Wednesday, September 28, 2011

Plato - Phiên Tòa và cái Chết của Socrates (3)

Plato
Phiên Tòa và cái Chết của Socrates

Lời Socrates cãi trước tòa 
Apology 





[Những người buộc tội nói xong, giờ đến phiên Socrates:] 
1. Lời cãi 
1.1. Mở đầu 

Các công dân Athens [1], tôi không biết những người buộc tội tôi đã tác động quí vị như thế nào, về phần tôi, tôi hầu như chính mình đã bị cuốn đi mất, không tự cưỡng được, vì họ đã nói đến thuyết phục làm sao. Tuy nhiên, khó có bất cứ một điều nào trong những gì họ nói được là sự thật. Trong số những dối trá đã kể, một điều đặc biệt làm tôi ngạc nhiên, cụ thể là quí vị nên cẩn thận đừng để bị lừa dối bởi một người ăn nói khôn khéo như tôi. Rằng họ không xấu hổ vì bị những sự kiện chứng minh ngay lập tức là sai, khi tôi cho thấy bản thân tôi không phải là một người ăn nói khôn khéo gì hết tất cả, mà tôi nghĩ là đáng xấu hổ nhất về phần họ, trừ khi thực sự họ gọi một ai ăn nói khôn khéo là người nói sự thật. Nếu họ định nói thế, tôi sẽ đồng ý rằng tôi là một nhà hùng biện, nhưng không phải theo lối của họ, thực vậy, như tôi nói, thực sự không có gì họ nói là sự thật. Từ tôi, quí vị sẽ nghe toàn bộ sự thật, có Zeus chứng giám, thưa quí vị, mặc dù không diễn tả trong những câu thêu thùa hoa mỹ và kiểu cách giống như của họ, nhưng mọi sự việc nói một cách ngẫu nhiên và những gì nảy đến đầu trước tiên sẽ nói trước, vì tôi đặt tin tưởng vào công lý của những gì tôi nói, và không để cho một ai trong quí vị mong đợi bất cứ điều gì khác. Nó sẽ không phù hợp ở tuổi của tôi, dù nó có thể hợp với một người trẻ tuổi, đùa nghịch với lời với chữ như khi tôi xuất hiện trước quí vị.

Thursday, September 22, 2011

Emily Dickinson - Tên – của nó – là “Thu” —

Tên – của nó – là “Thu” —

The name — of it — is "Autumn" —
Emily Elizabeth Dickinson
(1830–1886)

  



Tên – của nó – là “Thu” –
Sắc – của nó – là Máu –
Một động mạch – trên Đồi –
Một tĩnh mạch –  dọc Lối –

Những Giọt lớn – khắp Nẻo –
Và Ô, thuốc Màu trút 
Khi Gió – động Vũng Trũng –
Và tràn Mưa Đỏ tươi –

Nó tưới lên Mũ –dưới thấp –  
Nó đọng những Vũng đỏ thậm  –
Rồi – xoáy như đóa Hồng – cuốn xa –
Theo những Bánh Xe đỏ thắm –

Emily Elizabeth Dickinson
Lê Dọn Bàn tạm dịch


(The name — of it — is "Autumn" —
The hue — of it — is Blood —
An Artery — upon the Hill —
A Vein — along the Road —

Great Globules — in the Alleys —
And Oh, the Shower of Stain —
When Winds — upset the Basin —
And spill the Scarlet Rain —

It sprinkles Bonnets — far below —
It gathers ruddy Pools —
Then — eddies like a Rose — away —
Upon Vermilion Wheels — )

Wednesday, September 21, 2011

Emily Dickinson - Tôi là Không-Ai – bạn là ai?

Tôi là Không-Ai – bạn là ai?

I'm Nobody! Who are you?
Emily Elizabeth Dickinson
(1830 - 1886)





Tôi là Không-Ai – bạn là ai?
Có phải – Không-Ai – cả bạn nữa?
Vậy có hai kẻ là chúng ta!
Đừng nói, họ sẽ quảng cáo – bạn biết đấy!

Khiếp hãi thật – khi là – Một-Ai đó
Tênh hênh trần trụi làm sao – như con ếch
Ồm ộp xưng tên  - suốt tháng hè dài -
Vang dội một cõi bùn lầy ngưỡng phục!


Emily Elizabeth Dickinson
Lê Dọn Bàn tạm dịch

(I'm Nobody! Who are you?
Are you -- Nobody -- Too?
Then there's a pair of us!
Don't tell! they'd advertise -- you know!

How dreary -- to be -- Somebody!
How public -- like a Frog --
To tell one's name -- the livelong June --
To an admiring Bog!)


Plato - Phiên Tòa và cái Chết của Socrates (2)

Plato
Phiên Tòa và cái Chết của Socrates

Lời Socrates cãi trước tòa 
(Apology) 

(tiếp theo)






Lời Socrates cãi trước Tòa (The Apology of Socrates) là một trong những tài liệu sớm nhất hiện có của triết học Hylạp - tất cả những gì trước đó hầu hết đã bị thất lạc và chỉ còn được biết qua những đoạn trích dẫn trong những tác phẩm về sau này. Lời Socrates cãi trước tòa, cho ta biết gần trọn những gì xem như thường được biết về Socrates, qua lời kể của Plato, học trò của ông, và là một triết gia có vị trí rất đặc biệt và duy nhất do ảnh hưởng lớn lao và lâu dài của ông trên toàn bộ triết học phương Tây. Thế nên, Lời Socrates cãi trước Tòa, vẫn còn là một dẫn nhập lý thú, đưa vào nền triết học quan trọng đó, và là văn bản truyền thống hoàn chỉnh đầu tiên vẫn phải đọc để nghiên cứu Hylạp cổ điển.

Mặc dù ý nghĩa đã thay đổi qua thời gian, từ “apología“ trong tiếng Hylạp, đơn giản và chính xác chỉ có nghĩa là bào chữa, hay là một bài phát biểu để bào chữa. Trong phiên tòa xử ông, khoảng năm 399 TCN, Socrates làm thính giả của mình ngạc nhiên, sau những lời cãi trước tòa hùng hồn của ông, xem ra như ông có ý tự để mình bị buộc tội, và chịu xử chết bằng độc dược sau đó.

 như thế, những câu hỏi sẽ mở ra cho người đọc, bắt đầu với Socrates, nghĩa là bắt đầu với vị triết gia được xem như đã chính thức khai mở triết học phương Tây, đưa chúng ta vào triết học, ở thuở bình minh của nó, tại thành Athens, và cũng có thể như thế, nói rằng triết học phương Tây đã mở đầu bằng một cái Chết, cái chết của Socrates.

Như vẫn được tin tưởng, bốn trăm năm sau, thêm một cái Chết nữa, khai mở một tôn giáo mới;  Như thế cả toàn bộ tư tưởng phương Tây, đều mở đầu với những cái chết đậm dấu từ hai nhân vật có thân thế lịch sử, một mù mờ, và một đầy huyền thoại.

Lê Dọn Bàn





Giới thiệu



1.  Xung quanh vụ án xử Socrates

Theo chính lời Socrates, ông đã bị đem ra xét xử hai lần tại Athens: một lần trên sân khấu của vở kịch khôi hài Clouds của Aristophanes, và một lần trong tòa án của quan archon trưởng, với hội đồng bồi thẩm gồm khoảng 500 công dân thành Athens của ông (Plato, Apology). Trong phiên tòa thứ hai, hoặc chính xác hơn, trong bài phát biểu của Socrates tự cãi trước phiên tòa này – chúng ta cũng có hai phiên bản. Đầu tiên là của Plato, người tự cho biết là có mặt tại phiên tòa. Thứ hai là Xenophon, tuy không có mặt nhưng tường thuật một số những gì ông đươc nghe Hermogenes kể lại, người này có thể đã có mặt tại phiên tòa. Về vở kịch khôi hài Clouds, chúng ta không còn văn bản như Socrates nhắc trong Apology, nhưng một văn bản đã sửa chữa muộn hơn về sau. Dù sao đi nữa, trong chủ yếu nội dung vẫn là một, như chúng ta có thể thấy so với tự mô tả của Socrates trong đó.

Hai đàm thoại khác của Plato - EuthyphroCrito liên quan chặt chẽ và soi sáng thêm Apology theo những cách khác nhau. Euthyphro diễn ra khi Socrates trên đường đến tòa án của quan archon trưởng cho một buổi điều trần sửa soạn cho phiên tòa chính thức, và Euthyphro bàn về một chủ đề - lòng đạo hạnh - vốn là trọng tâm của phiên tòa. Crito xảy ra tại nhà tù nơi Socrates bị giam sau khi bị kết tội không-đạo hạnh và đã bị kết án tử hình, Crito bàn về những lý do của ông khi chấp nhận những gì ông tin là một phán quyết và kết án bất công. Trong cả hai đàm thoại, chúng ta thấy Socrates tham dự vào những hoạt động triết học mà chúng ta chỉ được nghe mô tả trong Apology.

Phaedo, cũng như Crito, chúng ta thấy Socrates trong tù, bây giờ đang chờ đợi án tử hình sắp xảy ra. Ông nói về cái chết, về triết lý của ông, và về thế giới bên kia. Sau đó, “với đặc tính bình tĩnh của ông trong nghịch cảnh, và trong  sự trung thành hoàn toàn với những nguyên tắc của mình, ông uống nước cây hemlock và chết”.

Ở trên là những gì qua ngòi bút tài hoa của Plato. Trong Clouds của nhà viết kịch Aristophanes, người được xem là cha đẻ của hài kịch, hoàng tử của hài kịch Hylạp, chúng ta thấy một chế nhạo gây cười về một Socrates, người được trình bày như là một sophist, kẻ lật đổ của những giá trị truyền thống của Athens - gồm những giá trị tôn giáo.

Trong Apologia Socratous (Socrate bào chữa trước hội đồng bồi thẩm) của Xenophon, một người có thân thế khắc hẳn hai tác giả kể trên, thuộc giới điền chủ bình dân, từng là một tướng quân, bạn của Socrates, sau cùng về già là sử gia. Trong Xenophon, chúng ta gặp một Socrates rất khác với Socrates cả của Plato và của Aristophanes. Ở đây, Socrates là một người hoàn toàn chính thống trong những vấn đề tôn giáo, và là người đã khiêu khích ban bồi thẩm đi đến bất công kết án ông tội không-đạo hạnh, bởi ông muốn (chọn cái chết để) tránh những đau đớn của tuổi già.

Tuesday, September 20, 2011

Plato - Phiên Tòa và cái Chết của Socrates

Plato
Phiên Tòa và cái Chết của Socrates


Euthyphro – Apology - Crito - Cảnh chết trích từ Phaedo







Bản Anh ngữ của G. M. A. Grube “The Trail and Death of Socrates”. Hackett; Indianapolis, Indiana: 1920


Triết học Tây phương mở đầu bằng một cái Chết,
cái chết của Socrates.

Người Dịch
Lê Dọn Bàn



GIỚI THIỆU

Tại thời điểm xử án và chấp hành bản án của mình năm 399 BC, Socrates đã bảy mươi tuổi. Ông đã sống xuốt thời đại của Pericles khi Athens ở trên đỉnh cao sức mạnh đế quốc và uy lực văn hoá của nó, sau đó qua 25 năm chiến tranh với Sparta, dẫn đến Athens bị bại trận năm 404, nối tiếp là cuộc cách mạng do tập đoàn lãnh đạo, và cuối cùng, sự phục hồi của nền dân chủ. Trong hầu hết thời gian này, ông là một nhân vật nổi tiếng, khai triển triết lý của ông về cuộc đời trên những đường phố của Athens với bất cứ ai là người quan tâm lắng nghe. “Sứ mệnh” của ông, như ông giải thích trong lời cãi trước tòa (Apology) là để phơi bày sự vô minh của những người nghĩ rằng mình khôn ngoan và cố gắng thuyết phục những công dân thành phố của ông là mỗi người chịu trách nhiệm về những thái độ đạo đức của mình. Những đàm thoại ban đầu của Plato, trong đó Euthyphro là một thí dụ hay, cho thấy ông tìm kiếm để định nghĩa những thuật ngữ về đạo đức và đặt những câu hỏi khó đáp. Không có lý do gì để giả định rằng những câu hỏi này đã chỉ hạn chế vào đời sống của những cá nhân. Thật vậy, nếu ông đặt câu hỏi về những nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ, và với nó đã cũng chấp nhận và thực hiện bất cứ một điều gì giống như thái độ Plato đã gán cho ông, không phải tự hỏi nền dân chủ vừa được khôi phục (tại sao) nên xem ông có một ảnh hưởng xấu trên giới trẻ.

Với sự phát triển của nền dân chủ và trong sự dậy men của trí thức chin mùi trong thế kỷ thứ năm TCN, đã cảm thấy có một nhu cầu cho giáo dục cao cấp hơn. Để đáp ứng, đã khởi phát một số giáo sư du hành, những người được gọi là những nhà Sophist. Tất cả trong số họ đã dạy khoa hùng biện, nghệ thuật nói trước công chúng, vốn đã là một vũ khí mạnh mẽ,  bởi vì tất cả những quyết định quan trọng đã được thực hiện bởi những hội đồng của công dân thuộc nam giới trưởng thành, hoặc ở những tòa án với bồi thẩm đoàn rất lớn. Không có gì đáng ngạc nhiên, trong não thức công chúng, Socrates thường bị nhầm lẫn với những nhà sophist này, vì cả hai đều có khả năng đặt câu hỏi về những giá trị đã được thiết lập và được thừa kế. Nhưng những khác biệt của họ là quan trọng: Những sophist tuyên xưng đưa người ta đi trên đường đến thành công, trong khi Socrates phủ nhận rằng ông đã dạy bất cứ một điều gì, những đàm thoại của ông nhằm khám phá ra sự thật, khi có được kiến ​​thức và sự hiểu biết về cuộc đời và những giá trị của nó, vốn ông nghĩ là cơ bản nhất của một cuộc sống tốt đẹp và của triết học, với ông là một đạo đức cũng như một theo đuổi trí thức. Do đó nghịch lý nổi tiếng của ông là - đạo đức là kiến ​​thức - và rằng khi người ta làm điều sai lầm đó là chỉ bởi vì họ không biết bất kỳ gì tốt hơn. Chúng ta thường được bảo rằng trong lý thuyết này, Socrates bỏ qua ý chí, nhưng điều đó là vướng một phần ngộ nhận. Mục đích là không phải lựa chọn điều đúng, nhưng là trở thành kiểu như con người không thể chọn điều sai, và là những ai không còn có bất kỳ sự lựa chọn nào trong vấn đề. Đây là những gì ông đôi khi diễn tả như là - trở thành như một gót - bởi vì những vị gót, khi ông nói trong Euthyphro (10d),  yêu cái đúng vì nó thì đúng ; họ không thể làm khác và không còn có sự lựa chọn nào hết cả, và họ không thể là nguyên nhân của sự tà ác.

Bản dịch trong tập sách này cung cấp toàn bộ giải thích của Plato về tấn tuồng xử án và cái chết của Socrates. Những nhắc nhở về phiên tòa sắp tới và những tội buộc kể trong Euthyphro như là một loại giới thiệu về tấn tuồng này.  Apology là phiên bản của Plato về bài phát biểu của Socrates với hội đồng bồi thẩm để tự cãi cho mình. Trong Crito chúng ta thấy Socrates từ chối cứu mạng mình bằng cách trốn thoát ra ngoài sống lưu vong. Phaedo cho một giải thích về cuộc thảo luận với bạn bè của ông ở trong tù vào ngày cuối cùng của đời mình, chủ yếu là về vấn đề bất tử của linh hồn.

Sunday, September 11, 2011

Sigmund Freud - Văn minh và những Bất mãn từ nó (7)



Văn minh và những Bất mãn từ nó
Sigmund Freud
(1856 – 1939)
Das Unbehagen In Der Kultur (Vienne, 1929)
Civilization and Its Discontents (1930)



Chương VI


Không một bài nào trong những bài viết trước của tôi, tôi đã có một tình cảm thật mạnh mẽ như giờ đây, rằng những gì tôi đang mô tả chỉ là kiến thức phổ thông, và tôi đang tốn giấy và mực, và đến cuối đường, cả công việc của người sắp chữ và người thợ in, và vật liệu, để thuyết giải những điều, vốn chúng trên thực tế, là hiển nhiên. Vì lý do đó, tôi nên lấy làm hài lòng nắm lấy luận điểm, nếu như nó đã hiện ra rằng sự nhìn nhận về một bản năng đặc biệt, gây hấn hung hãn độc lập có nghĩa một sự thay đổi của lý thuyết phân tích tâm lý về những bản năng.

Tuy nhiên, chúng ta sẽ thấy, rằng đây không phải như vậy, và rằng đó chỉ đơn giản là một vấn đề tập trung sắc nét hơn vào một đường rẽ của suy tưởng đã đến từ lâu trước đây, và dõi theo những hệ quả của nó. Trong tất cả những phần phát triển tuần tự của lý thuyết phân tích tâm lý, lý thuyết về bản năng là một, trong đó đã dọ dẫm con đường tiến của nó là chật vật nhất [1]. Và dẫu thế lý thuyết đó thật hết sức không thể thiếu được cho toàn bộ cấu trúc khiến một gì đó phải được đặt vào chỗ của nó. Trong những gì đã là lúc đầu tiên hoàn toàn lúng túng của tôi, tôi đã lấy như điểm khởi hành một câu nói của một thi sĩ-triết gia, Schiller, đó là “đói và yêu là những gì chuyển động thế giới” [2]. Đói có thể được lấy làm đại diện cho những bản năng vốn có mục đích bảo tồn cá nhân; trong khi yêu vươn đuổi sau chân những đối tượng, và chức năng chính của nó, được tự nhiên ưa thích trong mọi cách, là sự bảo tồn chủng loại. Thế nên, để bắt đầu, những bản năng-ego và những bản năng-đối tượng đối đầu với lẫn nhau. Đó là để biểu thị năng lượng của cái kể sau, và chỉ những bản năng sau mà tôi đã giới thiệu thuật ngữ “libido[3]. Thế nên, phản đề đã là giữa những bản năng-ego và những bản năng dục tính [4] của ái tình (theo nghĩa rộng nhất của nó [5]), đã được đẩy hướng đến một đối tượng. Một trong những bản năng-đối tượng, bản năng bạo dâm [6], đã đứng nổi bật so với phần còn lại, đúng là sự thật, trong đó mục tiêu của nó như vậy là rất xa với tư cách yêu thương. Hơn nữa, đã rõ ràng ở một số khía cạnh, nó đã gắn với những bản năng-ego: nó không thể che dấu quan hệ chặt chẽ với những bản năng của sự làm chủ vốn không có mục đích dục tính. Nhưng những khác biệt này đã bị vượt qua, sau cùng tất cả, sự bạo dâm đã rõ ràng là một phần của đời sống tính dục, trong những hoạt động ở đó tình cảm yêu thương có thể được thế chỗ bằng sự tàn ác. Chứng nhiễu loạn thần kinh được xem là kết quả của một đấu tranh giữa sự lợi ích của sự tự bảo tồn và những đòi hỏi của libido, một cuộc đấu tranh trong đó ego đã chiến thắng, nhưng với cái giá của những khổ đau và những chối từ hy sinh khốc liệt.


Sigmund Freud - Văn minh và những Bất mãn từ nó (6)

Văn minh và những Bất mãn từ nó
Sigmund Freud
(1856 – 1939)

Das Unbehagen In Der Kultur (Vienne, 1929).
Civilization and Its Discontents (1930)





 Chương V

Công việc Phân tích Tâm lý [1] đã cho chúng ta thấy chính là những thất vọng này của đời sống tính dục không thể chịu đựng được, vốn con người biết đến như những chứng nhiễu loạn thần kinh [2]. Nhiễu loạn thần kinh tạo ra cho anh ta những thỏa mãn thế chỗ trong những triệu chứng của anh, và những triệu chứng này làm anh ta hoặc đau khổ trong chính chúng, hoặc trở thành những nguồn đau khổ cho anh bằng cách nâng những khó khăn cao lên trong những quan hệ của anh với môi trường và xã hội anh sống trong đó. Sự kiện thứ hai vừa kể là dễ hiểu; sự kiện thứ nhất trình bày một vấn đề mới với chúng ta. Ngoài ra, văn minh đòi hỏi những hy sinh khác bên cạnh những hy sinh về thỏa mãn tính dục.

Chúng ta đã đối xử với sự khó khăn của phát triển văn hoá như là một khó khăn tổng quát của sự phát triển bằng cách dõi ngược nó về với quán tính của libido, về với sự bất đắc dĩ của nó phải từ bỏ một vị trí cũ cho một vị trí mới [3]. Chúng ta đương nói nhiều về cùng một điều khi chúng ta suy ra phản đề giữa văn minh và tính dục từ trường hợp mà ái tình tính dục là một quan hệ giữa hai cá nhân trong đó một người thứ ba chỉ có thể hoặc thừa thãi hoặc phá rối, trong khi văn minh tùy thuộc vào những quan hệ giữa một số lượng đáng kể của những cá nhân. Khi một liên hệ tình yêu tại đỉnh cao của nó, không có chỗ còn lại cho bất kỳ quan tâm nào trong môi trường; một đôi tình nhân là đủ cho chính họ, và thậm chí không cần đến đứa con họ có chung để làm cho họ hạnh phúc. Không trong trường hợp nào khác mà Eros rất rõ ràng phản bội cốt lõi của tự thân mình, mục đích của hắn để làm nên một ra từ nhiều hơn một; nhưng khi hắn đã đạt được điều này theo cách ai cũng nói qua tình yêu của hai con người, hắn từ chối đi xa hơn.

Friday, September 9, 2011

William Shakespeare - Sonnet 18




SONNET 18
William Shakespeare







Sonnet  XVIII


Tôi sánh bạn với một ngày hè được không?
Bạn yêu kiều hơn và thủchung hơn
Gió bạo rung những nụ hoa yêu dấu tháng Năm
Và mùa hè thật quá sức ngắn:

Đôi khi mặt trời  quá chói sáng,
Hoặc thường lẩn sau đám mây;
Và tất cả mọi thứ đẹp đẽ, đôi khi vẻ đẹp của nó suy tàn,
Vì bất hạnh hay vì thiên nhiên sai đường lệch lối;

Nhưng mùa hè vĩnh cửu của bạn sẽ không phai,
Cũng sẽ chẳng mất đi vẻ đẹp bạn có;
Cái Chết rồi cũng không kéo được bạn lang thang trong bóng tối của nó,
Vì trong câu thơ muôn đời của tôi bạn sẽ sống mãi.

Chừng nào người còn thở hay mắt còn nhìn,
Chừng ấy bài thơ này sống, và bài thơ này cho bạn sự sống.

William Shakespeare
LDB tạm dịch



Sunday, September 4, 2011

Sigmund Freud - Văn minh và những Bất mãn từ nó (5)

Văn minh và những Bất mãn từ nó
Sigmund Freud
(1856 – 1939)

Das Unbehagen In Der Kultur (Vienne, 1929).
Civilization and Its Discontents (1930)





Chương IV

Công việc này có vẻ là một việc có tầm mức lớn rộng, và là tự nhiên người ta cảm thấy thiếu tự tin khi đối diện với nó. Nhưng sau đây là những phỏng đoán như tôi đã có thể thực hiện được với khả năng của mình.

Sau khi con người nguyên thủy đã khám phá rằng cải thiện số phần của hắn trên trái đất nằm trong tay của chính hắn, theo nghĩa đen của từ, bằng cách làm việc, không thể còn là một vấn đề dửng dưng với hắn là liệu không biết một người khác làm việc với, hay chống lại hắn. Với hắn, con người kia chiếm được giá trị của một người-bạn-cùng-làm-việc, và sống cùng với người kia là có ích lợi. Ngay cả sớm hơn trước đó, trong thời tiền sử giống người-vượn của mình, con người đã chấp nhận tập quán hình thành những gia đình, và những thành viên gia đình của một người có lẽ đã là những người giúp đỡ đầu tiên của người ấy. Một người có thể giả định sự sáng lập những gia đình đã một cách nào đó kết nối với sự kiện rằng đến một thời điểm khi nhu cầu về thỏa mãn bộ phận sinh dục thôi không còn xuất hiện giống như một người khách đột ngột ghé thăm, và trong một thời gian dài sau khi anh ta ra đi, không nghe thêm gì nữa, nhưng thay vì như thế, người này đã chiếm chỗ, ở lại như một người chung phòng vĩnh viễn. Khi điều này xảy ra, nam giới có được một động lực để giữ những phụ nữ, hay nói tổng quát hơn, những đối tượng tính dục của mình, gần anh ta, trong khi phụ nữ, người không muốn bị phân rẽ khỏi đám con trẻ bơ vơ chưa tự lực được của nàng, đã bị bắt buộc, vì những ích lợi của chúng, ở lại với người nam mạnh mẽ hơn [1]. Trong gia đình nguyên thủy này vẫn còn thiếu một điểm đặc trưng thiết yếu của nền văn minh. Ý chí tùy tiện của người đứng đầu của nó, người cha, đã không bị hạn chế. Trong Totem và Taboo [1912-13] [2] tôi đã cố gắng cho thấy như thế nào con đường đã dẫn từ gia đình này đến giai đoạn kế tiếp của đời sống cộng đồng theo hình thức của những bầy anh em trai. Khi áp đảo cha của họ, những đứa con trai đã làm một khám phá rằng một sự kết hợp có thể mạnh hơn so với một cá nhân riêng lẻ. Văn hóa vật tổ dựa trên những hạn chế mà những người con trai đã áp đặt trên lẫn nhau để giữ cho tình trạng mới này của những công việc được duy trì. Tuân hành những điều cấm kỵ đã là sự “đúng” đầu tiên, hoặc “luật” [3] đầu tiên. Thế nên, đời sống cộng đồng của con người đã có một nền tảng gồm hai lớp: sự cưỡng bách làm việc, tạo bởi sự cần thiết bên ngoài, và sức mạnh của ái tình, vốn làm người nam không bằng lòng bị tước mất đối tượng tính dục của mình - người phụ nữ - , và làm người nữ không bằng lòng bị tước mất một phần của mình vốn đã được tách khỏi nàng - con của nàng. Eros và Ananke (Ái Tình và Tất Yếu) [4] cũng đã trở thành những cha mẹ sinh thành của nền văn minh của con người. Kết quả đầu tiên của văn minh đã là ngay cả một số lượng khá lớn con người bây giờ có thể có khả năng sống chung trong một cộng đồng. Và bởi vì hai sức mạnh lớn này đã cùng tác động trong điều này, người ta có thể đã mong đợi rằng sự phát triển thêm nữa của văn minh sẽ trôi chảy hướng  tới một sự kiểm soát lại còn tốt hơn nữa trên thế giới bên ngoài, và hướng tới mở rộng hơn nữa số người được bao gồm trong cộng đồng. Cũng không phải là dễ dàng để hiểu như thế nào nền văn minh này có thể tác động trên những người tham gia của nó cách nào khác hơn là làm cho họ được hạnh phúc.

Saturday, September 3, 2011

W.H. Auden - Funeral Blues


Funeral Blues
W. H.  Auden

Buồn Đám Tang 






Ngưng tt c đng hồ lại, ct hết đin thoi đi.
Ngăn chó đừng sủa ném cho nó mt miếng xương béo mọng,
Lng im những piano và với trng bọc câm nghẹn
Khiêng quan tài ra, cho những người chịu tang đến đưa tin.

Hãy đ máy bay kêu than lượn vòng trên đầu  
Khắc vào vòm cao thông báo Chàng đã Chết,
Thắt nơ nhung quanh c trng những chim b câu của trời không,
Hãy đ những cnh sát chỉ đường đeo găng tay toàn vải bông đen.

Chàng là phương Bc, phương Nam, phương Đông và Tây của tôi,
Tun làm vic ca tôi và ch nht tôi ngơi nghỉ
Đúng ngọ ca tôi, na đêm ca tôi, chuyn tôi nói, bài hát tôi ca;
Tôi đã tưởng tình yêu là mãi mãi, tôi đã sai.

Lúc này không đợi những vì sao đâu, dập tắt tất c mỗi chúng đi,
Gói chặt mt trăng lại và tháo rỡ bỏ hết mt tri.
Nghiêng cho cạn bin và rẫy sạch rừng xanh;
Gi đây không gì có thể còn bao giờ đem đến bt kỳ tt đẹp nào nữa.

W. H.  Auden
Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất