Saturday, July 24, 2010

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (16)


Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây
Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần II. Socrates, Plato, và Aristotle






Chương 19. Siêu hình học của Aristotle

Khi đọc bất kỳ một triết gia quan trọng nào, nhưng hầu hết, nhất là khi đọc Aristotle, cần thiết phải nghiên cứu ông theo hai lối: đối chiếu với những người trước ông, và đối chiếu với những người tiếp nối sau ông. Trong khía cạnh kể trước, Những công trạng đáng khen Aristotle rất lớn lao, trong khía cạnh kể sau, những khiếm khuyết đáng trách của ông cũng rất lớn lao ngang bằng. Tuy nhiên, đối với những khiếm khuyết đáng trách của ông, những người tiếp nối sau ông chịu nhiều trách nhiệm hơn ông. Ông đã xuất hiện vào cuối thời kỳ sáng tạo trong tư tưởng Hylạp, và sau khi ông qua đời, đã là hai ngàn năm trước khi thế giới sản xuất được một bất kỳ triết gia nào vốn người ấy có thể được coi là xấp xỉ sánh bằng với tầm cỡ của ông. Cho mãi đến cuối giai đoạn dài này, uy quyền của ông đã trở thành gần như là không được tranh cãi, cũng giống như của hội Nhà thờ, và trong khoa học, cũng như trong triết học, đã trở thành một chướng ngại nghiêm trọng cho sự tiến bộ. Đã kể từ đầu thế kỷ XVII trở đi, hầu hết tất cả mỗi tiến triển trí thức hệ trọng đã phải bắt đầu với một tấn công trên một vài học thuyết theo Aristotle, trong môn lôgích, điều này vẫn còn đúng cho đến tận ngày nay. Nhưng đã là – cũng tai hại ít nhất bằng thế – nếu như có bất kỳ một ai thuộc những người trước ông (có lẽ trừ Democritus ra) đã thu tập được cũng cùng ngang mức uy quyền. Cho công bình với ông, để bắt đầu, chúng ta phải quên đi sự nổi tiếng quá mức của ông sau khi chết, và sự lên án cũng ngang bằng quá mức với ông sau khi chết, vốn điều này do điều trước dẫn đến. 

Friday, July 16, 2010

Bertrand Russell - Tôn giáo và hội Nhà Thờ


Tôn giáo và hội Nhà Thờ

Religion and the Churches

Bertrand Russell








“Tôn giáo và hội Nhà thờ” là một trong loạt tám bài giảng về những nguyên tắc tái dựng xã hội mà Russell đã viết vào năm 1915 và phổ biến vào đầu năm 1916 tại Caxton Hall ở Westminster, nước Anh.


Đây là bài thứ bảy và đã được xuất bản lần đầu trong The Unpopular Review (1916) và sau đó in thành sách với những bổ sung thay đổi nhỏ. Những bài giảng, xuất bản năm 1916 như là Principles of Social Reconstruction, là một trong của hầu hết những đóng góp nguyên thuần nhất của Russell về chính trị tư tưởng xã hội. Năm 1944 ông trích dẫn bài luận này như là “ít không hài lòng nhất” trong những phát biểu của ông về tôn giáo.

Thiết tưởng cũng nên ghi chú ở đây, khi Russell nói đến tôn giáo, chủ yếu trong nội dung là ông nói về đạo Kitô, và hội Nhà thờ là danh từ chỉ chung các giáo phái của đạo Kitô: Anh giáo, Catô, và rất nhiều những giáo phái Tin Lành (kể một vài phổ thông: Adventists, Anabaptist, Episcopalian, Baptist, Calvinist, Lutheran, Methodist, Pentecostal, Presbyterian, Quakerism).

Monday, July 12, 2010

Bertrand Russell - Hiện hữu và Bản chất của Gót


Hiện hữu và Bản chất của Gót

The Existence and Nature of God
Bertrand Russell






Hiện hữu và Bản chất của Gót” là bài nói chuyện Russell đọc trước cử tọa tại trường Đại học Michigan, thành phố Ann Arbor (tiểu bang Michigan, U.S.), ngày 18 tháng Hai, 1939. Đây là đầu tiên trong một loạt ba buổi diễn thuyết do Hiệp hội Sinh Viên Tôn giáo của trường đại học này đứng bảo trợ tổ chức.
Bài nói chuyện và phần thảo luân diễn ra sau đó đã được xuất bản lần đầu tiên, như là Văn bản 35, trong Tập 10, của bộ “The Collected Papers of Bertrand Russell”.



Saturday, July 10, 2010

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (15)

Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây
Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần II. Socrates, Plato, và Aristotle




Chương 18. Kiến thức và Tri thức trong Plato

Hầu hết con hết con người hiện đại xem như đương nhiên rằng kiến thức duy nghiệm tùy thuộc vào, hay rút ra từ tri thức [1]. Tuy nhiên, có trong Plato và giữa những triết gia của một số trường phái khác, một học thuyết rất khác biệt, cho đến mức có hậu quả rằng không-gì xứng đáng để được gọi là “kiến thức” nếu được bắt nguồn từ những giác quan, và rằng kiến thức thực sự duy nhất phải có liên quan với những ý niệm. Trong quan điểm này, “2 + 2 = 4” là kiến thức chân thực, nhưng một mệnh đề thuộc loại như “tuyết thì trắng” là đầy những hàm hồ và bất định, đến nỗi nó không thể tìm được một chỗ trong toàn bộ văn tập về những chân lý của nhà triết học .

Thursday, July 8, 2010

Sự Rỗng Không của Thần học


Sự Rỗng Không của Thần học
Richard Dawkins

The Emptiness of Theology
(Free Inquiry magazine, Vol 18, No. 2)







(Hai vị lỗi lạc trong ngành chuyên môn, nhưng đặc biệt tiếngtăm đến từ ngoài ngành học của mình tại Âu Mỹ, trong thế giới Anh ngữ, hiện còn sống, mà tôi nghĩ là gần nhất với Bertrand Russell, là Noam Chomsky và Richard Dawkins.


Hơn 50 năm trước, cũng tại Oxford, nước Anh, trong Thần học và Phản chứng, Antony Flew đã dậm chân với các nhà thần học ngoan cố, chúng ta đã đọc; nay đến phiên Dawkins, một giáo sư Oxford, phải sẵng giọng về họ vì trống rỗng, vô dụng, chúng ta sắp nghe.

Về phương diện may mắn, không được như các vị này, nên tôi đã phải ở trong vị thế của một nạn nhân. Trong một trường mệnh danh là đại học trước đây ở miền Nam, người ta đã mời những người học trò chăm chỉ, đỗ đạt của môn thần học Kitô vào dạy, đóng những vai giáo sư “triết học”, và những lớp triết lý của họ đã thành những lớp thần học cưỡng bách. Nhớ lại một lớp học loại như thế, điển hình do một thày chăn chiên già, dòng dõi hoàng tộc Nguyễn phụ trách, ông đã chuyển toàn bộ giảng khóa siêu hình học, ngay từ những phút mở đầu đến những phút cuối ở buổi học sau cùng, ròng rã hơn sáu tháng, thành nội dung là những tuyên truyền trắng trợn, một chiều và bây giờ nhớ lại, ấu trĩ ngớ ngẩn, về một gót Kitô của ông, vốn thực chỉ là một huyễn tưởng, ít nhất là đối với rất nhiều người khác, như một nhan đề của quyến sách nổi tiếng của Richard Dawkins. Cho đến nay, tôi vẫn không dám chắc ông này, có thực hiểu, hay có muốn biết đến sự khác biệt giữa thần học và siêu hình học hay không.Còn một vài bạn học biết được của tôi, “gót” với họ là ông ngáo ộp, một ông “kẹ”, nếu không chấp nhận trong bài thi cuối khóa, viễn tượng duy nhất mở ra, lúc còn chưa chết, là thi hỏng, rời trường, “bị” (tôi chưa nghe ai nói “được” cả) gọi nhập ngũ Thủ Đức. Có lẽ đây là kinh nghiệm đầu tiên của họ về “gót”, lúc ấy còn phải viết hoa, gọi bằng tên lấy từ gốc Tàu “Thượng Đế”!

Tạm dịch bài viết ngắn sau đây, như giới thiệu Richard Dawkins. Khuôn mặt vô thần tiêu biểu được biết đến nhiều nhất hiện nay trong giới khoa học Anh Mỹ).

LDB

Tuesday, July 6, 2010

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (14)

Bertrand Russell

Lịch sử Triết học phương Tây


Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần II. Socrates, Plato, và Aristotle





Chương 17. Thuyết nguồn gốc vũ trụ của Plato

Thuyết nguồn gốc vũ trụ của Plato được trình bày trong Timaeus [1], được Cicero [2] dịch sang tiếng Latin, và hơn thế nữa, đã độc nhất là một trong những đàm thoại được biết đến ở phương Tây trong thời Trung cổ. Cả hai, thời đó và trước đó sớm hơn trong chủ thuyết Plato-Mới (NeoPlatoism), đã có ảnh hưởng hơn bất cứ gì khác trong Plato, đó là lạ lẫm khác thường, bởi nó chứa – những chỉ đơn giản thuần ngớ ngẩn – chắc chắn nhiều hơn tìm được trong những tác phẩm khác của ông. Về triết học, không quan trọng, nhưng về lịch sử, đã có ảnh hưởng đến như thế, nên nó phải được xem xét trong một số chi tiết.Vị trí Socrates giữ trong những đàm thoại trước đó, được một người theo thuyết Pythagore, trong Timaeus, lấy chỗ, và những học thuyết của trường phái đó được chấp nhận trong chủ yếu, bao gồm (đến tới một điểm) quan điểm cho rằng con số là lời giải thích cho thế giới. Trước tiên có một bản tóm tắt về năm quyển sách đầu tiên của tập Cộng hoà, sau đó là huyền thoại về Atlantis, vốn được nói đã là một hòn đảo ngoài xa khơi từ Những trụ cột của Hercules [3], lớn hơn cả xứ Libya và châu Á nếu cùng hợp lại. Sau đó, Timaeus, ông là một nhà thiên văn học phái Pythagore, tiếp tục kể lịch sử của thế giới, trở xuống từ sự sáng tạo ra con người. Những gì ông nói là, trong những nét đại cương, như sau.