Sunday, August 12, 2012

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức (08)

Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche






3.
Lương tâm của anh ta? . . .  Chúng ta có thể giả định, từ sớm trước, khái niệm “lương tâm”, mà chúng ta gặp ở đây trong dạng cao nhất, hầu như không phối hợp thiếu vững chặt của nó, đã có một lịch sử dài và những biến thái đằng sau nó. Có thể trả lời với chính mình, và cũng một cách tự hào nữa, và do đó có đặc quyền để nói “có” với chính mình, - như tôi đã nói, đó là một trái cây chín mùi, nhưng cũng là một trái cây muộn: - lâu biết chừng nào trái cây này, đắng và chua, phải treo trên cây! Và thậm chí còn lâu hơn, đã không có gì để xem trái cây này, - không ai đã có thể hứa hẹn nó sẽ có ở đó, mặc dù điều chắc chắn rằng tất cả mọi thứ về thực vật đã sẵn sàng và đương lớn dần về hướng nó! – “Làm thế nào bạn đem một ký ức cho một con thú, con người? Làm thế nào bạn gây ấn tượng với một não thức đãng trí, một phần đần độn, một phần ngu ngốc này, sự hiện thân này của tính lãng quên, để nó sẽ dính chặt?” . . . Câu hỏi già cũ này đã không được giải quyết với những giải pháp và phương pháp nhẹ nhàng, như có thể tưởng tượng được, có lẽ trong thời tiền sử của con người không có gì khủng khiếp và kỳ lạ hơn kỹ thuật giúp trí nhớ của hắn. “Một điều phải được đem thiêu đốt để nó nằm trong ký ức: chỉ một gì đó tiếp tục làm tổn thương mới nằm trong ký ức” - đó là một đề nghị từ thứ tâm lý học cổ nhất (và bất hạnh thay là đã sống lâu nhất) trên trái đất. Bạn hầu như muốn thêm vào rằng bất cứ nơi nào trên trái đất bạn vẫn còn tìm thấy những bóng ma ám muội của lễ nghi, nghiêm trọng, bí ẩn, trong cuộc sống của con người và những dân tộc, một điều-gì-đó tất cả mọi người, mọi nơi nghĩ đến mà khiếp hãi, được sử dụng để làm những lời hứa, những cam kết và dâng lời ngợi khen [1], vẫn còn làm chạy việc: quá khứ, quá khứ lâu dài nhất, sâu nhất, khó khăn nhất, hít hơi thở trên chúng ta và trỗi dậy trong chúng ta khi chúng ta trở thành “nghiêm trọng”. Khi một người quyết định rằng hắn phải tạo một ký ức cho chính mình, điều đó không bao giờ xảy ra mà không có máu, những hành hạ đau khổ và những hy sinh: những hy sinh kinh hoàng và tước đoạt nhất (sự hy sinh đứa con đầu lòng thuộc vào điều này) [2], hành hình kinh tởm nhất (lấy thí dụ, thiến dương vật), những nghi lễ ác độc nhất của tất cả những giáo phái tôn giáo (và tất cả các tôn giáo, ở nền tảng tối đa của chúng, là những hệ thống của sự ác độc) - tất cả điều này có nguồn gốc của nó trong bản năng đặc biệt đó vốn đã khám phá rằng đau đớn là trợ giúp mạnh mẽ nhất cho những phươmg pháp ghi nhớ. Trong một ý hướng nhất định nào đó, toàn bộ chủ nghĩa khổ hạnh thuộc vào đây: một ít ý tưởng phải được làm thành không thể nhổ lên được, hiện diện khắp nơi, không thể quên, ‘cố định’, ngõ hầu thôi miên toàn bộ hệ thống thần kinh và trí thức thông qua những ý tưởng cố định này - và những cách thức và những lối sống khổ hạnh là một phương pháp để giữ những ý tưởng này khỏi phải cạnh tranh với tất cả những ý tưởng khác, làm cho chúng ‘không thể nào quên được’. Ký ức càng tồi tệ của con người đã có, những phong tục càng đáng sợ hơn đã xuất hiện: đặc biệt, sự khắc nghiệt của hình luật cho một đo lường về khó khăn nhiều đến đâu nó đã có trong chinh phục sự lãng quên, và bảo tồn một vài đòi hỏi sơ khai của đời sống xã hội trong não thức của những nô lệ này về tính khí và mong muốn của thời điểm. Người Đức chúng ta chắc chắn không coi mình là một dân tộc đặc biệt tàn bạo hoặc nhẫn tâm không biết thương xót, lại đặc biệt càng ít như vô trách nhiệm và vui nay không biết mai; nhưng bạn chỉ phải nhìn vào bộ luật hình sự cổ của chúng ta ngõ hầu xem đã khó khăn như thế nào trên mặt đất này để gây giống “một quốc gia của những nhà tư tưởng” (nói thể tôi có ý là: cái quốc gia ở châu Âu vẫn còn chứa tối đa của sự tin cậy, sự trang nghiêm, sự vô vị nhạt nhẽo và điềm đạm, những phẩm chất vốn cho nó quyền nuôi giống tất cả mọi loại quan lại châu Âu). Những người Đức này đã tạo một ký ức cho chính họ với những phương pháp khủng khiếp, ngõ hầu làm chủ những bản năng bình dân cơ bản của họ và sự sống sượng tàn bạo của cùng loại: hãy nghĩ đến những hình phạt Đức cổ, chẳng hạn như ném đá đến chết (thậm chí cả truyền thuyết để đá cối xay rơi xuống đầu của người phạm tội), buộc trên bánh xe rồi xoay vần hay đánh nát cho chết (một phát minh độc đáo và đặc biệt của thiên tài Đức trong lĩnh vực trừng phạt!), dùng ngựa xé thịt, phân thây và chà đạp cho đến chết (“tứ mã phân thây”), đun sôi tội phạm trong dầu hoặc rượu (vẫn còn trong thế kỷ 14 và 15), tục phổ biến đánh nát thịt rồi lột da (cắt từng dải), cắt thịt vú, và dĩ nhiên, xát mật ong lên khắp người rồi phơi tội phạm ngoài nắng thiêu dối và mặc cho ruồi nhặng. Với trợ giúp của những hình ảnh và những thủ tục như vậy, con người cuối cùng có thể có khả năng giữ lại năm hoặc sáu điều ‘Tôi-không-muốn-bị” trong ký ức của mình, kết nối với nó là một hứa hẹn đã được đem cho, ngõ hầu được hưởng những lợi thế của xã hội - và đây bạn có đấy! Với sự trợ giúp của ký ức thuộc loại này, người ta cuối cùng đã đi đến ‘lý trí! - A, lý trí, sự nghiêm trọng, sự làm chủ những cảm xúc, cái điều thực sự ảm đạm buồn bã này được gọi là sự phản tỉnh suy ngẫm, tất cả những đặc quyền và huy hoàng này con người có được: quá đỗi một giá đã phải trả cho chúng! Biết bao nhiêu máu và  kinh hoàng nằm dưới nền tảng của tất cả “những điều tốt đẹp”! . . .


4.
Sau đó, điều ảm đạm ấy, ý thức về tội lỗi, toàn thể “lương tâm cắn rứt”, đã nhập vào trong thế giới như thế nào? - Và với điều này chúng ta quay trở về những người viết phả hệ cho đạo đức của chúng ta. Tôi sẽ nói một lần nữa -  hay có lẽ tôi vẫn chưa nói ? – họ thì không hay. Không dài hơn năm gang tay của riêng chúng, chỉ đơn thuần là “kinh nghiệm hiện đại, không kiến ​​thức và không ý định tìm biết quá khứ, lại còn thiếu một năng khiếu với lịch sử, một ‘thị lực thứ nhì’ hết sức cần thiết tại điểm này -  ấy thế nhưng họ đi vào tìm lịch sử của đạo đức: tất nhiên, điều này phải theo lôgích để kết thúc trong những kết quả có hơn là một quan hệ dễ đứt đoạn với sự thật. Cho đến tận nay, những nhà viết phả hệ cho đạo đức này đã từng bao giờ mơ đến – dù chỉ xa vời nhất - lấy thí dụ, rằng khái niệm đạo đức chính yếu “Schuld” (“phạm tội”)  bắt nguồn từ chính khái niệm vật chất của “Schulden” (“nợ”)? Hoặc, rằng sự trừng phạt, như sự báo thù, đã tiến hóa hoàn toàn độc lập với bất kỳ giả định nào về tự do, hoặc thiếu tự do của ý chí? - Và điều này cho tới điểm tại đó đã phải trước tiên đạt đến được một mức độ cao của sự nhân hoá, như thế khiến con vật ‘người’ có thể bắt đầu phân biệt giữa những sắc thái nhiều sơ khai hơn của ‘cố ý’, ‘cẩu thả’, ‘tình cờ’, ‘của não thức vững chắc’ đó và những nghịch đảo của chúng, và đưa chúng vào trong tính toán khi giải quyết sự trừng phạt. Suy tưởng không thể tránh đó, vốn bây giờ quá rẻ và xem dường như tự nhiên, và đã phải đem dùng như một giải thích về như thế nào cảm thức về công lý cách nào đi nữa có thể xảy ra trên trái đất, “tội phạm đáng bị trừng phạt hắn đã có thể hành động cách khác”, thì thực sự là một hình thức cực kỳ trễ muộn và tế nhị của phán đoán và suy luận của con người; bất cứ ai nếu nghĩ rằng nó có niên đại từ thuở khởi đầu thì đương sai lầm đặt bàn tay thô tục của mình trên tâm lý của con người nguyên thủy. Trong suốt hầu hết lịch sử loài người, hình phạt không được ban phát ra những kẻ đê tiện đã bị buộc phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình, do đó đã không giả định rằng chỉ nên trừng phạt một mình bên có tội - mà đúng hơn, như cha mẹ vẫn còn trừng phạt con cái họ, đó đã là thoát ra từ tức giận về một số sai trái đã bị tổn thất, hướng về thủ phạm, nhưng sự nóng giận này đã giữ lại và sửa đổi bởi ý tưởng rằng mọi thương tổn đều có tương đương của nó, vốn có thể được trả lại bằng sự bồi thường, nếu chỉ qua đau đớn của người gây thương tổn. Và từ đâu mà ý tưởng sơ khai, bắt rễ sâu xa và có lẽ giờ đây không thể nhổ sạch được này có được sức mạnh của nó, chính ý tưởng này về một tương đương giữa thương tổn và đau đớn? Tôi đã nói hở nó ra rồi: trong quan hệ hợp đồng giữa chủ nợcon nợ, vốn nó là cổ xưa như như khái niệm của một “chủ thể pháp lý” và chính nó có dính dáng trở lại với những hình thức cơ bản của mua, bán, mặc cả, đổi chác và buôn lậu.


5.
Là chắc chắn, khi suy nghĩ về những quan hệ hợp đồng này, như có thể được dự kiến ​​từ những gì trước đây đã mất, gợi lên tất cả những loại của nghi ngờ và ác cảm với con người nguyên thủy, những người đã tạo ra chúng hoặc cho phép chúng. Chính ở đây, lời hứa được tạo, chính ở đây, cá nhân tạo lời hứa đã phải có một ký ức đã tạo cho anh ta: chính ở đây, chúng ta có thể giả sử, là một kho lưu trữ của những điều đau đớn, khó khăn, độc ác. Con nợ, để để gây tin cậy rằng hứa trả nợ sẽ được thực hiện đúng hẹn, để đem cho một bảo đảm về tính nghiêm trọng và sự thiêng liêng của lời hứa của mình, và để khắc nhiệm vụ và bổn phận trả nợ vào trong lương tâm của mình, con nợ đem cầm cố một gì đó cho chủ nợ bằng cách giao kèo trong trường hợp người ấy không trả nợ, một gì đó mà hắn vẫn “sở hữu” và kiểm soát, lấy thí dụ, thân thể hắn, hoặc vợ hắn, hoặc tự do của hắn, hoặc sự sống của hắn (hoặc, trong một số trường hợp tôn giáo, thậm chí đời sống bên kia – kiếp sau - của hắn, sự cứu chuộc linh hồn của hắn, cuối cùng, thậm chí an bình của hắn sau khi đã nằm trong mộ: như ở Egypt, nơi xác chết một con nợ không khỏi chủ nợ, không tìm được an bình, ngay cả sau khi đã chôn trong mộ - và an bình này, đúng thực có ý nghĩa rất lớn với dân Egypt). Nhưng đặc biệt, chủ nợ có thể gây tất cả những loại nhục nhã và tra tấn hành hạ trên cơ thể của con nợ, lấy thí dụ, xẻo thịt nhiều đến mức xem như tương xứng với khoản nợ: - đã có từ quan điểm này, ở khắp mọi nơi, từ thuở sớm, những tính toán đã đi vào biên bản và chi tiết chi ly kinh hoàng, lập dự toán về pháp lý với từng cánh tay, bắp chân và những bộ phận của cơ thể cá nhân. Tôi xem nó như là tiến bộ nhất định và bằng chứng của một phép tính toán tự do hơn, rộng rãi hơn, của một giá cả về công lý nhiều tính Lamã hơn, khi bộ luật Mười Hai Bảng của Lamã ra sắc lệnh rằng trong trường hợp như vậy, một người chủ nợ đã cắt ít hay nhiều đến bao nhiêu là không quan trọng, “Si plus minusve secuerunt, ne fraude esto[3] . Hãy cùng hoàn toàn rõ ràng về logich của toàn bộ vấn đề bồi thường: nó là đủ khác thường. Sự tương đương được đem cho bởi sự kiện là thay vì một lợi thế trực tiếp đền bù cho sự sai trái (vì vậy, thay vì bồi thường bằng đất đai, tiền bạc hoặc tài sản của bất cứ loại nào), một loại của vui thú được đem cho chủ nợ như là sự trả nợ và bồi thường, - vui thú của việc được quyền thực hành sức mạnh trên sự hoàn toàn không có quyền lực, mà không một nghĩ ngợi, vui thú “của làm điều ác cho sự vui thú khi làm điều ác đó[4], sự vui thú của ức hiếp xâm phạm: một vui thú được chủ nợ, cao hơn, thấp hơn và mạt hơn trên mức thang xã hội đều tất cả ước vọng như giải thưởng, và có thể dễ dàng xem nó như là một miếng ngon với anh ta, thậm chí một nhấm nháp khai vị cho hạng cao hơn. Thông qua sự trừng phạt con nợ, chủ nợ dự phần vào trong quyền của những ông chủ: anh ta nữa, cuối cùng cũng được chia xẻ cái tình cảm được nâng lên cao của tư cách ở trong một địa vị (có thể) miệt thị và hành hạ một ai-đó như là một kẻ “thấp hèn” - hoặc ít nhất, khi sức mạnh thực sự của trừng phạt, của đòi hỏi hình phạt, đã được chuyển giao rồi cho giới “thẩm quyền”, của sự nhìn thấy con nợ bị khinh miệt và ngược đãi. Vì vậy, sau đó, bồi thường được đền bù bằng một bảo đảm về tàn ác, và được hưởng quyền lấy tàn ác để xử sự. –


6.
Trong lĩnh vực này của những bắt buộc pháp lý, sau đó, thế giới khái niệm đạo đức của ‘nợ’, ‘lương tâm’, ‘nhiệm vụ’, ‘nhiệm vụ thiêng liêng’, đã có đất sinh sôi nảy nở của nó - tất cả đã bắt đầu với một sự đổ máu triệt để xuốt trước đến sau và kéo dài, giống như khởi đầu của tất cả những sự việc lớn lao trên trái đất. Và chúng ta được phép hay không – để đừng thêm rằng thế giới này đã hầu không bao giờ thực sự mất một mùi nhất định nào đó của máu và tra tấn? (ngay cả với Kant quen thuộc: phạm trù mệnh lệnh đạo đức bốc mùi của tàn ác. . .). Trong cùng một cách, đã là ở đây có sự liên kết kỳ lạ và có lẽ không-thể-tháo-gỡ-được giữa ý tưởng của “nợ và đau khổ” đã đầu tiên đan móc vào nhau. Tôi hỏi lại: đến mức độ nào thì đau khổ có thể là một đền bù cho những món ‘nợ’? Đến mức độ nó làm một ai-đó đau khổ là vui thú trong hình thức cao nhất của nó, và đến mức độ mà bên bị thương nhận được một phản-vui-thú (đau khổ) lớn lao khác thường để đổi lại với thương tổn và đau khổ đã gây ra bởi thương tích: làm cho một ai-đó đau khổ, - là một bữa tiệc đích thực, một gì đó, như tôi đã nhắc đến, vốn giá của nó tăng càng cao, trái ngược với thứ bậc và vị trí xã hội của chủ nợ. Tôi nói tất cả những điều này trong ức đoán: vì những điều như vậy chìm ẩn bí mật như chôn ngầm dưới lòng đất là khó khăn để thăm dò tìm hiểu được, chưa kể còn là lúng túng;  và bất cứ ai lóng ngóng vụng về cố gắng xen nhận xét vào khái niệm ‘trả thù’ chỉ đơn thuần che khuất và làm tối ám cái nhìn sâu sắc của riêng mình, hơn là làm sáng tỏ nó (- trả thù tự nó chỉ dẫn chúng ta trở về cùng một vấn đề: “sao có thể là được hài lòng để làm một  ai-đó bị đau khổ?”). Có vẻ như với tôi rằng tinh tế và thậm chí hơn nữa giả nhân giả nghĩa của con vật thuần-hóa nuôi làm kiểng trong nhà (nghĩa là con người hiện đại, nghĩa là chúng ta) nổi loạn chống lại một sự thực hiện mạnh mẽ thật sự của mức độ vốn với nó sự ác độc là phần của niềm vui lễ hội tưng bừng của cổ thời, thực vậy, và nó là một tạo phần trong gần như tất cả vui thú họ có được; về mặt khác, nhu cầu về sự ác độc của họ hiện ra ngây thơ và vô tội làm sao, và ‘cái ác tâm hờ hững’ đó thì nền tảng làm sao (hay, dùng những từ của Spinoza, sympathia malevolens – lòng hiểm ác thương cảm) họ giả định là một thuộc tính bình thường của con người - : làm nó là một gì đó mà lương tâm nồng nhiệt nói “có”! Một cái nhìn xuyên thấu hơn có lẽ sẽ có thể khám phá, ngay cả hiện giờ, rất nhiều những vui thú lễ hội nguyên thủy và cơ bản nhất của con người; trong Beyond Good and Evil , VII, mục 229 [5] (trước đó trong Daybreak, I, phần 18, 77, 113) [6] tôi đã giơ một ngón tay cảnh giác với sự trí thức hóa ngày càng lớn và “thần thánh hóa” đối với sự tàn ác, vốn nó chạy dọc xuốt toàn bộ lịch sử văn hóa cao đẳng (và quả thực, tạo dựng nó trong một ý nghĩa quan trọng). Ở tất cả những sự kiện quan trọng, không lâu trước đây, đã là không thể tưởng tượng được nếu tổ chức một đám cưới vua chúa, hoặc lễ hội trọn đầy kích thước cho người dân, mà không có những hành quyết, tra tấn hoặc có lẽ một đốt sống-người-dị-giáo [7], tương tự như vậy, không có gia đình quí phái nào mà không có những sinh vật, với chúng người ta có thể tháo xả ác ý của họ và những lời chế nhạo độc ác mà không bị trừng phạt (- hãy nhớ Don Quixote, lấy thí dụ, tại cung điện của bà Công tước: [8] ngày nay, chúng ta đọc toàn bộ Don Quixote với một vị đắng miệng, nó là gần như là một thử thách, nó sẽ làm chúng ta dường như rất lạ lùng và không thể hiểu nổi tác giả và những người đương thời của ông, - họ đọc nó với một lương tâm sáng sủa như là quyển sách khôi hài vui vẻ nhất, nó làm họ cười với nhau đến gần chết). Nhìn thấy đau khổ làm tốt cho bạn, làm cho đau khổ, còn hơn thế nữa - là một mệnh đề gợi ý khó khăn, nhưng là một mệnh đề gợi ý mạnh mẽ, cổ xưa, người-quá-đỗi-người, nhân tiện đây, ngay cả loài hầu nhân cũng có cơ ghi tên vào sổ: như người ta nói, khi suy nghĩ ra những trò độc ác kỳ lạ, họ dự đoán, và vì nó đã xảy ra, tác hành xấu thành một sự ‘trình diễn’ về những gì con người sẽ làm. Không có đối xử tàn ác, không có lễ hội ăn mừng vui vẻ: đó là những gì giai đoạn lâu đời nhất và dài nhất trong lịch sử loài người dạy chúng ta - và sự trừng phạt, cũng thế nữa, có những khía cạnh lễ hội ăn mừng vui vẻ rất mạnh mẽ giống như vậy! –


7.
- Nhân tiện đây, những ý tưởng này chắc chắn không làm tôi mong cung cấp giúp cho những người bi quan của chúng ta thêm những kiến thức mới chói tai và nứt vỡ của nhờm tởm với đời sống; trái lại, tôi muốn tuyên bố rõ ràng để ghi lại rằng trong thời gian khi loài người không hề cảm thấy xấu hổ đối với sự tàn ác của họ, đời sống trên trái đất đã vui vẻ lạc quan hơn ngày nay, với những kẻ bi quan của nó. Vòm trời trên con người tối đen tỷ lệ thuận với sự gia tăng của tình cảm xấu hổ của nó với tư cách là con người. Viễn tượng bi quan mệt mỏi, mất tin tưởng trước câu đố bí hiểm của đời sống, cái “Không” băng giá của nôn mửa với đời sống – những điều này không phải là những dấu hiệu của kỷ nguyên tà ác vô đạo nhất của loài người: nhưng ngược lại, chúng chồi ra ánh sáng như loài hoa cỏ hoang dại mọc nửa cạn nửa nước, chúng chỉ có trong môi trường sống tự nhiên của chúng, đầm lầy, - tôi muốn nói sự nuông chiều đĩ thõa và rao giảng giáo lý bệnh hoạn, bằng phương tiện đó, con thú “người” cuối cùng đã được dạy để biết xấu hổ về tất cả những bản năng của nó. Trên con đường trở thành một “thiên thần” (không sử dụng một từ mạnh hơn ở đây)[9]con người đã đau bụng ăn không tiêu, và đã phát triển cái lưỡi mềm như lông, như thế khiến hắn tìm thấy không chỉ sự vui sướng và sự ngây thơ vô tội của loài vật thì kinh tởm, nhưng tự thân đời sống là nhạt nhẽo vô vị: - vì vậy mà thỉnh thoảng, hắn tự đẩy mình lùi lại, bịt mũi và bất đắc dĩ đọc lại một liệt kê gồm những tính chất đặc biệt gai góc xúc phạm của mình, với vua chiên Innocent thứ Ba.

Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất 
(June/2012)



[1] commendation: từ French cổ, gốc từ Latin commendatio(n-), nguyên gốc có nghĩa là ca ngợi và dâng linh hồn người chết vào  tay gót chăm sóc.
[2] Sự kiện hy sinh đứa con đầu lòng cho Gót được ghi chép rất nhiều trong kinh Thánh, như tục lệ tôn giáo của vùng Trung Đông – điển hình là chuyện Gót đòi Abraham giết đứa con trai đầu lòng Isaac đem lên núi Moriah. và đoạn kinh Thánh nổi tiếng – trong Exodus 13:1-2 – khi Gót bảo Moses phải hy sinh những trẻ con và thú vật đầu lòng cho Gót.
“Gót nói với Moses: Dâng ta tất cả những đứa con đầu lòng, bất cứ gì đầu tiên tử cung mở cho ra, trong đám dân Israel, cả người và thú, là của ta”. [“Consecrate to me all the firstborn; whatever is the first to open the womb among the Israelites, of human beings and animals, is mine. (Ex. 13:1-2)”]
Khi nói cả người và thú – cho thấy không có nghĩa tượng trưng (như lễ rửa tội); và “consecrate to God” – dâng hiến cho Gót – có nghĩa là đem giết để cúng.
[3] “Nếu như họ xẻo thịt, có nhiều hơn hay ít hơn, hãy không xem đó là một vi phạm” – bảng thứ Ba, mục 6.
[4] Trong nguyên văn bằng tiếng Pháp de faire le mal pour le plaisir de le faire” -
[5] Xem phần Phụ Lục, cuối sách này.
[6] Xem phần Phụ Lục, cuối sách này.
[7] auto-da-fé: đốt sống người ‘rối-đạo’ của những tòa án dị giáo của nhà thờ Catô tại Spain.
[8] Miguel de Cervantes. Don Quixote, (1605-1615),  quyển II, chương 31-7.
[9] Câu của Pascal trong Pensées: “L'homme n'est ni ange ni bête et le malheur veut que qui veut faire l'ange fait la bête”-  “người không là thiên thần cũng chẳng là thú vật, và tai ương như muốn rằng ai định làm thiên thần lại làm như thú vật).