Sunday, December 25, 2011

Bertrand Russell - Những gì tôi tin tưởng



Những gì tôi tin tưởng

What I Believe (1925)

Bertrand Russell





Những gì tôi tin tưởng đã xuất bản như một quyển sách mỏng vào năm 1925. Trong đó, Russell đã viết ở lời nói đầu, “tôi đã cố gắng nói những gì tôi nghĩ về vị trí của con người trong vũ trụ, và những khả năng của nó trên con đường đi đến đời sống tốt đẹp. … Trong những vấn đề của con người, chúng ta có thể thấy rằng có những sức mạnh làm nên hạnh phúc, và những sức mạnh tạo đau khổ. Chúng ta không biết sức mạnh nào sẽ thắng thế, nhưng nếu hành động một cách khôn ngoan, chúng ta phải nhận thức được cả hai”.

Trong phiên tòa ở New York vào năm 1940, Những gì tôi tin tưởng là một trong những quyển sách đã được đem trình bày để nhằm biện minh rằng Russell không thích hợp với ghế giáo sư được mời dạy tại tại City College. Bản văn cũng được trích dẫn rất rộng rãi trên báo chí lúc ấy, nhưng thường là trong cách thức đem lại ấn tượng sai lạc về những quan điểm của Russell. Trước đây đã giới thiệu ônng như một triết gia vô thần, với danh nghĩa là một người theo thuyết Không-thể-biết? (What is an agnostic?), và bài luận thuyết nổi tiếng Tại Sao Tôi Không là người Kitô? (Why I Am Not a Christian) trình bày quan điểm của ông với một tôn giáo truyền thống của văn hóa phương Tây. Bài mở đầu tự truyện của ông Những gì tôi đã sống (What I Have Lived For) hé mở cho chúng ta thấy những chân trời ông hướng tới, những quá tóm lược, nên nay giới thiệu thêm bài này, cho thấy chi tiết hơn những tin tưởng của ông làm cơ bản cho các phê phán tôn giáo. Nhân lúc cuối năm, đọc lại, dịch và suy ngẫm về những gì ông nói, cảm thấy có ít nhiều gần gũi – khi thu lại trong - Một đời sống tốt đẹp bắt nguồn cảm hứng từ yêu thương và được trí tuệ dẫn dắt - nghĩa là sống với thương và hiểu, với hai vị bồ tát của cuộc đời - Avalokitesvara và Mañjuśrī.

Dịch từ Bertrand Russell, “What I Believe”, trong The Basic Writings of Bertrand Russell (1903-1959), Phần IX, The Moral Philosopher. Robert. E. Egner và Lester E Denonn biên tập, với lời tựa của Bertrand Russell (London: Routledge, 2001), pp. 344-367.

Lê Dọn Bàn

Wednesday, December 21, 2011

Elizabeth Bishop - One Art


Một nghệ thuật

One Art
Elizabeth Bishop
(1911 –1979)






Nghệ thuật chịu mất mát không phải là khó thành tài giỏi;
Rất nhiều điều xem dường sẵn đầy mục đích
để bị mất, nhưng mất mát của chúng không là thảm họa.

Mất một cái gì đó mỗi ngày. Chấp nhận sự bối rối
mất những chìa khóa cửa, mất thì giờ tiêu phí.
Nghệ thuật chịu mất mát không phải là khó thành tài giỏi.

Sau đó luyện tập mất mát xa hơn, mất mát nhanh hơn:
Những chốn, và những tên, và nơi bạn vừa có ý định đến
thăm viếng. Không điều nào trong số chúng sẽ mang lại thảm họa.

Tôi bị mất đồng hồ di vật của mẹ. Và nhìn! Cái cuối cùng, hoặc
cái kế cái cuối cùng, của ba căn nhà yêu thương tôi đã mất.
Nghệ thuật chịu mất mát không phải là khó thành tài giỏi.

Tôi đã mất hai thành phố, những phố xá yêu kiều. Và, bao la hơn,
dăm khung trời mà tôi đã có, mất hai con sông, cả một lục địa.
Tôi nhớ chúng, nhưng đó đã không phải là một thảm họa.

- Ngay cả nếu như mất em (cái giọng nói đùa, cái dáng
tôi yêu), tôi sẽ không phải nói dối. Nó hiển nhiên rằng
nghệ thuật chịu mất mát không phải là quá khó để thành tài giỏi
mặc dù nó có thể trông giống tựa (Viết nó lên !) như thảm họa.

Lê Dọn Bàn tạm dịch
(những ngày Noel – Dec/2011)



Wednesday, December 14, 2011

Charles Baudelaire - Brumes et pluies



Mù và mưa
(Brumes et pluies) 

Charles Baudelaire  






Ô những cuối thu, những cuối đông, những xuân đầy bùn đóng,
Những mùa mơ ngủ, ta yêu ngươi và ngợi ca ngươi
Cuốn gói lòng ta và óc não ta như thế
Trong vải liệm mù sương và nấm mồ mờ ảo.

Trên đồng bao la này chạy đùa cơn gió nam buốt cóng.
Những đêm dài mũi tên quay con gà khản giọng,
Hơn thời ấm áp, hồn ta mới lại, dễ dàng
Nó vung mở hai cánh quạ đen lớn rộng.

Không gì ngọt ngào hơn với một con tim đầy tang tóc,
Và đã từ lâu sương giá xuống phủ đầy,
Ô những mùa xanh xao, nữ hoàng khí hậu của bầy ta,

là dạng ngoài vĩnh viễn của những tối tăm nàng nhợt nhạt,
- Nếu đó không là, đêm nào không trăng, song hàng nằm cạnh,
Ngủ lịm cơn đau trên một giường bất chợt.

Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Dec/2011)

Monday, December 5, 2011

Plato - Republic (10)


Plato
The Republic 

(Πλάτων - Πολιτεία)




Quyển X

Tóm tắt 

Đến đây, Socrates đã hoàn tất luận chứng chính của The Republic, ông đã định nghĩa công lý và cho thấy nó là đáng giá, nghĩa là nên theo đuổi và thực hiện cho polis và những công dân của nó. Ông quay trở lại câu hỏi đã tạm hoãn liên quan đến thơ ca về con người. Trong một động tác rất ngạc nhiên, khá  bất ngờ, ông xua đuổi những nhà thơ khỏi thành phố. Ông có ba lý do để xem những nhà thơ là bất thiện và nguy hiểm. Đầu tiên, họ giả vờ như biết về tất cả những loại sự vật, nhưng họ thực sự không biết gì cả. Thường được rộng rãi xem họ là có kiến ​​thức về tất cả những gì họ viết về chúng, nhưng trong thực tế, họ không biết. Những điều mà họ tiếp cận với vốn không thể đưa đến sự hiểu biết thực: chúng là những hình ảnh, khác xa với những gì là thật nhất. Bằng cách trình bày những cảnh tượng hết sức xa vời với sự thực, những nhà thơ, làm lầm lạc, làm hư hỏng những linh hồn người đọc, quay chúng đi xa khỏi cái thực nhất nhưng về cái ít thực nhất.

Tệ hơn nữa, những hình ảnh nhà thơ miêu tả không bắt chước phần tốt đẹp của linh hồn. Phần hợp lý của linh hồn là yên tĩnh, ổn định, và không dễ dàng để bắt chước hoặc thấu hiểu. Nhà thơ bắt chước những phần tồi tệ nhất - những khuynh hướng vốn làm cho nhân cách  dễ dàng bị kích động và màu mè. Thơ ca thường tự nhiên kêu gọi đến những phần tồi tệ nhất của linh hồn, và khơi dậy, nuôi dưỡng, và làm mạnh lên những yếu tố bản năng này trong khi chuyển năng lực sống mất khỏi phần lý trí.


Sunday, December 4, 2011

Plato - Republic (9)

Plato
The Republic 

(Πλάτων - Πολιτεία)









QUYỂN  8

Tóm tắt 
Bây giờ Socrates đã hoàn tất mô tả thành phố công chính, ông trở lại công việc bị gián đoạn là mô tả bốn loại hiến pháp khác của thành phố và con người tương ứng. Ngoài chế độ quí tộc và nhà vua-triết gia là hiện thân thu nhỏ và cai trị chính thể này, đã thảo luận trước đây; Socrates xác định bốn cặp thành phố-con người khác: có chế độ tôn sùng danh dự quân đội [1], và trong đó có loại người bị điều khiển và thúc đẩy hướng tới danh dự, là người kết hợp và cai trị loại chính phủ đó; có chế độ tập đoàn lãnh đạo [2], kết hợp và cai trị bởi người bị điều khiển bởi những ham muốn thèm khát cần thiết của mình, có chế độ dân chủ, kết hợp và cai trị bởi người bị điều khiển bởi những ham muốn không cần thiết; và có chế độ chuyên chế độc tài, kết hợp và cai trị bởi người bị điều khiển bởi những ham muốn bất hợp pháp. Mỗi một trong số kể đó tệ hơn cái khác, với một chế độ độc tài là hình thức chính phủ khốn khổ nhất và người độc tài khốn nạn nhất của con người. Thật không may, vì thành phố của chúng ta là của con người và tất cả mọi thứ của con người đều không tránh khỏi thoái hóa, bốn hiến pháp bất công này trình bày ở đây không như là có thể có trong lý thuyết: nhưng chúng được trình bày như là những giai đoạn thực sự không thể tránh khỏi của thành phố công chính sẽ thoái hóa theo thời gian.