tinh thần của chính ressentiment. Tính “quân bình khoa học” này ngay lập tức dừng lại, và đảm nhận những khía cạnh của oán thù chết người và định kiến, ​​ngay giây phút nó phải đối phó với một tập hợp khác biệt của những cảm xúc, vốn đối với não thức của tôi, chúng có nhiều giá trị sinh học lớn hơn so với (giá trị) của những phản ứng đó, và do đó xứng đáng thực sự được đánh giá một cách khoa học, được đánh giá cao: cụ thể là những xúc cảm sống động tích cực, loại như thèm khát với nắm quyền làm chủ, với tham lam, và với thứ tương tự. (E. Dühring, Giá trị của Đời sống. Một giảng khóa về Triết học, về cơ bản, tất cả nó) [3].


Saturday, September 8, 2012

Robert Frost - Một lần dạo muộn


Một lần dạo muộn

A Late Walk
Robert Frost







Khi tôi vượt qua cánh đồng đã cắt,
cỏ bị phạt đầu rẫy sạch,
đặt gọn nằm như rạ đẫm sương sớm,
chắn nửa lối đến vườn

Và khi tôi đến đất vườn,
tiếng đập cánh những con chim tỉnh táo
trên cao từ đám cỏ rối héo
buồn hơn bất cứ lời nào.

Một cây đứng trơ bên tường,
chỉ một lá nâu còn vướng,
tôi đoan chắc, vì ý tôi ngẫm nghĩ,
đã quấy động, nên thoắt rơi nhẹ.

Tôi thôi không bước nữa thêm xa
hái một sắc xanh đã nhạt
đóa aster cuối cùng còn xót
lại mang về cho ai.


Robert Frost
Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất 
(Thu/2012)

Friday, September 7, 2012

William Shakespeare - Sonnet 73

Sonnet 73
William Shakespeare









Sonnet  LXXIII


Mùa đó của đời, em có thể thấy trong anh,
Khi lá vàng, không còn hay chỉ dăm ba thưa thớt
Trên những cành khô run rẩy vươn trong lạnh lẽo,
Chơ vơ âm đồng ca cầu nguyện, chốn mới đây ngọt ngào giọng chim hót.

Trong anh, em thấy choạng vạng một ngày giống thế
Như sau lúc mặt trời lặn ở phương tây,
Từng bước đen tối sẽ lấy đi, đêm đến,
Bóng hình của cái chết, đóng kín tất cả trong bất động.

Trong anh, em thấy tỏa sáng lửa hồng giống thế
Thanh xuân nằm giữa tàn lụi tro than
Như giường chết phải cuối cùng đến hạn,
Cháy hết những gì một lần nuôi sự sống.

Điều này em biết, khiến tình em thêm đậm sắc
nồng nàn yêu những gì chẳng bao lâu sẽ mất.

Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất 
(Sep/2012)

Thursday, September 6, 2012

Shakespeare - Đến đi, đến ngay đi, cái chết


Come Away, Come Away, Death

William Shakespeare (1564-1616)
[Twelfth Night, Act II, scene 4]









1.
(bản dịch 1)

Đến đi, đến ngay đi, cái chết
và trong cypress buồn hãy đặt tôi nằm
lịm đi, tắt lịm đi, hơi thở
một cô gái xinh đẹp tàn nhẫn giết tôi chết.
vải liệm tôi trắng, đính đầy yew xanh
Ôi, sửa soạn nó đi
phần tôi với cái chết, không ai thật như thế
đã san sẻ nó

không một cánh hoa đẹp, chẳng một đóa hoa thơm
trên quan tài tôi đen, đừng tung vãi
chẳng một người quen, đừng một người bạn tiễn chào
xác tôi bất hạnh, nơi xương tôi sẽ vùi ném.
hãy chừa lại một nghìn, nghìn tiếng thở dài,
ôi - chôn tôi chốn nào
để người tình buồn thực không bao giờ tìm được
đến mộ khóc nghẹn ngào

Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất 
(Sep/2012)

Saturday, September 1, 2012

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức (09)


Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche











“Có tội”, “Lương tâm Cắn Rứt”,  và những Vấn đề liên quan

7.
– Nhân tiện  đây, những ý tưởng này chắc chắn không làm tôi mong giúp những kẻ bi quan của chúng ta, cung cấp những kiến thức hữu ích mới thêm cho sự bất đồng chói tai và nứt vỡ của nhờm tởm với đời sống của những người này; nhưng ngược lại, tôi muốn bày tỏ ghi chép cho rõ, rằng trong thời gian khi loài người không hề cảm thấy xấu hổ với sự tàn ác của họ, đời sống trên trái đất đã vui vẻ lạc quan hơn với những kẻ bi quan của nó ngày nay. Vòm trời trên con người tối đen tỷ lệ thuận với sự gia tăng của tình cảm xấu hổ của nó với tư cách là con người. Viễn tượng bi quan mệt mỏi, mất tin tưởng trước câu đố bí hiểm của đời sống, cái “Không” băng giá của nôn mửa với đời sống – những điều này không phải là những dấu hiệu của kỷ nguyên tà ác vô đạo nhất của loài người: nhưng ngược lại, chúng chồi ra ánh sáng như loài cây cỏ dại mọc chốn nửa cạn nửa nước, chúng chỉ có trong môi trường sống tự nhiên của chúng, đầm lầy, – tôi muốn nói sự nuông chiều đĩ thõa và rao giảng giáo lý bệnh hoạn, bằng phương tiện đó, con thú “người” cuối cùng đã được dạy để biết xấu hổ về tất cả những bản năng của nó. Trên con đường trở thành một “người của-Gót” (để không dùng một từ xấu hơn ở đây) [1], con người đã đau bụng ăn không tiêu, và đã phát triển một cái lưỡi mềm như sợi lông, như thế khiến hắn tìm thấy không chỉ sự vui sướng và sự ngây thơ vô tội của loài vật thì kinh tởm, nhưng tự thân đời sống là nhạt nhẽo vô vị: – vì vậy mà thỉnh thoảng, hắn cưỡng lại chính mình, bịt mũi và bất đắc dĩ đọc thuộc lòng một liệt kê gồm những đặc tính khó chịu gớm guốc, xúc phạm của mình,với vua chiên Innocent đệ Tam [2] (“khái niệm về sự dơ bẩn ô trọc, cách nuôi ăn nhờm tởm của bào thai lúc còn trong tử cung, tội lỗi trong vật chất nguyên thô của cơ thể con người, hôi thối khủng khiếp, bài tiết nước dãi, nước tiểu và phân) [3].