Monday, May 30, 2011

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (29)

Bertrand Russell

Lịch sử Triết học phương Tây

Quyển Hai - Triết học đạo Catô






Giới thiệu

Triết học đạo Catô [1], trong ý nghĩa tôi sẽ sử dụng thuật ngữ, là triết học vốn đã thống trị tư tưởng châu Âu từ Augustine đến thời Phục hưng. Đã có những triết gia, trước và sau giai đoạn này hàng mười thế kỷ, những người thuộc cùng một trường phái chung. Trước Augustine [2] đã có những bố đạo ban đầu của đạo Kitô [3], đặc biệt là Origen, sau thời Phục hưng có rất nhiều, bao gồm cho đến tận ngày nay, tất cả những thày dạy triết học Catô chính thống, những người bám chặt với vài hệ thống trung cổ, đặc biệt là của Thomas Aquinas. Nhưng chỉ là từ Augustine đến thời Phục hưng, những triết gia lớn nhất của thời đại đã bận tâm trong sự xây đắp, hoặc hoàn thiện một tổng hợp (lý thuyết và thực hành) Catô. Trong những thế kỷ công nguyên trước Augustine, những triết gia Stoics và Plato-Mới rực sáng hơn những bố đạo Kitô về khả năng triết học; nhưng sau thời Phục hưng, không ai trong số những triết gia xuất sắc, thậm chí trong số những người Catô phái chính thống, đã còn bận tâm để tiếp tục truyền thống kinh viện [4] hay của Augustine.

Thursday, May 26, 2011

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (28)

Bertrand Russell

Lịch sử Triết học phương Tây

Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần III.  Triết học cổ thời sau Aristotle




Chương 30 – Plotinus

Plotinus (204-270 CN), sáng lập trường phái Plato-Mới (Neoplatonism) [1], là người cuối cùng trong những triết gia lớn của thời cổ đại. Đời ông gần như hoàn toàn có cùng trước sau với một trong những giai đoạn thảm khốc nhất của lịch sử Lamã. Không lâu trước khi ông ra đời, quân đội đã trở nên ý thức về sức mạnh của mình, và đã theo lệ thường là lựa chọn những hoàng đế để đánh đổi lấy những tưởng thưởng tài chính, và sau đó ám sát họ để lại có cơ hội buôn bán mới trên đế quốc. Những bận rộn này đã không thích hợp với những tướng sĩ trong việc bảo vệ biên giới, và đã để cho xảy ra những xâm nhập mãnh liệt của quân Đức từ phía Bắc, và Persia từ phía Đông. Chiến tranh và bệnh dịch giảm bớt dân số của Đế quốc khoảng một phần ba, trong khi thuế tăng và những nguồn lực suy giảm đã gây ra xụp đổ tài chính ở ngay cả những tỉnh không có lực lượng thù địch xâm nhập. Những đô thị, vốn đã vẫn từng bảo trợ văn hóa, đã đặc biệt chịu đòn nặng; những công dân giàu có, trong những số đông lớn, đã bỏ chạy để thoát khỏi bị thu thuế. Đã phải đợi đến tận sau khi Plotinus chết, trật tự mới được tái lập, và Đế quốc tạm thời được cứu vãn bằng những biện pháp mạnh mẽ của Diocletian và Constantine.

Saturday, May 14, 2011

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (27)

Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây

Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần III.  Triết học cổ thời sau Aristotle
  



Chương 29 – Đế quốc Lamã trong Quan hệ với Văn hóa 

Đế quốc Lamã đã ảnh hưởng lịch sử văn hóa, nhiều hơn hoặc ít hơn, trong nhiều thứ khác nhau, và trong những cách riêng biệt.

Thứ nhất: có ảnh hưởng trực tiếp của Rome trên tư tưởng Hylạp. Điều này không phải là rất quan trọng, hay sâu xa.

Thứ hai: ảnh hưởng của Hylạp và phương Đông vào một nửa phía tây của đế quốc. Điều này là rất sâu xa và lâu dài, vì nó bao gồm cả đạo Kitô [1].

Thứ ba: tầm quan trọng của hòa bình Lamã lâu dài trong khuếch tán văn hóa và trong sự làm quen con người với ý tưởng về một văn minh duy nhất, kết hợp với một chính phủ duy nhất [2].

Thứ tư: việc truyền tải của nền văn minh Hylạp đến những tín đồ của Mohammed, và từ đó cuối cùng là tới Tây Âu.

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (26)

Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây


Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần III.  Triết học cổ thời sau Aristotle




Chương 28 – Stoicism  (Trường phái Khắc kỷ) 


Trường phái Stoicism [1], trong khi đương thời với trường phái Epicureanism ở lúc thành lập, đã có một lịch sử lâu dài hơn và học thuyết thay đổi nhiều hơn. Giảng dạy của Zeno, người sáng lập của nó, trong phần đầu thế kỷ thứ ba TCN, đã không có cách nào xem là đồng nhất với của Marcus Aurelius thuộc nửa sau thế kỷ thứ hai CN. Zeno là một nhà duy vật, học thuyết của ông, trong chính yếu là một kết hợp của trường phái Cynicism và Heraclitus, nhưng dần dần, qua một pha trộn với trường phái Platonism, những nhà Stoics đã từ bỏ chủ nghĩa duy vật, cho đến khi cuối cùng, chỉ còn lại ít dấu vết của nó. Học thuyết đạo đức của họ, đó là sự thật, đã thay đổi rất ít, và đã là những gì hầu hết trong số họ coi là quan trọng chủ yếu. Dẫu vậy trong phương diện này, tuy nhiên, có một vài thay đổi về sự nhấn mạnh. Với thời gian trôi qua, tiếp tục ít nói đến những phương diện khác của Stoicism, và tiếp tục nhấn mạnh đặt đặc biệt hơn trên đạo đức học và những phần của gót học vốn có liên hệ nhất với đạo đức học. Đối với tất cả những nhà Stoics sớm hơn lúc ban đầu, chúng ta bị cản trở bởi sự kiện là những công trình của họ xót lại chỉ trong một vài mảnh vụn. Duy có Seneca, Epictetus, và Marcus Aurelius, là những người thuộc thế kỷ thứ nhất và thứ hai CN, đã tồn tại qua những quyển sách toàn vẹn.

Tuesday, May 10, 2011

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (25)

Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây



Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần III.  Triết học cổ thời sau Aristotle



Chương 27 - Những triết gia theo Epicurus
(tiếp theo)

Epicurus không đồng ý với một vài người trước ông thuộc phái hedonism [1], về sự phân biệt giữa những lạc thú tích cựctiêu cực, hoặc lạc thú động tĩnh. Những lạc thú động, bao gồm trong việc đạt được một cùng đích mong muốn, mong muốn trước đây đã đi kèm với đau đớn. Những lạc thú tĩnh bao gồm trong một trạng thái của cân bằng, vốn là kết quả từ sự hiện hữu của loại trạng thái của những sự việc vốn chúng được mong muốn nếu chúng đã thiếu vắng. Tôi nghĩ rằng người ta có thể nói rằng sự thỏa mãn của đói ăn, trong khi nó đang diễn ra, là một lạc thú động, nhưng tình trạng im lìm xảy ra không ngờ khi cơn đói đã hoàn toàn được thỏa mãn là một lạc thú tĩnh. Trong hai loại này, Epicurus chủ trương rằng theo đuổi loại thứ hai là thận trọng hơn, vì nó là tinh khiết không pha trộn, và không phụ thuộc vào sự tồn tại của đau đớn như là một kích thích cho mong muốn. Khi cơ thể ở trong trạng thái cân bằng, không có đau đớn, do đó, chúng ta nên nhằm đến sự cân bằng và những thú vui yên tĩnh hơn là những vui vẻ mạnh bạo. Epicurus, có vẻ như, sẽ muốn, nếu đã có thể, luôn luôn ở trong tình trạng có ăn vừa phải, không bao giờ ở trong tình trạng của khao khát tham ăn ngấu nghiến.

Saturday, May 7, 2011

Albert Camus - Huyền thoại Sisyphe

Le Mythe de Sisyphe
Albert Camus (1913-1960)

Huyền thoại Sisyphe






“Người ta đã hiểu rằng Sisyphe là người anh hùng phi lý. Ông là người hùng, nhiều vì những đam mê của ông cũng như những thống khổ ông phải chịu. Sự khinh miệt của ông với những thần linh, lòng căm ghét của ông với cái chết, và đam mê của ông với đời sống, đã giành lấy cho ông hình phạt không có lời để tả, trong đó trọn vẹn cuộc tồn sinh bị đem dùng nhằm không đạt đến được một gì. Đó là giá phải trả cho những đam mê của trần gian này”.




Lời người dịch: 

1.
Quay về với huyền thoại của một thời quá khứ, tôi chú ý đọc lại Camus và những giòng trên, chúng hiện ra khác thường ở quá cái tuổi như Anatole France nói – “au milieu du chemin de la vie” (hay đúng hơn - Dante: “Nel mezzo del cammin di nostra vita - mi ritrovai per una selva oscura, ché la diritta via era smarrita”). Sisyphe phải chăng là chính mỗi chúng ta?  Sự sống xem dường vô nghĩa, đời sống có lẽ phi lý, đời người như không có cứu cánh - tự tử chăng?  - không, đó không là giải pháp, vì nếu đời sống là phi lý, phủ nhận nó lại còn phi lý hơn nữa – “nhảy” ra ngoài trần gian này, với “đức tin”  để tìm chăng? – không, vì nếu thế chỉ là sự trốn chạy theo ảo tưởng, vì chúng ta đã “đuổi ra khỏi thế giới này một vị gót, kẻ đã xuống thế với sự bất mãn và với một thị hiếu chuộng những đau đớn vô ích.”

Đó là quan điểm Phi lý (Absurdism), của Albert Camus, Le Mythe de Sisyphe là chương cuối và lấy tên cho toàn tập luận văn – gồm bốn chương; ông kết luận - chúng ta nên dấn thân vào đời, và thỏa hợp với sự kiện là chúng ta sống trong một thế giới xuất hiện như không ý nghĩa, không cứu cánh, nhưng mỗi chúng ta có tự do chọn và lấy những ý nghĩa, cứu cánh cho riêng mình. Từ đó, Camus dẫn đến khái niệm đặc biệt của riêng ông trong thái độ với cuộc đời: chấp nhận nhưng không buông xuôi, hãy làm một kẻ mang ý thức nổi loạn luôn chống lại phi lý của đời sống, nhưng không chống lại sự sống.