Monday, January 31, 2011

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (23)

Bertrand Russell

Lịch sử Triết học phương Tây

Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần III.  Triết học cổ thời sau Aristotle



Chương 26 - Những triết gia phái Sống giống như Chó (Cynic)
và những triết gia phái Hoài nghi (Sceptic)

Liên hệ của những người trí thức cao trọng nổi tiếng với xã hội đương thời đã từng là rất khác nhau trong những thời đại khác nhau. Trong một số những kỷ nguyên may mắn, họ đã được hài hòa trên toàn bộ với những gì xung quanh họ – đã gợi ý, không nghi ngờ gì, những cải cách như thế xem dường với họ là cần thiết, nhưng khá tự tin rằng những đề nghị của họ sẽ được hoan nghênh, và không phải không thích thế giới trong đó họ thấy chính họ, thậm chí nếu nó vẫn còn lại là không cải cách. Vào những thời điểm khác, họ đã là cách mạng, xem xét rằng phải gọi đến những thay đổi căn bản, nhưng trông đợi, một phần là kết quả của tuyên truyền của họ, rằng những thay đổi sẽ được đem đến trong một tương lai gần. Thế nhưng tại những thời điểm khác, họ đã tuyệt vọng về thế giới, và cảm thấy rằng, mặc dù chính họ biết những gì là cần thiết, không có hy vọng nào về nó sẽ được mang lại. Tâm trạng này dễ dàng chìm sâu vào tuyệt vọng vốn nhìn đời sống trên mặt đất như có yếu tính là xấu, và hy vọng cho tốt lành chỉ có trong một đời sống tương lai, hoặc trong một vài biến hình thần bí.

Friday, January 28, 2011

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (22)


Bertrand Russell

Lịch sử Triết học phương Tây


Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần III.  Triết học  cổ sau thời Aristotle





Chương 25 – Thế giới Hylạp

Lịch sử của thế giới nói tiếng Hylạp trong thời cổ có thể được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn của những đô thị nhà nước tự do, vốn Philip và Alexander đã đem đến một kết thúc, giai đoạn Macedonia thống trị, trong đó những tàn dư cuối cùng đã bị dập tắt từ sự sát nhập Egypt vào Lamã sau cái chết của Cleopatra, và cuối cùng là giai đoạn của đế quốc Lamã. Trong ba giai đoạn này, giai đoạn đầu tiên thì đặc trưng bởi tự do và rối loạn, thứ hai bởi sự khuất phục và rối loạn, thứ ba bởi sự khuất phục và trật tự.

Giai đoạn thứ hai của những giai đoạn này được biết như thời đại Hylạp [1]. Trong khoa học và toán học, những công trình đã thực hiện trong giai đoạn này là bậc nhất mà những người Hylạp đã từng bao giờ đạt được. Trong triết học, nó bao gồm sự thành lập của trường phái Epicurean [2] và Stoic [3], và cũng của chủ nghĩa hoài nghi [4] như một học thuyết được hình thành rõ ràng, do đó nó vẫn là quan trọng về triết lý, mặc dù kém hơn thời Plato và Aristotle. Sau thế kỷ thứ ba TCN, không có gì thực sự mới trong triết học Hylạp cho đến những người theo chủ nghĩa Plato-Mới (Neoplatonist) [5] trong thế kỷ thứ ba. Nhưng đương khi đó, thế giới Lamã đã trong tình trạng sửa soạn cho sự chiến thắng của đạo Kitô.

Saturday, January 22, 2011

Bertrand Russell - Về Lịch Sử

Về Lịch Sử

On History
Bertrand Russell







Mặc dù Russell tự nhận rằng ông không phải là một sử gia chuyên nghiệp, và ông đến gần môn học với “bối rối đáng kể”, ông cho thấy cái nhìn sắc bén trong một số các vấn đề chủ yếu của lịch sử. Russell đã chú tâm rất đậm đà với lịch sử từ khi còn trẻ, và từ đó vẫn giữ niềm đam mê này sinh động đến tận cuối đời. Có sự quan tâm sâu mạnh như thế với bức tranh toàn cảnh của lịch sử, không ngạc nhiên khi thấy vị triết gia này sớm chuyển sang lịch sử triết học.

Đã dịch lại - xem bản dịch mới hơn ở đây:
http://chuyendaudau.blogspot.ca/2013/10/bertrand-russell-ve-lich-su.html

Sunday, January 16, 2011

Bertrand Russell - Yếu tính và Hiệu quả của Tôn giáo

Yếu tính và Hiệu quả của Tôn giáo

Bertrand Russell
(Russell on Religion) [1]









Tôn giáo là một chủ đề lớn, hôm nay tôi có thể nói về chỉ một phần của nó.  Những câu hỏi để bàn luận là – thứ nhất, yếu tính của tôn giáo là gì, và thứ hai, có cần thiết phải gìn giữ yếu tính này?

Một định nghĩa của tôn giáo sẽ đem cho sau thảo luận tiếp đây. Có hai loại tôn giáo – thuộc về tổ chức và thuộc về cá nhân. Những cái nào tác dụng vào xã hội và đời sống công cộng là những tôn giáo có tổ chức; những cái nào tác dụng trên những tin tưởng và những thái độ từ nội tâm là những tôn giáo cá nhân. Trước tiên, chúng ta hãy cùng xem xét những tôn giáo có tổ chức.

Những loại khác biệt của những tôn giáo nêu lên những câu hỏi khác biệt. Với những tôn giáo có tổ chức, những câu hỏi sẽ là – phải chăng xã hội cần chúng? Có phải những tôn giáo này hữu ích cho xã hội? Về phần những tôn giáo cá nhân, một người có thể hỏi, những tôn giáo này có đúng thực không? Có nên tin theo chúng không? Những tôn giáo có tổ chức đã thành hình trong hai lối: có những tôn giáo đã được truyền xuống từ những thời sớm nhất vốn nguồn gốc của chúng là không được biết, và có những tôn giáo đã được những cá nhân sáng lập và nguồn gốc của chúng có thể dõi tìm được. Thời bây giờ, phần lớn những tôn giáo thuộc về hạng thứ nhì. Những tôn giáo đã được truyền xuống từ những buổi đầu của thời có ghi chép là tương đối ít, những thí dụ về vẫn còn tồn tại là – Thần đạo ở nước Nhật, những tập tục tôn giáo giống như sự thờ phụng trời và đất ở nước Tàu trước khi có Khổng; những tin tưởng trước thời có Phật ở nước Ấn; và đạo Do thái vốn có trước đạo Kitô. Những hình thức thờ phụng này có thể đã từng là một phản ứng với những biến cố xảy ra vốn chúng có thể không thể hiểu được ngoại trừ xem như những phép lạ.

Friday, January 14, 2011

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (21)

Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây

Quyển Một – Triết học Cổ thời







Phần II. Socrates, Plato, và Aristotle 
Chương 23   Vật Lý học của Aristotle

Trong chương này, tôi đề nghị xem xét hai của tập sách của Aristotle, một gọi là Physics [1] và một gọi là On the Heavens. Hai tập sách này kết nối chặt chẽ với nhau; tập thứ nhì nhặt luận chứng lên ở điểm vốn tại đó tập thứ nhất đã bỏ nó lại. Cả hai có ảnh hưởng lớn vô cùng, và đã thống trị khoa học cho đến tận thời Galileo. Những từ như “quintessence” [2] và “sublunary” [3] đã bắt nguồn từ những lý thuyết diễn tả trong những tập sách này. Nhà viết sử triết học, tương ứng theo đó, phải nghiên cứu chúng, mặc dù sự kiện là hầu như không có một câu nào trong bất kỳ cả hai, lại có thể được chấp nhận trong ánh sáng của khoa học hiện đại.

Để hiểu rõ quan điểm về vật lý của Aristotle, cũng như của hầu hết những người Hylạp, là điều cần thiết để thấu hiểu bối cảnh trí tưởng tượng của họ. Tất cả mọi triết gia, ngoài hệ thống chính thức mà ông đem cho thế giới, đã có một hệ thống khác, đơn giản hơn nhiều, trong đó ông có thể là hoàn toàn không tự biết. Nếu như ông có biết về nó, ông có thể nhận ra rằng nó sẽ không hoàn toàn nên việc; do đó ông che đậy nó, và đặt ra một cái gì đó phức tạp hơn vốn ông tin vào, bởi vì nó cũng giống như hệ thống thô sơ của ông, nhưng ông yêu cầu những người khác chấp nhận, vì nghĩ rằng ông đã làm cho nó như là không thể bác bỏ được. Sự phức tạp đến trong sự phản bác lại những phản bác, nhưng chỉ một mình điều này sẽ không bao giờ đem cho một kết quả tích cực: nó cho thấy, dù tốt nhất, rằng một lý thuyết có thể đúng, không phải là nó phải đúng. Kết quả tích cực, dù cho triết gia có thể ít nhận ra nó đến đâu, là gốc từ những định kiến giàu tưởng tượng của ông, hoặc từ những gì Santayana gọi là “đức tin của động vật”.

Sunday, January 9, 2011

Lôgích cũ & mới




Lôgích cũ & mới

(Phụ lục cho
Lịch sử Triết học phương Tây 
Chương 22
Lôgích  học của Aristotle)



“Ngay cả ngày nay, tất cả những thày giáo Catô trong triết học và nhiều người khác vẫn còn bướng bỉnh phủ nhận những khám phá của lôgích hiện đại, và tuân thủ với một sự bám chặt lạ lùng vào một hệ thống vốn nó đã dứt khoát cổ lỗ cũng như thiên văn học của Ptolemy”. (Bertrand Russell)[1]

1.  Lôgích cũ & mới

Ngữ pháp truyền thống bảo chúng ta cho biết – một câu đơn là gồm có hai phần : chủ ngữ và thuật ngữ (subject và predicate). Thí dụ:

1.       Bính thấy con voi
2.       Ất buồn ngủ
3.       Có một ai vỗ vai tôi
4.       Không ai đi học cả

Vậy, khi nào một câu – xem như một phát biểu lôgích - là đúng?

Saturday, January 8, 2011

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (20)

Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây
Quyển Một – Triết học Cổ thời





Phần II. Socrates, Plato, và Aristotle 
Chương 22     Lôgích  học của Aristotle


Ảnh hưởng của Aristotle, vốn rất lớn lao trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đã là lớn nhất tất cả trong khoa lôgích. Trong thời cổ về sau, khi Plato vẫn là tối cao trong siêu hình học, Aristotle là thẩm quyền được thừa nhận trong lôgích, và ông đã giữ địa vị này suốt thời Trung cổ. Phải cho đến thế kỷ thứ mười ba, những triết gia Catô đã thỏa thuận ông là tối thượng trong lĩnh vực siêu hình học. Vị trí tối thượng này đã phần lớn bị mất sau thời Phục hưng, nhưng thế tối thượng của ông trong lôgich đã sống sót. Ngay cả ngày nay, tất cả những thày giáo Catô trong triết học và nhiều người khác vẫn còn bướng bỉnh phủ nhận những khám phá của lôgích hiện đại, và tuân thủ với một sự bám chặt lạ lùng vào một hệ thống vốn nó dứt khoát đã cổ lỗ cũng như thiên văn học của Ptolemy [1]. Điều này làm cho công bình với Aristotle như xứng cùng tài năng của ông nhìn theo lịch sử là khó khăn. Ảnh hưởng ngày nay của ông như vậy là hết sức độc hại với sự suy nghĩ sáng sủa, thành ra khó để nhớ rằng ông đã thực hiện một tiến bộ lớn lao đến chừng nào so với tất cả những người đi trước ông (bao gồm cả Plato), hoặc công trình lôgích của ông sẽ vẫn được xem như là đáng ngưỡng mộ đến chừng nào, nếu như nó đã là một giai đoạn trong một tiến bộ liên tục, thay vì với tư cách (như trong thực tế nó đã) là một ngõ cụt, không lối ra, theo sau bởi hơn hai ngàn năm trì trệ. Trong khi tiếp cận với những người đi trước Aristotle, không phải là cần thiết để nhắc nhở người đọc rằng họ không còn gây hứng khởi bằng ngôn từ nữa; Thế nên, một người có thể khen ngợi về khả năng của họ mà không phải chịu giả định là đồng ý với tất cả những học thuyết của họ. Ngược lại, với Aristotle, đặc biệt là trong lôgich, thì vẫn còn là một chiến địa, và không thể đối xử với nó trong một tinh thần thuần túy lịch sử.

Wednesday, January 5, 2011

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (19)

Bertrand Russell


Lịch sử Triết học phương Tây
Quyển Một – Triết học Cổ thời

Phần II. Socrates, Plato, và Aristotle 






Chương 21. Chính trị học của Aristotle

Tập sách Politics của Aristotle vừa đáng chú ý và vừa quan trọng – đáng chú ý vì cho thấy những thiên kiến thông thường có chung của những người Hylạp học thức trong thời của ông, và quan trọng vì là một nguồn của nhiều những nguyên tắc vốn chúng vẫn còn có ảnh hưởng cho đến tận cuối thời Trung cổ. Tôi không nghĩ có nhiều trong đó có thể là một sử dụng thực tế bất kỳ nào cho một chính khách của thời nay, nhưng có rất nhiều vốn chiếu ánh sáng trên những xung đột của những phe phái trong những phần khác nhau của thế giới Hylạp. Không có nhiều lắm sự nhận biết về những phương pháp của chính quyền trong những nhà nước không-Hylạp. Đúng là có ám chỉ tới Egypt, Babylon, Persia, và Carthage, nhưng ngoại trừ trong trường hợp của Carthage, chúng chỉ một chút gọi là có lệ. Không có đề cập đến Alexander, và thậm chí không có đến được một nhận thức dù thoáng qua nhất về sự chuyển đổi toàn vẹn mà ông đã đương gây ra trên thế giới. Toàn bộ thảo luận là quan tâm với những nhà nước đô thị [1], và không có sự dự liệu về sự lỗi thời của chúng. Hylạp, do phân chia của nó vào thành những đô thị độc lập, là một phòng thí nghiệm của thử nghiệm chính trị, nhưng không có gì vốn từ những thí nghiệm này đã liên quan đến mà đã được hiện hữu từ thời của Aristotle cho đến tận sự trỗi dậy của những đô thị Ý vào thời Trung cổ. Trong nhiều đường lối, kinh nghiệm mà Aristotle kêu gọi đến thì thích hợp với thế giới hiện đại tương đối hơn là so với bất cứ thế giới nào đã hiện hữu trong suốt một nghìn năm trăm sau khi quyển sách đã được viết.

Saturday, January 1, 2011

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (18)

Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây
Quyển Một – Triết học Cổ thời

Phần II. Socrates, Plato, và Aristotle





Chương 20.  Luân lý học của Aristotle (tiếp theo)

Bất cứ điều gì có thể suy nghĩ được về người hào hiệp cao thượng, có một điều thì rõ ràng: không thể có được rất nhiều người như ông ta trong một cộng đồng. Tôi không có ý muốn nói là chỉ đơn thuần trong ý hướng tổng quát, trong đó có lẽ thật không có được nhiều người đức hạnh, trên nền tảng rằng đức hạnh là khó khăn, những gì tôi có ý muốn nói là những đức hạnh của người hào hiệp cao thượng phần lớn phụ thuộc vào ông có một vị trí xã hội hiếm có khác thường. Aristotle xem luân lý học là một ngành của chính trị học, và nó không phải là đáng ngạc nhiên, sau khen ngợi của ông về sự tự hào, để thấy rằng ông xem chế độ quân chủ là hình thức chính phủ tốt nhất, và tầng lớp quý tộc là cái tốt nhất kế tiếp. Những nhà vua và những nhà quý tộc có thể là “hào hiệp cao thượng”, nhưng những công dân bình thường sẽ là làm trò cười nếu như họ đã cố gắng sống nhắm đến một kiểu thức giống vậy.

Điều này đem đến một câu hỏi vốn là nửa luân lý, nửa chính trị. Chúng ta có thể coi một cộng đồng là đạt yêu cầu về mặt đạo đức hay không, vốn bằng hiến pháp thiết yếu của nó, giới hạn những điều tốt nhất cho một thiểu số, và đòi hỏi đa số hài lòng với những thứ tốt nhất hạng nhì? Plato và Aristotle nói có, và Nietzsche đồng ý với họ. Những người Stoics [1], những người Kitô, và những người dân chủ nói không. Nhưng có những khác biệt lớn lao trong những lối nói không của họ. Những người Stoics và những người Kitô ban đầu cho rằng điều tốt nhất là đức hạnh, và rằng những hoàn cảnh bên ngoài không thể ngăn cản một người không thể là đức hạnh được; do đó không cần phải tìm kiếm một hệ thống xã hội công chính, vì sự bất công xã hội chỉ ảnh hưởng đến những vấn đề không quan trọng. Những nhà dân chủ, trái lại, thường cho rằng, ít nhất như chính trị được quan tâm cho đến nay, những điều đáng mong muốn quan trọng nhất là quyền lực và tài sản; do đó, một người không thể thoả mãn trong một hệ thống xã hội, vốn nó là bất công về những phương diện này.