Tuesday, August 31, 2010

Bertrand Russell - Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài (05)


Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài.
Bertrand Russell


Our Knowledge of the External World





Bài Giảng 2

Lôgích như yếu tính của Triết học

Những đề tài chúng ta đã thảo luận trong bài giảng đầu tiên của chúng ta, và những chủ đề chúng ta sẽ thảo luận sau này, tất cả chúng tự thu giảm, trong chừng mức chúng là triết học chân thực, vào những vấn đề của lôgích. Điều này không do ngẫu nhiên bất kỳ nào, nhưng do sự kiện là tất cả mọi vấn đề triết học, khi nó là đối tượng cho sự phân tích cần thiết và sự tinh lọc, được tìm thấy hoặc không thực sự là triết học gì cả, hoặc khác, trong nghĩa vốn theo đó chúng ta đang sử dụng từ, là hợp lôgích. Nhưng vì từ “lôgích” không bao giờ được dùng cùng một nghĩa bởi hai triết gia khác nhau, một vài giải thích về những gì tôi có hiểu nghĩa với từ đó là bắt buôc, không thể thiếu được ở lúc mở đầu.


Lugwig Wittgenstein - Tractatus Logico-Philosophicus (trích)



Lugwig Wittgenstein
Tractatus Logico-Philosophicus 
(trích)






1.
Tôi phải có một chú thích – đưa đến Wittgenstein.


Có một vài đoạn, trong đó Russell đương nói về liên hệ giữa thực tại và tư tưởng, nếu tư tưởng là triết lý, yếu tính của nó là lôgích. Thế nên những sai lầm, hay thiếu xót trong lôgích (như quá khứ) đưa đến ngộ nhận về thực tại, sai lầm về bản thể, không nhận thực được thế giới.


Wittgenstein, đi thêm một bước nữa, liều lĩnh xác định sự tương hệ giữa ngôn ngữ và thực tại.


Tuesday, August 24, 2010

Bertrand Russell - Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài (04)


Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài.
Bertrand Russell


Our Knowledge of the External World






Bài giảng 5

Lý thuyết về Tính Liên tục 

Lý thuyết về tính liên tục, vốn chúng ta sẽ bận rộn với nó ở bài giảng này, trong hầu hết những cải tiến và những phát triển của nó, là một chủ đề toán học thuần túy - rất đẹp, rất quan trọng, và rất thú vị, nhưng nói cho chặt chẽ, không phải là một phần của triết học. Duy chỉ cơ sở lôgích của lý thuyết mà thôi là thuộc về triết học, và chỉ mình nó sẽ chiếm trọn chúng ta tối nay. Con đường vấn đề về tính liên tục đi vào trong triết lý, nói một cách rộng rãi, là như sau đây: Không gian và thời gian được những nhà toán học đối xử như bao gồm những điểm và những khoảnh khắc, nhưng chúng cũng có một thuộc tính, dễ dàng để cảm nhận hơn là để định nghĩa, được gọi là tính liên tục [1], và được nhiều triết gia nghĩ là sẽ bị phá huỷ khi chúng được phân giải vào thành những điểm và những khoảnh khắc. Zeno [2], như chúng ta sẽ thấy, đã chứng minh rằng sự phân tích thành những điểm và những khoảnh khắc là không thể nào làm được, nếu chúng ta gắn chặt với quan điểm rằng số của những điểm, hoặc của những khoảnh khắc trong một không gian, hay thời gian hữu hạn, phải là hữu hạn. Những triết gia về sau tin rằng số vô hạn là tự mâu thuẫn, đã tìm thấy ở đây một  nghịch lý: những không gian và những thời gian không thể bao gồm một số hữu hạn những điểm và những khoảnh khắc, vì những lý do giống như của Zeno; chúng không thể bao gồm một số vô hạn những điểm và những khoảnh khắc, bởi vì những số vô hạn đã được giả định là tự mâu thuẫn Vì thế không gian và thời gian, nếu tất cả có là thực hay chăng,  phải không được xem như là đã gồm những điểm và những khoảnh khắc.

Friday, August 20, 2010

Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài (2)

Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài.
Bertrand Russell
(tiếp theo...)

Our Knowledge of the External World







Bài Giảng 2

Lôgích như yếu tính của Triết học

Những đề tài chúng ta đã thảo luận trong bài giảng đầu tiên của chúng ta, và những chủ đề chúng ta sẽ thảo luận sau này, tất cả chúng tự thu giảm, trong chừng mức chúng là triết học chân thực, vào những vấn đề của lôgích. Điều này không do ngẫu nhiên bất kỳ nào, nhưng do sự kiện là tất cả mọi vấn đề triết học, khi nó là đối tượng cho sự phân tích cần thiết và sự tinh lọc, được tìm thấy hoặc không thực sự là triết học gì cả, hoặc khác, trong nghĩa vốn theo đó chúng ta đang sử dụng từ, là hợp lôgích. Nhưng vì từ “lôgích” không bao giờ được dùng cùng một nghĩa bởi hai triết gia khác nhau, một vài giải thích về những gì tôi có hiểu nghĩa với từ đó là bắt buôc, không thể thiếu được ở lúc mở đầu.

Tuesday, August 10, 2010

Bertrand Russell - Một Đại cương về Nói xàm Trí thức


Một Đại cương về Nói xàm Trí thức
Bertrand Russell (1872-1970)

An Outline of Intellectual Rubbish (1943)









Một Đại cương về Nói xàm Trí thức

Người là một con vật có lý trí – ít nhất tôi đã từng nghe bảo như thế. Ròng rã xuốt đời tôi, tôi đã chăm chú tìm cho thấy chứng cớ hỗ trợ câu nói này, nhưng cho đến nay tôi đã không có may mắn tốt đẹp để bắt gặp được nó, mặc dù tôi đã lùng kiếm trong nhiều xứ sở trải rộng khắp ba đại lục. Ngược lại, tôi đã thấy thế giới đương không ngừng lao đầu sâu hơn vào sự điên loạn. Tôi đã thấy những cường quốc, trước đây là những dẫn đạo của văn minh, đã bị dẫn lệch đường vì những kẻ thuyết giáo đầy mỹ từ huê dạng nhưng phi lý càn bậy. Tôi đã thấy tàn ác, khủng bố, và mê tín dị đoan ngày càng tăng những bước nhảy vọt, cho đến khi chúng ta đã gần như đạt đến điểm mà ca tụng lý trí thì được xem như dấu hiệu của một người già lão cổ hủ đáng tiếc còn sống sót từ một thời đại nào đã mất rồi. Tất cả điều này thực nản lòng, nhưng u sầu là một cảm xúc vô dụng. Để thoát khỏi nó, tôi đã được thúc đẩy đi sâu vào nghiên cứu quá khứ với chú ý nhiều hơn trước đây tôi đã dành cho nó, và đã tìm thấy, như là Erasmus [1] tìm thấy, đó là sự điên rồ là như giống cây sống lâu, năm này qua năm khác, thế nhưng loài người đã sống sót. Những điên rồ của thời đại chúng ta sẽ đè nặng trên vai dễ chịu hơn khi chúng được nhìn với nền đầy những điên rồ quá khứ. Trong những gì sau đây, tôi sẽ kết hợp những ngu dại trong thời chúng ta với của những thế kỷ trước đây. May ra kết quả có thể giúp nhìn thời đại riêng chúng ta trong toàn bộ viễn cảnh, và xem ra không tồi tệ gì hơn những thời đại khác vốn tổ tiên chúng ta đã sống qua mà không có thảm họa cuối cùng.

Sunday, August 8, 2010

Bertrand Russell - Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài (1)


Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài.
Bertrand Russell

Our Knowledge of the External World




Bài Giảng I

Những khuynh hướng hiện đại

Triết học, từ những thời sớm nhất, đã tạo lập những tuyên xưng lớn hơn, và đã đạt được ít những kết quả hơn, so với bất kỳ một ngành học nào khác. Kể từ Thales nói tất cả là nước, những triết gia đã sẵn sàng với những khẳng định xuôi tai về tổng-số-thành của những sự vật; và những chối bỏ cũng xuôi tai như vậy của những triết gia khác, kể từ Anaximander đã mâu thuẫn với Thales. Tôi tin rằng thời gian giờ đã đến lúc tình trạng không được hài lòng này của sự việc có thể được đưa đến một kết thúc. Trong tiến trình những bài giảng tiếp sau, chủ yếu bằng xử dụng một số những vấn đề đặc biệt như những thí dụ, tôi sẽ cố gắng để chỉ ra đâu là chỗ trong đó những tuyên xưng của những triết gia đã là thái quá, và tại sao những thành tựu của họ đã không lớn được hơn. Những vấn đề và phương pháp của triết học, tôi tin rằng, đã bị tất cả những trường phái nhận thức sai lạc, nhiều những vấn đề truyền thống của nó là không giải quyết được với những phương tiện của chúng ta về kiến thức, trong khi những vấn đề khác không kém quan trọng hơn và bị xao lãng hơn, bằng một phương pháp kiên nhẫn hơn và thỏa đáng hơn, có thể được giải quyết với tất cả mức độ chính xác và chắc chắn, vốn  những ngành khoa học tiên tiến nhất đã đạt được.


Wednesday, August 4, 2010

Bertrand Russell - The Theologian's Nightmare


Cơn ác mộng của nhà thần học
Bertrand Russell

(The Theologian's Nightmare trong Fact and Fiction, 1961)








Lời người dịch

Sự kiện Bertrand Russell được trao giải Nobel về văn chương (1954) thường được nhắc nhở, và nay thành phổ thông mỗi khi có dịp nhắc về ông, nhưng ông không là một nhà văn, thơ theo nghĩa chuyên nghiệp, như phần đông những người nhận giải này, mặc dù ông cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, có những người khác trước và sau ông như Henri Bergson (1927), Albert Camus (1957), Jean-Paul Sartre (1964) đều là những triết gia lỗi lạc của thế kỷ qua.

The Theologian's Nightmare một truyện rất ngắn của Bertrand Russell, tôi chọn dịch cho những ai tò mò nếu muốn biết Russell viết “văn” ra sao. Đọc chưa xong, chúng ta đã dễ dàng thấy ngay; ông viết như một triết gia, và khoa học gia. Dĩ nhiên, và hơn nữa vẫn là một triết gia vô thần quen thuộc. Tôi kể ba điều này ngược dòng thời gian, ông là một người vô thần trước khi vào Cambridge, ở đấy, trước học toán, sau mới sang triết lý. Ông nổi danh và có một địa vị và ảnh hưởng hết sức sâu rộng trong tư tưởng và triết học ở thế kỷ qua, đến nay vẫn chưa ai vượt qua: đem toán học vào giải quyết những vấn đề triết học. Qua nỗ lực đó thành nhà luận lý nổi tiếng nhất trong thời đại của mình, và qua tham vọng đó, thành người tiên phong khai sáng trường phái triết học mới – triết học phân tích. Nhưng như ông nói về Plato “Đã từng luôn luôn là đúng để ca ngợi Plato, nhưng không hiểu ông. Đây là số phận chung của những con người vĩ đại”. Tôi dừng ở đây, biết mình vừa phạm vào một lỗi lầm, ca ngợi Russell về những nội dung mà mình còn không có khả năng hiểu trọn. Nội dung mà tôi hiểu về ông, như rất nhiều người khắp thế giới hiểu và ngưỡng phục ông, là quan điểm của ông về tôn giáo, những phê phán nền tảng của ông với tôn giáo độc thần tại châu Âu, đặc biệt là đạo Kitô, và tổ chức những hội nhà thờ của nó.

Bertrand Russell - Ý thức tội lỗi


Ý thức tội lỗi
Bertrand Russell
The Sense of Sin







Ý thức tội lỗi


Tội lỗi là một khái niệm chủ chốt và quan trọng bậc nhất trong đạo Kitô và trong đời sống tâm lý của các tín đồ đạo này. Có thể nói toàn thể tôn giáo này đã xây dựng trên khái niệm về ý thức tội lỗi con người. Sách Giáo lý của hội nhà thờ Catô cho chúng ta một định nghĩa về tội lỗi như sau: “đó là một thất bại vì không chân thực yêu thương Gót” và nó đã được thánh chiên Augustine định nghĩa như là “một phát biểu, một tác động, hoặc một mong muốn đi ngược lại với luật đời đời”, luật đời đời của ông dĩ nhiên là Gót, thế nên tội lỗi là một sự chống lại Gót.

Bertrand Russell không những phản đối nhưng còn lên án ý thức này hiểu như trong đạo Kitô, còn phổ thông ở xã hội Âu Mỹ, những người Kitô luôn luôn đấm ngực - “Mea culpa” – “lỗi tại tôi, tại tôi trăm đường” – ông nói:

“Có trong ý thức tội lỗi một cái gì đó đê tiện đáng khinh, một cái gì đó thiếu lòng tự trọng. Không-gì là tốt đã từng có thể làm được cho bất kỳ một ai bởi sự đánh mất lòng tự trọng”.