Monday, April 23, 2012

Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức



Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)

Friedrich Nietzsche







Lời người dịch bản tiếng Việt

1.
Friedrich Nietzsche là một trong những triết gia hàng đầu của nhân loại, hơn 100 năm qua từ ngày ông mất, ảnh hưởng tư tưởng của ông cho đến nay vẫn không giảm, nhưng ngày càng rộng. Hầu như mỗi thế hệ nối tiếp, lại có thêm những khai phá triết học mới được gợi ý hay nghệ thuật lấy cảm hứng từ những gì ông viết. Mặc dù ông gọi On the Genealogy of Morality (1887) này là một tập văn luận chiến nhỏ; nhưng những học giả đồng ý đây là tác phẩm quan trọng và có hệ thống nhất của ông về đạo đức và chính trị, trong đó ông truy dấu lịch sử tiến hóa và phê bình những khái niệm như tội lỗi, lương tâm, pháp luật, trách nhiệm và công bằng.

On the Genealogy of Morality [1] có thể xứng đáng được coi là một trong những tác phẩm then chốt, là chìa khóa để mở vào Trí tuệ hiện đại châu Âu. Một tập sách chấn động suy tưởng và cho đến nay vẫn giữ được khả năng làm người đọc hiện đại sửng sốt, hoặc bàng hoàng, hay chưng hửng bối rối, hay có khi mất bình tĩnh, hoặc cả ba. Dĩ nhiên, chính Nietzsche cũng nhận thức rõ tính chất này từ nội dung quyển sách của mình. Có những khoảnh khắc trong bản văn, chúng ta thấy ông tiết lộ cảm giác của ông, như khi báo động về những gì khám phá được về nguồn gốc và sự phát triển của loài người, đặc biệt là bản chất động vật ngang ngạnh tai ác của con thú người, sinh vật ông gọi là “con thú đau ốm”.  Mặc dù On the Genealogy of Morality là một trong những quyển sách xẫm màu đen tối nhất đã từng viết, như một nghịch lý, nó cũng là một quyển sách đầy hy vọng và dự đoán một tương lai tươi sáng. Nietzsche đem cho chúng ta một câu chuyện sững sờ về quá khứ đạo đức quái đản mang tính thú vật của con người, kể lại lịch sử của sự bóp méo, làm xấu xí con vật người trong tay của văn minh và răn dạy luân lý Kitô, nhưng cũng gợi ý về một thứ nhân loại mới sẽ đi đến thành hình ngay sau cái chết của Gót và sự sụp đổ của một văn hóa với đạo đức Kitô.

Friday, April 13, 2012

Vắn tắt về cuộc đời Sigmund Freud

Sigmund Freud (1856-1939)
Vắn tắt về cuộc đời  

Freud: A Brief Life
Peter Gay







Đã là định mệnh của Freud, như ông đã nhận xét không phải với không tự hào, để “lay động giấc ngủ của loài người”. Nửa thế kỷ sau khi ông qua đời, xem ra rõ ràng rằng ông đã thành công nhiều hơn ông đã mong đợi, dù trong những cách không hẳn đã làm ông cảm kích. Giờ đây là thông thường tự nhiên nhưng quả thực là tất cả chúng ta đều nói năng theo ngôn từ của Freud, dù đúng hay sai. Chúng ta thản nhiên nhắc về mặc cảm Oedipus, về kình địch giữa anh em ruột thịt, về sự quá-yêu-chỉ-mình (narcissism) và về những nói hớ hiểu theo Freud (Freudian slips). Nhưng trước khi chúng ta có thể dùng những thuật ngữ đó cho đúng cách rạch ròi đâu ra đấy, chúng ta phải đọc những tác phẩm của ông thật chăm chú. Đọc những gì ông viết như thế, sẽ trả lại chúng ta nhiều lợi nhuận.

Sigmund Freud [1] ra đời ngày 6 tháng Năm, 1856, ở thành Freiberg, một thị trấn nhỏ vùng Moravia [2]. Cha ông, Jacob Freud, là một nhà buôn túng thiếu; mẹ ông, Amalia, là người vợ thứ ba, đẹp hơn người, quả quyết và trẻ - trẻ hơn cha ông hai mươi tuổi. Jacob Freud đã có hai người con trai với người vợ đầu tiên, trạc cùng tuổi với Amalia và sống gần đó. Một trong hai người anh cùng cha khác mẹ này có một con trai, John, người này mặc dù là cháu gọi Freud bằng chú, nhưng lớn tuổi hơn chú của mình. Họ hàng đông đảo của Freud, lúc đó đã đủ sâu sắc để sửng xốt trước sự thông minh và tính tò mò của đứa trẻ là ông. Tính tò mò, vốn tự nhiên phú cho trẻ con, nhưng nó đặc biệt đậm dấu trong ông. Cuộc đời ông rồi sẽ đem đến tràn đầy cơ hội để nó được thỏa mãn.

Thursday, April 12, 2012

Sigmund Freud - Tôtem và Tabu (6)

Tôtem và Tabu
Những giống nhau giữa đời sống tâm lý của người sơ khai và của người bệnh nhiễu loạn nơ rô
Sigmund Freud

Tôtem và Tabu (1918)
Sigmund Freud (1856-1939)


Lời bạt  của người dịch bản tiếng Việt

1.
Tôtem và Tabu xuất bản lần đầu tiên, bằng tiếng Đức, năm 1913. Tập sách gồm 4 bài tiểu luận đã được phổ biến từ trước trên chuyên san Phân tâm “Imago”, 1912-1913. Dựa trên những khảo cứu của Herbert Spencer, J. G. Frazer, Andrew Lang, E. B. Tylor, Wilhelm Wundt và đặc biệt của Darwin và Robertson Smith trong các lĩnh vực khảo cổ, tâm lý, nhân chủng, và dân tộc học, Freud đã ứng dụng phân tâm học, như chúng ta biết, là sáng tạo của ông, vào tâm lý của đám đông - qua hiện tượng đặc biệt của nó thể hiện trong xã hội là tín ngưỡng. Đây cũng là công trình hiếm hoi nghiên cứu về tâm lý tập thể của ông. Từ đấy, phương pháp tiếp cận của Freud, đường lối giải thích những hiện tượng lịch sử văn hóa dưới ánh sáng tâm lý, đã thành nổi tiếng và có ảnh hưởng quan trọng, trong ngành học con người văn hóa và ngành học con người xã hội (cultural và social anthropology) – đặc biệt trong lĩnh vực so sánh xã hội và phát triển xã hội giữa những chủng tộc.

Wednesday, April 11, 2012

Sigmund Freud - Tôtem và Tabu (5)

Tôtem và Tabu
Những giống nhau giữa đời sống tâm lý của người sơ khai và của người bệnh nhiễu loạn nơ rô

Sigmund Freud







Chương IV.   Hệ tin tưởng tôtem tái diễn trong Tuổi thơ

6 .

Tôi chịu tác động của nhiều lý do mạnh vốn giữ tôi đừng cố sức để bàn luận về sự phát triển xa nữa của những tôn giáo, từ khởi đầu của chúng trong hệ tin tưởng tôtem đến tận trạng thái hiện tại của chúng. Tôi sẽ đi đến kết luận chỉ với hai mối dây như tôi thấy chúng xuất hiện với sự khác biệt đặc biệt chạy xuyên ngang là: lý do của sự hy sinh totem, và quan hệ của đứa con trai với người cha [1].

Robertson Smith đã cho chúng ta thấy lễ tiệc tôtem cũ quay lại trong dạng nguyên thủy của lễ hy sinh. Ý nghĩa của nghi lễ là cùng như nhau: sự thánh hóa thông qua sự tham dự vào bữa ăn chung. Cảm thức về tội lỗi, nó chỉ có thể được làm nguôi ngoai qua sự đoàn kết của tất cả những người tham dự, cũng đã được giữ lại. Thêm vào điều này, có thần linh của bộ lạc trong giả định là sự hiến sinh đã diễn ra với sự có mặt của vị này, là vị nhận phần trong bữa ăn như một thành viên của bộ lạc, và đồng hóa nhân cách với vị này có tác dụng qua hành vi ăn thịt vật hy sinh. Gót đi vào trong tình huống này như thế nào, vốn khởi nguyên là xa lạ với ông?

Câu trả lời có thể là ý tưởng về gót khi đó đã xuất hiện rồi, - không ai biết từ lúc nào - và đã chi phối toàn bộ đời sống tôn giáo, và rằng lễ tiệc tôtem, giống như tất cả những gì nào khác muốn tồn tại, đã bị buộc phải tự phù hợp vào trong hệ thống mới. Tuy nhiên, khảo cứu Phân tích Tâm lý của cá nhân có hướng dẫn với nhấn mạnh đặc biệt rằng gót trong tất cả mọi trường hợp được mô phỏng theo người cha, và rằng quan hệ cá nhân của chúng ta với gót thì tùy thuộc trên quan hệ của chúng ta với người cha bằng xương bằng thịt của chúng ta, biến động và thay đổi với ông ta, và rằng gót ở dưới đáy cùng thì không là gì khác nhưng chỉ là một người cha cao vời.[2] Ở đây cũng vậy, như trong trường hợp của hệ tin tưởng tôtem, phân tâm học khuyên chúng ta để tin người có tin tưởng, người gọi gót là cha giống đúng như họ đã gọi tôtem là tổ tiên của họ. Nếu phân tâm học có đáng hưởng bất kỳ một quan tâm nào tất cả đi nữa, vậy thì phần chia (vai trò) của người cha trong ý tưởng của một vị gót phải là rất quan trọng, hoàn toàn nằm riêng ra khỏi với tất cả những nguồn gốc khác, và những ý nghĩa của gót vốn phân tâm học không thể chiếu ánh sáng vào chúng. Nhưng sau đó người cha sẽ được tượng trưng hai lần trong sự hy sinh nguyên thủy, thứ nhất là gót, và thứ hai là động vật-tôtem hy sinh, và chúng ta phải hỏi, do phương diện số lượng hạn chế của những giải pháp vốn phân tâm học đã cung cấp, liệu điều này là có thể có được hay không, và ý nghĩa của nó có thể là những gì.

Sunday, April 1, 2012

Sigmund Freud - Tôtem và Tabu (4)


Tôtem và Tabu
Những giống nhau giữa đời sống tâm lý của người sơ khai và của người bệnh nhiễu loạn nơ rô
Sigmund Freud







Chương IV.   Hệ tin tưởng tôtem tái diễn trong Tuổi thơ

5.
Bây giờ chúng ta hãy cùng hình dung một cảnh tượng một bữa ăn tôtem dường vậy, và chúng ta hãy cùng tô điểm nó hơn thêm với một vài đặc tính có lẽ có thể có vốn trước đây đã không được xem xét thỏa đáng. Như thế, chúng ta có thị tộc, vốn vào một dịp nghiêm trọng giết chết tôtem của mình một cách tàn nhẫn và ăn sống nó, trong máu, thịt, và xương. Đồng thời lúc đó, những thành viên của thị tộc, giả trang như tôtem, nhái tiếng kêu và bắt chước chuyển động của nó, như thể họ muốn nhấn mạnh vào bản sắc chung của họ (với nó). Cũng còn có một hữu thức thành tựu rõ ràng rằng một hành động đang được diễn ra vốn nó bị cấm với từng cá nhân, và nó chỉ có thể được biện minh qua sự tham dự của tất cả, thế nên không ai được cho phép tự mình đứng ngoài sự giết chết và lễ tiệc tô tem. Sau khi hành động này được hoàn tất, con vật bị giết được thương tiếc và than khóc. Than khóc cái chết là cưỡng bách, bị buộc tuân hành bởi sự sợ hãi của một sự trừng trị tội lỗi đương đe dọa, và mục đích chính của nó, như Robertson Smith nhận xét về một cơ hội tương tự, là để tự xả tội chính mình khỏi trách nhiệm về sự giết hại. [1]

Nhưng sau tang thương này, có đến theo lễ hội náo động vui tươi đi kèm với sự tháo gỡ xiềng xích của tất cả mỗi xung lực (bản năng) và sự cho phép của sự tất cả được thỏa mãn. Ở chỗ này, chúng ta tìm thấy dễ dàng một cái nhìn sâu vào trong bản chất của kỳ nghỉ lễ - holiday.[2]