Wednesday, May 26, 2010

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (9)


Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây

Quyển Một – Triết học Cổ thời


Chương 10. Protagoras

Những hệ thống triết học lớn thời trước-Socrates mà chúng ta đương xem xét đã đối đầu, trong nửa cuối thế kỷ thứ năm, với một phong trào hoài nghi, trong đó khuôn mặt quan trọng nhất là Protagoras, thủ lĩnh của những Sophists [1]. Từ “Sophist” ban đầu không có nghĩa xấu, nó có nghĩa là, khi gần như có thể được, những gì chúng ta (ngày nay) gọi là “giáo sư”. Một Sophist là một người kiếm sống bằng cách giảng dạy thanh niên những điều nào đó, vốn đã được nghĩ là sẽ hữu ích cho họ trong đời sống thực tế. Vì giáo dục như vậy đã không được nhà nước cung cấp, những Sophists chỉ dạy cho những người có những phương tiện tư nhân, hoặc những người có cha mẹ có phương tiện. Điều này đã có xu hướng đem lại cho họ một thiên kiến giai cấp nào đó nhất định, vốn đã được tăng lên do những hoàn cảnh chính trị của thời đại. Ở Athens và nhiều thành phố khác, chế độ dân chủ đắc thắng trong chính trị, nhưng không-gì đã được thực hiện để làm giảm sự giàu có của những người thuộc những gia đình quý tộc cũ. Trong chủ yếu, đó là giới giàu có thể hiện những gì xuất hiện với chúng ta như là nền văn hóa Hylạp: họ đã có giáo dục và nhàn nhã, du lịch đã gọt rũa góc cạnh của những định kiến truyền thống của họ, và thời gian mà họ bỏ ra trong thảo luận đã làm sắc bén trí tuệ của họ. Điều đã được gọi là dân chủ đã không chạm đến cơ chế của chế độ nô lệ, nó đem lại khả năng cho những người giàu có vui hưởng của cải của họ mà không phải áp bức những công dân tự do khác.

Monday, May 24, 2010

Bertrand Russell - Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài (0)















Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài.

(Như một Phạm vi cho Phương pháp Khoa học trong Triết học)
Bertrand Russell

Our Knowledge of the External World
As A Field for Scientific Method in Philosophy

Lời người dich
Đây là những bài giảng có nội dung tiếp theo tập Những Vấn đề của Triết học, tôi sẽ đọc lại cùng những tài liệu liên hệ, rồi lần lượt dịch và chú thích, sau cùng có thể sẽ viết giới thiệu chung cả hai, vì chúng liên hệ chặt chẽ với nhau.
Đưa lên đây để tự nhớ nên dịch cho xong tập sách quan trọng này trước khi có thể dịch The Philosophy of Logical Atomism và giới thiệu Bertrand Russell, một cách có ý nghĩa.
Và cũng là một cách tự tập viết tiếng Việt triết lý.
Trân trọng

Những ngày nghỉ đầu hè 2010
Lê Dọn Bàn

Sunday, May 23, 2010

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (8)

Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây

Quyển Một – Triết học Cổ thời






Chương 9. Những triết gia của thuyết Atom (Atomists)

Những người sáng lập thuyết triết học Atom (atoms – atomism) [1] là hai vị, Leucippus và Democritus. Rất khó khăn mà tách gỡ họ ra, vì họ thường được nhắc đến cùng với nhau, và hiển nhiên có một số những công trình của Leucippus đã về sau được quy cho Democritus.

Leucippus, người dường như đã nổi tiếng khoảng 440 TCN [2], đến từ Miletus, và đã tiếp tục nền triết lý của những nhà duy lý khoa học được liên kết với thành phố này. Ông đã chịu nhiều ảnh hưởng từ Parmenides và Zeno. Quá ít ỏi được biết về ông, khiến Epicurus (một người đi theo Democritus, ở thời muộn hơn về sau) đã nghĩ đến gạt bỏ đi hoàn toàn sự hiện hữu của ông, và một vài người trong thời hiện đại đã trở lại lý thuyết này. Tuy nhiên, có một số nhắc nhở gián tiếp về ông trong Aristotle, và nó có vẻ khó tin rằng những điều này (trong đó bao gồm trích dẫn văn từ) đã có thể xảy ra, nếu ông đã chỉ đơn thuần là một huyền thoại.

Friday, May 21, 2010

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (7)

Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây

Quyển Một – Triết học Cổ thời




Chương 7. Thành Athens trong liên hệ với Văn hóa

Sự vĩ đại của Athens bắt đầu vào thời điểm của hai cuộc chiến tranh với Persia (490 TCN và 480-79 TCN). Trước thời gian đó, Ionia và Đại Hylạp (Magna Græcia – những thành phố Hylạp ở vùng nam Ý và Sicily) sản xuất những con người vĩ đại. Chiến thắng của Athens chống lại vua Darius của Persia ở Marathon (490), và của đội thủy quân liên hợp của Hylạp với con trai ông, và với nhà vua kế tiếp Xerxes (480), dưới sự lãnh đạo của Athens, đã đem lại uy tín lớn lao cho Athens. Những người Ionians tại những đảo, và trên phần đất liền của vùng Tiểu Á đã nổi dậy chống lại Persia, và sự giải phóng của họ đã chịu ảnh hưởng của Athens sau khi người Persia đã bị đẩy khỏi vùng đất liền của Hylạp. Trong hoạt động này, dân Sparta, những người chỉ quan tâm với lãnh thổ của họ mà thôi, đã không dính phần. Do đó, Athens trở thành đối tác chiếm ưu thế trong một liên minh chống lại Persia. Theo hiến pháp của liên minh, bất cứ nhà nước nào trong liên minh cũng buộc phải đóng góp, hoặc một số quy định các chiến thuyền, hoặc tổn phí tương đương của chúng. Hầu hết chọn khoản sau, và vì thế Athens giành được uy quyền ưu thắng về hải quân trên những đồng minh khác, và dần dần đã chuyển liên minh vào thành một Đế quốc Athens. Athens đã trở nên giàu có, và thịnh vượng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Pericles, người đã cai trị, từ sự lựa chọn tự do của những công dân, trong khoảng ba mươi năm, cho đến sự sụp đổ của ông vào năm 430 TCN.

Wednesday, May 19, 2010

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (6)


Bertrand Russell

Lịch sử Triết học phương Tây


Quyển Một – Triết học Cổ thời




Chương 4  – Heraclitus

Thời nay, thông thường có hai thái độ trái ngược nhau đối với dân tộc Hylạp. Một, đã phổ quát trong thực tế, kể từ thời Phục Hưng cho đến thời gian rất gần đây, nhìn những người Hylạp với sự sùng kính gần như mê tín, như những nhà phát minh của tất cả những gì bậc nhất, và như những người thuộc giống thiên tài siêu nhân, mà những con người hiện đại không thể có hi vọng sánh bằng. Thái độ kia, khởi hứng từ những thành tựu khoa học, và từ một tin tưởng lạc quan vào sự tiến bộ, xem những thẩm quyền uy tín của cổ đại Hi La như một ác mộng, và cho rằng hầu hết những đóng góp của họ vào tư tưởng, bây giờ tốt nhất là nên quên đi. Tự mình tôi, tôi không thể nhận cái nào trong hai cái nhìn cực đoan này; mỗi cái, tôi sẽ nói, có một phần đúng và một phần sai. Trước khi đi vào trên bất kỳ chi tiết nào, tôi sẽ cố gắng nói về thứ khôn ngoan loại nào mà chúng ta vẫn có thể rút được từ sự nghiên cứu tư tưởng Hylạp.

Wednesday, May 5, 2010

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (5)


Bertrand Russell


Lịch sử Triết học phương Tây



Quyển Một – Triết học Cổ thời



Chương 3. Pythagoras

Pythagoras, ảnh hưởng của ông trong thời cổ đại và hiện đại, là đề tài của tôi trong chương này, về phương diện trí tuệ, ông là một trong những người quan trọng nhất đã từng sống, cả khi ông khôn ngoan, và khi ông không khôn ngoan. Toán học, hiểu theo nghĩa của suy luận diễn dịch chứng minh, bắt đầu với ông, và trong ông, nó kết nối mật thiết với một hình thức kỳ dị của chủ nghĩa huyền bí. Ảnh hưởng của toán học trên triết học, một phần do ông mà có, kể từ thời ông, đã vừa sâu xa, và vừa không may mắn.