Sunday, July 31, 2011

Sigmund Freud - Văn minh và những Bất mãn từ nó (2)


Văn minh và những Bất mãn từ nó
 Sigmund Freud 
(1856 – 1939)

Das Unbehagen In Der Kultur (Vienne, 1929).
Civilization and Its Discontents (1930)

Văn minh và những Bất mãn từ nó



Chương I

Không thể nào thoát khỏi ấn tượng rằng người ta thông thường dùng những tiêu chuẩn sai lạc để đo lường - rằng họ tìm quyền lực, thành công và của cải cho chính họ, và ngưỡng phục những điều này thấy trong những người khác, và rằng họ lượng giá non thấp những gì có giá trị chân thực trong đời sống. Và tuy thế, trong khi làm bất kỳ một phán đoán tổng quát nào thuộc loại này, chúng ta ở trong nguy cơ quên mất thế giới con người và đời sống tinh thần của nó muôn màu muôn vẻ như thế nào. Có một số ít người được những người đương thời của họ không kềm được ngưỡng mộ với họ, mặc dù sự lớn lao của những người này nằm trên những cống hiến và những thành tựu hoàn toàn xa lạ với những mục đích và lý tưởng của đám đông quần chúng. Người ta có thể dễ dàng nghiêng sang để giả định rằng sau rốt chỉ có một thiểu số tán thưởng những con người lớn lao này, trong khi phần lớn đa số chẳng quan tâm gì đến họ. Nhưng sự việc có lẽ không đơn giản như thế, nhờ vào những bất đồng giữa những suy nghĩ và những hành động của người ta, và vào sự đa dạng nhiều loại của những thôi thúc ước mong của họ.

Một vị trong số hiếm hoi khác thường này, tự xưng là bạn tôi trong những thư từ của ông với tôi. Tôi đã gửi ông quyển sách mỏng của tôi, trong đó luận giải tôn giáo như một ảo tưởng [1], và ông trả lời rằng ông hoàn toàn đồng ý với phán xét của tôi về tôn giáo, nhưng ông đã lấy làm tiếc rằng tôi đã không hoàn toàn hiểu thấu nguồn gốc đích thực của những tình cảm tôn giáo. Điều này, ông nói, bao gồm trong một xúc cảm khác thường vốn bản thân ông không bao giờ thiếu vắng, vốn ông tìm được nhiều người khác xác nhận, và ông có thể giả định là nó hiện diện trong hàng triệu người. Đó là một xúc cảm mà ông muốn gọi là một cảm giác về “vĩnh cửu”, một xúc cảm như về một gì đó không cùng tận, không giới hạn - nó đã giống như, là “đại dương” mênh mông. Xúc cảm này, ông nói thêm, là một thực tế hoàn toàn chủ quan, không phải là một tín điều của lòng tin tôn giáo; nó mang theo với nó không bảo đảm nào về bất tử của cá nhân, nhưng nó là nguồn của năng lượng tôn giáo vốn được những Nhà Thờ và những hệ thống tôn giáo khác nhau đã nắm lấy, chúng hướng dẫn nó vào những băng tầng đặc biệt, và không nghi ngờ gì cũng bị chúng làm cạn kiệt. Một người, ông nghĩ rằng, có thể đúng đắn tự gọi mình là có tôn giáo trên nền tảng của chỉ một mình xúc cảm đại dương này mà thôi, ngay cả nếu người ấy bác bỏ mọi tin tưởng và mọi ảo tưởng.

Quan điểm được bày tỏ từ người mà tôi hết sức vinh dự được xem là bạn, và chính ông là người một lần đã ca ngợi sự kỳ diệu của ảo tưởng trong một bài thơ [2], gây cho tôi không ít khó khăn. Tôi không thể khám phá ra được xúc cảm “đại dương” này trong chính tôi. Không phải là điều dễ dàng để đối phó một cách khoa học với những xúc cảm. Người ta có thể cố gắng để mô tả những dấu hiệu sinh lý của chúng. Chỗ nào điều này là không thể được - và tôi sợ rằng xúc cảm đại dương cũng sẽ thách thức lối mô tả về đặc điểm này - không có gì còn lưu lại, chỉ trừ rơi trở về trên nội dung có tính ý tưởng vốn nó là sẵn sàng nhất được liên kết với xúc cảm. Nếu tôi đã hiểu người bạn tôi cho đúng, với nó ông có ý chỉ về cùng một điều, giống như sự an ủi được một nhà viết kịch sáng tạo và có phần nào lập dị, đem cho người anh hùng của mình là người đang đối mặt với cái chết tự gây ra. “Chúng ta không thể rơi ra ngoài thế giới này” [3]. Đó là nói rằng, nó là một xúc cảm về một sự ràng buộc không thể tháo gỡ, trong tư cách là một với thế giới bên ngoài như một toàn bộ. Tôi có thể nhận xét rằng với tôi điều này có vẻ đúng hơn như một gì đó trong bản chất thuộc về một nhận thức trí thức, vốn nó không phải, nó là sự thật, là không có một giai điệu xúc cảm đi kèm, nhưng chỉ giống như thể sẽ có mặt với bất kỳ hành động khác nào của tư tưởng thuộc cùng phạm vi bằng nhau. Từ kinh nghiệm của riêng tôi, tôi không thể thuyết phục bản thân tôi, về bản chất nguyên thủy của một xúc cảm loại giống như vậy. Nhưng điều này không cho tôi quyền phủ nhận rằng trong thực tế nó xảy ra trong người khác. Câu hỏi duy nhất là liệu nó được thông dịch một cách chính xác hay không, và không biết nó có nên được xem như là fons et origo [4] của toàn bộ nhu cầu về tôn giáo hay không.

Saturday, July 23, 2011

Vi-rút Gót


Vi-rút Gót
Tôn giáo đã nhiễm độc đời sống và văn hóa chúng ta như thế nào


(The God Virus: how religion infects our lives and culture)
Darrel W. Ray, Ed. D.
(tiếp theo




Chương 2: Tôn giáo tồn tại và thống trị tín đồ như thế nào

“Từ gót đối với tôi thì không là gì khác hơn sự diễn tả và sản phẩm của sự yếu đuối con người, kinh Thánh là một sưu tập những huyền thoại đáng tôn kính, nhưng vẫn là những huyền thoại ban sơ, dù sao đi nữa chúng cũng rất ấu trĩ trẻ con. Không giải thích nào dù tinh tế đến đâu lại có thể thay đổi điều này (với tôi). Theo tôi, tôn giáo của người DoThái, giống như tất cả của những người khác, là một hóa thân của những mê tín dị đoan trẻ con nhất.” - Albert Einstein, thư gửi Gutkind, ngày 3 Jan, 1954

Tổng quan
Trong chương này, chúng ta sẽ xây dựng một nền tảng lịch sử cho sự hiểu biết tôn giáo trong xã hội. Chúng ta sẽ xem xét những chiến lược của những tôn giáo sử dụng để truyền giống và lây nhiễm. Chúng ta cũng sẽ xem xét sự truyền giống của loài ký sinh trùng và loài cộng sinh, và so sánh một vài tôn giáo không-tin-gót với những tôn giáo tin-gót truyền thống hơn.

Những chiến lược để sống còn
Một tôn giáo luôn tác hành để đảm bảo sự tồn tại của chính nó. Trong khi nó có thể kết hôn với những lý tưởng khác như về tình huynh đệ, về yêu thương, và cộng đồng, những thứ này luôn luôn là thứ yếu so với sự sống còn tôn giáo. Trong lịch sử, không có tôn giáo nào đã tự giải tán vì đột nhiên thấy một tôn giáo khác xem ra “chân chính” hơn, hay thấy gót của tôn giáo đó thực hơn, hay vị tiên tri của tôn giáo đó đúng hơn của mình. Những người Baptists không đóng cửa nhà thờ của họ, dù nếu như họ có nhận thấy, lấy thí dụ, tôn giáo của những tín đồ Mormon, một tôn giáo mới hơn, là “đúng thật” hơn. Những người Muslim không đổi những mosque - nhà thờ Islam – thành nhà thờ Kitô, vì họ chợt “tỉnh ngộ” hàng loạt, công nhận Jesus là Đấng cứu thế thực sự. Sự thật đơn giản là những tôn giáo tin-chỉ-một-gót không bao giờ tự buông bỏ. Nhưng chúng thay đổi và biến đổi. Chúng làm bất cứ điều gì – kể cả gây chiến tranh, xâm lăng, giết người, không chỉ với ngoại đạo, nhưng cả với đồng đạo, để giữ cho vi-rút gót sống mạnh và hoạt động trong những môi trường nhân văn qua không gian, thời gian thay đổi.

Monday, July 18, 2011

Tôn giáo như một Vi-rút


Tôn giáo như một Vi-rút

(Religion as a Virus)

Darrel W. Ray, Ed. D.






“Chúng ta coi thường tất cả những tôn kính và tất cả những đối tượng tôn kính bên ngoài vòng rào danh sách của chúng ta về những điều thiêng liêng, và tuy thế với sự bất nhất kỳ lạ, chúng ta bị sốc khi người khác coi thường và quậy đục những điều chúng ta cho là thiêng liêng.” - Mark Twain


Chương 1: Tôn giáo như một Vi-rút

Tổng quan
Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét sự tương đồng đáng chú ý giữa những phương pháp truyền giống của một số hệ thống sinh học và những chiến lược của tôn giáo.

Một thí nghiệm tư tưởng
Hãy tưởng tượng kịch bản này: Bạn có một đàm luận nghiêm trang với một người bạn rất tín mộ đạo Kitô. Người bạn này thông minh, có học thức và hiểu biết. Hai người đồng ý ghi âm lại cuộc trò chuyện. Chủ đề là Islam. Trong trò chuyện này, bạn thảo luận rằng Mohammed là một người tự phong mình là vị tiên tri, và ông tuyên bố ông đã nói chuyện với gót Allah và những thiên sứ. Ông đã đọc cho chép lại một cuốn sách mà ông tuyên bố là không thể sai lầm, và ông đã bay từ Jerusalem lên thẳng thiên đường, cỡi trên lưng một con ngựa.

Trong cuộc đàm thoại này, bạn đồng ý rằng Mohammed có lẽ đã bị ảo tưởng khi nghĩ rằng ông có thể nói chuyện với gót. Bạn đồng ý rằng kinh Koran rõ ràng là văn bản từ Mohammed, và không phải từ Allah. Nó là buồn cười lố bịch khi ông ta tuyên bố rằng ông là vị tiên tri cuối cùng, và tất cả những người khác là sai. Cả bạn và người bạn của bạn, đều không có thể nào tin rằng ông đã bay lên trời, chứ đừng nói chuyện còn cỡi một con ngựa. Tất cả nghe ra quá điên rồ, và cả hai đều đồng ý là thật khó mà hiểu được làm sao mà lại có người có thể tin vào một thứ tôn giáo như thế. Vào cuối của cuộc trò chuyện, bạn nói rằng người Muslim đã không chọn tôn giáo của họ, chẳng qua là họ đã được sinh ra trong môi trường văn hóa đã có sẵn nó mà thôi. Bất cứ người nào nếu được tiếp xúc với cả hai,  Kitô và Islam, sẽ thấy rằng Kitô là mới là tôn giáo thực.


Friday, July 15, 2011

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (33)

Bertrand Russell

Lịch sử Triết học phương Tây

Quyển Hai  Triết học đạo Catô
Phần I. Những vị Bố đạo Kitô.




Chương 4. Triết học và Gót học của Augustine

Augustine là một người viết rất nhiều tác phẩm, chủ yếu là về những vấn đề gót học. Một số những bản văn gây tranh luận của ông mang tính thời sự, và mất đi sự chú ý vì chính sự thành công của chúng; nhưng một vài trong số này, đặc biệt là những gì đã quan tâm đến những người theo thuyết gót học của Pelagius, vẫn còn có ảnh hưởng thực tế xuống đến những thời hiện đại. Tôi không đề nghị sẽ nghiên cứu tường tận những tác phẩm của ông, nhưng chỉ để bàn luận những gì với tôi xem ra là quan trọng, hoặc về bản chất hoặc về lịch sử. Tôi sẽ xem xét:

Thứ nhất: triết lý thuần túy của ông, đặc biệt là lý thuyết của ông về thời gian;

Thứ hai: triết lý của ông về lịch sử, như đã khai triển trong Thành phố của Gót;

Thứ ba: Lý thuyết của ông về sự cứu rỗi, như đã đưa ra để chống lại những người theo thuyết của Pelagius.

Wednesday, July 13, 2011

Một chọn lựa: Chủ nghĩa Nhân Bản

Mt chn la: Ch nghĩa Nhân Bn

(The Alternative: Humanism)



A.C. Grayling




Tranh cãi hiện nay giữa những quan điểm của những người tôn giáo và những người không tôn giáo là một chương khác trong một câu chuyện vốn những tình tiết xô xát trước đây đã có thể tìm thấy trong khoảng giữa thế kỷ mười chín và đầu thế kỷ mười bảy, trong liên hệ tương ứng với những khám phá sinh vật học của Darwin và sự nổi dậy của khoa học tự nhiên. Cả hai là những thời điểm trong sự tháo lui chậm nhưng khốc liệt của tôn giáo; cũng giống như thế là những gì đương xảy ra hiện nay. Bởi vì, mặc dù tất cả là những mặt ngoài, chúng ta đương làm chứng nhân, không phải cho sự phục hưng nhưng sự tan rã của tôn giáo.

Ở đây, tôi muốn được bình luận về một vài điều vốn trong bầu khí tranh luận hiện nay, đã thường bị bỏ qua: sự kiện là đã có sẵn sàng một viễn tượng giàu có về đạo đức cho những ai không tôn giáo, tất cả thực sự giàu có hơn, vì là kết quả của phản ánh suy tưởng như đối nghịch lại với thói tục thông thường, vốn có những gốc rễ trong cổ điển cổ thời, khi truyền thống lớn của tư tưởng đạo đức trong triết học phương Tây bắt đầu.

Những tôn giáo có đáng kính trọng không?



Nhng tôn giáo có đáng kính trọng không?
Are Religions Respectable?



A.C. Grayling




Thử nhìn những người quanh chúng ta – sẽ thấy một ai đó, hoặc đeo một thập giá trước ngực (hay gài một mảnh vải nhỏ phủ đỉnh đầu, hay mang tấm khăn bịt miệng, che nửa mặt) – hiện tượng khá thông thường này có ý nghĩa gì? Trước hết, đó là những người muốn xác định họ là những tín đồ của một tôn giáo nào đó – nhưng đó chỉ là ngoài mặt, xem chừng vô hại, thế nhưng nội dung có thể khai triển thành khá phức tạp.

Khi một người bước ra sinh hoạt nơi công cộng – chợ búa, trường học, xí nghiệp, …nghĩa là một cá nhân quay ra thế giới bên ngoài của nó – mang thái độ “bảo cho mọi người khác xung quanh biết” rằng mình khác biệt (vì có tôn giáo khác biệt) như thế ít nhất là phân rẽ (ta khác người); và thường khi không phải là không ngầm mang ít nhiều ý hướng như muốn tỏ ra mình là cao thượng, hay đạo đức – và như thế là khiêu khích, thách thức (ta hơn người). Họ còn mặc nhiên đòi công chúng – những đồng loại, những con người khác nhưng sống trong cùng cộng đồng xã hội, phải – hoặc ít là tôn trọng, hoặc nhiều là kính trọng họ. Phải đối xử hết sức tế nhị với họ, họ phải được pháp luật, tập quán bảo vệ, đòi hỏi không được phê bình hay nhạo báng diễu cợt họ.