Friday, December 1, 2023

Hume – Về tiêu chuẩn của thẩm vị

Về tiêu chuẩn của thẩm vị

Of the Standard of Taste

David Hume

 

 

 

 

 

 

Of the Standard of Taste (1757) của David Hume (1711-1776) đóng vai trò như một thămkhơi động suy nghĩ vào trong những chiều chủ quan của những phán đoán thẩm mỹ. Bài tiểu luận của Hume đi sâu vào lĩnh vực tinh tế phức tạp của việc xác định những gì được coi là Đẹp hay có tính thẩm mỹ trong những lĩnh vực nghệ thuật và văn học. Nhận thức được sự đa dạng vốn có trong thị hiếu cá nhân và văn hóa, Hume đặt ra câu hỏi quan trọng là liệu có tồn tại một tiêu chuẩn phổ quát để thẩm định giá trị của những sáng tạo nghệ thuật hay không.

Tuesday, November 7, 2023

Russell – Thông điệp chính trị cuối cùng

Thông điệp chính trị cuối cùng của Bertrand Russell

về Palestine (1970)

Bertrand Russell

 

 

 




1.

Bertrand Russell mất ngày 2 tháng 2 năm 1970, thọ 98 tuổi. Hai ngày trước đó, ông đã soạn một thông điệp gửi tới Hội Nghị Quốc Tế Những Dân Biểu Quốc Hội, sắp họp ở Cairo, đương khi những không kích của Israel đang tiến sâu vào lãnh thổ Egypt. (Chiến tranh Tiêu hao giữa Israel-Egypt, 1967-1970, sau Chiến tranh Sáu ngày,1967). Thông điệp này của Russell đã được đọc trong hội nghị, sau khi ông đã mất một ngày trước đó (ở Wales, U.K). Trong thông điệp chính trị này, ông đã nhận xét rằng:

 

Bi kịch của người dân Palestine là đất nước của họ đã bị một thế lực ngoại bang “trao” cho một dân tộc khác để thành lập một nhà nước mới. Kết quả là hàng trăm ngàn người dân vô tội bị biến thành vô gia cư vĩnh viễn. Với mỗi xung đột mới, số lượng của họ lại tăng lên”.

Friday, August 25, 2023

Noam Chomsky – Ngôn ngữ và Tự do

Ngôn ngữ và Tự do
(Language and Freedom)

Noam Chomsky

 

 




Giới thiệu


Noam Chomsky, nay đã hơn 90 tuổi, vốn là Giáo sư Phân khoa Ngôn ngữ và Triết học, Học Viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT), U.S. [1] Ông là nhà trí thức nhiều uy tín và có ảnh hưởng rất lớn, vào bâc nhất thế giới. Ông nổi tiếng như một trí thức lỗi lạc vào nửa sau thế kỷ 20 và có thể tiếp tục giữ vị trí này trong nhiều thế kỷ tới. Tên tuổi của ông nổi bật ở U.S. vào cuối những năm 60, khi ông trở thành nhà bất đồng chính kiến ​​hàng đầu trong học giới chống lại Chiến tranh Việt Nam. Danh tiếng của ông đến từ những bài viết, cả sách lẫn báo, về những vấn đề chính trị xã hội ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, gần đây nhất là ở đảo Đông Timor [2]. Chomsky được biết nhiều qua phong cách trình bày đặc biệt của ông: không khô cứng hàn lâm, nhưng thân mật giản dị, trực tiếp thông tin đối thoại với rất giàu tài liệu khách quan, cùng sự mổ xẻ tinh tế sắc bén và phân tích uyên bác, đôi khi mạnh tay không khoan nhượng. Tất cả dẫn người đọc đến những kết luận không thể tránh, hay làm ngơ được. Nằm chìm dưới tất cả những bài viết của ông là ý niệm của ông về bản chất nền tảng của một con người – sáng tạo và tự do – với sự hiện hữu của một não thức con người như được giả định trước. Những quan điểm của ông, lần lượt bắt nguồn từ tư tưởng của ông về bản chất của ngôn ngữ vốn đã chiếm lĩnh suy nghĩ của ông từ cuối những năm 1940.

Thursday, August 24, 2023

Noam Chomsky – Kiến Trúc Của Ngôn Ngữ

 

KIẾN TRÚC CỦA NGÔN NGỮ

(The Architecture Of Language)

 

The Delhi Lecture January 1996

Noam Chomsky

 

 

 

Lời nói đầu của ban biên tập

 

Noam Chomsky là một trong những tác giả sáng tạo và được xuất bản rộng rãi nhất trong lĩnh vực ngôn ngữ và não thức. Ngoài viết nhiều sách báo chuyên môn và khảo cứu, ông còn thu hút nhiều người nghe khác nhau trên toàn thế giới, và liên tục tham gia thảo luận về những đề tài này. Một số bài nói chuyện đã được biên soạn và xuất bản dưới dạng sách.[1] Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ xuất bản thêm bài nói này, vào danh mục phong phú và đang phát triển thì cần thiết và phù hợp.

 

Sunday, September 25, 2022

Chomsky – Chúng Ta Là Loài Sinh Vật Nào? (06)

Chúng Ta Là Loài Sinh Vật Nào?

(What Kind Of Creatures Are We?)

Noam Chomsky

(← ...  tiếp theo)





4 | NHỮNG BÍ ẨN CỦA THIÊN NHIÊN: ĐƯỢC GIẤU KÍN SÂU XA NHƯ THẾ NÀO?

 

Chúng ta có thể nghĩ về khoa học tự nhiên như một loại của sự hội tụ ngẫu nhiên giữa những khả năng nhận thức của chúng ta và những gì đúng thực ít nhiều của thế giới tự nhiên. Không có lý do để tin rằng con người có thể giải quyết mọi vấn đề vốn họ đặt ra, hay ngay cả rằng họ có thể thành hình những câu hỏi đúng; họ có thể giản dị là thiếu những dụng cụ khái niệm, giống như loài chuột không thể đối ứng được với một mê cung dùng những số nguyên tố để ấn định những ngã rẽ .