Wednesday, December 29, 2010

Bertrand Russell - Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài (3)

Our Knowledge of the External World

Bertrand Russell






Bài giảng 3
Về Kiến thức của Chúng ta với Ngoại giới

Triết học có thể được tiếp cận bằng nhiều con đường, nhưng xưa nhất và đi nhiều nhất là con đường vốn nó dẫn xuyên qua hoài nghi về phần tính thực tại của thế giới của cảm giác. Trong chủ nghĩa huyền bí Ấn độ, trong triết học Hylạp và triết học nhất nguyên [1] hiện đại từ Parmenides trở đi, trong Berkeley, trong vật lý hiện đại, chúng ta tìm thấy dạng ngoài có thể cảm giác được đã bị chỉ trích và lên án bởi một hỗn tạp gây hoang mang của nhiều động cơ. Huyền bí kết án nó trên nền tảng của kiến thức trực tiếp về một thế giới thực hơn và có nghĩa lý hơn ở phía sau tấm màn che; Parmenides và Plato lên án nó, vì sự tuôn chảy miên viễn  liên tục của nó được cho là không phù hợp với bản chất không thay đổi của những thực thể trừu tượng vốn được cho thấy bằng phân tích lôgích; Berkeley mang đến  nhiều vũ khí, nhưng cái chủ yếu của ông là tính chủ quan của dữ liệu-giác quan, sự phụ thuộc của chúng trên cơ quan và điểm nhìn của người đứng nhìn, trong khi vật lý hiện đại, trên cơ sở của chính tự thân chứng cớ cảm thức được, chủ trì một vũ điệu điên cuồng của những electrons, ít nhất trên  bề mặt, rất ít giống những đối tượng trực tiếp của thị, hoặc xúc giác.

Tất cả mỗi một những dòng của sự tấn công này nêu lên những vấn đề sống còn quan trọng và đáng chú ý thú vị.

Bertrand Russell - Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài (4)

Our Knowledge of the External World

Bertrand Russell
Bài Giảng 4
Thế giới của Vật lý và Thế giới của Cảm giác

Trong số những phản đối về tính hiện thực của những đối tượng của cảm giác, có một vốn đã bắt nguồn từ sự khác biệt rõ ràng bên ngoài giữa vật chất như nó xuất hiện trong vật lý học và những sự-vật [1] như chúng xuất hiện trong cảm giác. Những người trong giới khoa học, phần đông sẵn sàng lên án dữ liệu trực tiếp như “chỉ đơn thuần là chủ quan”, trong khi duy trì sự đúng thực của khoa vật lý vốn đã suy ra từ những dữ liệu đó. Nhưng một thái độ như thế, mặc dù nó có thể là có khả năng có sự biện minh, hiển nhiên là đứng thế chỗ cần thiết của nó, và sự biện minh duy nhất có thể có phải là một mà nó trưng bày vật chất như là một công trình [2] lôgích từ dữ liệu giác quan, trừ khi, quả thật vậy, có một vài nguyên tắc toàn bộ  tiên nghiệm mà nhờ chúng những thực thể không được biết có thể được suy ra từ những-gì giống thế vốn đã được biết. Do đó, là cần thiết để tìm một vài lối bắc nối qua vực ngăn giữa thế giới của vật lý và thế giới của cảm giác, và nó là vấn đề này chúng ta sẽ bận rộn với trong những bài giảng hiện tại. Những nhà vật lý xem ra như không có ý thức về vực ngăn, trong khi những nhà tâm lý học, những người có ý  thức về nó, đã không có kiến thức toán học đòi hỏi để vượt ngang nó. Vấn đề thì khó khăn, và tôi không biết giải pháp của nó trong chi tiết. Tất cả những gì tôi có thể hy vọng để thực hiện là làm cho vấn đề được cảm nhận, và chỉ định ra loại của những phương pháp mà qua chúng một giải pháp được tìm kiếm.


Bertrand Russell - Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài (5)


Our Knowledge of the External World

Bertrand Russell

Bài giảng 5
Lý thuyết về Tính Liên tục





Lý thuyết về tính liên tục, vốn chúng ta sẽ bận rộn với nó ở bài giảng này, trong hầu hết những cải tiến và những phát triển của nó, là một chủ đề toán học thuần túy - rất đẹp, rất quan trọng, và rất thú vị, nhưng nói cho chặt chẽ, không phải là một phần của triết học. Duy chỉ cơ sở lôgích của lý thuyết mà thôi là thuộc về triết học, và chỉ mình nó sẽ chiếm trọn chúng ta tối nay. Con đường vấn đề về tính liên tục đi vào trong triết lý, nói một cách rộng rãi, là như sau đây: Không gian và thời gian được những nhà toán học đối xử như bao gồm những điểm và những khoảnh khắc, nhưng chúng cũng có một thuộc tính, dễ dàng để cảm nhận hơn là để định nghĩa, được gọi là tính liên tục [1], và được nhiều triết gia nghĩ là sẽ bị phá huỷ khi chúng được phân giải vào thành những điểm và những khoảnh khắc. Zeno [2], như chúng ta sẽ thấy, đã chứng minh rằng sự phân tích thành những điểm và những khoảnh khắc là không thể nào làm được, nếu chúng ta gắn chặt với quan điểm rằng số của những điểm, hoặc của những khoảnh khắc trong một không gian, hay thời gian hữu hạn, phải là hữu hạn. Những triết gia về sau tin rằng số vô hạn là tự mâu thuẫn, đã tìm thấy ở đây một  nghịch lý: những không gian và những thời gian không thể bao gồm một số hữu hạn những điểm và những khoảnh khắc, vì những lý do giống như của Zeno; chúng không thể bao gồm một số vô hạn những điểm và những khoảnh khắc, bởi vì những số vô hạn đã được giả định là tự mâu thuẫn Vì thế không gian và thời gian, nếu tất cả có là thực hay chăng,  phải không được xem như là đã gồm những điểm và những khoảnh khắc.


Sunday, December 26, 2010

Bertrand Russell - Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài (8)

Our Knowledge of the External World
Bertrand Russell
(tiếp theo...)  

Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài.
Bài Giảng 8





Về Khái niệm Nguyên nhân, với những Ứng dụng vào vấn đề Ý chí Tự do

Bản chất của phân tích triết học, như đã minh họa trong những bài giảng trước đây của chúng ta, bây giờ có thể được phát biểu trong những điều khoản tổng quát. Chúng ta bắt đầu từ một khối cơ thể của kiến thức phổ thông, vốn nó dựng thành dữ liệu của chúng ta. Khi khảo sát, dữ liệu được thấy là phức tạp, khá là mơ hồ, và phần lớn tương thuộc nhau một cách lôgích. Bằng phân tích, chúng ta sẽ giảm thu chúng về thành những mệnh đề, vốn đơn giản và chính xác gần đến mức như có thể được, và chúng ta sắp xếp chúng trong những chuỗi suy luận diễn dịch, trong đó một con số nào đó nhất định gồm những mệnh đề ban đầu hình thành một đảm bảo lôgích cho tất cả những phần còn lại. Những mệnh đề ban đầu này là những tiền đề cho khối cơ thể của kiến thức đang trong câu hỏi. Những tiền đề do đó rất khác với dữ liệu - chúng đơn giản hơn, chính xác hơn, và ít bị thấm nhiễm tính dư thừa về lôgích [1]. Nếu công việc phân tích được thực hiện một cách hoàn toàn, chúng sẽ được miễn trừ toàn bộ khỏi dư thừa lôgích, toàn bộ chính xác, và cũng đơn giản, như cũng tương hợp lôgích với dẫn đầu của chúng với khối cơ thể của kiến  thức đã cho. Việc khám phá ra những tiền đề này thuộc về phần triết học, nhưng công việc diễn dịch từ chúng khối cơ thể kiến thức phổ thông thuộc về phần toán học, nếu “toán học” được thông hiểu trong một ý nghĩa có phần nào rộng rãi.


Saturday, December 25, 2010

Bertrand Russell - Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài (7)

Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài.
Bertrand Russell
(tiếp theo)   

Our Knowledge of the External World
Bài Giảng 7
Lý thuyết Khẳng định về Vô hạn




Thuyết khẳng định về vô hạn, và thuyết tổng quát về số [1], vốn từ trong đó đã nêu nó ra, là trong những khải hoàn  của phương pháp khoa học trong triết học, và do đó là đặc biệt thích hợp cho việc minh họa đặc tính phân tích lôgích của phương pháp đó. Công việc trong chủ đề này đã được những nhà toán học thực hiện, và những kết quả của nó có thể được trình bày bằng hệ thống ký hiệu toán học. Vậy sau đó, có thể được phép nói, tại sao chủ đề lại nên được coi đúng hơn là triết lý chứ không là toán học? Điều này nêu lên một câu hỏi khó khăn, một phần liên quan đến việc sử dụng những từ, nhưng một phần cũng thực sự quan trọng nằm trong sự hiểu biết chức năng của triết học. Mỗi đối tượng-nội dung, có vẻ như, có thể nêu lên thành những điều tra triết học cũng đúng như với khoa học dành riêng, sự khác biệt giữa hai phương pháp giải quyết là trong chiều hướng của hành động, và trong loại nào của những sự thật mà nó tìm cách thiết lập. Trong những ngành khoa học đặc biệt, khi chúng đã trở thành phát triển đầy đủ, hành động này là tiến về phía trước và tổng hợp, từ đơn giản đến phức tạp hơn. Nhưng trong triết học chúng ta làm theo hướng ngược lại: từ những phức tạp và tương đối cụ thể, chúng ta tiến tới về hướng những đơn giản và trừu tượng bằng những phương tiện của của phân tích, trong tiến trình đó, tìm kiếm để loại bỏ những đặc thù cá biệt của đối tượng-nội dung nguyên thuỷ, và để giới hạn sự chú ý của chúng ta hoàn toàn vào hình thức lôgích của những sự kiện có liên quan.


Sunday, December 19, 2010

Bertrand Russell - Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài (6)

Our Knowledge of the External World

Bertrand Russell

Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài.

Bài Giảng 6
Vấn đề Vô hạn Nhìn theo Lịch sử



Sẽ được nhớ rằng, khi chúng ta đã liệt kê những nền tảng trên đó thực tại của thế giới cảm giác đã bị đem đặt câu hỏi, một trong số đã đề cập đến là tính không-thể-có-được đã giả định về vô hạn và về liên tục. Trong quan điểm của thảo luận trước đây của chúng ta về vật lý, xem ra không có bằng chứng thực nghiệm thuyết phục nào hiện hữu cho thuận lợi nghiêng về vô hạn hoặc liên tục trong những đối tượng của cảm giác hoặc trong vật chất. Dù sao đi nữa, sự giải thích vốn thừa nhận vô hạn và liên tục, từ một điểm nhìn khoa học, vẫn còn lại là dễ dàng hơn và tự nhiên hơn, không gì sánh bằng, so với bất kỳ nào khác, và kể từ khi Georg Cantor [1] đã cho thấy rằng những mâu thuẫn đã giả định là ảo tưởng, thôi không còn có bất kỳ một lý do nào nữa để chống chỏi với một giải thích về thế giới theo thuyết hữu hạn [2].