Monday, March 1, 2010

Bertrand Russell - Những Vấn đề của Triết học (4)



Những Vấn đề của Triết học
The Problems of Philosophy
Bertrand Russell







Chương VI. Về Qui nạp

Trong hầu hết những bàn luận trước đây của chúng ta, chúng ta đã bận tâm trong cố gắng làm sáng sủa về phần dữ liệu của chúng ta trên phương diện kiến thức về hiện hữu. Những sự việc gì ngoài kia trong vũ trụ vốn hiện hữu của nó chúng ta biết được, nhờ vào sự chúng ta có quen biết với chúng? Cho đến giờ, câu trả lời của chúng ta đã là chúng ta có quen biết với dữ liệu-giác quan của chúng ta, và, có lẽ là với tự chính chúng ta. Những điều này chúng ta biết có hiện hữu. Và dữ liệu-giác quan quá khứ vốn chúng ta nhớ lại, được biết là đã hiện hữu trong quá khứ. Kiến thức này cung cấp dữ liệu của chúng ta.

Nhưng nếu chúng ta có khả năng rút ra những suy luận từ những dữ liệu này – nếu chúng ta rồi có biết về sự hiện hữu của vật chất, của tha nhân, của quá khứ trước khi ký ức cá nhân chúng ta bắt đầu, hay của tương lai, chúng ta phải biết những nguyên lý tổng quát thuộc loại nào đó qua những cách thức đó của nó, những suy luận dường thế mới có thể rút ra được. Phải là điều được chúng ta biết đến rằng sự hiện hữu của một sự vật thuộc loại nào đó, A, là một dấu hiệu về hiện hữu của một sự vật khác thuộc loại nào đó, B, hoặc là cùng thời với A, hoặc đâu đó sớm hơn hoặc muộn hơn, như lấy thí dụ, sấm là một dấu hiệu hiện hữu trước đó của chớp. Nếu như điều này chúng ta đã không được biết, chúng ta đã không bao giờ có thể mở rộng kiến thức của chúng ta vượt quá khỏi phạm vi kinh nghiệm riêng tư của chúng ta; và phạm vi này, như chúng ta đã thấy, thì rất cực kỳ giới hạn. Câu hỏi bây giờ chúng ta phải suy xét là – không biết một mở rộng như thế có thể có được không – và nếu như có – tác dụng của nó ra sao?


Chúng ta hãy lấy một vấn đề làm minh họa, một vấn đề trong thực tế không một ai trong chúng ta có mảy may nghi ngờ. Chúng ta đều tin như đính đóng cột rằng ngày mai mặt trời lại mọc. Tại sao? Có phải tin tưởng này chẳng qua chỉ đơn giản là một kết luận mù quáng từ kinh nghiệm quá khứ, hay nó có thể xác minh nó như là một tin tưởng hữu lý? Không dễ tìm được một thử nghiệm để qua đó phán đoán một tin tưởng thuộc loại như vầy không biết là hữu lý hay không, nhưng chúng ta ít nhất có thể tìm hiểu chắc chắn những tin tưởng tổng quát loại nào là đủ, nếu như đúng, để xác minh phán đoán là mặt trời sẽ lại mọc ngày mai, và nhiều những phán đoán tương tự khác vốn hành động của chúng ta lấy chúng làm cơ sở.

Điều hiển nhiên nếu ai hỏi chúng ta tại sao chúng ta tin ngày mai mặt trời lại mọc, chúng ta sẽ trả lời một cách tự nhiên “Vì nó luôn luôn mọc mỗi ngày”. Chúng ta có một tin tưởng vững chắc nó sẽ mọc ở tương lai, vì nó đã mọc trong quá khứ. Nếu vặn hỏi chúng ta như, tại sao chúng ta tin nó sẽ tiếp tục mọc như từ trước đến nay, chúng ta có thể lôi ra những luật cơ học về chuyển động: quả đất, chúng ta sẽ nói, là một khối xoay tròn tự do, và những khối như thế không ngừng quay, trừ khi có một gì đó từ ngoài can thiệp vào, và không có gì ở ngoài can thiệp với quả đất khoảng giữa hôm nay và ngày mai. Dĩ nhiên, có thể nghi ngờ không biết có đúng không nếu chúng ta chắc chắn hoàn toàn không có gì từ bên ngoài can thiệp, nhưng đây không phải là một nghi ngờ đáng chú ý. Điều nghi ngờ đáng chú ý là về phía - không biết những luật về cơ học về chuyển động lại giữ nguyên cho đến ngày mai. Nếu điều nghi ngờ này khởi lên, chúng ta thấy chúng ta ở trong cùng một vị trí như khi nghi ngờ đầu tiên khởi lên về mặt trời rồi lại mọc.

Lý do duy nhất để tin tưởng những luật về cơ học về chuyển động sẽ lại giữ nguyên tác động cho đến ngày mai là vì chúng từ trước cho đến tận nay đã vẫn từng tác động như vậy, xa đến mức kiến thức của chúng ta về quá khứ làm chúng ta có thể phán đoán được. Điều đúng là chúng ta có một khối bằng chứng từ quá khứ thuận lợi nghiêng về những luật về cơ học về chuyển động, lớn hơn là về phía thuận lợi nghiêng về với mặt trời mọc, vì mặt trời mọc chỉ đơn giản là một trường hợp cá biệt của sự thực hiện luật về cơ học chuyển động, và có vô số không đếm hết những trường hợp cá biệt khác. Nhưng câu hỏi thực sự là: Có bất cứ con số nào những trường hợp của một luật đã được thực hiện trong quá khứ, đủ cung cấp bằng chứng rằng nó sẽ được thực hiện trong tương lai? Nếu không, trở thành điều hiển nhiên rằng chúng ta không có bất cứ nền tảng nào hết cả cho sự trông mong mặt trời lại mọc ngày mai, hay cho sự trông mong bánh mì chúng ta sẽ dùng ở bữa ăn tới không ngộ độc chúng ta, hay cho bất cứ những trông mong hiếm khi ý thức khác vốn chúng kiểm soát đời sống thường nhật chúng ta. Điều nhận xét được là tất cả những trông mong như thế đều chỉ là có lẽ sẽ xảy ra; thế nên chúng ta không phải tìm ra một chứng minh rằng chúng phải được thực hiện, nhưng chỉ cho một vài lý do thuận lợi nghiêng về quan điểm rằng chúng có thể sẽ được thực hiện.

Giờ đây, khi giải quyết câu hỏi này, chúng ta phải bắt đầu bằng làm một phân biệt quan trọng, nếu không có nó, chúng ta rồi sẽ nhanh chóng trở nên liên lụy vào những lẫn lộn tuyệt vọng. Kinh nghiệm đã cho chúng ta thấy rằng, từ trước đến nay, sự thường xuyên lập lại của một vài sự tiếp nối giống hệt nhau, hay sự hiện hữu đồng thời, đã là nguyên nhân cho sự trông mong của chúng ta về sự tiếp nối hay sự hiện hữu đồng thời cùng như thế trong cơ hội kế tiếp. Thức ăn chúng có một dạng vẻ ngoài nào đó thông thường được thấy, là có một vị nào đó, và là một sửng sốt mãnh liệt với những trông mong của chúng ta, một khi dạng ngoài quen thuộc lại tìm thấy được gắn với một vị bất thường. Những sự việc chúng ta xem thấy trở nên liên kết, do thói quen, với những cảm giác của xúc giác nào đó, mà chúng ta mong đợi nếu chúng ta sờ vào chúng; một trong những kinh hoàng của một con ma (trong nhiều chuyện ma) là nó không đem cho chúng ta bất kỳ một xúc giác nào. Những người không có học thức đi ra nước ngoài lần đầu tiên, thấy thật ngạc nhiên đến mức không tin được, khi họ tìm thấy ngôn ngữ mẹ đẻ của mình lại không được nghe hiểu.

Và thứ kết hợp này không chỉ giới hạn ở con người; trong các thú vật, nó cũng rất mạnh mẽ. Một con ngựa vốn thường được cho chạy dọc theo một con đường nào đó, cưỡng chống lại cố gắng lái nó theo một hướng khác biệt. Các gia súc trông mong thức ăn mỗi khi chúng thấy người thường cho chúng ăn. Chúng ta biết rằng tất cả những điều này - là những trông mong đúng hơn là thô thiển vào sự kiên định không đổi - chúng có khả năng xảy ra hiểu lầm. Cái người hắn đã mỗi ngày cho con gà ăn xuốt đời nó, lần cuối cùng thay vì lại cho ăn, là kẻ vặn cổ nó, cho thấy những quan điểm tinh tế hơn về phần kiên định không đổi của tự nhiên đã hẳn hữu ích hơn cho con gà!

Nhưng bất kể sự lừa lẫn trong những mong đợi như thế, chúng tuy vậy vẫn hiện hữu. Chỉ sự kiện đơn giản là một điều gì đó đã xảy ra trong một số những lần nào đó, là nguyên nhân cho vật lẫn người trông mong rồi nó sẽ lại xảy ra nữa. Thế nên, những bản năng của chúng ta chắc chắn là nguyên nhân khiến chúng ta tin tưởng rằng mặt trời sẽ mọc ngày mai, nhưng chúng ta có thể ở trong một vị thế không tốt gì hơn con gà có cổ đã bị vặn một cách bất ngờ. Thế nên chúng ta phải phân biệt sự kiện những đồng nhất trong quá khứ là nguyên nhân những mong đợi về phần tương lai, khác với câu hỏi không biết - có hay không một nền tảng hữu lý nào - đem sức nặng cho những mong đợi như thế, sau khi câu hỏi về sự hữu hiệu của chúng được nêu lên.

Vấn đề chúng ta phải bàn là không biết có không bất kỳ một lý do nào để tin tưởng vào điều gọi là sự “đồng nhất của tự nhiên”[1]. Tin tưởng vào sự đồng nhất của tự nhiên là tin tưởng rằng tất cả những gì đã xảy ra, hay sẽ xảy ra, là một cá biệt của một vài luật tổng quát với chúng không có những ngoại lệ. Những trông mong thô thiển chúng ta đã đang xem xét tất cả đều là đối tượng của những ngoại lệ, và như thế có cơ làm thất vọng những ai nuôi dưỡng chúng. Nhưng khoa học thường thường giả định, ít nhất như một giả thuyết có giá trị để làm việc, rằng những lệ thường tổng quát nếu có ngoại lệ có thể bị thay thế bằng những lệ thường tổng quát không có ngoại lệ. “Những vật thể không có gì chống đỡ rơi trong không khí” là một lệ thường tổng quát, với nó khinh khí cầu và máy bay là những ngoại lệ. Nhưng những luật cơ học về chuyển động và luật trọng lực hấp dẫn, vốn chúng là lý do của sự kiện hầu hết các vật thể rơi, cũng là lý do giải thích sự kiện khinh khí cầu và phi cơ có thể bay lên; thế nên những luật cơ học về chuyển động và luật trọng lực hấp dẫn không thành đối tượng của những ngoại lệ này.

Tin tưởng rằng mặt trời sẽ mọc ngày mai có thể thành sai lầm, nếu như quả đất đột nhiên trở thành tiếp xúc với một vật thể lớn lao phá vỡ chuyển động xoay vòng của nó; nhưng những luật cơ học về chuyển động và luật trọng lực hấp dẫn sẽ không bị vi phạm vì một biến cố như thế. Công việc của khoa học là tìm những đồng nhất như thế, giống như những luật cơ học về chuyển động và luật trọng lực hấp dẫn, với chúng, trong phạm vi kiến thức chúng ta kéo dài đến, đã không có những ngoại lệ. Trong sự tìm kiếm này, khoa học đặc biệt rất thành công, và nó có thể đã thừa nhận rằng những đồng nhất như thế đã từng đứng vững từ trước cho đến giờ. Điều này mang chúng ta trở lại câu hỏi: Chúng ta có bất kỳ một lý do nào không, khi giả sử rằng chúng đã luôn luôn giữ vững trong quá khứ, để giả định rằng chúng đã sẽ giữ vững trong tương lai?

Đã được biện luận rằng chúng ta có lý do để biết rằng tương lai sẽ tương tự như quá khứ, vì cái gì đã là tương lai liên tục đã trở thành quá khứ, và đã luôn luôn tìm thấy giống như với quá khứ, thế nên chúng ta thực sự có kinh nghiệm về tương lai, nói khác đi về những lần trước đây chúng vốn đã là tương lai, mà chúng ta có thể gọi là những tương lai đã qua. Nhưng một luận chứng như thế thực sự khẩn cầu chính một câu hỏi của vấn đề: Chúng ta có kinh nghiệm những tương lai đã qua, nhưng không những tương lai chưa đến, và câu hỏi là: Liệu những tương lai chưa đến có tương tự như những tương lai đã qua? Câu hỏi này sẽ không được trả lời bằng một luận chứng bắt đầu từ chỉ những tương lai đã qua mà thôi. Do thế, chúng ta sẽ vẫn còn phải tìm một vài nguyên lý nó sẽ giúp chúng ta có khả năng biết được rằng tương lai sẽ tuân theo cùng những luật như quá khứ.

Dẫn chứng về tương lai cho câu hỏi này thì không thiết yếu. Cùng một câu hỏi nêu lên, khi chúng ta áp dụng những luật chúng hoạt động trong kinh nghiệm chúng ta với những điều chúng ta không có kinh nghiệm với chúng trong quá khứ - như, lấy thí dụ, trong khoa địa chất, hay trong lý thuyết về nguồn gốc của hệ Thái dương. Câu hỏi chúng ta thực sự hỏi là: “Khi hai điều được tìm thấy thường luôn liên kết, và không có một trường hợp cá biệt nào được biết có cái này xảy ra mà không có cái kia, phải chăng sự xảy ra của một trong hai cái, trong một cá biệt còn mới tinh, cho được bất kỳ nền tảng tốt nào để trông chờ cái kia?” Phải tuỳ thuộc ở trên lời đáp của chúng ta về câu hỏi này, là tính chất hiệu lực của trọn bộ những trông đợi của chúng ta về phần tương lai, trọn bộ những kết quả đã thu được từ qui nạp, và tóm lại, một cách thực tế tất cả những tin tưởng đời sống thường nhật của chúng ta lấy làm cơ sở trên đó.

Để bắt đầu, phải nhân nhượng rằng sự kiện hai điều luôn luôn từng tìm thấy đồng thời và không tách biệt, tự điều này không đủ để chứng minh hiển nhiên rằng chúng sẽ được tìm thấy đồng thời trong trường hợp chúng ta xem xét tới đây. Nhiều nhất chúng ta có thể hy vọng là càng nhiều lần chúng thấy cùng xuất hiện, càng có khả năng trở nên chúng sẽ được thấy cùng xuất hiện trong lần khác, và như thế, nếu như chúng đã được thấy cùng xuất hiện luôn luôn đến đủ, xác suất sẽ cao gần như đến chắc chắn. Nó hoàn toàn không bao giờ có thể đạt đến chắc chắn, bởi vì chúng ta biết rằng bất kể những lập lại thường xuyên, ít nhất thỉnh thoảng vẫn có một thất bại, như trường hợp con gà bị vặn cổ. Thế nên, xác suất là tất cả điều chúng ta phải nên tìm.

Điều có thể bị thúc dục, như để chống lại quan điểm chúng ta đang đề nghị đây, rằng chúng ta biết tất cả những hiện tượng tự nhiên là đối tượng dưới sự ngự trị của luật lệ, và đôi khi, trên căn bản của quan sát, chúng ta có thể thấy chỉ có một luật có thể khả hữu vừa vặn với những sự kiện của trường hợp. Giờ đây với quan điểm này có hai trả lời. Trả lời thứ nhất là, cho dẫu nếu như một vài luật với chúng không xảy ra ngoại lệ khi áp dụng vào trường hợp của chúng ta, chúng ta có thể không bao giờ, trong thực hành, chắc chắn là chúng ta đã phát kiến ra luật ấy, và không là cái mà với cái ấy, có những ngoại lệ. Thứ nhì là sự ngự trị của luật sẽ xem ra tự nó chỉ là điều khả hữu, và rằng sự tin tưởng của chúng ta rằng nó sẽ duy trì như thế trong tương lai, hay trong những trường hợp không nghiên cứu ở quá khứ, thì tự nó lại dựa trên ngay chính nguyên lý mà chúng ta đang xem xét đây.

Nguyên lý mà chúng ta đang xem xét có thể được gọi là nguyên lý qui nạp, và hai phần của nó có thể được phát biểu như sau:

(a) Khi một điều gì thuộc một loại A nào đó được tìm thấy được kết hợp với một điều gì thuộc một loại B nào đó khác, và đã chưa từng bao giờ từng tìm thấy không kết hợp với một điều gì thuộc loại B, con số những trường hợp A và B kết hợp càng lớn bao nhiêu, càng cao xác suất rằng chúng sẽ được kết hợp ở một trường hợp mới trong đó một trong chúng được biết là có mặt.

(b) Dưới cùng những điều kiện, một số thích đáng những trường hợp về kết hợp sẽ làm cho sự xác suất của một kết hợp mới gần như là một chắc chắn, và sẽ khiến nó tiến gần đến sự chắc chắn không giới hạn.

Như vừa mới phát biểu, nguyên lý chỉ áp dụng cho sự kiểm chứng vào sự trông mong của chúng ta trong một cá biệt đơn lẻ và mới mẻ. Nhưng chúng ta cũng muốn biết rằng không biết có hay không một xác suất thuận lợi nghiêng về luật tổng quát rằng những gì thuộc loại A luôn luôn được kết hợp với những gì thuộc loại B, miễn là một số thích đáng những trường hợp của sự kết hợp được biết, và không có trường hợp nào thất bại về sự kết hợp được biết. Xác suất của luật tổng quát thì hiển nhiên là kém hơn, so với xác suất của trường hợp cá biệt, bởi vì nếu như luật tổng quát là đúng thực, trường hợp cá biệt cũng phải là đúng thực, trong khi đó, trường hợp cá biệt có thể là đúng thực mà không với luật tổng quát đã là đúng thực. Dù sao đi nữa, xác suất khả hữu của luật tổng quát thì tăng lên dần với những sự lập lại, cũng đúng như xác suất khả hữu của trường hợp cá biệt vậy. Vậy thì chúng ta có thể nhắc lại hai phần của nguyên lý của chúng ta về phần luật tổng quát, như thế:

(a) Càng lớn hơn - số lượng những trường hợp, trong đó một gì thuộc loại A đã từng thấy được kết hợp với một gì thuộc loại B – nó càng có nhiều khả năng hơn (nếu không có trường hợp thất bại nào của sự kết hợp được biết) rằng A thì luôn luôn đươc kết hợp với B;

(b) Dưới cùng những điều kiện, một số lượng đủ những trường hợp về kết hợp của A và B sẽ làm nó gần như chắc chắn rằng A thì luôn luôn được kết hợp với B, và sẽ làm luật tổng quát này tiến không giới hạn đến sự chắc chắn.

Điều nên ghi nhận là xác suất luôn luôn tương đối tùy dữ liệu nào đó. Trong trường hợp của chúng ta, dữ liệu chỉ đơn giản là những trường hợp được biết về sự cùng tồn tại [2] của A và B. Có thể có những dữ liệu khác, có thể đem chúng vào kết toán, rồi chúng có thể làm thay đổi nghiêm trọng sự xác suất. Lấy thí dụ, một người đã từng thấy nhiều thiên nga trắng có thể tranh cãi, theo nguyên lý của chúng ta, rằng cứ trên dữ liệu, có khả năng xảy ra là tất cả các thiên nga đều màu trắng, và điều này có thể là một luận chứng hoàn toàn vững chãi. Luận chứng này không coi là bị chứng minh sai bởi sự kiện là một vài thiên nga có màu đen, bởi vì một điều gì đó có thể rất có cơ xảy ra, bất chấp sự kiện rằng có vài dữ liệu nêu ra khiến nó khó mà xảy ra được. Trong trường hợp các con thiên nga, một người có thể biết màu sắc là một đặc tính có thể thay đổi trong nhiều giống vật, và như thế, cho nên, một qui nạp về phần màu sắc thì đặc biệt rất dễ rơi vào sai lầm. Nhưng kiến thức này sẽ là một dữ liệu mới có, và không có cách nào chứng minh rằng xác suất tương đối từ với những dữ liệu có trước đây của chúng ta đã bị ước tính sai lạc cả. Sự kiện, thế nên, rằng những sự vật thường thất bại, không làm đầy những mong đợi của chúng ta, thì không là chứng cớ rằng những mong đợi của chúng ta sẽ rồi không có cơ chắc chắn sẽ được trọn vẹn, trong một trường hợp qui định, hay một hạng những trường hợp qui định. Do thế, nguyên lý qui nạp của chúng ta, dẫu với tỉ lệ nào, thì không có khả năng để thành ra bị chứng minh sai qua một thỉnh cầu đến kinh nghiệm

Nguyên lý qui nạp, tuy nhiên, cũng tương đương không có khả năng có thể chứng minh được qua một thỉnh cầu đến kinh nghiệm. Kinh nghiệm có thể một cách hình dung chứng thực được nguyên lý qui nạp vể phương diện những trường hợp đã được xem xét rồi; nhưng đối với những trường hợp chưa được xem xét, chính là chỉ mình nguyên lý qui nạp mới có thể xác minh cho bất kỳ diễn dịch nào từ sự việc gì đã được xem xét đến sự việc gì đã chưa được xem xét. Tất cả những luận chứng, trên cơ bản kinh nghiệm, tranh cãi về phần tương lai hay những phần không kinh nghiệm của quá khứ hay hiện tại, thừa nhận nguyên lý qui nạp; do đó chúng ta có thể không bao giờ dùng kinh nghiệm để chứng minh nguyên lý qui nạp mà không mở ra câu hỏi. Thế nên chúng ta hoặc chấp nhận nguyên lý qui nạp trên nền tảng tính hiển nhiên nội tại của nó, hay từ bỏ tất cả những xác minh cho những trông mong của chúng ta ở tương lai. Nếu nguyên lý không vững vàng, chúng ta không có lý do trông đợi ngày mai mặt trời lại mọc, trông đợi bánh mì bổ dưỡng hơn một cục đá, hay trông đợi rằng nếu chúng ta ném chúng ta khỏi mái nhà, chúng ta sẽ rơi xuống. Khi chúng ta thấy ai đó giống như một người bạn thân nhất của chúng ta tiến đến gần, chúng ta sẽ không có lý do để giả định thân thể ông ta đã không cư ngụ bởi não thức của kẻ địch tệ hại nhất của chúng ta, hay của một vài kẻ hoàn toàn lạ mặt. Tất cả hành xử của chúng ta dựa trên những kết hợp vốn chúng đã chạy việc trong quá khứ, và như thế chúng ta xem chúng như chắc có cơ chạy việc trong tương lai; và sự chắc chắn có thể này có giá trị của nó tùy thuộc trên nguyên lý qui nạp.

Những nguyên lý tổng quát của khoa học, như tin tưởng vào sự ngự trị của luật lệ, và tin tưởng rằng tất cả mỗi biến cố phải có một nguyên nhân, chúng cũng hoàn toàn tùy thuộc trên nguyên lý qui nạp như những tin tưởng của đời sống thường nhật. Tất cả những nguyên lý tổng quát như thế được tin theo vì loài người đã tìm thấy vô số kể những cá biệt của chúng đúng, và không có những cá biệt của chúng sai. Nhưng điều này có khả năng không làm bằng chứng cho đúng thực của chúng trong tương lai, trừ khi nguyên lý qui nạp được thừa nhận.

Như thế, tất cả kiến thức, trên một cơ bản của kinh nghiệm, chúng bảo chúng ta về một sự việc gì đó không được kinh nghiệm, thì dựa trên một tin tưởng mà kinh nghiệm không thể xác nhận hay phủ nhận, tuy thế nhưng, ít nhất trong những ứng dụng cụ thể hơn của nó, xuất hiện như cũng đã bắt rễ chặt chẽ nơi chúng ta nhiều như những sự kiện của kinh nghiệm. Sự hiện hữu và xác minh của những tin tưởng như thế - vì nguyên lý qui nạp, như chúng ta rồi sẽ thấy, không là thí dụ duy nhất – nêu lên một vài những vấn đề khó khăn nhất và tranh cãi nhất của triết học. Trong chương tới, chúng ta sẽ vắn tắt xem xét những gì có thể nói để kết toán giá trị về kiến thức như thế, và đâu là phạm vi và mức độ chắc chắn của nó.




Chương VII. Về kiến thức của chúng ta về những nguyên lý tổng quát

Chúng ta đã thấy trong chương trước, nguyên lý Qui nạp, trong khi cần thiết cho tính chất hợp lệ của tất cả những luận chứng dựa trên kinh nghiệm, tự chính nó không có khả năng chứng minh được bằng kinh nghiệm, và đã thế nhưng nó được tất cả mỗi người tin tưởng không chút ngần ngừ, ít nhất là trong tất cả những ứng dụng cụ thể của nó. Về những đặc tính này, nguyên lý qui nạp không phải đứng có một mình. Có một số những nguyên lý khác chúng không thể chứng minh được, hay phản chứng minh được bằng vào kinh nghiệm, nhưng chúng được dùng trong các luận chứng, vốn bắt đầu từ những gì đã được kinh nghiệm.

Một vài trong những nguyên lý này có nhiều bằng chứng còn hơn là nguyên lý qui nạp, và kiến thức về chúng có cùng một mức độ chắc chắn như kiến thức về sự hiện hữu của dữ liệu-giác quan. Chúng tạo thành những phương tiện để rút ra những suy luận từ những gì được đem cho trong cảm giác; và nếu như những gì chúng ta suy luận ra là đúng, cũng cần thiết rằng những nguyên lý suy luận của chúng ta phải nên đúng - cũng như các dữ liệu của chúng ta đã nên đúng. Những nguyên lý của suy luận hay dễ bị bỏ qua không chú ý, bởi vì sự quá hiển nhiên của chúng - sự giả định bao hàm thì được chuẩn y mà không nhận thức rằng nó là một sự giả định. Nhưng là một điều rất quan trọng để nhận thức rằng sự xử dụng những nguyên lý suy luận, nếu như một tri thức luận đúng đắn có đạt được; vì kiến thức của chúng ta về chúng nêu lên những câu hỏi rất lý thú và rất khó khăn.

Trong tất cả kiến thức của chúng ta về những nguyên lý tổng quát, điều thực sự xảy ra là trước tất cả, đầu tiên chúng ta nhận biết một vài ứng dụng cá biệt của nguyên lý, và rồi chúng ta nhận thức rằng sự đặc thù thì không thành vấn đề, và rằng có một sự tổng quát vốn nó cũng có thể được xác định thực sự ngang như thế. Điều này dĩ nhiên là quen thuộc thấy trong những vấn đề như khi giảng dạy số học: “hai với hai là bốn” là điều được học đầu tiên trong trường hợp một vài đôi đặc thù của những cặp đôi, và rồi trong một vài những trường hợp đặc thù khác, và vân vân, cho đến cuối cùng nó trở nên có thể xem thấy được là nó đúng với bất kỳ đôi nào của những cặp đôi. Cùng một điều như thế xảy ra với những nguyên lý của lôgích. Giả thử có hai người đang bàn luận về hôm nay là ngày nào trong tháng. Một trong hai người nói, “Ít nhất bạn sẽ phải thú nhận rằng nếu hôm qua là ngày thứ 15, hôm nay phải là ngày thứ 16”. “Đúng thế” người kia nói, “Tôi chấp nhận điều đó”. “Và bạn biết”, người thứ nhất tiếp tục, “rằng ngày hôm qua là thứ 15, vì bạn ăn tối với Jones, và nhật ký của bạn sẽ bảo bạn đó là ngày thứ 15”. “Phải đấy”, người thứ hai nói, “thế nên hôm nay ngày thứ 16”.

Bây giờ, một luận chứng như thế không có gì khó khăn để theo dõi, và nếu như đã được cho rằng các tiền đề của nó thực sự là đúng, không ai sẽ chối rằng kết luận cũng phải là đúng. Nhưng cho chân lý của nó, nó tuỳ thuộc trên một cá biệt của một nguyên lý lôgích tổng quát. Nguyên lý lôgích như sau: “Giả thử được biết rằng nếu điều này là đúng, vậy thì điều kia là đúng. Giả thử cũng biết rằng điều này đúng, vậy nó dẫn theo rằng điều kia thì đúng”. Khi nó là trường hợp rằng – nếu điều này là đúng, điều kia là đúng, - chúng ta sẽ nói rằng điều này “bao hàm” [3] điều kia, và rằng điều kia “dẫn theo từ” [4] điều này. Do thế, nguyên lý của chúng ta phát biểu rằng – nếu cái này bao hàm cái kia – và cái này đúng, vậy nên cái kia đúng. Nói một các khác, “bất cứ gì bao hàm bới một mệnh đề đúng, thì đúng”, hay, “bất cứ gì dẫn theo từ một mệnh đề đúng, thì đúng”.

Nguyên lý này thực sự bao hàm – ít nhất, những cá biệt cụ thể của nó có bao hàm – trong tất cả mọi chứng minh. Mỗi một khi một điều mà chúng ta tin, được đem dùng để chứng minh một điều gì khác, mà như hậu quả chúng ta rồi tin vào, có liên quan với nguyên lý này. Nếu bất cứ ai hỏi: “Tại sao tôi nên chấp nhận những kết quả của những luận chứng chặt chẽ dựa trên những tiền đề đúng?” chúng ta chỉ có thể trả lời bằng cách kêu gọi đến nguyên lý của chúng ta. Thực tế, sự thực của nguyên lý thì không thể nào có thể nghi ngờ được, và sự hiển nhiên của nó thì quá lớn lao đến nỗi ngay lần nhìn đầu tiên đã xem ra hoàn toàn hiển nhiên chẳng đáng nói. Những nguyên lý như thế, dẫu sao, chúng không chẳng-đáng-nói với các nhà triết học, bởi vì chúng cho thấy rằng chúng ta có thể có kiến thức sờ sờ rõ ràng, không nghi ngờ, mà lại tuyệt không rút ra từ đối tượng của giác quan, dẫu bất cứ cách nào .

Nguyên lý kể trên chỉ đơn giản là một trong một số nào đó của những nguyên lý lôgích tự-hiển-nhiên. Ít nhất một vài trong số những nguyên lý này phải được giả dụ công nhận, trước khi bất kỳ luận chứng nào hay chứng minh nào trở thành khả hữu. Khi một vài trong số chúng được giả dụ công nhận, những cái khác có thể chứng minh được, mặc dù những cái khác này, với điều kiện là chúng thì đơn giản, chúng cũng hiển nhiên ngang như những nguyên lý đã được giả dụ công nhận. Chẳng phải vì lý do nào hay cả, ba trong những nguyên lý này đã được truyền thống chọn ra dưới tên gọi “Những luật của Tư tưởng”.

Chúng như sau:

(1) Luật đồng nhất: “Cái gì là, là”
(2) Luật không mẫu thuẫn: “Không-gì có thể vừa là, vừa không là”
(3) Luật trừ giữa[5]: “Mọi-gì phải hoặc là, hoặc không là”

Ba luật này là những thí dụ tiêu biểu của những nguyên lý lôgích tự hiển nhiên, nhưng chúng thực ra không nền tảng hơn, cũng không tự hiển nhiên hơn nhiều những nguyên lý tương tự khác: lấy một thí dụ, nguyên lý chúng ta vừa mới xem xét xong, nó phát biểu rằng – điều gì dẫn theo từ một tiền đề đúng thì nó đúng - Tên gọi “những luật của tư tường” cũng gây ngộ nhận, bởi vì điều quan trọng không phải là sự kiện chúng ta suy nghĩ trong thuận hợp với những luật này, nhưng sự kiện là những sự việc hành xử trong thuận hợp với chúng; nói khác đi, sự kiện là khi chúng ta suy nghĩ trong thuận hợp với chúng, chúng ta suy nghĩ đúng. Nhưng đây là một câu hỏi to lớn, chúng ta phải trở lại với nó ở phần sau nữa.
Cộng thêm vào những nguyên lý lôgích, chúng khiến chúng ta có khả năng chứng minh từ một tiền đề cho sẵn, rằng một điều gì thì chắc chắn đúng, có những nguyên lý lôgích khác, chúng khiến chúng ta có khả năng chứng minh từ một tiền đề cho sẵn, rằng có xác suất nhiều hơn hay ít hơn một điều gì đó thì đúng. Một thí dụ của những nguyên lý như thế - có lẽ thí dụ quan trọng nhất là nguyên lý qui nạp, mà chúng ta đã xem xét trong chương trước.

Một trong những tranh luận lớn trong lịch sử triết học là tranh luận giữa hai trường phái, gọi theo thứ tự là “duy nghiệm” và “duy lý”. Những người theo chủ nghĩa duy nghiệm – Locke, Berkeley, và Hume, những triết gia người Anh, là đại diện nhất cho những người theo chủ nghĩa này – đã chủ trì rằng tất cả những kiến thức của chúng ta được bắt nguồn từ kinh nghiệm; những người theo chủ nghĩa duy lý – họ được những triết gia lục địa[6] thế kỷ mười bảy đại diện, đặc biệt là Descartes và Leibniz – chủ trì rằng, thêm vào với những gì chúng ta biết qua kinh nghiệm, có những “khái niệm bẩm sinh” và những “nguyên lý bẩm sinh”, mà chúng ta biết một cách độc lập, ngoài kinh nghiệm. Đến đây, đã trở thành có thể được để quyết định với một vài tự tin về phần sự thật hay sai lầm của hai trường phái đối lập này. Chúng ta phải tự nhận, vì những lý do đã phát biểu, là những nguyên lý lôgích được chúng ta biết đến, và tự chúng không thể chứng minh được bằng kinh nghiệm, vì tất cả chứng minh đều đã nhận chúng làm tiền-giả-định Trong điều này, cho nên, nó là điểm quan trọng nhất của cuộc tranh luận, những người duy trí đã đứng về bên phải.

Về mặt kia, dẫu cho rằng có phần của kiến thức chúng ta vốn độc lập một cách lôgích với kinh nghiệm (theo ý hướng kinh nghiệm không thể chứng minh nó được) song được luận ra và có nguyên nhân từ kinh nghiệm. Chính là trong cơ hội của những kinh nghiệm đặc thù mà chúng ta trở nên nhận thức được những luật tổng quát, vốn cho thí dụ là những nối kết với chúng. Sẽ chắc chắn là điều phi lý để giả sử là những nguyên lý bẩm sinh này có nghĩa là các trẻ sơ sinh được ra đời với một kiến thức về tất cả mọi thứ mà người ta biết được, và chúng không thể suy diễn được từ những gì đã kinh nghiệm. Vì lý do này, từ “bẩm sinh” bây giờ đã không được dùng nữa để mô tả những kiến thức của chúng ta về những nguyên lý lôgích,. Từ “tiên nghiệm[7] ít bị phản đối hơn, và thông thường hơn với những tác giả hiện đại. Thế nên, trong khi tự nhận rằng tất cả kiến thức được luận ra và có nguyên nhân từ kinh nghiệm. Dù sao đi nữa, chúng ta sẽ hiểu rằng một vài kiến thức là tiên nghiệm, trong ý hướng kinh nghiệm chúng làm chúng ta suy nghĩ về nó nhưng không đủ để chứng minh nó, nhưng chỉ đơn giản hướng dẫn sự chú ý của chúng ta như thế, để chúng ta thấy sự đúng thật của nó mà không cần đến bất kỳ chứng minh nào từ kinh nghiệm.

Có một điểm nữa rất quan trọng, trong đó những người duy nghiệm đã đứng về bên phải, ngược với những người duy lý. Không gì có thể biết được là hiện hữu nếu không có sự trợ giúp của kinh nghiệm. Nói thế nghĩa là, nếu chúng ta muốn chứng minh điều gì mà với nó, chúng ta không có kinh nghiệm trực tiếp hiện hữu, chúng ta phải có trong những tiền đề của chúng ta, sự hiện hữu của một hay nhiều điều nữa mà chúng ta có kinh nghiệm trực tiếp với chúng. Tin tưởng của chúng ta là vị hoàng đế nước Tàu hiện hữu, lấy thí dụ, nằm dựa trên chứng nhận, và chứng nhận bao gồm, theo trong phân tích trước đây, những dữ liệu-giác quan được xem hay nghe thấy, qua đọc được, hay được nói với. Những người duy lý tin tưởng rằng, từ sự nghiên cứu tổng quát về phần những gì phải là, họ đã có thể suy diễn được sự hiện hữu của cái này, hay cái kia, trong thế giới thực tại. Trong sự tin tưởng này, họ xem ra đã bị lầm lạc. Tất cả những kiến thức mà chúng ta có thể thu tập tiên nghiệm liên quan đến hiện hữu, xem ra là có tính giả thuyết: nó bảo chúng ta rằng nếu như một điều hiện hữu, một điều khác phải hiện hữu, hoặc, một cách tổng quát hơn, rằng nếu như một mệnh đề là đúng, một mệnh đề khác phải là đúng. Điều này được minh hoạ bằng thí dụ bởi những nguyên lý, chúng ta đã giải quyết với chúng xong rồi, như là “nếu điều này đúng, và điều này bao hàm điều kia, vậy nên điều kia thì đúng”, hoặc, “nếu điều này và điều kia đã vẫn từng được liên tục tìm thấy nối kết với nhau, chúng sẽ hầu như có cơ nối kết với nhau ở lần xảy ra tới, trong đó một trong hai điều được thấy”. Như thế phạm vi và khả năng của những nguyên lý tiên nghiệm thì có giới hạn chặt chẽ. Tất cả các kiến thức rằng một sự-việc-cái gì nào đó hiện hữu phải là có phần phụ thuộc vào kinh nghiệm. Khi bất cứ cái gì được biết trực tiếp ngay lập tức, hiện hữu của nó được biết chỉ bởi kinh nghiệm mà thôi; khi bất cứ cái gì được chứng minh là hiện hữu, mà không là được biết trực tiếp ngay lập tức; phải đòi đến cả hai, vừa kinh nghiệm lẫn những nguyên lý tiên nghiệm trong chứng minh. Kiến thức được gọi là duy nghiệm khi nó dựa hoàn toàn, hay một phần trên kinh nghiệm. Thế nên tất cả kiến thức khẳng định hiện hữu là duy nghiệm, và cái kiến thức tiên nghiệm duy nhất về phần hiện hữu là giả thuyết, đem cho những nối kết giữa những sự việc vốn hiện hữu, hoặc có thể hiện hữu, nhưng không đem cho sự hiện hữu thật sự.

Kiến thức tiên nghiệm thì không tất cả là thứ lôgích chúng ta xem xét từ trước đến giờ. Có lẽ thí dụ quan trọng nhất về kiến thức tiên nghiệm phi-lôgích là kiến thức về phần giá trị đạo đức. Tôi đang nói đây không về những phán đoán về phần cái gì là hữu ích, hay về phần cái gì là đạo hạnh, vì với những phán đoán như thế đòi hỏi những tiền đề kinh nghiệm; Tôi đang nói về những phán đoán về phần tính nội tại có tính cách ước ao của những sự việc. Nếu một điều gì đó là hữu ích, nó phải là hữu ích bởi vì nó bảo đảm một vài cứu cánh; cứu cánh phải, nếu chúng ta đã tiến xa đến mức, là có giá trị trên đánh giá của riêng nó, và không đơn giản chỉ là vì nó hữu dụng về một vài cứu cánh nào xa vời hơn nữa. Như thế tất cả phán đoán về phần cái gì là hữu ích, tuỳ thuộc trên những phán đoán về phần cái gì có giá trị, trên chính đánh giá của riêng nó.

Chúng ta phán đoán, lấy thí dụ, rằng hanh phúc thì đáng ước ao hơn là khổ sở, kiến thức hơn là ngu dốt, thiện ý hơn là oán ghét, và vân vân. Những phán đoán như thế, ít nhất trong một phần, phải là trực tiếp và tiên nghiệm. Giống những phán đoán tiên nghiệm trước đây của chúng ta, chúng có thể được suy gợi ra từ kinh nghiệm, và quả thực chúng phải là vậy; bởi vì xem ra không có thể phán đoán - không biết bất kỳ điều gì là đáng giá hay không - đáng giá một cách nội tại, trừ khi chúng ta đã có kinh nghiệm về điều gì đó thuộc cùng một loại. Nhưng có điều hoàn toàn hiển nhiên là, chúng không thể được chứng minh bằng kinh nghiệm được; vì sự kiện là một sự việc gì hiện hữu, hay không hiện hữu; không thể chứng minh dù cách nào rằng - đó là điều tốt nó nên hiện hữu, hoặc đó là điều xấu. Theo đuổi chủ đề này thuộc về đạo đức học, trong đó sự bất khả, sự khó khăn cùng cực đến như không thể, của sự diễn dịch cái gì là nên, từ cái gì phải được thiết lập. Trong sự kết hợp hiện tại, điều quan trọng là nhận thức rõ rằng kiến thức về phần cái gì là thuộc giá trị một cách nội tại thì tiên nghiệm, theo cùng ý hướng trong đó lôgích thì tiên nghiệm, ấy là nói, trong ý hướng rằng sự đúng thực của kiến thức như thế có thể, vừa không thể chứng minh, vừa cũng không thể bác bỏ bằng kinh nghiệm.

Tất cả toán học thuần tuý là tiên nghiệm, cũng như lôgích học. Điều này được các triết gia duy nghiệm hết sức kiên quyết phủ nhận, họ đã duy trì rằng kinh nghiệm đã là nguồn của kiến thức toán học của chúng ta cũng nhiều như với kiến thức về địa lý của chúng ta. Họ đã duy trì rằng, bằng lập lại kinh nghiệm, khi xem thấy hai cái và hai cái khác, và khi tìm ra tất cả chúng làm thành bốn cái cả thảy, qui nạp đã dẫn chúng ta đi đến cái kết luận là, hai cái và hai cái khác, sẽ luôn luôn thành ra bốn cái cả thảy. Tuy nhiên nếu như đây đã là nguồn gốc kiến thức của chúng ta, về hai cộng hai là bốn, chúng ta đã nên tiến hành một cách khác đi, trong sự theo đuổi của chúng ta về chân lý của nó, khác với lối trong đó chúng ta thật thực sự. tiến hành Trong thực tế, một số nào đó những trường hợp cá biệt đã cần thiết, để làm chúng ta nghĩ đến – hai - một cách trừu tượng, phần nào hơn là hai đồng tiền, hay hai quyển sách, hay hai người, hay hai của bất kỳ thứ loại đặc biệt nào khác. Nhưng ngay liền khi chúng ta có khả năng gạt bỏ khỏi suy tưởng chúng ta những đặc thù không thích đáng, chúng ta trở nên có khả năng xem thấy cái nguyên lý tổng quát, rằng hai với hai là bốn; bất kỳ một cá biệt nào đều được xem là điển hình, và sự nghiên cứu những cá biệt khác trở nên không cần thiết [8]

Cùng là điều như thế được thí dụ minh hoạ trong hình học. Nếu chúng ta muốn chứng minh một vài thuộc tính của tất cả những hình tam giác, chúng ta vẽ một vài hình của một tam giác và lý luận về nó; nhưng chúng ta có thể tránh không xử dụng bất kỳ thuộc tính nào không chia chung với tất cả những tam giác khác, và như thế, từ trường hợp cá biệt của chúng ta, chúng ta thu nhận được một kết quả tổng quát. Trong thực tế, chúng ta không cảm thấy sự chắc chắn của chúng ta, vể hai với hai là bốn, được tăng thêm bởi những cá biệt mới tinh, bởi vì, ngay khi chúng ta đã thấy sự đúng thực của mệnh đề này rồi, sự chắc chắn của chúng ta trở nên quá lớn lao, đến nỗi nó không có thể nào trở nên lớn thêm hơn được nữa. Hơn nữa, chúng ta cảm thấy có một vài phẩm tính tất yếu về mệnh đề “hai với hai là bốn”, mà nó thiếu vắng ngay trong cả những tổng quát hoá duy nghiệm được chứng thực nhất. Những tổng quát hoá như thế mãi mãi vẫn còn chỉ là không khác hơn những sự kiện: mặc dù trong thế giới thực tại, chúng xảy ra như là đúng thực. Trong bất kỳ thế giới có-thế-có nào, về mặt ngược lại, chúng ta cảm thấy rằng hai với hai rồi là bốn: đây không phải chỉ đơn giản là một sự kiện, nhưng là một tất yếu, tất cả mọi thứ thực tại và khả hữu phải ứng thuận với nó.

Trường hợp có thể làm cho rõ ràng hơn bằng cách xem xét một tổng quát hoá duy nghiệm đích thực, như là “Tất cả mọi người đều chết”. Là điều đơn giản rằng chúng ta tin vào mệnh đề này, điều đầu tiên, bởi vì không có trường hợp cá biệt nào được biết là người ta đã sống quá một mức tuổi nào đó, và điều thứ hai, vì xem ra có những nền tảng sinh lý học để suy nghĩ rằng một cơ thể như thân thể con người phải sớm hay muộn suy nhược mòn đần đi. Bỏ qua cái nền thứ hai, và chỉ đơn giản xem xét kinh nghiệm của chúng ta về sự tử vong con người, là điều đơn giản rằng chúng ta không nên hài lòng với một trường hợp cá biệt được biết hoàn toàn rõ ràng về cái chết của một người, trong khi đó, trong trường hợp “hai với hai là bốn”, một trường hợp cá biệt là thực trọn đủ, khi suy nghiệm kỹ càng, để thuyết phục chúng ta rằng cùng điều như thế phải xảy ra trong bất kỳ cá biệt nào khác. Cũng nữa, chúng ta có thể bị thúc đẩy phải tự thú nhận, khi hồi tưởng, rằng có thể có một vài ngờ vực, dẫu mỏng manh đến đâu, về phần không biết tất cả mọi người có chết hay không. Điều này có thể làm đơn giản bằng cố gắng thử tưởng tượng có hai thế giới, ở một trong hai thế giới có những người không chết, trong khi, ở thế giới kia, hai với hai là năm. Khi Swift mời chúng ta cân nhắc giống người Struldbugs [9] họ không bao giờ chết, chúng ta có thể có khả năng tiếp nhận trong tưởng tượng. Nhưng một thế giới trong đó hai với hai là năm, hoàn toàn ở trên một mức độ khác hẳn. Chúng ta cảm thấy một thế giới như thế, nếu như đã có được một, sẽ làm rối tung toàn thể kết cấu của kiến thức chúng ta, và giảm thiểu chúng ta về một nghi ngờ hoàn toàn.

Thực tế là, trong những phán đoán toán học đơn giản, loại như “hai với hai là bốn”, và cũng thế trong nhiều phán đoán của lôgích, chúng ta có thể biết mệnh đề tổng quát, không suy diễn nó từ những trường hợp cá biệt, mặc dù một vài cá biệt thường thường là cần thiết để làm rõ rệt mệnh đề tổng quát có nghĩa gì cho chúng ta. Đây là điều tại sao có sự hữu dụng thực sự trong tiến trình của diễn dịch, nó đi từ tổng quát đến tổng quát, hoặc từ tổng quát đến cá biệt, cũng như trong tiến trình của qui nạp, đi từ cá biệt đến cá biệt, hoặc từ cá biệt đến tổng quát. Là một tranh luận xưa cũ giữa những triết gia – không biết diễn dịch có từng cho kiến thức mới nào không. Chúng ta giờ đây có thể xem thấy trong những trường hợp nào đó, ít nhất, nó thực có làm vậy. Nếu chúng ta đã biết hai với hai là bốn rồi, và chúng ta biết Brown và Jones là hai, và cũng như thế là Robinson và Smith, chúng ta có thể diễn dịch - Brown và Jones, và - Robinson và Smith - là bốn. Đây là kiến thức mới, đã không chứa đựng trong các tiền đề của chúng ta, bởi vì mệnh đề tổng quát “hai với hai là bốn”, không bao giờ đã bảo chúng ta về những người như Brown và Jones, và Robinson và Smith, và những tiền đề cá biệt không bảo chúng ta rằng - có bốn trong bọn họ, trong khi ấy mệnh đề cá biệt được diễn dịch thực có bảo chúng ta về cả hai điều này.

Nhưng cái-mới của kiến thức thì kém chắc chắn hơn nhiều, nếu chúng ta lấy trong kho chứa cá biệt của phép diễn dịch mà nó luôn luôn đem cho ra trong các sách về lôgích, ấy là “tất cả người ta ai cũng chết, Socrates là người, vậy Socrates cũng chết”. Trong trường hợp này, điều chúng ta thực sự biết vượt quá mức nghi ngờ hữu lý, là có những người nào đó, A, B, C, đã chết, bởi vì, thực sự, họ đã chết rồi. Nếu Socrates là một trong những người này, là điều điên rồ để quanh co lòng vòng qua - “tất cả người ta ai cũng chết” - để đi đến cái kết luận hầu như chắc chắn là - Socrates cũng chết. Nếu Socrates không phải là một trong những người mà phép diễn dịch của chúng ta đã dựa trên, chúng ta vẫn sẽ khá hơn khi biện luận thẳng tuột từ những A, B, C của chúng ta đến Socrates, hơn là đi quanh qua lối của mệnh đề tổng quát, “tất cả người ta ai cũng chết”. Vì xác suất rằng Socrates cũng chết, thì lớn hơn theo dữ liệu của chúng ta, hơn là xác suất rằng tất cả người ta ai cũng chết. (Điều này hiển nhiên, bởi vì nếu tất cả người ta ai cũng chết, Socrates cũng thế; nhưng nếu Socrates cũng chết, nó không dẫn theo rằng tất cả người ta ai cũng chết). Từ chỗ này, chúng ta sẽ đạt đến kết luận rằng Socrates cũng chết với một cách thức đến gần sự chắc chắn nhiều hơn, nếu như chúng ta thiết lập biện luận của chúng ta hoàn toàn qui nạp thuần tuý, hơn là nếu như chúng ta đi bằng lối “tất cả người ta ai cũng chết” và rồi tiếp sau dùng diễn dịch..

Điều này minh hoạ sự khác biệt giữa những mệnh đề tổng quát được bíết tiên nghiệm, như thể “hai với hai là bốn”, và những tổng quát hoá duy nghiệm như thể “tất cả mọi người đều chết”. Về cái trước, qui nạp là cách đúng để lý luận, trong khi về cái sau, trên lý thuyết diễn dịch luôn luôn đáng chọn hơn, và bảo đảm một tự tin lớn lao hơn về sự đúng thật trong kết luận của chúng ta, bởi vì tất cả những tổng quát hoá không chắc chắn hơn so với những cá biệt của chúng.

Chúng ta giờ đây xem thấy có những mệnh đề được biết là tiên nghiệm, và trong đám chúng có những mệnh đề của lôgích, và của toán học thuần tuý, cộng thêm với những mệnh đề nền tảng của đạo đức học. Câu hỏi phải làm chúng ta bân rộn kế tiếp là: Làm thế nào - kiến thức rồi nên có được như thế - lại là khả hữu? Và một cách đặc biệt hơn - là làm thế nào lại có kiến thức về những mệnh đề tổng quát ở những trường hợp, trong đó chúng ta chưa xem xét hết tất cả những cá biệt; và thực sự không bao giờ có thể xem xét tất cả chúng được, bởi vì số lượng chúng là vô tận? Những câu hỏi này được triết gia nước Đức là Kant (1724-1804), sớm đưa ra trước tiên một cách lỗi lạc, rất khó khăn, và rất quan trọng về lịch sử.




Lê Dọn Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất
(Mar/2010)




[1] “The principle of the uniformity of nature” – là nền tảng của qui nạp (và khoa học)
[2] “coexistence” – sự cộng sinh, sự có mặt đồng thời,
[3] “imply” - bao hàm, tiềm ẩn
[4] “follows from” –“dẫn theo từ” – hay: nối sau, sinh ra từ.
[5] Thường dịch theo Tàu là - nguyên tắc triệt tam , hay nguyên tắc bài trung.
[6] “Continental philosophers” – chỉ các triết gia châu Âu, ngoài Anh, - nghĩa là Pháp, Đức.
[7] “a priori” - “tiên nghiệm” (先驗), thường dùng lẫn lộn là “tiền nghiệm” - a priori (“prior to”) = có trước (hiểu là trước kinh nghiệm). Và ngược lại là: “a posterior” (“subsequent to”) - “hậu nghiệm” = có tiếp sau (hiểu là tiếp sau khi có kinh nghiệm).
[8] Cf. A. N. Whitehead, Introduction to Mathematics (Home University Library) - Chú thích tử nguyên văn .
[9] Chi tiết trong Gulliver's Travels của Jonathan Swift – Struldbrugs là một giống người bất tử.