Friday, December 25, 2009

Phản-kitô - The Antichrist



Phản-kitô
Lời nguyền rủa đạo Kitô

Friedrich Nietzsche (1844 – 1900)
Der Antichrist (1895)
Fluch auf das Christenthum.




Lời người dịch bản tiếng Việt

Có thể nói gì thêm về con người tên tuổi đã gắn liền với lời cáo tri chấn động thế kỷ qua – “Gót đã chết” – “Gott ist todt”?

Với những dụ ngôn và ảo ngữ, Nietzsche viết những luận văn triết học đọc như thơ xuôi, như sấm dụ. Lên án đạo Kitô đại diện cho “tất cả những hèn yếu, thấp kém và vụng hỏng”, và toàn thể truyền thống Kitô-Dothái què quặt tác hại, Nietzsche muốn phá hết tật nguyền, để dựng lại toàn bộ văn minh phương Tây từ những giá trị đạo đức cơ bản.

Phản-kitô [1]  là tác phẩm đem tranh luận không ngừng đến những tiếp nối thế hệ người viết và đọc triết học.

Dịch từ những bản tiếng Anh, tham khảo thêm bản tiếng Pháp, vì bản thân người dịch, hắn không biết tiếng Đức.
Thử thôi, dẫu chút sai cũng chỉ như muối bỏ biển, không đổi được vị đã mặn đắng những lời sâu thẳm.

Và, không sao đi chệch được những dòng thác cuộn tràn bờ dũng mãnh của vị thiên tài phá hủy thánh tượng; của Nietzsche, đắm say cuồng nộ rồi lặng im loạn trí giữa nhân gian.

Người dịch
Lê Dọn Bàn
(Noel – 2009)

Monday, December 14, 2009

Sam Harris – Thư gửi dân chúng một nước Kitô

Thư gửi dân chúng một nước Kitô


Letter to a Christian Nation
Sam Harris









Ghi chú gửi độc giả

Kể từ khi quyển sách đầu tiên của tôi – The End of Faith(Đường cùng của Đức tin Tôn giáo) – xuất bản, hàng nghìn người đã viết để bảo tôi rằng tôi không tin vào Gót là sai. Trao đổi thù nghịch nhất trong những thư tín này đến từ những người Kitô. Đây là điều mỉa mai, trái khoéo, vì những người Kitô nói chung hay tưởng tượng rằng không tín ngưỡng nào ban phát những đức hạnh yêu thương và tha thứ hiệu quả hơn là tín ngưỡng của riêng họ. Sự thật là nhiều người tuyên bố mình đã được tình yêu của Christ chuyển hóa, là người đã sâu hận, đến ngay cả mức dọa giết, không kham chịu nổi sự phê bình. Trong khi chúng ta có thể gán điều này vào bản tính con người, có một điều rõ ràng là ghét hận đến mức như thế, rút ra được ủng hộ đáng kể từ kinh Thánh. Làm sao tôi biết điều này? Những thư từ trao đổi với tôi khuấy động dữ dằn nhất, luôn luôn viện dẫn chương này, câu nọ của kinh Thánh.

Trong khi quyển sách này [1] nhằm tới mọi người thuộc mọi tín ngưỡng, nó được viết trong hình thức một lá thư gửi một người Kitô. Trong đó, tôi trả lời rất nhiều những biện luận mà những người Kitô đã đưa ra khi chống trả cho những tin tưởng tôn giáo của họ. Mục đính chính của quyển sách là để vũ trang cho những người không tôn giáo trong xã hội chúng ta, những người tin rằng tôn giáo phải nên giữ ở ngoài hoạch định chính trị công quyền, chống lại những địch thủ của họ ở phe Quyền người Kitô [2]. Do đó hệ quả là, “Kitô” tôi nói với, trước sau, là một Kitô trong một nghĩa hẹp của từ này. Một người như thế tin, ở mức ít nhất, rằng kinh Thánh là những lời Gót ứng truyền và chỉ những ai chấp nhận Jesus Christ là thần linh, mới sẽ thực được cứu rỗi sau khi chết. Hàng tá những thăm dò khoa học gợi ý hơn quá nửa dân chúng nước Mỹ chấp nhận những tin tưởng này. Dĩ nhiên, những cam kết siêu hình như thế không liên hệ chỉ riêng với bất kỳ một nhóm Kitô nào. Trong khắp những giáo phái Thủ cựu – Catô, Tin lành Chủ lưu, Tin lành Phúc âm [3], Baptists, Pentecostals[4], Jehovah's Witnesses [5], và vân vân – đều tất cả bao hàm ngang nhau trong những lập luận của tôi. Như chúng ta đã biết rất rõ, những tin tưởng của Kitô thủ cựu hiện nay tác hành một ảnh hưởng khác thường trong bàn luận công việc quốc gia của chúng ta – trong tòa án của chúng ta, trong trường học của chúng ta và trong mọi ngành của chính phủ.

Thursday, December 3, 2009

Sam Harris – Sự Hy sinh Lý trí


Sự Hy sinh Lý trí

The Sacrifice of Reason
Sam Harris









Lời Người dịch


Trong bài viết Có phải đạo Kitô phi lý không? – M. Martin chỉ ra sự phi lý trong lý thuyết về Sự Chuộc tội của đạo Ki tô – câu hỏi tại sao – giả định –Jesus lại hiện thân xuống trần, hy sinh trên thập giá để rồi phục sinh.

Một trong các câu trả lời có thể tìm được trong lịch sử về tục lệ giết vật tế thần – của nhân loại ở cổ thời. Bài viết này của Harris khai triển nội dung đó.

Ông cũng đưa ra nhận xét về trường hợp bà nữ tu Catô nổi tiếng Teresa, theo ông, nhật ký của bà thực sự cho thấy một con bệnh của khủng hoảng tâm thần, bệnh thông thường nên bà đã có thể giãi bày với chính mình và các đồng nghiệp – cho biết đã mất lòng tin từ lâu, không còn tìm được tin tưởng nào vào Gót, vào tình yêu của Gót, vào Thiên đường. Bà thú nhận, tìm chúng nhưng chỉ thấy hư không, tối đen và giá lạnh.

Những giòng nhật ký tâm linh đầy xúc động, những thống khổ, đau đớn tín ngưỡng chân thực đáng kính trọng, nhưng người ta vẫn tìm cách giải thích khác đi – nên Harris phải kết luận thật mỉa mai: “hoài nghi của kẻ chuyên nghiệp, vẫn đã được nghĩ là xác định cho một chủ thuyết, vậy cái gì nữa mà lại có thể phủ định được nó đây?”

Kết luận này gợi lại một câu hỏi Antony Flew, từ 1950, đã đặt ra với các nhà thần học Kitô “Cái gì phải nên xảy ra, hoặc phải xảy ra đề tạo thành cho quí vị một phản chứng về tình yêu của, hoặc sự hiện hữu của God?” – trong một luận văn nổi tiếng Thần học và Phản chứng.

Christ trên thập giá – chính là sự lập lại cho đến nay – một tục lệ dã man cổ thời – giết vật hy sinh – và ăn thịt đồng loại. Những ai bào chữa đây chỉ có ý nghĩa tượng trưng, hãy đọc định tín của hội đồng Trent – khi một tín đồ nhận bánh và rượu thánh trong lễ bí tích thánh thể (Eucharist) – họ thực sự ăn thịt và uống máu – chiên con của Ðức chúa Trời – là chính vị giáo chủ của họ.

Họ lấy chính lý trí của mình, giết đi và dâng làm hiến vật.

Theo tôi, đó là nội dung tác giả muốn cảnh cáo những ai còn mê muội, hàng năm vẫn tưng bừng kỷ niệm một vụ tự sát nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại.

Người dịch
Lê Dọn Bàn
(Mùa Noel – Dec/2009)

Tuesday, December 1, 2009

Michael Martin – Có phải đạo Kitô phi lý không?

Có phải đạo Kitô phi lý không?

Is Christianity Absurd?
Michael Martin









Lời người dịch

Michael Martin là một trong những khuôn mặt tiêu biểu[1] cho giới triết gia học giả vô thần hiện nay đang giảng dạy trong các trường đại học nước Mỹ. Ngoài những luận văn chuyên khoa triết lý, các sách giáo khoa, hay tham khảo cho môn Triết, Triết lý tôn giáo và Tôn giáo đối chiếu, ông cũng viết những luận văn tuy ngắn, nhưng rất giá trị, những văn bản triết lý hướng đến độc giả phổ thông – mà tôi tạm gọi là “triết học cho những người không học triết“.

Những ai muốn đào sâu các nội dung này – xin mời đọc hai tác phẩm cơ bản của ông do nhà xuất bản trường đại học Temple, Philadelphia xuất bản: Atheism: A Philosophical Justification (1990), The Case Against Christianity (1991). Đặc biệt về chủ đề đạo đức của những người vô thần đối mặt với truyền thống và huyền thoại Judaeo-Christian, ông có tác phẩm Atheism, Morality and Meaning. Tác phẩm của ông, chẳng những chỉ uyên bác thuyết phục, nhưng bảo vệ và xây dựng một triết lý và cơ sở đạo đức vô thần, đem lại phần thưởng hứng khởi thú vị cho người đọc.