Friday, August 26, 2011

Charles Baudelaire - Harmonie du soir


Hòa âm chiều

Harmonie du soir
Charles Baudelaire








Đây đến lúc trên cuống mềm run rẩy
Mỗi đóa hoa tỏa hương như một bình trầm;
Trong không khí chiều quay những thanh và âm;
Điệu luân vũ sầu nhớ và héo hon chóng mặt!

Mỗi đóa hoa tỏa hương như một bình trầm;
Tiếng vĩ cầm rung tựa một trái tim thống khổ;
Điệu luân vũ sầu nhớ và héo hon chóng mặt!
Trời buồn và đẹp giống một đài lớn thờ Chúa.

Tiếng vĩ cầm rung tựa một trái tim thống khổ,
Trái tim dịu dàng, ghét hư vô bao la và đen tối!
Trời buồn và đẹp giống một đài lớn thờ Chúa;
Mặt trời chết đuối trong máu nó đông cứng.

Trái tim dịu dàng, ghét hư vô bao la và đen tối,
Từ quá khứ long lanh thu nhận trọn dấu tích!
Mặt trời chết đuối trong máu nó đông cứng …
Kỷ niệm em trong tôi sáng như một hình thánh thể!

Charles Baudelaire (1821-1867)
Les Fleurs du mal (1857)
Lê Dọn Bàn đọc – tạm dịch, bản nháp thứ nhất 

Wednesday, August 24, 2011

Baudelaire - Chant d'automne


 
Khúc hát mùa thu

Chant d'automne
Charles Baudelaire




I.
Ri chúng ta lao đu vào ti tăm lnh lo:
Vĩnh bit ánh sáng sng đng nhng ngày hè quá ngn!
Tôi đã nghe rơi ri nhng va đp tang tóc
Tiếng g buông rn trên hè đường mi li.

Tt c mùa đông s nhp li trong tôi: thnh n,
Căm ghét, rùng mình, kinh hãi, lao đng khc nghit và cưỡng bc,
Và ging như mt tri trong đa ngc băng cc,
Trái tim tôi s không gì nhưng ch mt khi đ và lnh giá,

Tôi rùng mình lng nghe mi thanh ci rơi
Giàn ha t hình người ta dng cũng không vang ln như thế.
Tinh thn tôi ging như mt pháo đài qu đ
Dưới nhng v chày thúc nn m ĩ và không thôi.

Tiếng đập đơn điu đó ru, tôi dường cm thy,
Đâu đy chn nào, người ta đóng đinh rt vmt quan tài.
Cho ai? - Hôm qua mùa hè, gi đây mùa thu!
Âm bí ẩn này như một ra đi rung chuông báo.

Tuesday, August 23, 2011

Robert Frost - Dăm bài Thơ ngắn

Robert Frost - Dăm bài Thơ ngắn

Acquainted with the night.
Fire and Ice
Acceptance
Desert Places
Nothing Gold Can Stay
Birches





Lời Frost nói về thơ, theo ông, “Một bài thơ … bắt đầu với một ứ đọng trong cổ, có cái gì đó sai, không phải;  một nỗi nhớ nhà, một nỗi nhớ tình. Nó là một vươn ra đến sự diễn tả; nó là một cố gắng tìm sự thực hiện trọn đầy. Một bài thơ toàn vẹn là một bài trong đó một xúc cảm tìm thấy tư tưởng, và tư tưởng tìm thấy những lời, những chữ”. (“A poem...begins as a lump in the throat, a sense of wrong, a homesickness, a lovesickness. It is a reaching-out toward expression; an effort to find fulfillment. A complete poem is one where an emotion finds the thought and the thought finds the words”.)


1.
Đã quen với đêm

Tôi đã từng là một người quen với đêm.
Tôi đã ra đi trong mưa - và đã về lại trong mưa.
Tôi đã đi quá khỏi ánh sáng xa nhất của thành phố
Tôi đã nhìn xuống đường phố buồn nhất.
Tôi đã đi qua người gác đêm trong ca tuần
Và tôi nhắm mắt, vì không muốn giải thích.

Friday, August 19, 2011

Robert Frost - The Pasture



The Pasture









Đồng Cỏ


Ta ra ngoài đồng dọn giòng suối đây;
Ta sẽ chỉ đến đấy cào sạch lá
(và rồi chờ xem nước trong – có thể):
Ta không lâu đâu – con đi cùng đi.

Ta ra ngoài đồng cho bê ăn đây
Đó, đang đứng cạnh mẹ. Thật bé quá,
Tập tễnh lúc mẹ lấy lưỡi liếm nó.
Ta không lâu đâu – con đi cùng đi.


(Lê Dọn Bàn tạm dịch)

Robert Frost
(North of Boston.  1915)

Thursday, August 18, 2011

Robert Frost - Stopping by Woods on a Snowy Evening

Stopping by Woods on a Snowy Evening (1922)

Robert Frost (1874 –1963)










Dừng chân bên rừng một chiều tuyết đổ

Khu rừng ai đây tôi nghĩ tôi biết.
Nhà người chủ ở trong làng, dẫu thiết;
Ông sẽ không thấy tôi dừng nơi đây
Để ngắm rừng ông lấp đầy dưới tuyết.

Con ngựa nhỏ của tôi phải lấy làm lạ
Đứng lại mà không trang trại nào gần
Giữa rừng cây và hồ nước đóng băng
Một ngày trong năm buổi chiều tối nhất.

Nó lắc vòng chuông đeo cổ
Như hỏi có gì lầm lẫn chăng.
âm thanh khác chỉ có tiếng quét nhanh
của gió thổi và của tuyết rơi đổ.

Khu rừng thật yêu kiều, tối và sâu,
Nhưng tôi có những hứa hẹn còn phải giữ,
Và hàng dặm nữa còn phải đi trước khi tôi được ngủ,
Và hàng dặm nữa còn phải đi trước khi tôi được ngủ.

 (Lê Dọn Bàn tạm dịch)
Robert Frost (1874 –1963)
(New Hampshire - 1923)

Monday, August 15, 2011

Robert Frost - The Road Not Taken


Con đường không đi

The Road Not Taken

Robert Frost (1874-1963)







Con đường không đi


Đường rẽ đôi hai lối giữa rừng thu,
Đáng tiếc không thể nào đi trọn cả
Chỉ một mình, rất lâu tôi đã đứng
Dõi nhìn một lối hết tầm mắt xa
Đến dưới lùm cây uốn vòng mất hút;

Rồi đi lối kia, ngang bằng cũng thế,
Và mời gọi có lẽ đậm màu hơn,
Vì lối ấy cỏ nhiều và ít mòn;
Dẫu cho về phần băng ngang quãng đó
Thực sự chúng đều mòn khoảng như nhau,

Và sáng ấy cả hai đều nằm chờ
Dưới đám lá còn nguyên chưa động bước.
Ồ, tôi dành lối đầu tiên cho ngày khác!
Dẫu biết lối này dẫn đến ngả kia,
Tôi ngờ nếu có bao giờ quay lại.

Tôi sẽ kể chuyện này với tiếng thở dài
Chốn nào đó về sau, mãi sau xa lắm:
Đường rừng rẽ đôi hai lối, và tôi --
Tôi chọn con đường có ít người đi,
Và điều ấy làm nên tất cả khác biệt

Lê Dọn Bàn tạm dịch
Robert Frost (1874 –1963)
(Mountain Interval. - 1916)

Thursday, August 11, 2011

Sigmund Freud - Văn minh và những Bất mãn từ nó (4)

Văn minh và những Bất mãn từ nó
Sigmund Freud 
(1856 – 1939)

Das Unbehagen In Der Kultur (Vienne, 1929).
Civilization and Its Discontents (1930)




Chương III

Thăm dò của chúng ta quan tâm đến hạnh phúc cho đến đây đã không dạy chúng ta được nhiều những gì mà chưa là kiến thức phổ thông. Và ngay cả nếu chúng ta từ đó tiến đến vấn đề tại sao là quá khó cho con người được hạnh phúc, dường như không có nhiều triển vọng hơn để học hỏi được bất cứ gì mới. Chúng ta đã trả lời rồi, bằng cách kể ba nguồn vốn đau khổ của chúng ta xuất phát từ chúng: sức mạnh vượt thắng của thiên nhiên, sự yếu nhược của cơ thể của chính chúng ta, và sự bất toàn của những quy định vốn chúng điều chỉnh những quan hệ tương hỗ của những cá nhân con người trong gia đình, nhà nước và xã hội. Về phần hai nguồn đầu tiên, phán xét của chúng ta không thể ngần ngừ được lâu. Nó buộc chúng ta phải thừa nhận những nguồn đau khổ này và đặt mình cam chịu dưới sự bất khả. Chúng ta sẽ không bao giờ hoàn toàn làm chủ tự nhiên; và cơ cấu sinh vật cơ thể của chúng ta, chính nó là một phần của tự nhiên đó, sẽ luôn luôn còn mãi là một cấu trúc vô thường, với một khả năng hữu hạn cho sự thích ứng và sự thành tựu. Nhìn nhận này không có tác dụng làm tê liệt. Ngược lại, nó chỉ phương hướng cho hoạt động của chúng ta. Nếu chúng ta không thể loại bỏ tất cả đau khổ, chúng ta có thể loại bỏ một số, và chúng ta có thể giảm nhẹ một phần: kinh nghiệm của hàng ngàn năm đã thuyết phục chúng ta điều đó. Đối với nguồn thứ ba, nguồn xã hội của đau khổ, thái độ của chúng ta là khác. Chúng ta không thừa nhận nó tất cả chút nào; chúng ta không thể nhìn thấy lý do tại sao những quy định được chính chúng ta làm nên, về ngược lại, lại không là một bảo vệ và một lợi ích cho tất cả mỗi người chúng ta. Chưa hết, khi chúng ta xem xét đích xác làm thế nào chúng ta không thành công được trong lĩnh vực này về phòng chống của đau khổ, một nghi ngờ trùm  xuống chúng ta, thấy rằng quả ở đây nữa, có một mảnh không thể thắng nổi của tự nhiên có thể nằm đằng sau nó - lần này là một mảnh của cấu tạo thể chất tinh thần của chúng ta.


Saturday, August 6, 2011

Sigmund Freud - Văn minh và những Bất mãn từ nó (3)

Văn minh và những Bất mãn từ nó
Sigmund Freud 
(1856 – 1939)

Das Unbehagen In Der Kultur (Vienne, 1929).
Civilization and Its Discontents (1930)




Chương II

Trong Tương lai của một Ảo tưởng của tôi, tôi đã quan tâm rất ít về những nguồn sâu xa nhất của xúc cảm tôn giáo, không nhiều như về những gì con người thông thường hiểu tôn giáo của mình – với hệ thống những giáo lý và những hứa hẹn vốn một mặt giải thích cho hắn những câu đố khó hiểu của thế giới này với sự toàn vẹn đáng thèm thuồng, và mặt kia, đảm bảo với hắn rằng một Gót phù trợ [1] cẩn thận sẽ dõi theo cuộc đời của hắn, và sẽ đền bù cho hắn trong một đời sống tương lai bất kỳ thất bại nào hắn chịu khổ nơi đây. Con người thông thường không thể tưởng tượng Gót phù trợ này một cách nào khác hơn trong hình ảnh của một người cha vĩ đại cao vời. Chỉ có một hữu thể như vậy mới có thể hiểu được nhu cầu của con cái của loài người, và có thể làm mềm lòng được bằng lời cầu nguyện của họ, và ngôi ngoai bớt giận dữ bởi những dấu hiệu của sự hối hận của họ. Toàn bộ sự việc rõ rành rành là quá đỗi trẻ con, quá đỗi xa lạ với thực tại, đến nỗi với bất cứ ai có một thái độ thân thiện với nhân loại là đau đớn khi nghĩ rằng đại đa số những kẻ trong tử sinh đó sẽ không bao giờ có thể vượt lên trên quan điểm này của đời sống. Điều lại còn xấu hổ hơn nữa khi khám phá có một số lớn đến như thế nào gồm những người đương sống ngày nay, những người không thể chỉ thấy rằng tôn giáo này là không biện hộ, bảo vệ được, tuy nhiên cố gắng để bảo vệ nó từng mảnh một, trong một loạt những hành động tháo chạy chống trả sau lưng đáng khinh. Một người sẽ thích lẫn vào giữa hàng ngũ của những tín đồ ngõ hầu gặp những triết gia này, là những người nghĩ rằng họ có thể giải cứu Gót của tôn giáo bằng cách thay thế ông với một nguyên lý trừu tượng, mờ ảo ẩn hiện, không cá tính người, và để nói với những tín đồ những lời cảnh cáo: “Ngươi chớ lấy tên của Đấng là Gót của ngươi để làm chuyện chơi”. Và nếu một vài trong số những người tên tuổi của quá khứ đã hành động cùng một lối, không thể gọi thí dụ về  họ để làm một trưng dẫn: chúng ta biết tại sao họ đã buộc phải thế.